Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ THI THỬ (ĐỐI TƯỢNG HS TB-KHÁ-GIỎI) Trường THPT số 1 Phù Cát Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.01 KB, 12 trang )

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 (cơ bản)
Trường THPT số 1 Phù Cát Đề thi thử dành cho học sinh Tb- khá- giỏi
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn trữ tình dưới đây trích trong tác phẩm “ Số phận con người” của nhà văn M. Sô-lô-
khốp, và hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn văn đó.
“ Hai con người cui cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi
bạt tới những miền đất xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người
Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một
khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu
như Tổ quốc kêu gọi.
Với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…Có lẽ cuộc chia tay của chúng tôi sẽ
thanh thản tốt đẹp hơn; nhưng Va-niu-ska, mới đi được ít bước, đôi chân lũn cũn chuệnh
choạng, chợt quay lại nhìn tôi, vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Bỗng như có một bàn chân con vật
nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt đi. Không, không
phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ
cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây
là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm
hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”
( Tuyển tập Mi-khai-in Sô-lô-khốp, bản dịch của Nguyễn Duy Bình, NXB Cầu vồng, Mát-xcơ-va,
1987)
Câu 2: (3 điểm)
“ Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi
lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?
Câu 3: (4 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn hai chị em Việt, Chiến trong đêm trước ngày tòng quân nhập ngũ và sáng
hôm sau khiêng bàn thờ má gởi sang chú Năm trong “ Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi.
HẾT
Người soạn đề: Nguyễn Thị Lệ Dung


Đơn vị: Trường THPT số 1 Phù Cát
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ
Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Đọc hiểu
(1 câu)
1,0 1,0 1,0 3,0
Nghị luận xã hội
(1 câu)
0,5 1,0 1,5 3,0
Nghị luận văn học
(1 câu)
1,0 1,5 1,5 4,0
Tổng số
(3 câu)
2,5 3,5 4,0 10,0
B. GỢI Ý CHẤM BÀI :
Câu Đáp án Điểm
1. Đọc đoạn văn trữ tình dưới đây trích trong tác phẩm “ Số phận con người” của nhà văn
M. Sô-lô-khốp, và hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn văn đó.
“ Hai con người cui cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến
tranh thổi bạt tới những miền đất xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết
nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và
sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách,
sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.
Với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…Có lẽ cuộc chia tay của
chúng tôi sẽ thanh thản tốt đẹp hơn; nhưng Va-niu-ska, mới đi được ít bước, đôi chân

lũn cũn chuệnh choạng, chợt quay lại nhìn tôi, vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Bỗng
như có một bàn chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,
và tôi vội quay mặt đi. Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong
chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính
ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái
tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn
trên má anh.”
3,00
Có thể học sinh có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng phải đề cập được những ý sau:
- Ý nghĩa của đoạn văn là lời trữ tình ngoại đề của nhà văn thể hiện những suy nghĩ sâu
xa của tác giả về tính cách con người Nga và số phận của họ trong hiện tại và tương lai.
0,75
+ Về tương lai: Mặc dù không khỏi băn khoăn, lo lắng về tương lai hai nhân vật Xô-cô-
lốp và Va-ni-a ( “Hai con người cui cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão
tố chiến tranh thổi bạt tới những miền đất xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía
trước?”). Song nghĩ về tính cách con người Nga, nhà văn bọc lộ một thái độ tin tưởng:
(‘Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững
được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử
thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi.”).
Qua đó, Sô-lô-khốp như khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng to
lớn của một thế hệ Xô-cô-lốp nói riêng và nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo
vệ, xây dựng Tổ quốc.
0,75
+ Về hiện tại: Là “ nỗi buồn thấm thía” của nhà văn khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của
hai nhân vật “ tôi nhìn theo hai bố con…Có lẽ cuộc chia tay của hai chúng tôi sẽ thanh
thản tốt đẹp hơn; nhưng Va-niu-ska, mới đi được ít bước, đôi chân lũn cũn chuệnh
0,75
choạng, chợt quay lại nhìn tôi, vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Bỗng như có một bàn
chân con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay
mặt đi.”

Chiến tranh đã đi qua, nhưng nước mắt của nhân dân vẫn còn chảy “Không, không phải
những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu.
Họ cũng khóc trong thực tại đấy.”
- Nghĩ về số phận con người với những cảm giác côi cút, nhỏ nhoi(hai hạt cát”, nỗi
buồn thấm thía, và mất mát, khổ đau), nhưng cảm xúc trữ tình ở đây không bi lụy.
(“Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn
thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi
nóng bỏng lăn trên má anh.”) hàm nhiều ý nghĩa và hướng tới nhiều đối tượng.
0,75
2. “ Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết
như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến
trên?
3,00
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt
chẽ; diễn đạt lưu loát; biết kết hợp nhuần nhị các thao tác lập luận. Bài làm không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh cần nêu bật được những nội dung chính sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,25
- Giải thích được khái niệm “thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan
trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”
+ Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người: thái độ vô cảm trước những khổ đau, sự vất
vả, khốn khó những con người xung quanh.
+ Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Sự quan tâm, chia sẻ, tha thứ, giúp đỡ những người
xung quanh.
→ Hai mặt có liên quan chặt chẽ với nhau, đều quan trọng và cần thiết như nhau.
0,5
- Tại sao phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết

như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết ?
+ Tác dụng của việc ca ngợi:
* Có tác dụng biểu dương, nêu gương tốt cho người khác.
* Việc ca ngợi dễ hơn nên ai cũng làm được.
+ Tác dụng của sự phê phán:
* Trong cuộc sống hiện đại, thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người ngày càng nhiều,
diễn ra ở nhiều nơi: trong gia đình, ở ngoài xã hội.
* Phê phán giúp cho người khác nhận biết cái xấu, cái ác, không bắt chước.
* Phê phán là cách bộc lộ thái độ không đồng tình; có phê phán mới thấy được vẻ đẹp
của lòng vị tha, sự cần thiết của tình đoàn kết.
* Thực tế phê phán khó hơn ca ngợi.
1,5
- Ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
+ Trong xã hội hiện nay: Con người thường ngại va chạm, sống thực dụng nên có xu
hướng thích ca ngợi mà ít phê phán, do đó cái xấu ngang nhiên tồn tại.
+ Nên tiến hành đồng thời hai mặt: Ca ngợi và phê phán, nêu cao những truyền thống
nhân ái tốt đẹp; lên án lối sống cá nhân, vị kỷ, vô trách nhiệm; tích cực rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, góp phần vào xây dựng cuộc sống văn minh,
tiến bộ.
0,75
3. Vẻ đẹp tâm hồn hai chị em Việt, Chiến trong đêm trước ngày tòng quân nhập ngũ
và sáng hôm sau khiêng bàn thờ má gởi sang chú Năm trong “ Những đứa con trong
gia đình” của Nguyễn Thi.
4,00
a) Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật tự sự. Kết cấu chặt chẽ;
biết chọn lựa, phân tích, so sánh các chi tiết về phẩm chất tính cách của nhân vật nhằm
nêu bật ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật của hình tượng; diễn đạt lưu loát; biết kết hợp nhuần
nhị các thao tác lập luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn “Những đứa con trong gia
đình”, đặc biệt là vẻ đẹp hình tượng hai nhân vật Chiến- Việt trong việc thể hiện giá trị tư
tưởng nghệ thuật của tác phẩm, bài viết cần nêu bật những ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận. 0,50
a- Vẻ đẹp chung:
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
+ Thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng.
+ Giàu tình nghĩa.
+ Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
+ Có tính hồn nhiên của những đứa trẻ vừa mới trưởng thành.
- Nguyên nhân:
+ Đều sinh ra trong gia đình truyền thống yêu nước và cách mạng.
+ Lớn lên trên quê hương Đồng khởi những ngày kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và
hào hùng.
1,0
b- Vẻ đẹp riêng của từng nhân vật: ( Bản chất thì giống nhau: Đều cùng thương má, cùng
mang nặng mối thù, cùng háo hứt được cầm súng chống giặc, nhưng biểu hiện thì mỗi
người mỗi vẻ)
+ Chị Chiến: tỏ ra là người lớn, có ý thức trách nhiệm với gia đình, lo toan thu xếp mọi
việc nhà.
+ Còn Việt hết sức vô tư, phó thác cho chị, rồi lăn kềnh ra ngủ, bởi cháy bỏng khát vọng
lên đường cầm súng giết giặc đã toại nguyện.
- Nguyên nhân:
+ Chiến là chị, sinh ra lớn lên trong gia đình cha mẹ mất sớm, nên trưởng thành trước
tuổi.
+Việt là trai là em nên mọi việc đều phó thác cho chị.
2,00
- Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật
+ Ý nghĩa tư tưởng: Việt, Chiến- Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam trong
chống Mỹ: yêu nước, căm thù giặc, khát khao được cầm súng chiến đấu để trả thù nhà

đền nợ nước.
0,25
+ Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng đoạn đối thoại tự nhiên, nhân vật tự bọc lộ vẻ đẹp cá tính và phẩm chất gây
ấn tượng khó quên.
+ Khắc họa gián tiếp qua nhận xét của các nhân vật khác.
+ Giọng trần thuật nửa trực tiếp, tô đậm màu sắc chân thật.
+ Ngôn ngữ Nam bộ.
+ Xây dựng nhiều chi tiết giàu ý nghĩa.
0,25
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa cho từng ý khi bài làm đạt được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 (cơ bản)
Trường THPT số 1 Phù Cát Đề thi thử dành cho học sinh yếu - kém
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1 (3 điểm): đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“ …tôi biết các bạn rất yêu nước, đặc biệt là các bạn học sinh-sinh viên, lòng yêu nước của các
bạn rất to lớn nhưng lại chưa đủ chín bản lĩnh chính trị dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào cách hành động
vô tình gây hại cho Tổ quốc. Mỗi lần các bạn xuống phố biểu tình là các chiến sỹ công an-an
ninh lại phải vất vả dọn đường cho các bạn, kiểm soát những thành phần quá khích. Số tiền đó
có thể tương đường một quả tên lửa để bắn vào kẻ thù.
Như đã nói yêu nước không có nghĩa là phải biểu tình, yêu nước là hành động nhỏ nhất
đến từ con tim như đơn giản là giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp, trở thành một công dân tốt hay
có thể là tẩy chay hàng độc hại xuất xứ từ trung quốc ( tất nhiên trừ các mặt hàng nước thứ 3
đặt gia công tại trung quốc ) ủng hộ hàng nội địa vậy là các bạn đã là người yêu nước rồi. Cùng
chung tay tẩy chay hàng tàu là bớt đi của chúng một viên đạn, ủng hộ mua hàng Việt là giúp các
chiến sỹ hải quân thêm một viên đạn chống lại kẻ thù. Hãy là một người yêu nước thông minh
các bạn nhé.” (Tạp chí bóng đá).
- Xác định mục đích của tác giả đoạn văn.
- Xác định nội dung chính và nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.
- Đặt tiêu đề cho đoạn văn

Câu 2 (3 điểm):
Anh (chị) viết một bài luận thể hiện quan điểm của mình về vấn đề sau: “Vào đại học có
phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”
Câu 3 (4 điểm): Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác
phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
………………………………………………………………………………
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Người soạn đề: Nguyễn Thị Lệ Dung
Đơn vị: Trường THPT số 1 Phù Cát
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1 (3 điểm): đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“ …tôi biết các bạn rất yêu nước, đặc biệt là các bạn học sinh-sinh viên, lòng yêu nước
của các bạn rất to lớn nhưng lại chưa đủ chín bản lĩnh chính trị dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào
cách hành động vô tình gây hại cho Tổ quốc. Mỗi lần các bạn xuống phố biểu tình là các
chiến sỹ công an-an ninh lại phải vất vả dọn đường cho các bạn, kiểm soát những thành
phần quá khích. Số tiền đó có thể tương đường một quả tên lửa để bắn vào kẻ thù.
Như đã nói yêu nước không có nghĩa là phải biểu tình, yêu nước là hành động
nhỏ nhất đến từ con tim như đơn giản là giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp, trở thành một
công dân tốt hay có thể là tẩy chay hàng độc hại xuất xứ từ trung quốc ( tất nhiên trừ các
mặt hàng nước thứ 3 đặt gia công tại trung quốc ) ủng hộ hàng nội địa vậy là các bạn đã
là người yêu nước rồi. Cùng chung tay tẩy chay hàng tàu là bớt đi của chúng một viên
đạn, ủng hộ mua hàng Việt là giúp các chiến sỹ hải quân thêm một viên đạn chống lại kẻ
thù. Hãy là một người yêu nước thông minh các bạn nhé.” (Tạp chí bóng đá).
- Xác định mục đích của tác giả đoạn văn.
- Xác định nội dung chính và nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.
- Đặt tiêu đề cho đoạn văn
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Mục đích của người viết: (1điểm) kêu gọi các bạn trẻ yêu nước Việt Nam ý thức chín
chắn hành động của bản thân trước diễn biến hòa bình của kẻ thù, từ đó định hướng hành động

yêu nước đúng đắn bắt nguồn từ những việc làm nhỏ nhất.
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cơ bản
Vận
dụng
nâng
cao, sáng
tạo
Tổng số
điểm
Đọc– hiểu văn
bản: (1 câu)
1 1 1 3
Nghị luận xã
hội: (1 câu)
0,5 1 0,5 1 3
Nghị luận Văn
học: (1 câu)
1 1 1 1 4
Tổng: 3 câu
2,5 3 2,5 2 10
Nội dung và ý nghĩa: (1 điểm) Chỉ rõ những việc không nên làm và việc cần làm của
các bản trẻ yêu nước trong thời điểm hiện tại giúp cho họ ý thức cụ thể về tình yêu nước và
cách đấu tranh chống những hành vi xâm lược của kẻ thù.
Đặt tiêu đề cho đoạn văn (1 điểm) học sinh có thể có nhiều cách đặt tiêu đề nhưng phải
phù hợp với nội dung của đoạn văn.
Câu 2 (3 điểm):
Anh (chị) viết một bài luận thể hiện quan điểm của mình về vấn đề sau: “Vào đại học có

phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:
1) Giới thiệu khái quát vấn đề (0,5 điểm)
Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 7, cả nước rộn lên không khí thi cử, với hàng triệu người đi
thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Phải chăng: vào đại học là con đường tiến thân duy
nhất của tuổi trẻ ngày nay?
2) Triển khai vấn đề.
a)Vào đại học, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước: (1 điểm)
-Nền kinh tế ngày nay là nền kinh tế tri thức, phát triển trên nền tảng của những tri thức
hiện đại về tất cả mọi phương diện.
-Tuổi trẻ là thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức
khoa học hiện đại.
-Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong “để
chữ lại cho con” như một tài sản quan trọng.
b) Tuy nhiên, không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại học. (0,25
điểm)
Có nhiều lí do:
-Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
-Một số nguyên nhân chủ quan: Sức khỏe không tốt, không đủ trình độ đáp ứng, thi rớt.
c) Có con đường tiến thân nào khác? (0,75 điểm)
-Trước hết, không nên coi con đường vào đại học là phải đạt được bằng bất cứ giá nào.
-Nếu hoàn cảnh gia đình có khó khăn, có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm,
vừa làm việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì hi vào một trường đại học nào đó.
-Nếu chưa đủ năng lực, có thể chọn học một ngành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn.
-Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy trở thành một người thợ lành nghề
trong nghề nghiệp của mình.
-Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời-> không
ngừng bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức.
3) Kết thúc vấn đề. (0,5 điểm)
- Hãy coi chuyện vào đại học sau 12 năm đèn sách là một niềm mơ ước đẹp đẽ, tập trung

mọi công sức và cố gắng để thực hiện niềm mong ước.
- Tuy nhiên, đó không phải là tất cả mục đích của cuộc đời . Đó chỉ là một con đường trong
rất nhiều con đường đi đến sự thành công ở đời.
Câu 3 (4 điểm): Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau:
1/ Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật người đàn bà hàng chài.
(0,5 điểm)
2/ Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài:
a/ Sự xuất hiện của người đàn hàng chài: (0,5 điểm)
- Người đàn bà xuất hiện theo cách cảm nhận và miêu tả của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Người đàn bà xuất hiện với một tình huống đặc biệt: bị người chồng đánh một cách tàn
nhẫn trên bãi biển -> người nghệ sĩ ngạc nhiên, bất ngờ -> tạo ấn tượng đối với Phùng và kể
cả người đọc.
b/ Ngoại hình: ( 1 điểm)
Vốn sinh ra trong 1 gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có 1 ngoại hình xấu
xí:
- Trạc ngoài 40 tuổi.
- Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.
- Mặt rỗ, mệt mỏi, tái ngắt, đang buồn ngủ.
- Dáng đi mệt mỏi, chậm chạp như 1 bà già.
- Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.
-> Chị là hiện thân của sự nghèo khổ, vất vả và cam chịu.
c/ Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài:
(1,5điểm)
- Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng: Không hề kêu la, không chống trả, hông hề
chạy trốn. Chị chấp nhận trận đòn roi như 1 phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc
sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn -> muốn tồn tại thì phải
chấp nhận.
- Tuy nhiên, người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chi ta không muốn để người khác biết được

hành động vũ phu của chồng mình nên chị ta cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Cho dù thân thể bị
chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng người đàn bà ấy không hề để ý, không hề bận tâm –
một sự nhẫn nhục của người có nhân cách, có lòng tự trọng và thấu hiểu lẽ đời, có tình
thương con vô bờ.
- Khi ở tòa án huyện, người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng và Đẩu những cảm xúc mới:
+ Ban đầu chị ta tỏ ra rụt rè, sợ sệt, xưng con và đã van xin quý tòa.
+ Sau khi nhận được lời khuyên chân thành của Phùng và Đẩu, người đàn bà đã có sự thay
đổi và chuyển cách xưng hô: Chị cảm ơn các chú
- Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án dường như Phùng và Đẩu đã hiểu rõ
về sự sống của con người, nhận thức đúng bản chất của cuộc sống: không nên nhìn cuộc
sống từ bên ngoài.
-> Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. Theo chị, gia đình hạnh
phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách sứt mẻ, chưa
hoàn thiện.
3/ Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài. Giá trị nhân văn được thể hiện qua nhân vật.
(0,5 điểm)

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ CÁT

BÀI THAM LUẬN VỀ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
ÔN TẬP BỘ MÔN ĐỂ THI TỐT NGHIỆP THPT
Việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá đối với môn ngữ văn của Bộ GD-ĐT nhằm mục đích
hướng vào việc đánh giá - kiểm tra năng lực của học sinh, tránh lối học vẹt, học tủ. Vì vậy, năm nay,
đề thi sẽ có những thay đổi đáng kể so với đề thi các năm trước nhưng chắc chắn sẽ vừa sức với học
sinh. Chẳng hạn thời gian thi rút ngắn còn 120 phút thì dung lượng kiến thức và yêu cầu sẽ phù hợp
để học sinh làm được bài; ngữ liệu trong cả hai phần đọc hiểu và làm văn sẽ gần gũi và dễ hiểu…
Hiểu được điều này, bản thân tôi là một giáo viên hiện đang giảng dạy chương trình ngữ văn
12, tôi đã định hướng ôn tập cho các em theo định hướng đổi mới cách kiểm tra đánh giá của Bộ
Giáo dục – Đào tạo nhằm giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào kỳ thi. Trong quá trình ôn tập, tôi

đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
Với phần đọc hiểu, học sinh cần chú ý ngữ liệu được sử dụng trong phần này có thể ngoài
chương trình - sách giáo khoa (CT - SGK). Như vậy, bên cạnh việc ôn tập kiến thức cơ bản ở những
bài học trong SGK, học sinh cần luyện tập đối với những đoạn văn bản, hoặc những văn bản ngắn
hoàn chỉnh (có thể là văn bản văn học hoặc nhật dụng).
Ở phần này,tôi yêu cầu học sinh đọc và trả lời một số câu hỏi xoay quanh việc đọc hiểu văn
bản như xác định nội dung, thông tin chính, ý nghĩa văn bản, chi tiết, tên văn bản; ý nghĩa của từ
ngữ, cú pháp; các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu và tác dụng của chúng…để làm điều này trước hết
phải dành thời gian cho học sinh đọc thật kĩ văn bản, gạch chân một số từ ngữ, hình ảnh mà theo các
em đó là những từ ngữ, hình ảnh có tầm quan trọng trong việc định hướng nội dung văn bản. Sau đó,
tiến hành phân tích nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn (nếu có) của ngôn từ nhằm giúp cho học sinh
hiểu được ý nghĩa của văn bản. Ví dụ như đề bài sau:
“Đọc đoạn văn trữ tình dưới đây trích trong tác phẩm “ Số phận con người” của nhà văn M.
Sô-lô-khốp, và hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của đoạn văn đó.
“ Hai con người cui cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi
bạt tới những miền đất xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người
Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một
khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu
như Tổ quốc kêu gọi.
Với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con…Có lẽ cuộc chia tay của chúng tôi sẽ
thanh thản tốt đẹp hơn; nhưng Va-niu-ska, mới đi được ít bước, đôi chân lũn cũn chuệnh
choạng, chợt quay lại nhìn tôi, vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Bỗng như có một bàn chân con vật
nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt đi. Không, không
phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ
cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây
là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm
hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”
( Tuyển tập Mi-khai-in Sô-lô-khốp, bản dịch của Nguyễn Duy Bình, NXB Cầu vồng, Mát-xcơ-va,
1987)”
Với đoạn văn bản này, học sinh cần phải chú ý những từ ngữ, hình ảnh: “Hai con người cui

cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền đất xa
lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?” ; “Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý
chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể
đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu
gọi…
Từ đó có thể hiểu khái lược nội dung đoạn văn như sau: Về tương lai: Mặc dù không khỏi
băn khoăn, lo lắng về tương lai hai nhân vật Xô-cô-lốp và Va-ni-a. Song nghĩ về tính cách con
người Nga, nhà văn bọc lộ một thái độ tin tưởng:
Qua đó, Sô-lô-khốp như khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng to lớn của
một thế hệ Xô-cô-lốp nói riêng và nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ
quốc.
Về hiện tại: Là “ nỗi buồn thấm thía” của nhà văn khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của hai
nhân vật “ tôi nhìn theo hai bố con…Có lẽ cuộc chia tay của hai chúng tôi sẽ thanh thản tốt đẹp
hơn; nhưng Va-niu-ska, mới đi được ít bước, đôi chân lũn cũn chuệnh choạng, chợt quay lại
nhìn tôi, vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Bỗng như có một bàn chân con vật nào đó mềm mại
nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi, và tôi vội quay mặt đi.”
Chiến tranh đã đi qua, nhưng nước mắt của nhân dân vẫn còn chảy “Không, không phải
những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng
khóc trong thực tại đấy.”
- Nghĩ về số phận con người với những cảm giác côi cút, nhỏ nhoi(hai hạt cát”, nỗi buồn
thấm thía, và mất mát, khổ đau), nhưng cảm xúc trữ tình ở đây không bi lụy. (“Cái chính ở đây là
phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để
cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh.”) hàm nhiều ý
nghĩa và hướng tới nhiều đối tượng.
Mặc khác, đối với văn bản văn học có tính chất hư cấu, các em cần phân biệt nội dung cụ thể
của văn bản với ý nghĩa toát ra từ nội dung đó. Học sinh cần tìm thêm các văn bản ngắn ngoài SGK
như những câu chuyện gần gũi, có ý nghĩa nhân văn trên các trang mạng xã hội để dùng làm ngữ
liệu rèn luyện việc đọc hiểu. Trong quá trình tự tìm hiểu ở nhà, bản thân các em cũng phải ứng dụng
những kĩ năng đã được giáo viên hướng dẫn vào luyện tập nhằm tăng khả năng đọc hiểu văn bản.
Riêng đối với các văn bản ngoài sách giáo khoa, tôi hướng dẫn các em đọc, xác định loại văn

bản, tìm hiểu mục đích viết của tác giả từ đó xác định nội dung và ý nghĩa của văn bản thông qua
việc đọc và hiểu về ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật được dung trong văn bản.
Về phần rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng bốn thao tác
chính trong viết văn nghị luận là thao tác lập luận giải thích, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập
luận chứng minh, thao tác lập luận bình luận…bốn thao tác này được áp dụng theo quy trình cụ thể:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Cách viết này áp dụng cụ thể cho đối tượng học sinh
yếu, kém. Ví dụ:
Anh (chị) viết một bài luận thể hiện quan điểm của mình về vấn đề sau: “Vào đại học có phải
là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo trình tự các thao tác như sau:
Giải thích: Vào đại học, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước. Vì:
-Nền kinh tế ngày nay là nền kinh tế tri thức, phát triển trên nền tảng của những tri thức hiện đại
về tất cả mọi phương diện.
-Tuổi trẻ là thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học
hiện đại.
-Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong “để chữ lại cho
con” như một tài sản quan trọng.
Phân tích: Tuy nhiên, không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại học.
Có nhiều lí do:
-Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
-Một số nguyên nhân chủ quan: Sức khỏe không tốt, không đủ trình độ đáp ứng, thi rớt.
Có con đường tiến thân nào khác?
-Trước hết, không nên coi con đường vào đại học là phải đạt được bằng bất cứ giá nào.
-Nếu hoàn cảnh gia đình có khó khăn, có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm, vừa làm
việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì hi vào một trường đại học nào đó.
-Nếu chưa đủ năng lực, có thể chọn học một ngành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn.
-Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy trở thành một người thợ lành nghề trong nghề
nghiệp của mình.
-Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời -> không ngừng bổ
sung kiến thức để nâng cao kiến thức.

Bình luận: Trong thực tế, học đại học chưa hẳn đã có được một tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Vì:
- Nhu cầu cuộc sống
- Giáo trình giảng dạy đại học ko ứng dụng trong thực tế
Chứng minh: Lồng ghép trong thao tác lập luận phân tích và bình luận là thao tác lập luận chứng
minh bằng những dẫn chứng minh họa cho các lập luận của học sinh.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng theo quy trình bốn thao tác nhằm giúp học sinh yếu, kém
biết sử dụng những kĩ năng cơ bản vào một bài viết sao cho đầy đủ các ý cần thiết đảm bảo điểm tối
thiểu cho học sinh.
Trên đây, là một số kinh nghiệm ôn tập cho học sinh 12 thi tốt nghiệp THPT của tôi, rất
mong sự chia sẻ, góp ý của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn khả năng dạy và ôn luyện cho học
sinh 12. Chân thành cảm ơn.
Người viết

Nguyễn Thị Lệ Dung

×