Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 số 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.68 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm)
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Tế Hanh – Quê hương)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: (2.5 điểm)
ViÕt ®o¹n v¨n nªu nhËn xÐt cña em vÒ nhân vật ông giáo trong truyện ngắn
“Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Câu 3: (5.0 điểm)
“Trong thơ Bác, trăng luôn là hình ảnh thiên nhiên gần gũi, tươi đẹp.”
Em hãy viết một bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm để làm sáng
tỏ ý kiến trên.
HẾT
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu Đáp án
Câu 1:
(2.5đ)
*Yêu cầu:
HS cảm nhận được đây là bốn câu thơ đặc sắc miêu tả hình ảnh


người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi trên bến sau chuyến ra
khơi qua các ý sau:
Người lao động làng chài với nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân
hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm”của biển khơi.
Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở
nên có tầm vóc phi thường. (0.75đ)
- Con thuyền được nhân hóa như con người nằm im trên bến cát, thấm mệt
sau những ngày vật lộn với sóng gió, như đang lắng nghe chất muối thấm
dần trong thứ vỏ của nó. (075đ)
Đoạn thơ thể hiện tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống
lao động làng chài quê hương của nhà thơ Tế Hanh. (1đ)
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành
một hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch
lạc, chặt chẽ: không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào
mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25điểm
Câu 2:
(2.5đ)
Đây là dạng đề mở nhằm kích thích năng lực nhận xét , đánh giá của HS về
một nhân vật văn học. HS có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác
nhau cùng với những kiểu bài khác nhau và trình bày bài làm bằng một đoạn
văn hoặc một bài văn hoàn chỉnh nhưng cũng phải đảm bảo được tính cân
đối, rõ ràng, viết câu, diễn đạt tốt; không sai về lỗi chính tả.
Dù trình bày kiểu bài nào, đoạn văn hay bài văn hoàn chinh thì HS
cũng phải đảm bảo được các ý chính sau đây: Ông giáo không phải là nhân
vật trung tâm của tác phẩm nhưng sự hiện diện của ông đã làm cho “
Bức tranh quê” càng thêm đầy đủ.
- Là người trí thức được mọi người quý trọng nhưng cuộc sống gia đình
cũng cùng quẫn phải bán cả những cuốn sách quý nhất của mình để nuôi
sống gia đình.

- Là người giàu lòng cảm thông, nhân hậu với những người nông dân nghèo
+ Thương yêu lão Hạc: chuyện trò tâm tình, gần gũi, động viên để lão Hạc
khuây khỏa bớt nỗi nhớ con, âm thầm giúp đỡ,: thương lão Hạc như thương
thân…
+ Không nỡ giận vợ vì ông hiểu con người ta khi quá khổ thì cái bản tính tốt
đẹp bị những cái lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
Ngoài những ý có tính định hướng trên, GK cần trân trọng những cách đánh
giá khác mà thấy hợp lí thì cho điểm phù hợp.
* Biểu điểm:
Điểm:2.5đ : Bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên; bố cục hợp lí; văn viết
mạch lạc; trình bày sạch, đẹp; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Các mức điểm còn lại thì GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà
cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 3:
(5.0đ)
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm
sáng tỏ một nhận định.; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích,
chứng minh.
- Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục,
lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
- HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm một cách hợp lí để tăng
tính thuyết phục cho bài văn.
*Yêu cầu về kiến thức:
- HS phải hiểu được: Thơ của Bác có rất nhiều bài viết về trăng. Dù ở hoàn
cảnh nào, trăng vẫn luôn là người bạn thân thiết, là hình ảnh thiên nhiên tươi
đẹp. Từ đó HS làm bài phải đảm bảo được các ý sau:
- Dẫn dắt vấn đề và nêu được vấn đề cần làm sáng tỏ một cách mạch lạc.
- Khi Bác ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì trăng là người bạn tri

âm, tri kỉ gần gũi, động viên, sẻ chia: Ngắm trăng, Đêm thu, Trăng thu, Giải
đi sớm
- Khi Bác ở chiến khu Việt Bắc thì trăng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát,
thanh bình, là người bạn luôn có mặt trong lúc bàn việc quân, chia vui cùng
tin thắng lợi: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đi thuyền trên
sông Đáy.
HS cần phải phân tích được vẻ đẹp của trăng trong từng bài thơ.và liên hệ
với trăng trong thơ Nguyễn Trãi, Lí Bạch…để làm cho bài văn thêm sinh
động, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác.
* Lưu ý: HS có thể triển khai luận điểm không theo trình tự như trên. GK
đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung của toàn bài.
- Khẳng định vị trí của thơ Bác nói chung và nói riêng thơ viết về trăng trong
nền văn học dân tộc.
- Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.
* Biểu điểm
- Điểm 5: Bài làm đạt được những yêu cầu trên, văn viết mạch lạc,
cảm xúc, trong sáng, bố cục chặt chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt và
lỗi chính tả.
- Điểm 3-4: Bài viết làm sáng tỏ được những yêu cầu trên, biết phân
tích làm nổi rõ vấn đề. Bài viết dễ theo dõi, lời văn mạch lạc, còn vài
sai sót về lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài viết còn chung chung, phân tích không sâu; bố cục
lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung,
phương pháp.
* Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, GK
cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học
sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều
ý tưởng, giàu chất văn. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
HẾT

×