Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quản trị doanh nghiệp sản xuất- Bố trí mặt bằng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.49 KB, 20 trang )

A. Lý thuyết :
I. Bố trí mặt bằng sản xuất :
1.Khái niệm, ý nghĩa của bố trí sản xuất :
* Khái niệm :
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không
gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Kết quả : Hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản
xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất.
Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án hợp lý, đảm bảo
cho hệ thống sản xuất được hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp , thích ứng nhanh với
thị trường. Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại quá trình sản xuất, chiến lược kinh
doanh, phương tiện. thiết bị nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
* Ý nghĩa :
- Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Bố trí đúng sẽ tạo ra
năng suất chất lượng cao hơn, nhịp đọ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa
các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề
về tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
- Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi phải có sự nỗ lựcvà đầu tư rất lớn về sức lực và
tài chính.
- Đây là một vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc sẽ rất tốn kém.
* Các yêu cầu trong bố trí sản xuất :
- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất.
- An toàn cho ngưởi lao động.
- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ.
- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất.
- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến.


- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong, bên ngoài
của doanh nghiệp.
1
2. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu :
Xét về cơ sở lý luận thì có 3 loại hình bố trí sản xuất cơ bản là bố trí theo quá
trình, bố trí theo sản phẩm và bố trí cố định. Việc lựa chọn loại hình bố trí nào phụ thuộc
vào kiểu luồng công việc cần thiết diễn ra trong quá trình chế biến. Nhưng trên thực tế,
việc kết hợp các lọai hình bố trí trên theo những cách thức khác nhau trên cơ sở ứng dụng
kỹ thuật máy tính hiện đại, giúp cho doanh nghiệp thiết kế được nhanh và nhiều loại hình
bố trí có hiệu quả cao.
a. Bố trí theo quá trình :
Bố trí theo quá trình phù hợp đối với loại hình sản xuất gián đoạn, khối lượng sản
phẩm nhỏ , chủng loại sản phẩm nhiều. Sản phẩm hoặc chi tiết , bộ phận đòi hỏi quá trình
chế biến khác nhau, thứ tự không giống nhau và sự di chuyển của nguyên vật liệu, bán
thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. Tại nơi làm việc, máy móc thiết bị
nhóm với nhau theo chức năng chứ không phải theo thứ tự chế biến.
Kiểu bố trí này phổ biến trong các doanh nghiệp cơ khí và đặc biệt là trong lĩnh vực dịch
vụ như ngân hàng, bệnh viện trường học …
b. Bố trí theo sản phẩm :
+ Bố trí theo sản phẩm có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường
được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn.
Hoạt động chế biến sản phẩm chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao. Công việc được
phân chia thành hàng loạt những nhiệm vụ, tiêu chuẩn hóa, cho phép có sự chuyên môn
hóa lao động và thiết bị. Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao táctừ đầu đến
cuối. các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòngnhằm thực hiện đúng trình
tự các bước công việc đã được chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa , có khả năng sắp xếp
quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị
chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt
động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền.
+ Dây chuyền sản xuất có thể bố trí theo đường thẳng hoặc chữ U, L, M…

c. Bố trí cố định vị trí :
2
Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định ở một vị trí còn máy móc, thiết bị vật
tư và lao động được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất. Bản chất, đặc điểm của sản phẩn
qui định loại hình bố trí này, chẳng hạn như khối lượng, trọng lượng, kích cỡ, hoặc những
yếu tôd khác làm cho sản phẩm rất khó hoặc không di chuyển được. Do đặc điểm này mà
mà nguyên liệu, máy móc thiết bị phải đưa đến trước tập kết ở nơi làm việc. Một yêu cầu
rất quan trọng là tập kết nguyên liệu, vật tư đến đúng thời hạn và phải chuẩn bị nơi bảo
quản an toàn. Người ta cố gắng tổ chức sản xuất ở nơi khác đưa đến để chủ yếu là lắp ráp,
nhằm giảm giá thành.
d. Hình thức bố trí hỗn hợp :
Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các hình
thức đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Kiểu bố trí này sẽ phát huy những ưu
điểm, đồng thời hạn chế những khuyết điểm của từng loại bố trí trên.
Lý tưởng là lựa chọn được hệ thống bố trí vừa linh hoạt vừa có chi phí sản xuất
thấp.Các hình thức bố trí hỗn hợp :
+ Bố trí hỗn hợp giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm
+ Tế bào sản xuất
+ Bố trí theo nhóm công nghệ
+ Hệ thống sản xuất linh hoạt.
II. Lựa chọn chiến lược tổng hợp :
1. Khái niệm :
* Khái niệm :
Hoạch định tổng hợp là việc kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá
trình sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí, giảm thiểu đến mức thấp nhất mức lao động
của công việc và mức tồn kho cho một tương lai trung hạn.
* Nhiệm vụ :
3
- Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của thị
trường sao cho tổng chi phí dự trữ và sản xuất gần đạt mức nhỏ nhất.

- Phân bổ sản xuất và mức dự trữ cho từng loại sản phẩm sao cho tổng các giá trị
phân bổ phải bằng giá trị tổng hợp và tổng các chi phí vẫn gần như thấp nhất.
- Huy động tổng hợp các nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường.
2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp :
a. Chiến lược thay đổi mức tồn kho :
* Nội dung: Duy trì sản xuất ngay cả khi nhu cầu thị trường ở mức thấp để tăng
cường cho giai đoạn cầu tăng trong tương lai.
* Ưu điểm:
- Quá trình sản xuất liên tục, ổn định, không có biến đổi bất thường.
- Kịp thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất.
- Chi phí sản xuất thấp: giảm chi phí thuê mướn, đào tạo, cho nghỉ việc, chi phí máy
móc do tạm ngừng sản xuất…
* Nhược điểm:
- Chi phí dự trữ & chi phí bảo hiểm tăng cao.
- Không phù hợp với nhiều doanh nghiệp.
* Áp dụng :
- Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có điều kiện bảo quản, tồn trữ đơn giản.
- Không thích hợp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hau sản phẩm khó tồn trữ,
bảo quản.
b. Chiến lược thay đổi số lượng công nhân theo mức cầu :
* Nội dung: Thuê mướn thêm hoặc sa thải công nhân tùy theo nhu cầu, từng giai
đoạn.
* Ưu điểm :
- Tránh rủi ro do sự biến động bất thường của nhu cầu
- Giảm chi phí tồn kho thành phẩm, chi phí làm thêm giờ.
* Nhược điểm :
4
- Tăng chi phí cho lao động như đền bù thôi việc hoặc trả lương, đào tạo nhân công
thuê thêm.

- Giảm uy tín của doanh nghiệp.
- Việc sa thải công nhân sẽ tạo tâm lý không tốt cho người lao động nên ảnh hưởng
đến chất lượng công việc.
* Áp dụng : Những công việc không đòi hỏi kỹ năng cao( lao động phổ thông) hoặc
ở những khu vực mà nhiều người muốn tăng thêm thu nhập.
c. Chiến lược thay đổi cường độ lao động :
* Nội dung: Tổ chức làm thêm giờ hoặc cho lao động tạm nghỉ việc thùy theo nhu
cầu từng giai đoạn.
* Ưu điểm :
- Chi phí tồn kho thấp.
- Lực lượng lao động ổn định, giảm chi phí thuê mướn thêm hoặc cho người lao
động nghỉ việc, giảm chi phí huấn luyện, đào tạo.
- Kịp thời ứng phó được với các biến động.
* Nhược điểm :
- Chi phí làm thêm giờ cao.
- Gánh nặng trả lương cho người lao động khi nhu cầu thấp
- Nếu lao động làm thêm giờ nhiều dẫn đến quá tải, mệt mỏi làm cho năng suất lao
động giảm và chất lượng giảm. Như vậy có thẻ sẽ không đáp ứng được nhu cầu.
* Áp dụng :
- Biến động nhu cầu không diễn ra trong một thời gian quá dài.
- Lao động đòi hỏi kỹ năng cao.
d. Chiến lược hợp đồng phụ :
* Nội dung: thuê gia công ngoài hoặc làm gia công cho bên ngoài.
* Ưu điểm :
- Linh hoạt cao trong điều hành sản xuất, đpá ứng nhu cầu thị truờng kịp thởi.
- Tận dụng được công suất thiết bị,máy móc, diện tích sản xuất, lao động.
* Nhược điểm :
5
- Khó kiểm soát chất lượng & thời gian.
- Chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công.

- Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp xúc với khách hàng, có thể làm mất khách.
* Áp dụng : áp dụng cho một số lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ mang tính công
nghiệp như sửa chữa, sơn …
e. chiến lược sử dụng nhân công tạm thời :
* Nội dung: Thuê nhân công tạm thời khi nhu cầu tăng cao
* Ưu điểm :
- Sử dụng lao động linh hoạt.
- Giảm trách nhiệm và chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức.
* Nhược điểm :
- Gây ra biến động về số lượng lao động.
- Làm tăng chi phí đào tạo lao động mới.
- Sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp là thấp.
- Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng.
- Lịch trình làm việc có thể bị ảnh hưởng .
* Áp dụng:
- Công việc không đòi hởi trình độ chuyên môn cao.
- Lĩnh vực dịch vụ.
f. Chiến lược tác động đến cầu :
* Nội dung : Tăng cầu nhờ quảng cáo, khuyến thị, tăng việc bán hàng cho nhân
viên( tăng số nhân viên, hình thức bán) hoặc giảm giá.
* Ưu điểm:
- Tận dụng được ăng lực sản xuất dư thừa.
- Tăng khả năng cạnh tranh.
- Có thể tạo ra tập khách hàng mới.
* Nhược điểm :
- Nhu cầu không chính xác, khó dự báo.
- Nếu thực hiện chiến lược này thường xuyên sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp.
6
* Áp dụng:
- Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ đặt chỗ trước.

- Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
- Doanh nghiệp uy tín, thương hiệu mạnh, ít áp dụng.
g. Chiến lược thực hiện đơn hàng chịu :
* Nội dung: ký kết đơn hàng nhưng không giao ngay khi nhận được khách hàng cho
phép vào thời điểm cầu cao.
* Ưu điểm :
- Ổn định mức sản xuất và thu nhập
- Tránh phải thuê gia công, lao động ngoài, hay trả công lao động ngoài giờ.
* Nhược điểm :
- Dễ mất khách do không được đáp ứng nhanh.
- Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh.
- Nếu thực hiện chiến lược nhiều lần sẽ làm mất uy tín doanh nghiệp.
* Áp dụng :
- Chỉ áp dụng trong những khoảng thời gian hợp lý ( thực sự cao điểm).
- Sản phẩm , dịch vụ mang tính độc quyền, khó bắt chước, chất lượng cao.
h. Chiến lược tổ chức sản phẩm hỗn hợp theo mùa vụ :
* Nội dung : Kết hợp sản xuất các loại sản phẩm theo mùa vụ khác nhau, bổ sung
cho nhau.
* Ưu điểm :
- Tận dụng được các nguồn lực.
- Ổn định đội ngũ lao động.
- Ổn định thị trường khách..
- Tránh được tính mùa vụ.
* Nhược điểm :
- Có thể gặp khó khăn về những vấn đề chuyên môn
- Khó khăn trong điều độ sản suất, chiến lược sản xuất và phát triển thị trường.
- Khó tìm được những sản phẩm đối nghịch hoàn toàn.
7

×