Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN SỐ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.54 KB, 6 trang )

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỜI GIAN: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
GV: Lê Thị Ngọc Tuyết
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Đề khảo sát được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được
quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một
số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 theo 2 nội dung
Phần đọc hiểu văn bản và phần viết văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo
lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu
kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ
đó điều chỉnh hoạt động học tập để đạt hiệu quả.
- Về kiến thức: Cần có kiến thức phong phú về văn học và xã hội, có chiều sâu và
phương pháp viết bài cô đọng, hàm súc để viết được bài nghị luận văn học và nghị luận xã
hội.
- Về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc- hiểu văn bản,
viết bài văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội chuẩn xác, hấp dẫn.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức: Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tên các nội dung cần kiểm tra.
- Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
kiểm tra
Nhận biết Thông hiểu


Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1
Đọc hiểu
văn bản
- Nhận biết
được gương
mặt quê hương
qua đoạn thơ.
- Nắm được
nội dung yêu
cầu sửa câu.
- Hiểu được nội
dung và nghệ
thuật của văn bản.
- Thấy được chỗ
cần sửa trong câu.
- Xác định
giá trị tu
từ và nêu
tác dụng.
- Sửa được
ngữ pháp
của câu
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu: ½ câu

Số điểm: 1,0
Số câu: ½ câu
Số điểm: 1,0
Số câu
Số điểm:
1,0
Số câu
Số điểm:
1,0
Số câu: 1
2,0 điểm
Chủ đề 2
Làm văn
Nghị luận
xã hội
- Nắm được
vấn đề cần
nghị luận là
một tư tưởng,
đạo lí.
- Hiểu được các
bước nghị luận
trong một đoạn
văn, hiểu được
lĩnh vực để lập
luận, dẫn chứng
cụ thể.
Vận dụng những kiến
thức về đặc trưng thể
loại, kết hợp các thao

tác nghị luận và
phương thức biểu đạt
để trình bày những cảm
nhận, suy nghĩ của bản
thân về một tư tưởng,
đạo lí.
Số câu
Số điểm: 3,0
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm
3,0
Chủ đề 3
Làm văn
Nghị luận
văn học
Nắm được nội
dung chính
của đoạn thơ,
hoàn cảnh
sáng tác bài
thơ Tây Tiến
Hiểu được nội
dung và nghệ
thuật biểu đạt

trong đoạn thơ:
hình ảnh, các giá
trị tu từ, giọng
thơ,
Vận dụng những kiến
thức về tác giả, tác
phẩm, về đặc trưng thể
loại, kết hợp các thao
tác nghị luận và
phương thức biểu đạt
để


trình bày những cảm
trình bày những cảm


nhận, suy nghĩ của bản
nhận, suy nghĩ của bản


thân về chân dung
thân về chân dung


người lính Tây Tiến
người lính Tây Tiến
Số câu: 1,0
Số điểm: 5,0
Số câu

Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm
5,0
Tổng số
câu: 03
Tổng số
điểm
Số câu:1/2
Số điểm: 1,0
10%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1,0
10%
Số câu: 2
Số điểm: 8,0
80%
Số câu: 3
Số điểm:
10,0
100%
Tỉ lệ %
SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013 - 2014
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THỜI GIAN: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
(Học sinh làm bài trên giấy thi)

ĐỀ CHÍNH THỨC Đề 2

PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. ( 2,0 điểm)
a. Tìm và nêu tác dụng giá trị tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
( Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
b. Sửa lại câu văn sau cho đúng ngữ pháp:
Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm lặng lẽ SaPa
của Nguyễn Thành Long.
PHẦN VIẾT VĂN
Câu 2. ( 3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( 20- 30 dòng) theo cấu trúc diễn dịch, giải thích ngắn
gọn lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc
sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.”
Câu 3 ( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Aó bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
( Tây Tiến- Quang Dũng)
( Ngữ văn 12 Ban Cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, tr.88 )
Hết

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2013- 2014
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề
HƯỚNG DẪN CHẤM Đề 2
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
2.Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám kháo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0 điểm)
II. Đáp án và thang điểm
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
(2,0 đ)
a. Tìm và nêu tác dụng giá trị tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
( Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
b. Sửa lại câu văn sau cho đúng ngữ pháp:
Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm lặng
lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long.
Cần đạt:
a. Tìm và nêu tác dụng giá trị tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

( Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: “ Quê hương là con diều biếc…
Quê hương là con đò nhỏ”
- Tác dụng: Nhà thơ diễn tả một cách cụ thể, hình tượng gương mặt tâm hồn
quê hương.
b. Sửa lại câu văn sau cho đúng ngữ pháp:
Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm lặng lẽ
SaPa của Nguyễn Thành Long.
Có thể sửa câu văn theo các cách sau:
- Thay dấu phẩy bằng từ “là”
Nhân vật anh thanh niên là nhân vật trung tâm trong tác phẩm
lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long.
- Thêm vị ngữ cho câu hoàn chỉnh:
Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm lặng lẽ SaPa
của Nguyễn Thành Long là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Câu 2
(3,0đ)
Viết một đoạn văn ( 20- 30 dòng) theo cấu trúc diễn dịch, giải thích ngắn
gọn lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm “ Học vấn không chỉ là
chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của
học vấn.”
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Biết vận dụng phối
hợp nhiều thao tác nghị luận, nắm vững cấu trúc diễn dịch ( câu chủ đề nằm
ở đầu đoạn văn)
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần sự chân thành, hợp
lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý cơ bản:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5

- Ý nghĩa của việc đọc sách trên con đường phát triển của nhân loại, sách đã
ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm
tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
1,0
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là con đường quan
trọng của học vấn.
1,0
+ Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể đi xa hơn trên con đường học vấn
+ Không thể tiếp thu được kiến thức, thành tựu văn minh mới mẻ nếu như
không kế thừa thành tựu các thời đại đã qua.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động, rèn luyện thái độ đọc sách đúng
đắn.
0,5
Câu 3
(5,0 đ )
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Aó bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
( Tây Tiến- Quang Dũng)
( Ngữ văn 12 Ban Cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, tr.88 )
a. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích thơ, biết cách cảm nhận
hình tượng thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, học sinh
có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được
những nội dung cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
- Đoạn thơ tập trung khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp
lãng mạn nhưng không thoát li hiện thực với cảm xúc bi tráng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn
. Sẵn sàng đối mặt với khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bẹnh tật,…
. Dáng vẻ oai phonmg, lẫm liệt, khí phách hào hùng, mạnh mẽ.
. Tâm hồn hào hoa, mơ mộng “ gởi mộng qua biên giới”, : mơ dáng kiều
thơm” tiếp thêm sức mạnh, động viên  lập chiến công.
2,0
+ Vẻ đẹp bi tráng
. Hiến dâng “ đời xanh” cho tổ quốc mà không hề tiếc nuối.
. Xem nhẹ cái chết, với họ sự hi sinh nhẹ tựa lông hồng, thanh thản.
. Linh hồn người lính Tây Tiến hòa cùng sông núi vĩnh hằng.
2,0
- Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của 0,5
người tráng sĩ anh hùng xưa.

×