SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN 12- NH 2013-2014
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ MỸ MÔN NGỮ VĂN (CT CHUẨN)
TỔ: NGỮ VĂN Thời gian: 120’
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn 12 của học sinh
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình theo ba nội dung cơ bản: Văn học,
Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận
Cụ thể:Đề kểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học
- Hiểu và vận dụng phạm vi kiến thứcLàm văn và Tiếng Việt
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài tự luận trong 120 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 12 - Chọn các nội dung cần đánh giá
- Thực hiện các bước thiết lập ma trận - Xác định khung ma trận:
Cấp
độ
Tên
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc-hiểu:
Văn bản
Tiếng Việt
Nhớ được các thành
phần của câu, các phong
cách ngôn ngữ
Hiểu được đâu là CN,
VN, TN trong câu đề
ra
Vận dụng kiến
thức ấy để làm
bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 (c2)
1,5
1 (c1)
1,5
2
3,0 đ = 30%
2.Làm văn:
*Nghị luận xã
hội (về một
hiện tượng
đs)
*Nghị luận
văn học (Phân
tích một đoạn
thơ)
- Nhận biết được kiểu
bài NLXH về một hiện
tượng đs, vấn đề nghị
luận đề bài nêu; nhớ lại
cách làm bv NLXH kiểu
này
-Thuộc lòng bài thơ, nhớ
được một số nét cơ bản
về tác giả, hoàn cảnh
sáng tác, nội dung, nghệ
thuật, những chi tiết tiêu
biểu trong bài thơ, đoạn
thơ xác định đúng kiểu
bài NLVH
- Hiểu được vấn đề
NL và cách triển khai
theo bố cục một bv nl
về một htđs
-Hiểu được nội dung
biểu đạt, phát hiện
các chi tiết nghệ thuật
thể hiện sự vận dụng
sáng tạo hình ảnh và
ngôn ngữ của nhà
thơ, ý nghĩa tư tưởng
của bài thơ, đoạn thơ
và cách làm một bv
NLVH
-Vận dụng kiến
thức về hiện
tượng đs, cách
làm một bv nghị
luận về htđs để
làm bài
-Vận dụng kiến
thức về tác giả,
tác phẩm, cách
làm một bài văn
nghị luận văn học
thể phân tích tác
phẩm để làm bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
2
7 đ= 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
10 đ=100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
I.ĐỌC-HIỂU:
Câu 1: (1,5đ) Cho hai văn bản :
a Sen: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay màu trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn.
(Từ điển tiếng Việt)
b. Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao)
Mỗi văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: (1,5đ) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau :
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
II. LÀM VĂN:
Câu 1: (2,5đ) Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày ý kiến của anh/chị vể vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước
ta.
Câu 2: (4,5đ) Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Aó bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
I.ĐỌC-HIỂU:
Câu 1: - Văn bản a thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (0,75đ)
- Văn bản b thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (0,75đ)
Câu 2: - CN: Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng (0,5đ)
- VN: đang đậm tô nét chữ (0,5đ)
- TN: trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván (0,5đ)
II. LÀM VĂN:
Câu 1: Học sinh có thể có nhiều cách làm bài và suy nghĩ khác nhau, song phải có sức thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung Điểm
a/Giới thiệu vấn đề nghị luận: ô nhiễm môi trường
b/Giải thích: ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường không trong lành, sạch sẽ mà bị nhiễm bẩn, đầy khói
bụi, rác rưởi, mùi hôi…
c/Thực trạng –nguyên nhân và hậu quả:
-Thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đang diễn ra khá nghiêm trọng, cả môi trường đất, môi
trường nước và môi trường không khí…(dẫn chứng)
- Do sự thiếu ý thức của nhiều người dân…;lượng xe cộ lưu thông lớn, các nhà máy, xí nghiệp nhả khói, nước thải
chưa xử lí…(dẫn chứng)
- Ô nhiễm môi trường gây hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cạn kiệt tài nguyên sinh vật…(dẫn
chứng)
d/Đề xuất ý kiến: Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm,…
e/Đánh giá & liên hệ bản thân
Ghi chú: HS phải biết làm văn NL về một hiện tường đời sống,bố cục rõ ràng,không mắc lỗi về hành văn
0,25
0,25
1,25
0,25
0,5
Câu 2:
1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học – nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; bài viết có kết cấu chặt
chẽ, bố cục rõ ràng; diễn đạt tốt, câu văn rõ ràng, trong sáng; không mắc lỗi các loại
2.Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và vấn đề nghị luận
- Đoạn thơ khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến thông qua nỗi nhớ của nhà thơ
+ Ngoại hình: kì lạ, khác thường + Khí phách: oai hùng, mạnh mẽ
+ Tâm hồn: lãng mạn, hào hoa + Lí tưởng: quyết hi sinh vì TQ
+ Sự hi sinh: hình ảnh người lính về với đất mẹ thật hào hùng, lãng mạn
- Âm hướng bi hùng; cách sử dụng từ trang trọng, sáng tạo góp phần làm nổi bật vẻ đẹp người lính Tây Tiến
- Khẳng định lại vđ nghị luận
*Biểu điểm: - Điểm 4-4,5: Biết cách làm bài nghị luận văn học.Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Trình bày đầy
đủ nội dung. Diễn đạt tốt, có ý hay, ý sáng tạo, văn có cảm xúc, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
- Điểm 3-3,5: Biết cách làm bài nghị luận văn học.Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Trình bày cơ bản đầy đủ nội
dung. Diễn đạt được. Có thể còn mắc một vài lỗi
- Điểm 2-2,5: Biết cách làm bài nhưng nội dung còn sơ lược hoặc chưa được một nửa số ý. Diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi
- Điểm 1- 1,5: Bài làm còn lúng túng, chưa rõ ràng hoặc sơ sài. Mắc nhiều loại lỗi
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc có viết một vài đoạn nhưng không rõ nghĩa hay bỏ giấy trắng
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN 12- NH 2013-2014
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ MỸ MÔN NGỮ VĂN (CT CHUẨN)
TỔ: NGỮ VĂN Thời gian: 120’
I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn 12 của học sinh
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình theo ba nội dung cơ bản: Văn học,
Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận
Cụ thể:Đề kểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học
- Hiểu và vận dụng phạm vi kiến thứcLàm văn và Tiếng Việt
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài tự luận trong 120 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 12 - Chọn các nội dung cần đánh giá
- Thực hiện các bước thiết lập ma trận - Xác định khung ma trận:
Cấp
độ
Tên
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc-hiểu:
Văn bản
Tiếng Việt
Nhớ được các thành
phần của câu, hình
tượng ngôn ngữ, phép
tu từ sử dụng trong văn
bản
Hiểu được hàm ý
của văn bản
Vận dụng kiến
thức ấy để làm bài
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 (c1)
2,0
1 (c2)
1,0
2
3,0 đ =
30%
2.Làm văn:
*Nghị luận xã
hội (về một
hiện tượng
đs)
*Nghị luận
văn học (Phân
tích nhân
vật )
- Nhận biết được kiểu
bài NLXH về một hiện
tượng đs, vấn đề nghị
luận đề bài nêu; nhớ lại
cách làm bv NLXH
kiểu này
- Thuộc cốt truyện, nhớ
được một số nét cơ bản
về tác giả, hoàn cảnh ra
đời, những đặc điểm
của nv; xđ đúng kiểu
bài NLVH thể loại ptnv
- Hiểu được vấn
đề NL và cách
triển khai theo bố
cục một bv nl về
một htđs
- Hiểu được
những đặc điểm
của nv thể hiện ở
những chi tiết
nào trong tp, phát
hiện được các
bpnt được sử
dụng, nhận ra
được ý nghĩa tư
tưởng và cách
làm một bv
NLVH
-Vận dụng kiến
thức về hiện
tượng đs, cách
làm một bv nghị
luận về htđs để
làm bài
- Vận dụng kiến
thức về tác giả,
tác phẩm, cách
làm một bài văn
nghị luận văn
học thể pt nv,
kết hợp các thao
tác NL và
phương thức
biểu đạt để làm
bài
Số câu
Số điểm Tỉ
lệ%
2
7 điểm =
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
10 điểm
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
I-PHẦN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (3đ)
Câu 1(2đ)
“ Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, cái nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da
dẻ chị…” (Hòn đất-Anh Đức)
a/Chỉ ra hình tượng ngôn ngữ trong câu văn trên? Hình tượng đó được tạo ra bởi phép tu từ nào?
b/ Chỉ ra các thành phần câu của câu văn trên(chủ ngữ,vị ngữ,thành phần phụ)?
Câu 2:(1đ)
“ Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa tươi ”
(Mãn Giác)
Hai câu thơ trên có ngụ ý gì bên trong?
II-LÀM VĂN: (7 đ)
Câu 1(2,5đ)
Viết một bài văn ngắn(khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về hậu quả của việc nhân bản xét nghiệm huyết học
của một số thầy thuốc ở bệnh viện Hoài Đức - Hà Nội
Câu 2(4,5đ)
Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà
văn Nguyễn Minh Châu.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
I-Phần đọc-hiểu văn bản: (3đ)
+Câu 1:
-Hình tương ngôn ngữ:” quả ngọt…da dẻ chị” (0,75)
- phép tu từ : ẩn dụ(0,5)
-các thành phần câu (0,75)
+Câu 2:
-biểu đạt được cái ý về luân hồi(0,5)
-thể hiện tinh thần lạc quan(0,5)
(HS có thể có cách diễn đạt khác hoặc cách hiểu khác nhưng phải hợp lí)
II-Phần làm văn:
1/Yêu cầu chung: HS có nhiều cách làm bài khác nhau,miễn thể hiện được những yêu cầu chung về kn,pp & nội dung…
2/Yêu cầu cụ thể:
a/Câu 1(2,5đ)
+ Biết pp làm văn NLXH,lập luận chặt chẽ,lí lẽ rõ ràng,mạch lạc,viết câu,dùng từ chuẩn
+ Về nội dung: Phải chỉ ra một cách thuyết phục những hậu quả nghiêm trọng của sự việc,có đánh giá &rút ra bài học
* Cho điểm:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: việc nhân bản xét nghiệm huyết học của một số thầy thuốc ở bệnh viện Hoài Đức -
Hà Nội (0,5đ)
- Bàn về hậu quả.: gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất y đức của các thầy thuốc; ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, tinh
thần của bệnh nhân, làm mất lòng tin trong nhân dân…(1,5 đ)
- Đánh giá&bài học (0,5)
b/Câu 2(4,5đ)
+Biết pp làm văn NLVH,lập luận chặt chẽ,lí lẽ rõ ràng,mạch lạc,văn viết có cảm xúc & hình ảnh,viết câu & dùng từ đúng
+Về nội dung:
- Phải thể hiện được những ấn tượng sâu sắc về nhân vật trong TP.
-Chi tiết,sự việc… về nhân vật trong tp được nói tới phải cụ thể,chính xác.
* Cho điểm:
-Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận(0,5)
-Những ấn tượng sâu sắc về nhân vật: cuộc đời, số phận hay tính cách…( 3,5 đ)
-Đánh giá chung (0,5)