Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THANH
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ VÀ NỀN ĐÁY
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA NGHÊU
BẾN TRE (Meretrix lyrata) TỪ GIAI ĐOẠN GIỐNG
CẤP 1 LÊN GIAI ĐOẠN GIỐNG CẤP 2
TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


NGHỆ AN – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THANH
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ VÀ NỀN ĐÁY
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA NGHÊU
BẾN TRE (Meretrix lyrata) TỪ GIAI ĐOẠN GIỐNG
CẤP 1 LÊN GIAI ĐOẠN GIỐNG CẤP 2
TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Khôi
NGHỆ AN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ
lệ sống và sinh trưởng của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn
giống cấp 1 lên giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất”, chuyên ngành nuôi


trồng thủy sản là của riêng tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được
trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 16 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các tập thể, cá nhân. Từ đáy lòng mình, tôi xin trân trọng cảm ơn
những giúp đỡ quý báu đó:
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo khoa Nông Lâm
Ngư, Phòng đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Vinh, Ban Lãnh đạo
Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành khoá học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới TS. Lê Văn Khôi, người hướng dẫn
khoa học, đã định hướng trong nghiên cứu, từ việc lập đề cương đến triển
khai các thí nghiệm và hoàn thiện bản luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai thí
nghiệm nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn.
Nghệ An, ngày 16 tháng 09 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Thanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1. Đặc điểm sinh học của nghêu Bến Tre 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Sự phân bố của nghêu 3
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 5
1.1.5. Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản 6
1.1.6. Sự phát triển của phôi và ấu trùng 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 27
2.3.2. Phương pháp xác định số liệu 31
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
sống của nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 33
3.1.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 33
3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng của nghêu ở giai

đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 34
3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu ở giai đoạn giống
cấp 1 lên cấp 2 38
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 40
3.2.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 40
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của nghêu 41
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống của nghêu 44
3.3. Ảnh hưởng của nền đáy đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu
ở giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2 46
3.3.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 46
3.3.2. Ảnh hưởng của nền đáy đến tốc độ tăng trưởng của nghêu 47
3.3.3. Ảnh hưởng của nền đáy đến tỷ lệ sống của nghêu 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
v
DANH MỤC KÍ HIỆU - VIẾT TẮT
ANOVA : Phân tích phương sai
AG : Tăng trưởng tuyệt đối
CT : Công thức
CS : Cộng sự
DO : Ôxy hoà tan
MAX : Giá trị lớn nhất
MIN : Giá trị nhỏ nhất
TN : Thí nghiệm
SGR : Tốc độ tăng trưởng đặc trưng
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 34
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của nghêu

Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 đến giai đoạn giống cấp 2 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về
chiều cao của nghêu Bến Tre 36
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu Bến tre giai
đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 38
Bảng 3.5. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 40
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 41
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều
cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 43
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre giai
đoạn ương giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 45
Bảng 3.9. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 46
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nền đáy đến tăng trưởng chiều cao của nghêu Bến
Tre giai đoạn ương giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 47
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nền đáy đến tốc độ tăng trưởng tương đối về
chiều cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp
2 49
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nền đáy đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre giai
đoạn ương giống cấp 1 lên giống cấp 2 50
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata, Sowerby 1851) 3
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của Nghêu Bến Tre 7
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Hình 2.2. Ảnh các xô pha nước dùng bố trí thí nghiệm 30
Hình 2.3. Đo kích thước nghêu 31
Hình 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của nghêu
Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 đến giai đoạn giống cấp 2 35
Hình 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về

chiều cao của nghêu Bến Tre 37
Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu Bến tre giai
đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 39
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của
nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 42
Hình 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều
cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 44
Hình 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre giai
đoạn ương giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 46
Hình 3.7. Ảnh hưởng của nền đáy đến tăng trưởng chiều cao của nghêu Bến
Tre giai đoạn ương giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 48
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nền đáy đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều
cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 49
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nền đáy đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre giai
đoạn ương giống cấp 1 lên giống cấp 2 50
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrataSowerby, 1851) là đối tượng có giá trị
kinh tế cao do có thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa khá lớn. Kỹ thuật nuôi
nghêu đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác của người dân nên được xem là
đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực của nhiều địa phương ven biển. Đến nay,
diện tích nuôi nghêu/ngao trên cả nước là 17.722 ha, sản lượng ước đạt 86.031
tấn [29]. Trước xu thế phát triển và áp lực về nhu cầu con giống ngày càng tăng
cao nên tình trạng khan hiếm con giống đã diễn ra ở hầu hết các địa phương có
nghề nuôi nghêu phát triển, là yếu tố không bền vững đối với nghề nuôi nghêu.
Ở Việt Nam, quy trình công nghệ sản xuất giống nghêu Bến Tre
(Meretrix lyrata Sowerby, 1851) mặc dù đã được nghiên cứu và bước đầu
thành công từ năm 2003, mở ra triển vọng trong việc phát triển nghề nuôi
từng bước ổn định. Tuy nhiên, quy trình công nghệ sản xuất giống hiện tại
vẫn chưa ổn định và còn những tồn tại, hạn chế, cần có thêm đầu tư nghiên

cứu, hoàn thiện. Trong đó, giai đoạn ương con giống cấp 1 thành con giống
cấp 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất giống và nuôi thương
phẩm, nhưng đến nay chưa có nghiên cứu chi tiết nào về ương nuôi ở giai
đoạn này. Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ ương và cấu trúc nền đáy đến
tỷ lệ sống và sinh trưởng ấu trùng nghêu Bến Tre được Chu Chí Thiết và
Nguyễn Thị Kim Anh (2012) tiến hành ở giai đoạn ấu trùng bơi tự do (D-
Veliger) đến giai đoạn sau biến thái (post-metamorphosis) hoặc nghiên cứu
của Ngô Thị Thu Thảo và Lâm Thị Quang Mẫn (2012) về ảnh hưởng độ mặn
và thời gian phơi bãi đến sinh trưởng của tỷ lệ sống của nghêu ở hai kích cỡ
14 mm và 24 mm [10]. Do vậy, nghiên cứu tìm ra độ mặn, mật độ, nền đáy
phù hợp cho việc ương nghêu giống cấp 1 lên giống cấp 2 không chỉ có ý
nghĩa về mặt khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mặn,
mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu Bến Tre
(Meretrix lyrata Sowerby, 1851) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2
trong điều kiện sản xuất” được đặt ra, góp phần hoàn thiện quy trình công
nghệ sản xuất giống nghêu Bến tre và ổn định nghề nuôi nghêu thương phẩm
ở Việt Nam.
2
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định được độ mặn, mật độ và nền đáy phù hợp để ương nghêu
Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai
đoạn giống cấp 2.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến tỷ lệ sống và
tăng trưởng của nghêu Bến Tre ương từ cấp 1 lên con giống cấp 2.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nghêu đến tỷ lệ sống và tăng
trưởng của nghêu Bến Tre giống cấp 1 lên con giống cấp 2.
- Ảnh hưởng của cấu trúc nền đáy đến đến tỷ lệ sống và tăng trưởng
nghêu Bến Tre ương từ giai đoạn giống cấp 1 lên cấp 2.

- Theo dõi một số yếu tố môi trường Nhiệt độ, Oxy hòa tan và pH trong
các bể thí nghiệm.
3. Giới hạn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở kích cỡ nghêu giống cấp 1 (từ 0,8 đến
1,0mm) đến nghêu giống cấp 2 (ở kích cỡ từ 1,8 đến 2,0 mm). Các thí nghiệm
trong nghiên cứu được thực hiện đồng thời do mùa vụ con giống ngắn và các
hạn chế về thức ăn (tảo tươi) và trang thiết bị không cho phép.
3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của Nghêu Bến Tre
1.1.1. Hệ thống phân loại
Theo Habe và cs (1966) và Nguyễn Chính (1996) [1], hệ thống phân
loại của Nghêu Bến Tre như sau:
Ngành: Mollusca
Lớp: Hai mảnh vỏ (Bivalvia)
Bộ: Heterodonta
Họ: Veneridae
Giống: Meretrix
Loài: (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
Hình 1.1. Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata, Sowerby 1851)
1.1.2. Sự phân bố của nghêu
Nghêu Bến Tre (M. lyrata Sowerby, 1851) là loài động vật thâm mềm
nhiệt đới, phân bố phía Tây Thái Bình Dương từ Đài Loan đến Việt Nam, ở
vùng có biên độ dao động lớn về độ muối (0÷34
0
/
00
) và nhiệt độ (15÷32
0

C).
Theo nền đáy, nghêu phân bố tự nhiên ở vùng triều, từ vùng cao triều tới vùng
triều dưới, nơi có nền đáy là cát và cát pha bùn (20% bùn và 80% cát) [6].
Ở Việt Nam, nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) phân bố tự nhiên
chủ yếu ở vùng biển Nam bộ, thuộc các tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà
4
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Vùng có sản lượng khai thác tự nhiên
lớn nhất tập trung ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre [4], [6]. Tuy nhiên, do sự
di chuyển giống của người nuôi, nên nghêu đã được di nhập và thích nghi tốt
trong điều kiện khí hậu miền Bắc. Vì thế, vùng phân bố của nghêu M. lyrata
đã được mở rộng trên hầu khắp các bãi triều cửa sông ven biển Việt Nam.
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), khi nghiên cứu về đặc điểm sinh
học và kỹ thuật ương nuôi nghêu M. lyrata đã phân tích được thành phần
thức ăn chính của nghêu ở vùng Trà Vinh là mùn bã hữu cơ chiếm từ
75÷90%, tảo chiếm từ 10÷25%. Trong thành phẩn tảo thì tảo silic chiếm
90÷95%, tảo giáp chiếm 3,3÷ 6,6%, còn lại là tảo lam, tảo lục, tảo vàng ánh
chiếm 0,8÷1% [4].
Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) khi nghiên cứu về
đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi nghêu đã xác định được thành
phần thức ăn trong dạ dày nghêu tại vùng biển Tân Thành cũng cho thấy hàm
lượng mùn bã hữu cơ, chiếm 78,82÷90,38%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ
9,62÷21,18%, với 44 loài khác nhau. Trong thành phần tảo, đa số là tảo silic
Bacillariophyta (chiếm 93,18%) với một số giống thường gặp là
Coscinodiscus, Cycltella, Nitzschia,… tảo giáp chiếm 2,27% và tảo lam
chiếm 4,55%. Tác giả này lý giải rằng, trên các bãi nghêu do tác động của
sóng nền đáy bị khuấy động, phù sa từ các cửa sông đổ ra làm trong nước có
nhiều mùn bã hữu cơ, vật chất lơ lửng, độ trong của nước thấp, tảo kém phát
triển. Chính vì vậy mà thức ăn của nghêu phần nhiều là mùn bã hữu cơ [6].
Nghêu bắt mồi chọn lọc theo kích cỡ hạt thức ăn. Những hạt thức ăn

quá to, những loài tảo có kích thước lớn, dạng sợi thì nghêu khó bắt được.
Cỡ hạt thức ăn mà nhóm Bivalvia có thể bắt được là 10÷100 μm [24]. Kết
quả phân tích cũng cho thấy nghêu bắt được hạt thức ăn cỡ tối đa là 150
μm. Khi phân tích thành phần động vật phù du, Trương Quốc Phú (1999)
5
không tìm thấy bất cứ nhóm nào trong dạ dày nghêu ngoại trừ tảo
Tintinnopsis. Có thể do Tintinnopsis có kích thước nhỏ nên nghêu có thể
bắt được, tuy nhiên tần suất xuất hiện của nhóm này rất thấp [6].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Trương Quốc Phú (1999), nghêu có tốc độ sinh trưởng khối lượng
tương đối nhanh hơn tốc độ sinh trưởng chiều dài, đồng thời mối quan hệ
chiều dài và khối lượng tương quan nhau rất chặt chẽ. Nghêu là loài sinh
trưởng cả vỏ lẫn phần thân mềm đồng thời nhau trong suốt quá trình sống
của chúng. Tốc độ sinh trưởng nghêu thay đổi theo mùa: sinh trưởng nhanh
vào tháng 5÷9, sinh trưởng chậm vào tháng 10÷4 năm sau. Nhân tố chính
ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ mặn, nhiệt độ, sóng gió và hàm
lượng chất lơ lửng trong nước [6].
Nghêu sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 16÷25
0
/
00
. Bên cạnh đó, nhiệt độ
cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu, chúng thường sinh trưởng nhanh
ở nhiệt độ khoảng 23÷28
0
C. Vì vậy, việc thả giống cần lưu ý đến mùa vụ,
thông thường được tiến hành vào tháng 8, 9 hoặc tháng 4. Nghêu thường sinh
trưởng rất chậm vào mùa Đông, khi nhiệt độ xuống thấp. Cá thể nghêu trưởng
thành có thể chịu đựng được ở nhiệt độ cao, thậm chí đến 37
0

C [14].
Theo Jack và cs (2005), các loài nghêu khác nhau, phân bố ở ngoài môi
trường tự nhiên hay trong môi trường nuôi dưỡng thì có tốc độ sinh trưởng
khác nhau. Thời gian cần thiết để nghêu đạt kích thước thương phẩm là một
yếu tố giới hạn quan trọng trong nuôi thương phẩm. Một số loài nghêu có tốc
độ sinh trưởng tối đa đạt kích cỡ thương phẩm trong 12 đến 24 tháng, thì
trong 10 đến 16 tháng đầu chúng sinh trưởng nhanh hơn, có thể đạt gấp 2 lần
kích cỡ so với loài nghêu sinh trưởng chậm. Tốc độ sinh trưởng có thể bị ảnh
hưởng bởi kiểu gen hoặc yếu tố di truyền. Ngoài ra, các yếu tố môi trường
như nhiệt độ nước, thức ăn, độ mặn, chất lượng nước và chế độ thuỷ triều
cũng ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của nghêu [22].
6
1.1.5. Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản
Nghêu Bến Tre (M. lyrata) là loài phân tính, nhưng không phân biệt
được cá thể đực cái thông qua hình dáng ngoài. Có một tỷ lệ nhỏ ngao
trong quần thể phát hiện là lưỡng tính. Tuyến sinh dục chỉ phát triển mạnh
trong mùa vụ sinh sản. Xác định giới tính của ngao chỉ có thể được phân
biệt bằng mắt thường sau khi mở vỏ, ở giai đoạn thành thục nghêu đực có
màu trắng sữa, nghêu cái có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, kiểm tra bằng kính
hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới tính của ngao [6].
Sự thành thục sinh dục của nghêu tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước
và địa lý phân bố. Nghêu đạt kích thước khoảng 500 mm sẽ bắt đầu thành
thục sinh dục và sau 12 tháng nuôi có thể tham gia sinh sản lần đầu. Mùa
vụ sinh sản tự nhiên của nghêu diễn ra vào thời gian cuối mùa Xuân tới hết
mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 9) [6]. Theo Quayle và Newkirk (1989) việc
thay đổi một vài yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn sẽ kích thích
sự chín sinh dục của các loài nhuyễn thể nói chung, trong đó có nghêu. Vào
mùa Xuân, khi nhiệt độ nước bắt đầu ấm dần lên, nó kích thích sự phát
triển của buồng trứng [24].
1.1.6. Sự phát triển của phôi và ấu trùng

Theo Jack và cs (2005), trứng trải qua thời kỳ phân chia giảm phân
sau khi thụ tinh hình thành hợp tử. Cực động vật xuất hiện, tế bào bắt đầu
phân chia trong vòng 30 phút sau khi thụ tinh [22].
Trứng và tinh trùng được phóng ra từ nghêu bố mẹ vào trong nước.
Thông thường, trong một quần thể, nghêu đực phóng tinh trước, nó đóng
vai trò giống hormon kích thích sự rụng trứng của nghêu cái. Thời gian thụ
tinh tiến hành trong nước. Phôi xuất hiện 30 phút sau khi thụ tinh, phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Phân chia tế bào được tiến
hành trong thời gian 24 giờ trước khi chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ
“D” - đỉnh vỏ thẳng. Ấu trùng nghêu trải qua giai đoạn phù du (giai đoạn
7
bơi tự do) khoảng 8 đến 10 ngày, phụ thuộc vào nguồn thức ăn và nhiệt độ
nước, trở thành ấu trùng xuống đáy [22].
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của Nghêu Bến Tre
Ấu trùng hoàn thành giai đoạn biến thái trở thành nghêu giống với
hình dạng tương tự nghêu trưởng thành, kích thước đạt 1 mm - nghêu cám
hay nghêu giống cấp 1 (25÷30 ngày sau thụ tinh) và kích thước 2mm -
giống cấp 2 (55÷60 ngày sau thụ tinh) [22].
Ấu thể nghêu lớn lên thành “nghêu cám” bé bằng nửa hạt gạo, vỏ
mỏng, dẹp, nặng 0,04÷0,07 g/con (15.000÷25.000 con/kg) vùi sâu khoảng
1cm, nghêu cám theo triều lên kiếm ăn nên thường bị sóng cuộn và dòng
triều đưa đi tương đối xa, có khi lên bờ phơi khô mà chết. Khoảng hơn 1
tháng sau “nghêu cám” lớn thành nghêu giống, nặng 0,16÷0,20 g/con
(5.000÷6.000 con/kg), vỏ đã tương đối cứng, có thể đem ương ở các bãi
triều [22].
8
1.2. Tình hình nghiên cứu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên Thế giới:
Theo thống kê của FAO (2009) sản lượng nuôi trồng của ngao,

nghêu nước mặn, lợ trên thế giới tăng nhanh hàng năm. Năm 2000, tổng
sản lượng ngao, nghêu nuôi trên thể giới đạt 27.742 tấn chiếm 70% tổng
sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, năm 2006 tăng lên 49.145 tấn, tăng gấp
1,78 lần nhưng chỉ chiếm 33% tổng sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Giá
trị thương mại thu được từ nuôi ngao, nghêu năm 2000 là 32.967,7 USD,
năm 2006 là 56.867,7 USD. 10 tháng đầu năm 2011, giá trị thương mại
xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đạt 66,7 triệu USD, có mặt tại 49 thị
trường khác nhau trên thế giới, trong đó EU, Mỹ, Nhật là thị trường lớn
nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam [30].
Nghêu Manila (Mercenaria mercenaria) được nuôi tại Nhật Bản hơn
một nghìn năm trước, trong khi đó nghề nuôi hàu mới được bắt đầu từ năm
1673, khi những người dân nuôi nghêu quyết định nuôi hàu bám vào các
cọc xung quanh vùng nuôi nghêu của họ. Nghề nuôi nghêu tiếp tục bằng
việc sử dụng kỹ thuật đơn giản là di chuyển nghêu giống tự nhiên từ nơi có
mật độ cao đến nơi có mật độ thấp hơn. Kỹ thuật nuôi nghêu phát triển ở
trình độ cao hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ [23].
Nghêu Meretrix meretrix là loài có giá trị kinh tế, được nuôi dọc theo
các vùng ven biển Nam và Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản và Ấn Độ [17]. Nghêu Meretrix lusoria bắt đầu được nuôi tại Đài
Loan năm 1925. Sản lượng ngao nuôi đến năm 1978 là 12.867 tấn, đứng
thứ 2 sau nuôi hàu tại quốc gia này [16].
Các nghiên cứu khác ở Đài Loan cho thấy ngao M. lusoria được nuôi
chủ yếu ở trong ao thuộc vùng Tây Nam của hòn đảo này. Phương pháp và
kỹ thuật nuôi khác nhau ở mỗi nơi khác nhau, đó là: duy trì độ mặn cao
9
trong khoảng 25÷33
0
/
00
bằng việc thay nước biển và duy trì ở độ mặn thấp

hơn (15÷20
0
/
00
) bằng việc bổ sung nước ngầm [18].
Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata Sowerby, 1851phân bố ở vùng biển
ấm Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan đến Việt Nam [1]. Tuy nhiên, các
thông tin liên quan đến kết quả nghiên cứu về loài này hầu như không tìm
thấy trên thế giới về cả lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ
trên Thế giới:
Trên thế giới, có nhiều tài liệu được công bố liên quan đến kết quả
nghiên cứu sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và
ngao, nghêu nói riêng. Các loài đã nghiên cứu thành công là hầu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas), hầu đá Sedney (Saccostrea commercialis),
ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao mật (Meretrix lusoria), nghêu Manila
(Mercenaria mercenaria), Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy tài liệu công bố
liên quan đến kết quả nghiên cứu sản xuất giống đối với loài nghêu
Meretrix lyrata, chỉ tìm thấy một vài tài liệu viết về hệ thống phân loại và
sự phân bố của nó.
Các trại sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất hiện tại châu
Âu, châu Úc và châu Mỹ từ những năm 1960. Khi có những hiểu biết về
đặc điểm sinh học của các loài chủ yếu trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế
giới thì công nghệ sử dụng để sản xuất chúng được phát triển và tiếp tục
cải tiến. Trại sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ được thiết kế linh
hoạt, cách bài trí trại sản xuất rất đa dạng, tuỳ thuộc vào vị trí xây dựng,
các loài được lựa chọn sản xuất, điều kiện địa lý, vốn đầu tư, sản lượng
con giống dự kiến, Một số trại giống được thiết kế ở quy mô nhỏ, con
giống sản xuất chỉ phục vụ cho vùng nuôi của trang trại mà họ sở hữu.
Một số trại giống khác quy mô lớn hơn thì có thể sản xuất ra con giống để

bán hoặc nuôi một phần, phần còn lại sẽ bán cho các hộ nuôi khác. Các
10
trại giống có thể có hoặc không có hệ thống ương thuần hoá con giống
trước khi nuôi thương phẩm. Hệ thống thuần hoá là bộ phận tách rời khỏi
trại giống, có thể được xây dựng cho người nuôi để họ chủ động phần
công việc này trước khi đem con giống ra vùng nuôi. Các trại giống
nhuyễn thể hai mảnh vỏ không chỉ thiết kế và xây dựng cho chỉ một loài
nào đó, mà phục vụ cho mục đích sản xuất giống cho một nhóm loài, quy
mô thiết kế phụ thuộc vào sản lượng con giống mong muốn của nhà sản
xuất. Các trại giống kể trên được thiết kế lắp đặt đồng bộ mang tính cơ
giới hoá và tự động hoá ngay từ việc lọc, sử lý nước ngọt, nước mặn, lưu
giữ và nuôi sinh khối tảo giống đến nuôi vỗ con bố mẹ, ương nuôi ấu
trùng và thuần hoá con giống trước khi nuôi thương phẩm. Trại sản xuất
giống nằm ở vị trí không có nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông thuận tiện, có nguồn điện chủ động và thuận tiện trong việc
trao đổi thông tin, liên lạc [15]. Trong tính toán thiết kế, ngoài việc xây
dựng trại giống hiệu quả kinh tế, thuận tiện trong vận hành sử dụng, người
ta cũng tính đến việc dự phòng để mở rộng, nâp cấp trại trong tương lai.
Nghêu bắt đầu sinh sản vào cuối mùa xuân, khi nhiệt độ nước ấm
dần lên, sau thời gian tích luỹ dinh dưỡng và phát triển tuyến sinh dục ở
mùa đông. Đầu tiên, con đực phóng tinh ra ngoài môi trường, tinh dịch
đóng vai trò là feromol kích thích con khác trong quần thể phóng trứng và
tinh theo, trứng được thụ tinh bên ngoài môi trường nước [22]. Theo
Quayle và cs (1989) việc biến đổi một số yếu tố môi trường theo mùa góp
phần kích thích quá trình thành thục và sinh sản của nhuyễn thể hai mảnh
vỏ, yếu tố quan trọng là nhiệt độ và nồng độ muối. Vào mùa xuân, nhiệt độ
ấm áp hơn, độ mặn có chiều hướng thay đổi đã thúc đẩy quá trình phát triển
của tuyến sinh dục. Vì vậy, trong thực tế sản xuất, việc tạo sự thay đổi
nhiệt độ nước, độ muối được mô phỏng theo tự nhiên là phương pháp đang
11

sử dụng để kích thích quá trình phát triển, sự chín của tuyến sinh dục và
kích thích sinh sản đối với các đối tượng nhuyễn thể [24].
Đối với nghêu Manila, nghêu bố mẹ được lựa chọn những cá thể
tăng trưởng nhanh (thể hiện qua gờ tăng trưởng trên vỏ), trong độ tuổi 2÷3
năm. Chúng được nuôi vỗ tích cực ở nhiệt độ 18
0
C trong thời gian từ 6 đến
9 tuần, với thức ăn được sử dụng là nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung hỗn
hợp các loài tảo Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros
gracilis, Tahitial isochrysis, với hàm lượng 1 lít/0,5 kg nghêu/1 giờ. Tuy
nhiên, theo Whetstone và cs (2005), không giống như loài hàu Thái Bình
Dương (C.gigas), nghêu Manila không có lớp glycogen để chuyển hoá
thành tuyến sinh dục trong thời gian nuôi vỗ. Số lượng và chất lượng trứng
của chúng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tảo được sử dụng để nuôi
vỗ. Vì thế, cần thiết phải bổ sung một lượng lớn hỗn hợp các loài tảo vào
trong nguồn nước tự nhiên để nuôi vỗ nghêu [22].
Theo Jones và cs (1993), một số giai đoạn quan trọng trong quy trình sản
xuất và thiết kế, vận hành trại sản xuất giống nghêu Manila (M. mercenaria)
như sau [23]:
- Hệ thống nuôi vỗ nghêu bố mẹ: được thiết kế với 2 lựa chọn là hệ
thống nước chảy và hệ thống nước tĩnh, mỗi hệ thống đều có tính ưu việt
riêng. Đối với hệ thống nước chảy: nghêu được nuôi trong điều kiện tuần
hoàn nên môi trường sạch hơn, dòng chảy của nước là một trong những
nhân tố kích thích đến sự chín của tuyến sinh dục nên nghêu có thời gian
thành thục nhanh hơn. Tuy nhiên, trong hệ thống nước tĩnh, việc theo dõi
nhằm loại bỏ những cá thế sinh sản không mong muốn dễ dàng hơn, việc
duy trì nhiệt độ và quản lý thức ăn và các thao tác kỹ thuật khác cũng dễ
dàng hơn. Như đã đề cập, không giống như hàu Thái Bình Dương (C.
gigas), nghêu Manila không có lớp glycogen để chuyển hoá thành mô
tuyến sinh dục trong điều kiện nuôi vỗ. Chất lượng, số lượng của trứng và

12
tinh trùng liên quan trực tiếp tới chất lượng và hàm lượng tảo cho ăn trong
nuôi vỗ. Kết quả thu được sẽ rất tốt nếu trong quá trình nuôi vỗ cung cấp
được lượng tảo tự nhiên kết hợp với các loài tảo sản xuất được trong trại
sản xuất, bởi vì tính đa dạng về thức ăn sẽ tạo nên sự đa dạng về nguồn
dinh dưỡng cho nghêu phát triển tuyến sinh dục.
- Hệ thống ương ấu trùng: nước cấp vào hệ thống ương ấu trùng
được lắng, sau đó qua thiết bị lọc cát và lọc tinh 5 µm. Ấu trùng nghêu
Manila được ương trong điều kiện độ mặn tối ưu là 25
0
/
00
và nhiệt độ tối
ưu 23
0
C, nhưng có thể tồn tại trong khoảng 18 đến 28
0
C. Hiện tại, có hai
phương pháp ương ấu trùng tồn tại cùng 2 hệ thống bể ương, đó là: (1) ấu
trùng được ương trong hệ thống nước chảy và (2) ấu trùng được ương trong
hệ thống nước tĩnh. Cũng như nuôi vỗ bố mẹ, hệ thống ương nước tĩnh với
chế độ thay nước 100% trong 2 ngày/lần, thao tác kỹ thuật đơn giản, chi
phí lắp đặt, vận hành thấp hơn so với hệ thống nước chảy liên tục.
Cho ấu trùng ăn từ ngày thứ 2, ấu trùng chuyển hoàn toàn sang giai
đoạn đỉnh vỏ thẳng (chữ D-veliger). Thức ăn cho ấu trùng là hỗn hợp các
loài tảo: Nanochloropsis oculata, Tahitian isochrysis, Isochrysis galbana
và Chaetoceros calcitrans cho ấu trùng kích thước nhỏ hơn 150 µm và bổ
sung thêm loài Chaetoceros gracilis cho ấu trùng cỡ lớn hơn 150 µm.
Trong điều kiện thức ăn và các yếu tố môi trường phù hợp, ấu trùng nghêu
Manila thường tăng trưởng bình quân10 µm/ngày. Trong khoảng 10÷14

ngày ương nuôi, ấu trùng nghêu Manila đạt kích cỡ 180÷210 µm chuyển
sang giai đoạn biến thái (ấu trùng pediveliger).
- Hệ thống thu ấu trùng xuống đáy: ấu trùng nghêu đến giai đoạn
biến thái (pediveliger) xuất hiện chân đào được lọc và thu bằng rây lọc có
mắt lưới 150 µm, được chuyển qua hệ thống xuống đáy, được thiết kế
giống cái bàn đựng nước với hệ thống khay lưới ở đáy, tạo mặt thoáng để
13
ấu trùng có thể bò trên bề mặt hoặc bơi lội tự do. Nước biển đã qua xử lý
cấp trực tiếp vào hệ thống rây, từ phía trên miệng khay và thoát qua đáy
khay (Downwelling system), hoặc nước được cấp vào khay từ dưới đáy và
thoát ra ngoài ở phía trên miệng khay (Upwelling system). Nền đáy không
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu ở giai đoạn này, khay có nền
đáy cho kết quả tương tự như khay không có nền đáy (đáy trơ). Các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả xuống đáy của ấu trùng là:
+) Mật độ ấu trùng trong khay: giao động 150÷200 ấu trùng/cm
2
đáy khay.
+) Nhiệt độ: tương đương với nhiệt độ trong bể ương. Đối với nghêu
Manila, nhiệt độ dao động trong khoảng 20÷24
0
C.
+) Phát sinh vi khuẩn có hại và các chất bẩn: trong qúa trình biến
thái, ấu trùng tăng sự trao đổi chất, làm phát sinh các chất bẩn là môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Vì thế, việc thay
nước và vệ sinh ấu trùng trong khi ương phải được lưu ý nhằm giảm tỷ lệ
chết của chúng.
+) Thức ăn (tảo) và chế độ cho ăn: cho ăn lượng thức ăn đủ về số
lượng và dinh dưỡng sẽ tăng tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn này. Nếu dư
thừa thức ăn sẽ làm cho môi trường ương nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện
thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

- Hệ thống thuần hoá con giống spat: hệ thống này có thể nằm tách
rời khỏi trại sản xuất. Nó được thiết kế đa dạng, trên nguyên tắc vận hành
của hai hệ thống giống như thu ấu trùng xuống đáy là Downwelling system
và Upwelling system và có thể được lắp đặt trong trại sản xuất hoặc ngoài
ao ương. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là việc thay đổi một cách
từ từ điều kiện ương nuôi để cho con giống quen dần với môi trường bên
ngoài và cuối cùng là sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên. Đây là
công đoạn hết sức quan trọng trước khi chuyển con giống từ trại sản xuất ra
14
vùng nuôi thương phẩm, bời vì con giống sẽ bị stress nếu chúng bị thay đổi
môi trường đột ngột, đặc biệt là từ môi trường được kiểm soát sạch sẽ sang
môi trường ít sạch hơn.
Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn và độ mặn đến sinh trưởng vả tỷ
lệ sống của ấu trùng:
Liu và cs (2006) đã thí nghiệm nhằm xác định mật độ ấu trùng nghêu
M. meretrix phù hợp trong ương nuôi. Thí nghiệm đã tiến hành ở các mật
độ 5, 10, 20, 40 và 60 ấu trùng/ml, trong 8 ngày, từ giai đoạn ấu trùng chữ
D-veliger đến ấu trùng chuyển giai đoạn xuống đáy (pediveliger). Kết quả
cho thấy, tại mỗi thời điểm thu mẫu, ấu trùng ương ở mật độ cao nhất thì có
kích thước nhỏ nhất và ngược lại. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê bắt
đầu từ ngày ương nuôi thứ 2. Thời gian xuống đáy kéo dài và kích thước ấu
trùng khi xuống đáy nhỏ hơn theo tỷ lệ nghịch với mật độ ương. Tuy nhiên,
tỷ lệ sống (từ 74,8÷79,1%) lại không phụ thuộc vào mật độ ương nuôi ấu
trùng. Trong thí nghiệm này, ở mật độ cao có thể phù hợp với ương nuôi ấu
trùng. Nhưng nếu xét về hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn thì tác giả
khuyến cáo nên sử dụng mật độ 10 đến 20 ấu trùng/ml trong sản xuất ở quy
mô lớn [20].
Một số kết quả nghiên cứu của Yan và cs (2006) đã được tiến hành
trên nghêu Ruditapes philippinarum nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thức
ăn, mật độ ương nuôi ấu trùng, các yếu tố môi trường đến sinh trưởng, tỷ lệ

sống và biến thái của ấu trùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: tảo
Chlorella sp có thể thay 50% tảo Isochrysis spp trong việc sử dụng làm
thức ăn cho ấu trùng nghêu mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống và tỷ lệ biến thái của chúng. Nghiên cứu về mật độ ương nuôi ấu
trùng cho thấy, ở khoảng mật độ từ 5÷10 con/ml, ấu trùng phát triển bình
thường. Nghiên cứu về chế độ chiếu sáng chỉ ra rằng: trong điều kiện che
mát một phần (cường độ ánh sáng từ 1000÷5000 lx) và che mát toàn phần
15
(cường độ ánh sáng < 500 lx) ấu trùng phát triển nhanh hơn dưới điều kiện
ánh sáng tự nhiên. Chế độ thay nước trong ương nuôi với tỷ lệ 50% bể sau
2 ngày/lần là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng nghêu và ấu
trùng phát triển nhanh hơn trong điều kiện nước không qua lọc cát. Nhưng
nền đáy ảnh hưởng đáng kể đến biến thái của ấu trùng nghêu. Tuy nhiên,
hình dáng và kích thước hạt cát làm giá thể không ảnh hưởng đến tỷ lệ biến
thái của chúng [25].
Độ mặn của nước trong quá trình sản xuất giống cũng hết sức quan
trọng, mặc dù bản thân nghêu có thể điều chỉnh được áp suất thẩm thấu để
thích nghi với môi trường. Đối với nghêu Manila, trong khoảng độ mặn
20÷30 ‰ là khoảng phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. Trong
khoảng độ mặn này, tốc độ lọc, thu nhận, hấp thụ thức ăn và các hoạt động
khác của chúng diễn ra một cách tối đa nhất [10]. Tốc độ biến thái của ấu
trùng ngao M. meretrix lại liên quan đến nhiệt độ nước theo hàm số mũ.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tốc độ biến thái của nghêu với nhiệt độ không
chặt chẽ bằng nó với trọng lượng tươi của nghêu [27].
Theo Zhuang và cs (2004), tốc độ lọc (CR) và tốc độ tiêu hoá (IR)
của ngao M. meretrix theo hàm số mũ đối với kích thước cơ thể (W) của
chúng, theo công thức CR=0,47 W
0,63
và IR=0,95 W
0,60

. Kích thước cơ thể
nghêu không ảnh hưởng tới hiệu quả lọc ở nhiệt độ 10, 16 và 22
0
C, nhưng
trong khoảng nhiệt độ này, hiệu suất lọc tăng theo sự tăng của nhiệt độ.
Nền đáy cũng ảnh hưởng đến tốc độ lọc, tốc độ tiêu hoá thức ăn của ngao
M. meretrix. Ngao nuôi ở bể có nền đáy cát, tốc độ lọc, tốc độ tiêu hoá thức
ăn cao hơn 2÷3 lần so với chúng nuôi ở nơi đáy trơ (đáy bể). Ngao M.
meretrix nuôi trong bể có đáy cát ở nhiệt độ 22
0
C, thì tốc độ lọc và tiêu thụ
thức ăn là cao nhất [26].
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn tới sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ngao Meretrix meretrix đã được tiến hành bởi Tang và cs (2006),
16
với việc sử dụng 5 loài tảo khác nhau làm thức ăn đơn và phối hợp với
nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ấu trùng ngao M. meretrix sinh trưởng
tốt nhất với việc chỉ sử dụng một loài tảo Isochrysis galbana làm thức ăn.
Giá trị dinh dưỡng của các loài tảo khác được nghiên cứu đối với ấu trùng
ngao M. meretrix thể hiện qua tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ biến thái được
xếp theo thứ tự Dunaliella sp >Phaeodactylum tricornutum >Platymonas
subcordiformis >Pavlova viridis. Đối với hỗn hợp các loài dinh dưỡng lần
lượt là 50% I.galbana/50% Dunaliella sp, 50% I.galbana/P.tricornutum và
50% I.galbana/P.subcordiformis đối chứng là sử dụng loài I.galbana [20].
Baojun và cs (2004) cũng đã tiến hành thí nghiệm bỏ đói ấu trùng
ngao M. meretrix trong thời gian dài để theo dõi sinh trưởng bù từ giai đoạn
bắt đầu của phát triển, ở 25
0
C. Kết quả chỉ ra rằng ngao M. meretrix có thể
sống trong thời gian dài không cho ăn, thậm chí chúng còn sống đến giai

đoạn biến thái, mặc dù sự “bỏ đói” rất ảnh hưởng đến sinh trưởng. Kết quả
này có thể khẳng định rằng ngao M. meretrix có khả năng chịu “bỏ đói”
thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng khác. Như vậy, sinh trưởng, tỷ lệ
sống và tỷ lệ biến thái của ngao M. meretrix còn bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác bên cạnh chất lượng và số lượng thức ăn [26].
Như vây, các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo ngao, nghêu trên thế
giới đã được tiến hành một cách bài bản, có hệ thống từ việc thiết kế, vận
hành trại sản xuất giống đến các khâu kỹ thuật như tuyển chọn, nuôi vỗ con
bố mẹ; lưu giữ và nuôi sinh khối tảo; kích thích sinh sản; ương nuôi ấu
trùng trôi nổi; thu ấu trùng xuống đáy và ương con giống cấp 1 lên cấp 2.
Mặc dù các thông tin về loài nghêu M. lyrata nghiên cứu còn ít, nhưng
những thông tin tổng quan về công nghệ sản xuất giống các loài nhuyễn thể 2
mảnh vỏ, đặc biệt là các loài nghêu trong giống Meretrix rất có ý nghĩa, là cơ
sở khoa học và thực tiễn để áp dụng vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.

×