Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 MÔN VĂN ĐỀ SỐ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.65 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM 2014
MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Dành cho HS yếu - kém)
I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn
lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến
thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn
bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu và
tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: Tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút.
III- THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1
Đọc - hiểu văn
bản
Hiểu ý nghĩa của
văn bản, tên văn
bản; hiểu biết về
chính tả


Sắp xếp câu cho
rõ ý nghĩa văn
bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2,0
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu:3
4,0 điểm
=40%
Chủ đề 2
Nghị luận xă
hội
Nhận biết được nội
dung tư tưởng đạo
lí chứa đựng trong
câu nói
Hiểu được nội dung
biểu hiện trong đời
sống
Vận dụng những kiến thức về
đời sống, kết hợp các thao tác
NL và phương thức biểu đạt,

biết
cách làm bài nghị luận xă hội.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm =
60%
Chủ đề 3
Nghị luận văn
học
Nhận biết đoạn
thơ trong bài thơ
Hiểu được đặc sắc
nội dung và nghệ
thuật của hình
tượng thơ
Vận dụng những kiến thức về tác
giả, tác phẩm, về đặc trưng thể
loại, kết hợp các thao tác nghị
luận và phương thức biểu đạt,


biết cách làm bài nghị luận văn
biết cách làm bài nghị luận văn
học phân tích thơ
học phân tích thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm =
60%
IV- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
NĂM 2014
MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Dành cho HS yếu - kém)
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Câu 1: Đặt nhan đề cho đoạn văn sau :
… Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lên. Chuyện đi lại là vấn đề cần được
coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi
bộ.
Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng
thời thể hiện trình độ văn minh, kỉ cương pháp luật của một thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại
trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tốt.
(Theo Băng Phương) (1 điểm)
Câu 2: Hãy sửa lỗi chính tả trong đoạn văn nháp sau:
Chưa bao giờ người ta thấy xuấc hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mỡ như Thế Lữ, mơ màn như Lưu
Trọng Lư, hùng trán như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ão não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,… và thiếc tha, rạo rực, boăn khoăn như Xuân Diệu.
(1 điểm)
Câu 3: Sắp xếp lại các câu trong đoạn văn sau cho rõ ý nghĩa:
Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué, đã
trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Nhưng đâu phải như vậy. Có người nghĩ rằng thơ là những lời

đẹp. Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Và Nguyễn
Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà còn viết :
Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao ! (2 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau :
Câu 2.a :(6đ)
Trần Đình Hượu trong bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” có nhận định:
“Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
Từ đó, anh/chị hãy suy nghĩ về lối sống của người Việt Nam hiện nay.
Câu 2.b :(6đ)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, chính phủ luận bàn việc công.
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường.
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Hết
V- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: NGỮ VĂN (CƠ BẢN)
(Dành cho HS yếu - kém)
Câu Ý Nội dung Điểm
I.1 Có thể là : Chuyện đi đứng, Văn hóa đi lại, Chống đi ẩu 1,0
I.2 xuất hiện, rộng mở, mơ màng, hùng tráng, ảo não, thiết tha, băn

khoăn
1,0
I.3 Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định
nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời
đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương,
những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué, đã
trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không
những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà
còn viết :
Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao !
2,0
II.a a Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Bố cục chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận 0,5
Giải thích ý kiến :
- “Gươm” là biểu tượng của giết chóc, của chiến tranh, của sức
mạnh hủy diệt bạo tàn.
- “Tra gươm vào vỏ” : tức là dừng chém giết, dừng làm điều
ác.
- “Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm” : kẻ ác sẽ phải bị
trừng trị, cũng như câu “Gieo gió gặt bão”, “Ác giả ác báo”.
- Câu nói là lời cảnh tỉnh, khuyến cáo kẻ ác hãy dừng tay.
2,0
Bàn luận :

- Trong xã hội, kẻ dùng bạo lực, dùng vũ khí để “nói chuyện”
với đồng loại chỉ có thể là bọn giết người cướp của, là những kẻ đầy
thú tính man rợ. Cũng có những kẻ ác không cầm vũ khí nhưng lúc
nào cũng có những âm mưu hèn hạ, những thủ đoạn thâm độc hại
người.
- Ở cấp độ cao hơn, gương mặt ghê gớm nhất của Cái Ác chính
là chiến tranh. Chiến tranh là kẻ thù của nhân loại. Dù là chính nghĩa
hay phi nghĩa, chiến tranh cũng chưa bao giờ là bạn của hạnh phúc
con người. Nó gây ra cảnh máu đổ đầu rơi, xương tan thịt nát, gia
đình chia li,… Những kẻ gây chiến tranh đều là bọn người khát máu,
3,0
hiếu chiến, vì quyền lợi riêng mà gây họa cho bao nhiêu kẻ khác.
- Khát vọng của nhân loại ngàn đời là khát vọng được sống
trong hòa bình, hạnh phúc, trong yêu thương. Vì khát vọng này mà
con người dám hi sinh chống lại cái ác đến cùng.
- Cái ác phải bị tiêu diệt, kẻ ác phải bị trừng trị, đó là quy luật
tất yếu của tiến bộ xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần có thái độ đấu tranh quyết liệt chống cái ác, cái xấu
trong xã hội.
- Con người nên khoan dung khi kẻ ác biết “tra gươm vào vỏ”,
quay về với cái thiện.
0,5
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức.
- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
II.b Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc

lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những
nội dung cơ bản sau:
a. Giới thiệu chung về Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và đoạn thơ. 0,5
b. Cảm nhận về đoạn thơ :
- Đoạn thơ diễn tả hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
- Ở đó có Trung ương Đảng, có chính phủ, có Bác Hồ. Việt Bắc là
đầu não của cuộc kháng chiến, lãnh đạo toàn diện.
- Đoạn thơ khẳng định niềm tin yêu của cả nước đối với Việt Bắc.
- Việt Bắc còn là quê hương, là cội nguồn của cách mạng Việt Nam.
- Nghệ thuật : ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu.
5,0
c. - Đánh giá chung: Đây là một đoạn thơ vừa hào hùng, vừa tha thiết,
rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
0.5

×