PHÒNG GD&ĐT HÒA AN KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (9 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm )
Tính đến năm 2012, khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia? Hãy
kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á?
Câu 2: ( 3,5 điểm )
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay:
a. Cho biết ý nghĩa và tác động tiêu cực?
b. Liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển nền khoa học -
kĩ thuật nước nhà và hạn chế những hậu quả tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa
học - kĩ thuật để lại?
Câu 3: ( 3,5 điểm )
Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói hòa bình ổn định và
hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?
Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM: ( 11 ĐIỂM )
Câu 3: (4.0 điểm): Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 4. (7 điểm): Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “ Người là một biểu tượng kiệt xuất về
quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam”.
Trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ
năm 1911 đến năm 1925, để nêu rõ những công lao to lớn của Người đối với dân
tộc ta trong giai đoạn trên ?
Hết
Ghi chú:
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên Số báo danh
PHÒNG GD&ĐT HÒA AN KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN LỊCH SỬ 9
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI: ( 9 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )
* Tính đến nay (năm 2012) khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước.( 0,5 điểm )
* Tên 11 nước ( 1,5 điểm )
TT Tên nước
1 Thái Lan
2 Việt Nam
3 Bru-nây
4 Lào
5 Căm-pu-chia
6 Ma-lai-xi-a
7 In-đô-nê-xi-a
8 Phi-líp-pin
9 Xin-ga-po
10 Mi-an-ma
11 Đông Ti - Mo
Câu 2: ( 3,5 điểm )
Khái quát: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nổ ra vào những năm 40
của thế kỉ XX, trải qua hơn nửa thế kỉ, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đạt được
nhiều thành tựu to lớn (0,5điểm)
a. Ý nghĩa và tác động tiêu cực:
* Ý nghĩa: ( 0,75điểm )
- Là mốc son chói lọi trong lịch sử văn minh loài người
- Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những đổi
thay to lớn trong cuộc sống con người.
- Tạo ra những bước nhảy vọt sản xuất, năng xuất, thay đổi cơ cấu lao
động, ngành nghề
* Tác động tiêu cực ( 0,75 điểm )
- Việc chế tạo, sử dụng các loại vũ khí, các phương tiện quân sự có sức tàn
phá, huỷ diệt lớn.
- Nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mới đe doạ cuộc sống của nhân loại.
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động thường xuyên xảy ra đe dọa đạo đức,
an ninh
b. Liên hệ ( 1,5 điểm )
Mang tính hướng mở, học sinh liên hệ được cho điểm
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cách mạng KH-KT đối với cuộc sống
nói chung và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại đất nước hiện nay.
- Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân
loại (0,5 điểm)
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức được học, áp dụng vào cuộc sống,
học đi đôi với hành .
-Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi( bảo vệ hoà
bình, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường sống )
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông.
- Tuyên tuyền vận động những người xung quanh
Câu 3: (3,5 điểm )
* Xu hướng phát triển của thế giới ngày nay: ( 1 điểm )
Hòa hoãn, hòa dịu
- Trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm
trọng tâm.
- Ở nhiều khu vực, xảy ra những vụ xung đột quân sự
* Hòa bình ổn định hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách
thức: ( 2 điểm )
- Thời cơ: Có điều kiện hòa bình, ổn định để hội nhập, hợp tác, tham gia
các liên minh kinh tế khu vực để xây dựng phát triển. Bên cạnh đó, các nước
đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học- kĩ thuật thế giới và
khai thác tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng đất
nước.
- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ sẽ tụt hậu. Phần lớn các nước phát
triển đều có xuất phát điểm thấp kinh tế, dân trí, nguồn nhân lực, sự cạnh tranh
quyết liệt của thị trường thế giới, sử dụng các nguồn vốn vay giữ gìn bản sắc
dân tộc
Kết luận
*Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta: ( 0,5 điểm)
- Bảo vệ tổ quốc và tập trung sức lực xây dựng đất nước đem lại ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân.
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (11 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu đặc điểm
của giai cấp công nhân Việt Nam
- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho
Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. (0,8
điểm).
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa
thành 2 bộ phận (0,8 điểm)
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc, làm tay sai cho Pháp.
+ Tư sản dân tộc độ không kiên định.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép,
bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần
hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. (0.8 điểm)
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức,
bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất
của cách mạng. (0.8 điểm)
- Giai cấp công nhân: Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, bị áp bức
bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước. Là lực
lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng nước ta. (0.8 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1925 :
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho chiếc tàu buôn
Pháp để có cơ hội tới các nước Phương Tây. Cuộc hành trình của Người kéo dài
6 năm qua các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu. (0,5 điểm)
- Năm 1917 Người trở lại Pháp, làm rất nhiều nghề, học tập và rèn luyện
trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hoạt động
trong Hội những người Việt Nam yêu nước. (0,5 điểm)
- Ngày 18/6/1919 các nước Đế quốc thắng trận họp ở Véc-xai để chia lại thị
trường thế giới, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi
tới Hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa
nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt
Nam. (0,5 điểm)
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-Nin, từ đó Người hoàn toàn tin
theo Lê-Nin và đứng về phía Quốc tế thứ ba. (0,5 điểm)
- Tháng 12/1920 tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua Nguyễn Ái
Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản
Pháp, đánh dấu bước ngoặt hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác Lê-Nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. (0,5
điểm)
- Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, Hội ra tờ
báo “Người cùng khổ” do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, Nguyễn Ái Quốc
còn viết bài cho báo nhân đạo, đời sống công nhân, bản án chế độ thực dân
Pháp, mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói
trên vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam. (0,5 điểm)
- Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông
dân và được bầu vào Ban chấp hành sau đó Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên
cứu học tập. (0,5 điểm)
- Năm 1924 tại Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ 5 Nguyễn Ái Quốc đã
trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở
các nước thuộc địa về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa về sức mạnh của giai cấp
nông dân. Những quan điểm cơ bản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận truyền bá
vào nước ta là một bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự
thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. ( 0,5 điểm)
- Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã
tiếp xúc với các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước mới
sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925), tổ chức Cộng
sản đoàn làm nòng cốt. (0,5 điểm)
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở
thanh những cán bộ cách mạng, những bài giảng của Người được tập hợp thành
cuốn Đường cách mệnh .Tác phẩm Đường cách mệnh, báo thanh niên được bí
mật chuyển về trong nước đúng lúc phong trào yêu nước và dân chủ đang sôi
nổi từ Nam ra Bắc. (0,5 điểm)
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, con
đường cách mạng vô sản. (0,5 điểm)
- HS lập luận hay. (1,5 điểm)
…………………HẾT………………