Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: ĐỊA LÝ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
a) Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất.
b) Dựa vào sơ đồ vừa vẽ và kiến thức đã học, rút ra nhận xét và giải thích sự phân bố
trên.
Câu 2: (4 điểm)
Cho biết dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2009 là 856,8 nghìn người. Gia tăng tự nhiên là 1,08
% (Giả sử gia tăng tự nhiên không thay đổi qua các năm và gia tăng cơ học là không đáng kể).
(Nguồn số
liệu từ website gso.gov.vn ( tổng cục thống kê )
a) Hãy tính dân số của tỉnh Bạc Liêu qua các năm 2010, 2015 và 2020.
b) Tính mật độ dân số tỉnh Bạc Liêu vào các năm 2009, 2010 và 2015 khi biết diện tích
của tỉnh là 2501,5 km
2
.
c) Đến năm nào thì dân số Bạc Liêu đạt 2 triệu người?
Câu 3: (4 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy phân tích và giải thích chế
độ nhiệt của khí hậu nước ta.
Câu 4: (4 điểm)
a) Tại sao hiện nay ở nước ta, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân
số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa.
b) Những thành tựu nước ta đ
ã đạt được về xóa đói giảm nghèo.
c) Trong những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động
như thế nào?
Câu 5: (4 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm Diện tích cây hàng năm Diện tích cây lâu năm
1975 210,1 172,8
1980 371,7 256,0
1985 677,0 470,3
1990 542,0 902,3
1995 716,7 1451,3
2000 778,1 1491,5
2005 861,5 1633,6
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn
1975- 2005.
b) Sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1975 - 2005
có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất.
HẾT
(Gồm 02 trang)
CHÍNH THỨC
1
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: ĐỊA LÝ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4 điểm)
a) Sơ đồ sự phân bố các đai khí áp và gió trên Trái Đất
- Vẽ chính xác, đầy đủ nội dung theo yêu cầu.
- Ghi đầy đủ các loại gió, chú thích và tên của sơ đồ.
Lưu ý:
+ Thí sinh không phải vẽ hoàn lưu khí quyển.
+ Nếu thiếu hoặc sai một chi tiết nào đó, tùy theo mức độ và tính chất sẽ
bị trừ từ 0,25 điểm trở lên.
(1,0đ)
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét:
- Các đai khí áp:
+ Trên Trái Đất có 07 đai khí áp (dẫn chứng).
+ Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp
thấp xích đạo (dẫn chứng.)
- Các loại gió chính:
+ Trên Trái Đấ
t có 03 loại gió chính, phân bố đối xứng nhau qua xích đạo
(dẫn chứng).
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(Gồm 05 trang)
CHÍNH THỨC
+
2
+ Hướng thổi của các loại gió ở hai nửa cầu khác nhau (dẫn chứng).
Lưu ý
: Nếu không có dẫn chứng thì chỉ cho một nửa số điểm.
*Giải thích:
- Do Trái Đất hình khối cầu.
- Do nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mỗi vĩ độ rất khác nhau, ở xích đạo
nhiệt độ cao quanh năm.
- Do các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp
thấp xích đạo.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 2: (4 điểm)
a) Dân số của tỉnh Bạc Liêu qua các năm 2010, 2015 và 2020:
- Gọi D
0
là tổng dân số Bạc Liêu năm 2009
- Gọi D
1
là tổng dân số Bạc Liêu năm 2010
- ……
- Gọi D
n
là tổng dân số Bạc Liêu năm n
- Gọi tg là gia tăng tự nhiên.
* Cách tính: D
n
= D
0
( 1+tg)
n
* Kết quả:
Năm 2009 2010 2015 2020
Tổng số dân
( nghìn người)
856,8 866,0 913,8 964,3
(0,5đ)
(1,5đ)
b) Mật độ dân số:
Số dân
- Cách tính: Mật độ dân số = (người/ km
2
)
Diện tích
- Kết quả:
Năm 2009 2010 2015
Mật độ dân số
342,5 346,2 365,3
(0,25đ)
(0,75đ)
c) Dân số Bạc Liêu đạt 2 triệu người vào năm:
Dân số năm D
0
= 856,8 nghìn người
Dân số năm D
n
= 2000 nghìn người
- Ta có: D
n
= D
0
( 1+tg)
n
<=> 2000 = 856,8( 1+1,08%)
n
<=> ( 1+1,08%)
n
= 2,334
log 2,334
<=> n = = 79 ( năm)
log 1,0108
2009 + 79 = 2088
Vậy với dân số năm 2009 là 856,8 nghìn người và mức độ gia tăng tự
nhiên 1,08% không đổi qua các năm thì đến năm 2088 dân số Bạc Liêu
sẽ đạt 2 triệu người.
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
3
Câu 3: (4 điểm)
1. Nền nhiệt độ trung bình năm của khí hậu nước ta cao, trên 20
0
C
- Dẫn chứng: Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm, phần lớn diện tích
lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình trên 20
0
C, chỉ có một bộ phận
nhỏ vùng núi cao có nền nhiệt độ dưới 20
0
C.
- Giải thích: Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán
Cầu Bắc, các địa phương đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một
năm.
(0,5đ)
(0,5đ)
2. Chế độ nhiệt của khí hậu nước ta có sự phân hóa theo không gian và
thời gian rất rõ rệt
a. Theo thời gian
- Dẫn chứng: Vào tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ
dưới 24
0
C, còn vào tháng 7 hầu hết lãnh thổ nước ta lại có nhiệt độ trên
20
0
C
- Giải thích:
+ Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều bộ
phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh.
+ Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chênh lệch về góc
nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm.
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
b. Theo không gian
* Phân hóa theo chiều Bắc – Nam: Càng về phía nam nhiệt độ càng t
ăng
- Dẫn chứng:
+ Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
0
C, biên
độ dao động nhiệt trong năm khoảng 12
0
C.
+ Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng
27
0
C, biên độ dao động nhiệt trong năm khoảng 3,5
0
C.
- Giải thích:
Do càng vào nam càng gần Xích đạo, nên góc nhập xạ và thời gian chiếu
sáng trong năm tăng dần.
* Phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- Dẫn chứng:
+ So sánh nhiệt độ của hai trạm khí hậu Nha Trang – Đà Lạt ta có nhiệt độ
trung bình năm lần lượt là 26,9
0
C – 18,3
0
C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất lần lượt là 29,8
0
C – 19,7
0
C, tháng thấp nhất 23,0
0
C – 16,4
0
C.
+ So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi cao Hoàng Liên Sơn
với vùng Đồng bằng Bắc Bộ có sự khác biệt lớn, lần lượt là 12,8
0
C và
23,5
0
C.
- Giải thích: Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao, trung bình cứ lên
cao 100m, nhiệt độ giảm trung bình 0,6
0
C.
* Phân hóa theo hướng sườn: Sườn khuất gió có nhiệt độ cao hơn.
- Dẫn chứng:
+ So sánh chế độ nhiệt của cặp trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông
Bắc) với Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc) lần lượt là 21,2
0
C và
23,2
0
C.
+ So sánh chế độ nhiệt tháng 6 của cặp trạm Cà Mau (nơi đón gió mùa
Tây Nam) với Quảng Trị (nơi khuất gió mùa Tây Nam vịnh Bengan) lần
lượt là 27,3
0
C và 29,4
0
C.
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
4
- Giải thích:
+ Đối với gió mùa Đông Bắc khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ, nhiệt độ hạ thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt độ cao hơn.
+ Đối với gió mùa Tây Nam khu vực khuất gió sẽ có nền nhiệt độ cao hơn
(do hiệu ứng phơn) so với khu vực đón gió.
(0,25đ)
Câu 4: (4 điểm)
a) Ở
nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng
quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng
Là do quy mô dân số nước ta lớn.
Ví dụ
: Với quy mô dân số 70 triệu, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5% thì mỗi năm
dân số nước ta tăng 1,05 triệu người, nhưng nếu quy mô dân số 84 triệu, tỉ
lệ gia tăng dân số 1,31% thì mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng 1,1 triệu
người. (HS có thể lấy ví dụ khác)
b) Nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo:
- Tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm,
đồng thời ngưỡng nghèo cũng không
ngừng tăng lên, do mức sống chung của dân cư tăng lên rõ rệt.
- Tỉ lệ nghèo giảm nhanh từ 13,33% (năm 1999) xuống còn 9,96% (năm
2002) và còn 6,9% (năm 2004)
c) Việc giải quyết việc làm ở nước ta:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truy
ền thống, thủ
CN, tiểu thủ CN,…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch
vụ.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng
sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao
chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việ
c hoặc tham
gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,75đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
Câu 5: (4 điểm)
a) Biến động diện tích diện tích cây công nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng so năm 2005 với 1975 t
ổng diện tích trồng cây công nghiệp tăng
2.112,2 nghìn ha gấp 6,5 lần, trong đó: (0,5đ)
+ Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 651,4 nghìn ha, gấp 4,1 lần. (0,5đ)
+ Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 1460,8 nghìn ha, gấp 9,4 lần. (0,5đ)
b) Về chuyển dịch cơ cấu:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 (Đơn vị: %) (1,0đ)
Năm
Diện tích cây hàng
năm
Diện tích cây lâu n
ăm
1975
54,9 45,1
1980
59,2 40,8
1985
59,0 41,0
1990
37,5 62,5
5
1995
33,1 66,9
2000
34,3 65,7
2005
34,5 65,5
- Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm giảm tỉ trọng: 54,9% (năm 1975) xuống
34,5% (năm 2005), giảm 20,4%. (0,5đ)
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng tỉ trọng: 45,1% (năm 1975) lên 65,5%
(năm 2005) tăng 20,4%. (0,5đ)
- Sự thay đổi cơ cấu trên gắn liền với sự phát triển diện tích gieo trồng các vùng
chuyên canh cây công nghiệp nhất là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. (0,5đ)
HẾT