Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 chọn lọc số 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.87 KB, 4 trang )

Câu 1:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Viết bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về
câu nói trên.
Câu 2:
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một cảnh
ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn
đề nhân sinh”.Qua tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nghị luận về câu nói
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội, kết hợp các thao tác: giải thích, phân
tích, chứng minh.
- Viết đủ và rõ bố cục; luận điểm đúng đắn, rõ ràng, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản
sau:
- Nêu nhận định chung và trích dẫn câu nói: Cuộc sống đầy những chông gai thử
thách, đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi
chông gai và khẳng định ý nghĩa của câu nói.
a/Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói): ( 0. 5 đ)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội
. Đó có thể là một căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong kế hoạch làm ăn, một
thất bại trong học tập, một phá sản trong kinh doanh
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu
trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
b.Phân tích lí giải chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:(0.75 đ)


+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều thăng trầm
trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc
đời, đừng vì khó khăn, trắc trở ngay trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao
giờ “ngại núi, e sông” hoặc “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố”. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi
mà đôi khi con người phải đối mặt với nhiều chông gai, thử thách, thậm chí là cả
thất bại.
+ Giông tố, gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện cho ý chí
ta thêm vững bền. Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
Nhiều khi thử thách, chông gai lại làm con người trưởng thành hơn.Những khó
khăn, gian khổ mà con người cần vượt qua có thành công hay không là do chính
bản thân họ, cho dù có khó đến đâu nhưng lòng người có ý chí vững vàng, niềm
tin vào bản thân và cố gắng hết sức vượt qua thì cũng sẽ thành công, còn ngược
lại, không có lòng quyết tâm, ý chí tin vào chính mình, không cố gắng hết sức thì
cũng sẽ không làm được gì.
+ Lấy một vài dẫn chứng để làm rõ nhận định trên.
c/Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề( 1.0 đ)
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy
bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan ,
thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Nhận định về một số hành động tiêu cực, sống vội của giới trẻ, của những con
người tự ti để làm rõ hơn trong XH vẫn còn nhiều hiện tượng đáng lên án.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải
luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng
phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan. Để có
được điều này thì cần phải làm gì?
+ Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.( 0.5 đ)
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói và lời nhắn nhủ của mình với mọi người và nhất
là với các bạn trẻ trong XH ngày nay (0.25 )

Câu 2: 7.0 điểm
a. Mở bài: (0.5 điểm)
- Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người
thưởng thức.
- Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt
và độc đáo của nó ( So với các thể loại tự sự khác.)
- Chứng minh qua truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương ” của Nguyễn
Dữ
b.Thân bài: (6.0 điểm)
1. Giải thích ý kiến (1.5 điêm)
-“Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật nhà văn muốn đối
thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít
của truyện ngắn so với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết. Có
nghĩa là truyện ngắn có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh
nhỏ, một lát cắt của đời sống.
+ Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng,
một nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của
con người.
+ Nhân vật trong truyện ngắn không phải là một cá tính điển hình đầy đặn và
phức tạp. Nhiều khi đó chỉ là một mảnh đời, một khoảnh khắc của một số phận.
Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người
thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu).
+ Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cô đọng và hàm súc, tạo ra
chiều sâu không nói hết của tác phẩm.
2. Chứng minh: (4.5 đ)
- Phân tích tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà vãn bao giờ cũng muốn đối
thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh ”.
+ Nỗi lòng, cảnh ngộ oan khuất và sự việc trở về trong thoáng chôc của
nhân vật Vũ Nương ( Nêu tóm tắt).( 2.0 đ)

+ Thông qua số phận bi kịch ấy, Nguyễn dữ muốn đối thoại với bạn đọc
điều gì về vấn đề con người.( 2.0 đ)
* Đánh giá tổng hợp vấn đề.( 0.5 đ)
c. KB: ( 0.5 đ)
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận về truyện ngắn
- Nêu suy nghĩ của bản thân.

×