ĐỀ THI THỬ LỚP 12
I/THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ cao
Đọc hiểu văn
bản
ý nghĩa chi
tiết trong văn
bản.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
2
20 %
Số câu: 01
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Làm văn nghị
luận xã hội
- Biết vận dụng những kiến thức
về kiểu bài nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lý; kết hợp vận
dụng các thao tác nghị luận và
các phương thức biểu đạt phù
hợp để trình bày sự hiểu biết và
suy nghĩ của mình theo yêu cầu
của bài viết.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
01
03
30%
Số câu: 01
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 2:
Làm văn nghị
luận văn học
Vận dụng hiểu biết về một tác
phẩm truyện ngắn hiện đại Việt
Nam đã học và vận dụng những
thao tác lập luận trong văn nghị
luận để viết bài văn NLVH bàn
về một hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm văn xuôi.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
Số câu: 01
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 01
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ%:
1
2
20 %
2
8
80%
Số câu: 03
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
II/ĐỀ:
Câu 1:(2,0 điểm) Nêu ý nghĩa không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “ Thuốc” của Lỗ
Tấn.
Câu 2( 3,0 điểm):
Viết một bài văn ngắn trình bày sự hiểu biết và suy nghĩ của mình về nhận định sau:
“ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
( Nguyễn Bá Học)
Câu 3:(5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành.
III/ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 12:
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
Nêu ý nghĩa không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “ Thuốc”
của Lỗ Tấn.
2,0
- Không gian nghệ thuật:
+Một quán trà nghèo, với những kẻ vô công rỗi nghề.
+Một pháp trường – đầy bóng đen.
+Một nghĩa địa dày khít mộ với một con đường mòn chia cắt.
0,5
Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc. 0,5
- Thời gian nghệ thuật:
+ Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, mùa của sự tàn tạ và héo úa -hai cái chết (Hạ
Du và Hoa Thiên)-> mùa thu “trảm quyết”.
+ Cảnh cuối truyện lại xảy ra vào mùa xuân thanh minh, mùa của sự hồi sinh- hai
người mẹ bước qua con đường mòn .
0,5
Thời gian tiến triển, vận động đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả và
niềm hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận đau khổ,
tối tăm.
0,5
Câu 2
- Trên cơ sở những hiểu biết về kiểu bài làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí,
HS biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, văn viết trôi chảy, bố
cục rõ ràng, chặt chẽ, không sai các lỗi về dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt…
a/ Trình bày cách hiểu về nhận định:
+Vế đầu “ Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi”- Cho dù ngăn sông
cách núi nhưng con người vẫn khẳng định không khó. Điều này nhấn mạnh yếu tố
tinh thần, tư tưởng quyết tâm của con người.
+ Vế sau“ mà khó vì lòng người ngại núi e sông”- tinh thần, tư tưởng của con
người lo sợ trước trở ngại của núi sông sẽ khiến con người không dám vượt qua.
Điều này cho thấy tư tưởng của con người, tinh thần của con người rất quan trọng
với mọi công việc.
=>Tư tưởng, tinh thần của con người quyết định sự thành bại của công việc. Trông
thấy việc đã ngại thì không thể hoàn thành tốt.Nếu con người có quyết tâm thì mọi
việc không có gì khó.
1,5
Câu 3
a/ Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu, HS có thể trình bày các cách khác nhau
nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5
- Phân tích tính cách của nhân vật Tnú:
+ Gan góc ,dũng cảm, mưu trí, tuyệt đối trung thành với cách mạng .
+ Tnú là người có tính kỷ luật cao, lòng can đảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù
+ Câu chuyện về cuộc đời và con đường của Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến
với cách mạng của người dân Xô Man; làm sáng tỏ chân lí : “Chúng nó đã cầm súng , mình
phải cầm giáo”.
3,0
-Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu vừa
có những nét cá tính sống động ( chi tiết đôi bàn tay Tnú,…)
1,0
- Khái quát, đánh giá vấn đề nghị luận. 0,5