Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SỞ GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH - ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.03 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU MÔN NGỮ VĂN
Giáo viên: Võ Thị Quy Phượng Thời gian: 120 phút( không kể thời gian phát đề)
I.MỤC TIÊU ĐỀ THI:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ
Văn lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung
kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và
tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ
năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thực biểu đạt đã học.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
-Hình thức:Tự luận
-Cách tổ chức kiểm tra:cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng
cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao Cộng
Chủ đề 1
Đọc-hiểu
văn học:
+Tiếng Việt:
+ Văn học nước
ngoài:
Kiến thức
đọc hiểu
văn bản” Từ
ấy”- Tố Hữu


Kiến thức
đọc-hiểu
văn
bản :”Thuốc
” của Lỗ
Tấn
Kiến thức
về các biện
pháp tư từ
từ vựng: ẩn
dụ,so sánh
Xác định
được chi
tiết: ý
nghĩa, nội
dung
chính, nhan
đề…
Số câu: 2
Tỉ lệ: 40%
2điểm 2điểm 40%= 4,0
điểm
Chủ đề 2
- Nghị luận xã hội.
Nhận biết
được nội
dung tư
tưởng chứa
đựng trong
phát biểu :”

“ Ta đi trọn
kiếp con
người
Vẫn không
đi hết
những lời
mẹ ru”.

Hiểu được
nội dung
biểu hiện
của tư
tưởng đạo
lý : Tình
mẫu tử
- Biết vận dụng kiến
thức, kĩ năng để viết
bài văn nghị luận nhằm
bộc lộ những suy nghĩ
của bản thân về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
3 điểm 30%=(3,0đ)
Chủ đề 3
Nghị luận
Văn học
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
Nhận biết

được số
phận của
nhân vật Mị
Trong tác
phẩm “ Vợ
chồng A
Phủ”
Hiểu được
nội dung
của đoạn
trích : Sức
sống tiềm
tàng trong
nhân vật
Mị
Vận dụng những kiến
thức về tác giả, tác
phẩm, về đặc trưng thể
loại kết hợp các thao
tác nghị luận và
phương thức biểu đạt,
biết cách cảm nhận
mọt đoạn văn ngắn
1 câu 3 điểm
30%=(5,0đ)
II.ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4.0 điểm)
Câu 1:Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoan thơ sau : (2.0 điểm)
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
( Từ ấy – Tố Hữu)
Câu 2:( 2.0điểm)
Cho ngữ liệu sau:
Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp,
cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa
nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về
phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 12 mà em đã học? Của tác giả
nào?
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề?
3. Nêu ý nghĩa chi tiết “con đường mòn”?
II. PHẦN LÀM VĂN: (6.0 điểm)
Câu 1: Phần Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh(chị) suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2. (3,0 điểm)
Ngày tết Mị muốn di chơi xuân nhưng bị A sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp:”Trong bóng tối,
Mị đứng im lặng nhưng không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị
đi theo những cuộc chơi, những đám chơi…Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào em bắt pao
nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được . Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe
tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên,gãi chân nahi cỏ. Mị thỗn thức nghĩ mình không bằng
con ngựa.”
Phân tích đoạn văn trên nêu rõ cảm nhận của anh( chị) về nhân vật Mị( số phận, sức sống) và về ngòi bút
miêu tả tinh tế sâu sắc cảu Tô hoài trong “vợ chồng A Phủ”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4.0 điểm)
Câu 1:
-Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh nắng hạ,mặt trời dùng để chỉ lí tưởng của cộng sản.
-Biện pháp so sánh: Tâm hồn tác giả giống như một khu vườn tưng bừng sức sống,ngát hương thơm và
rộn rã tiếng chim.
-Hiêụ quả thẩm mĩ:
+Với nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với một số động từ mạnh(bừng,chói)tác giả nhấn mạnh lí tưởng cộng sản
giống như một nguồn sáng rực rỡ,chói lòa xua tan những u ám,lạnh lẽo,làm bừng sáng tâm hồn người
thanh nien tri thức tiểu tư sản giàu nhiệt huyết nhưng chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ,đang
băn khoăn đi kiếm lẽ đời.Cách nói ấy thể hiện thái độ thành kính,ân tình của nhà thơ với Đảng
+Với nghệ thuật so sánh tác giả diễn tả niềm vui sướng mãnh liệt của mình khi được giác ngộ lí tưởng
cộng sản.Ánh sáng của lí tưởng cộng sản có sức mạnh diệu kì làm sống dậy,làm tươi lại một thế giới tâm
hồn.Niềm vui ấy trong lòng nhà thơ như được chắp cánh,được nhân lên bội phần.Đây là giây phút đặc biệt
thiêng liêng trong cuộc đời của tác giả.
Câu 2:
1.“Thuốc” của Lỗ Tấn
2.Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, nơi bà mẹ Thuyên và Hạ Dụ gặp nhau ở cuối tác phẩm. Nhà văn
đặc biệt chú ý đến hình ảnh con đường mòn giữa nghĩa địa, chia cắt nghĩa địa thành hai, mộ những người
chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải.
Đặt nhan đề: Con đường mòn, hình ảnh nghĩa địa
3. Ý nghĩa chi tiết con đường mòn:
“Con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, suy nghĩ đương nhiên của người
dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ở đây, con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém là người phản
nghịch, người CM với nghĩa địa người chết bệnh là nhân dân lao động nghèo khổ chính là biểu tượng cho
mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhân dân và CM. Người dân TQ lúc bấy giờ ngu muội, thiếu hiểu biết về chính
trị và người làm CM thì lại xa rời quần chúng nhân dân.
Hình ảnh “con đường mòn” còn là biểu tượng để nói lên căn bệnh mê tín, lạc hậu, ngu muội đã đưa người
dân Trung Hoa đến những bi kịch: cái chết Hạ Du (người CM) và tiểu Thuyên (người chết bệnh).
Do đó, cần một thứ thuốc để chữa bệnh thể xác lẫn tinh thần cho toàn xã hội.
II. PHẦN LÀM VĂN:

Câu 1:
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, ra đề theo cách gián tiếp Để giải quyết yêu cầu của đề, bài viết cần đạt được các
ý cơ bản sau:
- Nội dung cần nghị luận:
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể
hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru.
-Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa
đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành
về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát
vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về
lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy
hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua
b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã
chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có
được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
2. Bình luận, đánh giá:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm
nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho

con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh
bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ
thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.
Câu 2:
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một vấn đề trong tác
phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ,
ngữ pháp…
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật xây dựng hình tượng
của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những
nội dung cơ bản sau:
a.Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần nghị luận
b.Cảm nhận về sức sống của nhân vật Mị:
* Giữa đoạn văn là câu rất ngắn: Mị vùng bước đi:
-Trên là âm thanh tiếng sáo , dưới là tiếng chân ngựa.” Mị vùng bước đi”: nư một cái bản lề khép mở hai
thế giới hai tâm trạng: thế giới của những ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện
thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách;
-Tâm trạng của một cô gái chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình và tâm trạng cảu một cô gái” thổn thưc
mình không bằng con ngựa”
*Tiếng sáo – ước mơ – sưc sống của Mị:
-Mị vùng bước đi như một kẻ mộng du như không biết mình đang bị trói. Bởi mị đang sống với ước mơ,
bằng ước mơ chứ không phải sống với hiện thực ,bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo trong đêm
tình mùa xuân ngày trước , đang tìm lại tuổi trẻ ,tuổi xuân tình yêu, hạnh phúc của mình. Hơi rượu còn
nồng nàn trong đầu Mị cũng rập rờn tiếng saosduwa Mị đi theo những cuộc chơi, nhưng đám chơi…
-Chính tiếng sáo ấy gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thực của mình đã bị cướp mất trong địa ngục
trần gian . Sức sống ấy khiến cô quên đi thực tại không thấy không nghe A sử nói, không biết mình đang
bị trói. Chỉ còn biết tiếng sáo , chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man chập chờn trong tiếng sáo. Và tiếng sáo
thành biểu trưng ước mơ và sức sống của Mị.

*Tiếng chân ngựa- hiện thực- số phận Mị:
- Mị vùng bước đi nhưng tay chân không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay giấc mơ tan biến và hiện thực trần
trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít lại,
đau nhức và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác
nhưng tiếng chân ng ựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của mị khi đó gợi lên sự so sánh
nghiệt ngã, xót xa: thân phận con người không bằng con trâu ngựa. Tiếng chân ngựa trở thành biểu tượng
cho hiện thực và số phận cho Mị.
*Ngòi bút miêu tả tinh tế sâu sắc của tô Hoài:
-Tinh tế miêu tả tâm lí nhân vật ở hai cảnh đối lập nhau: mê man chập chờn trong tiếng sáo như một kẻ
mộng du dẫn đến hành động “ vùng bước đi” tỉnh lại và cay đắng xót xa.
-Sâu sắc trong chi tiết giàu ý nghĩa, dặc biệt là hai biểu tượng đối lập và đấy ấn tượng.

×