Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí cấp huyện lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.16 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HÒA AN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Địa lí - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3 điểm)
Nêu ý nghĩa của ngành giao thông vận tải nước ta? Đường Hồ Chí Minh có
ý nghĩa gì trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 2: ( 3,0 điểm )
Vì sao các nước Đông Nam Á có sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh nhưng
chưa vững chắc?
Câu 3: (4,0 điểm)
Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta?
Câu 4: (5,0 điểm)
Trình bày đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số nước ta. Nêu nguyên nhân
và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh?
Câu 5: (5,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0
Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5
Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5
1. Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta
thời kì 1991 – 2002.
2. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, em hãy nhận xét về cơ cấu GDP nước ta


thời kì 1991 – 2002.
********************Hết********************
Họ và tên thí sinh: SBD:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT
HÒA AN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9
MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2011 - 2012
Câu 1 ( 3 điểm)
* Ý nghĩa ngành giao thông vận tải: ( 1,5 điểm)
- Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh
tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. ( 0,5 điểm)
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. ( 0,5 điểm)
- Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có
cơ hội để phát triển. ( 0.5 điểm)
* Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh: ( 1,5 điểm)
- Giảm ách tắc giao thông trên quốc lộ 1A, đảm bảo giao thông Bắc-Nam
( 0,5 điểm)
- Giãn dân cho vùng duyên hải, giúp giải quyết vấn đề lao động cho vùng
núi và bảo vệ chủ quyền biên giới. ( 0,5 điểm)
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng đồi núi. ( 0,5 điểm)
Câu 2 : ( 3,0 điểm )
- Đông Nam Á tăng trưởng kinh tế khá nhanh là nhờ: (2,0 điểm)
+ Nguồn nhân công dồi dào (do dân số đông ). ( 0,5 điểm)
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng (giàu quặng kim loại
màu, dầu mỏ, gỗ, … ) ( 0,5 điểm)
+ Nhiều loại nông sản nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê, cọ dầu, lạc, ….)
( 0,5 điểm)
+ Tranh thủ được vốn đầu tư từ các nước và vùng lãnh thổ (đầu tư của Hoa
Kì, Hàn Quốc, Nhật bản, EU, …) trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.

(0,5 điểm)
- Đông Nam Á phát triển chưa vững chắc là do: ( 1,0 điểm)
+ Khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan làm cho đồng tiền bị phá
giá. ( 0,5 điểm)
+ Quan hệ kinh tế quốc tế chưa rộng, khác nhau về chế độ chính trị. Trình
độ khoa học kĩ thuật chưa cao. ( 0,5 điểm)
Câu 3. (4 điểm)
a) Các nhân tố tự nhiên: (2 điểm)
- Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở về nguyên, nhiên
liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài
nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
(0,4 điểm)
- Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Nhiên liệu (than, dầu,
khí); kim loại (sắt, mangan, crôm, đồng, thiếc, chì - kẽm,…); phi kim (apatit, pirit,
photphorit,…); vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,…) tạo cơ sở để phát triển các ngành
công nghiệp năng lượng, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, …(0,4 điểm)
- Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông có giá trị lớn về thuỷ
năng tạo điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện). (0,4 điểm)
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển nước ta rất đa
dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. (0,4 điểm)
- Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ tạo ra các thế mạnh khác
nhau của các vùng. (0,4 điểm)
b) Các nhân tố kinh tế - xã hội: (2 điểm)
- Dân cư và lao động: (0,5 điểm)
+ Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, tạo nên thị trường trong
nước rộng lớn.
+ Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật, tạo
điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành
công nghệ cao. Đây là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công

nghiệp.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và hạ tầng cơ sở: (0,5 điểm)
+ Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Trình
độ công nghệ của nhiều ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng
thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện,
nước,… đang từng bước được cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.
- Chính sách phát triển công nghiệp: (0,5 điểm)
+ Chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và
trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
- Thị trường: (0,5 điểm)
+ Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước rộng lớn, nhưng đang bị
cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
+ Hàng công nghiệp nước ta có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang các
nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,… Sức ép
của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng,
linh hoạt hơn.
Câu 4 (5 điểm)
1. Dân số và sự gia tăng dân số nước ta: (2 điểm)
a. Dân số nước ta: (0,5 điểm)
Việt Nam là nước đông dân, năm 2002 số dân nước ta là 79,7 triệu người. Với
số dân này, nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên
thế giới.
b. Sự gia tăng dân số: (1,5 điểm)
- Dân số nước ta tăng nhanh dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân số” từ cuối
những năn 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX, trong 25 năm 1960 đến
1985 dân số nước ta tăng gấp đôi (từ 30 triệu lên 60 triệu người). (0,5đ)
- Do nước ta làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Hiện nay dân số
nước ta hiện nay đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp. Tuy

nhiên, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. (0,5đ)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn khác nhau giữa các vùng. Ở thành thị
và các khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với nông
thôn và miền núi. (0,5đ)
2. Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh: (3 điểm)
a. Nguyên nhân: (1,5 điểm)
- Do tỉ suất sinh của dân số nước ta ở nửa sau thế kỉ XX vẫn còn cao (1979
là 32,5‰, 1989 là 30‰, 1999 là 19,9‰) nhưng đã giảm mạnh. Trong khi tỉ suất tử
cũng giảm nhanh (1979 là 7,2‰, 1999 là 5,6‰). Do vậy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
vẫn còn cao. (0,5đ)
- Tỉ suất sinh cao là do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong
dân số; nhiều người chưa thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình;
tập quán kết hôn sớm, sinh con nhiều; nhu cầu của nền sản xuất nông nghiệp cần
nhiều lao động;… (0,5đ)
- Từ nửa sau thế kỉ XX, nước ta bước vào thời kì bùng nổ dân số do những
tiến bộ về chăm sóc y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ
lệ tử giảm, dẫn tới tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và dân số tăng nhanh. (0,5đ)
b. Hậu quả: (1,5 điểm)
- Tác động tới sự phát triển kinh tế: Dân số tăng nhanh tạo ra thị trường trong
nước rộng lớn và nguồn lao động dồi dào, nhưng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa
tích luỹ và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được. (0,5đ)
- Tạo sức ép lên tài nguyên môi trường: Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá
mức để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu của nhân dân như tài nguyên đất,
rừng, khoáng sản, nước, … (0,5đ)
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng
tăng; khó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục; tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm khó được giải quyết; các tệ nạn xã hội gia tăng;… (0,5đ)
Câu 5. (5 điểm)
1. Vẽ biểu đồ: (3 điểm)
Biểu đồ miền với yêu cầu:

- Biểu đồ là hình chữ nhật. Trục tung có trị số là 100%. Trục hoành là các
năm, khoảng cách giữa các điểm trên trục hoành dài hay ngắn tương ứng với
khoảng cách năm. (1đ)
- Vẽ lần lượt từng tiêu chí: nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ có ghi chú cho từng tiêu chí. (1đ)
- Biểu đồ có đủ tên và bảng chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ và chính xác. (1đ)
2. Nhận xét: (2 điểm)
- Cơ cấu GDP nước ta năm 1991 với nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao
nhất (40,5%), công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (23,8%). Tuy
nhiên, đến năm 2002, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất
(38,5%), thấp nhất là nông, lâm, ngư nghiệp (23,0%). Như vậy, cơ cấu GDP nước
ta thời kì 1991 – 2002 có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Giảm tỉ trọng của khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực
dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. (0,5đ)
- Nông, lâm, ngư nghiệp giảm 17,5% (từ 40,5% năm 1991 xuống 23,0% năm
2002). Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh đã phản ánh quá trình phát triển
của nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp là chính thành một nước
công nghiệp. (0,5đ)
- Công nghiệp – xây dựng tăng 14,7% (từ 23,8 năm 1991 lên 38,5% năm
2002). Đây là khu vực kinh tế tăng nhanh nhất, do chính sách đổi mới - mở cửa,
chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta đã đạt
được những thành tựu to lớn với mục tiêu phấn đấu đến những năm 20 của thế kỉ
XXI, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. (0,5đ)
- Dịch vụ tăng 2,8% (từ 35,7 năm 1991 lên 38,5% năm 2002) và chiếm tỉ
trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 - 2002. (0,5đ)

×