Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN ĐỀ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.83 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM THI THỬ TỐT NGHIỆP (số 1)
TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN . LỚP 12 ( BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài 120 phút
( không kể thời gian phát đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ
năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của
HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tạo lập
văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức : Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong thời gian 120 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1: Đọc
hiểu văn học
Nắm bắt những
yêu cầu cơ bản
khi đọc hiểu
đoạn văn, đoạn
thơ
Xác định đúng
những nét
chính trong nội
dung bài thơ.
Chú ý các hình
ảnh và các biện
pháp nghệ


thuật trong bài
thơ.
Xác định các
biện pháp pháp
tu từ, đặt nhan
đề cho đoạn
thơ.
Nêu tác dụng
của các hình
ảnh và các biện
pháp tu từ trong
đoạn thơ.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 1
Số câu: 6
Số điểm= 30%
Chủ đề 2: Nghị
luận xã hội
Nhận biết được
một hiện tượng
đời sống: lựa
chọn một thái
độ sống, một
cách ứng xử

đúng đắn với
cuộc đời, với
mọi người xung
quanh và với
chính bản thân
mình
Hiểu được nội
dung biểu hiện
của một hiện
tượng đời sống
Vận dụng những kiến thức về đời
sống, kết hợp các thao tác NL và
phương thức biểu đạt,


biết cách
biết cách
làm
làm

bài nghị luận xă hội về một
hiện tượng đời sống
Số câu
Số điểm, tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm= 30%
Chủ đề 3: Nghị
luận văn học

Nhận biết được
vị trí của
Đoạn thơ trong
tác phẩm.
Hiểu được đặc
sắc nội dung và
nghệ thuật của
đoạn thơ.
Vận dụng những kiến thức về tác
giả, tác phẩm, về đặc trưng thể
loại, kết hợp các thao tác NL và
phương thức biểu đạt,
biết cách
biết cách
làm bài nghị luận về một đoạn thơ
làm bài nghị luận về một đoạn thơ
Số câu
Số điểm, tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 4
Số câu: 1
Số điểm=40%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (Số 1)
TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN . LỚP 12 ( BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài 120 phút
( không kể thời gian phát đề)
Đề này có 01 trang
PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 3 điểm)

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về…”
Câu 1: Nêu nội dung đoạn thơ ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì ?
Câu 2 : Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết
tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 : Đoạn thơ từ câu “ Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “ Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử
dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
Câu 4 : Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì ? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
Câu 5 : Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên.
Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
PHẦN II: VIẾT( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự việc sau: Ngày
10/04/2014, nhiều nhân viên trong siêu thị Vĩ Yên (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phát hiện chuông chống
trộm báo động ở khu vực cửa kiểm soát. Lúc này em P.T.S (học sinh lớp 7A4, trường THCS Chu Văn An,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đang bước qua cửa. Ngay sau đó, nhiều nhân viên trong siêu thị yêu cầu em S
cho kiểm tra và phát hiện có 2 cuốn truyện chưa tính tiền. Nhân viên siêu thị đã dùng băng keo trói dang hai

tay S vào lan can tầng 2, đồng thời treo tấm biển “tôi là người ăn trộm” trước ngực nữ sinh này.
Câu 3: ( 4 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh
“Con sóng dưới lòng sâu

Dù muôn vời cách trở.”
( “ Sóng” – Xuân Quỳnh)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đáp án Điểm
Phần
I
3,0
Câu 1 :Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành
công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng. Thể thơ tự do
Câu 2 : BPTT nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào
thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như
tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã
sau ngày giải phóng.
Câu 3 : Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ : cụm từ “của chúng ta”, “chúng ta” được
nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất
nước của dân tộc ta.
Câu 4 : Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất
nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn,
màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
Câu 5 : Cảm xúc của nhà thơ : yêu mến, tự hào về đất nước .
Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ
khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy,
câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn
năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên
cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam

bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
Mỗi ý 0,5 điểm
Phần
II
Câu 1: ( 3 điểm) 3,0
a. Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình
luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ
ràng.


b. Yêu cầu về kiến thức

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Đọc qua thông tin làm cho chúng ta vừa xót xa
cho hoàn cảnh của em HS PTS vừa phẩn nộ trước cách ứng xử vô văn hóa và thiếu
cái tâm của một con người của những nhân viên trong siêu thị Vĩ Yên (huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai)
0,5
- Giải quyết vấn đề:
+ Hành động lấy trộm sách của em S là sai trái, cần tránh.
+ Hành động bắt người, dùng băng keo trói dang hai tay S vào lan can tầng 2, đồng
thời treo tấm biển “tôi là người ăn trộm” trước ngực S của nhân viên siêu thị Vĩ Yên
là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nữ sinh này.
2.0
+ Đối với trẻ em cần chia sẻ, giáo dục bằng cách cảm hóa là chính.

+ Người lớn hành xử như vậy là vô giáo dục, vô văn hóa, vô đạo đức, phi nhân tính,
… Đây là hành vi sai trái, phải lên án. Lối giáo dục này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến
nhân cách và tâm lí thế hệ trẻ.
+ Mọi hành động đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật nhưng cần có tình người.
- Nêu ra một số cách giáo dục có tính nhân văn của người lớn (trong gia đình, nhà
trường và xã hội)
- Kết thúc vấn đề: Nêu hướng hành động và liên hệ bản thân. 0,5
CÂU 2: (4 điểm) Theo chương trình cơ bản
4,0
a. Yêu cầu chung về kĩ năng

- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng
vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích cảm nhận một đoạn thơ trữ
tình
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.

b. Yêu cầu về nội dung


4,0
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5
- Phân tích nội dung chính của đoạn thơ:
+ Nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu rất mãnh liệt: thường trực trong tiềm thức và vô
thức thể hiện qua nghệ thuật đối lập, phép lặp
1,0
+ Sự chung thủy trong tình yêu: cấu trúc “ Dẫu… cũng”, số từ “ một” 1,0
+ Niềm tin mãnh liệt trong tình yêu 1,0

- Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận. 0,5
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh
giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.

×