Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9 chọn lọc số 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.51 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN ĐỊNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20-02-2014
(Đề thi này gồm 04 câu trong 01 trang)
Câu 1 (3.0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (5.0 điểm)
“Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng
xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó ”
(Mẹ tôi, Ét- môn- đô- đơ A- mi- xi, Ngữ văn 7, tập 1)
Viết một bài nghị luận khoảng 02 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (2.0 điểm)
Khi chép lại mấy câu thơ đầu của bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, có bạn đã chép
câu thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” thành “Anh với tôi hai người xa lạ”. Việc chép sai
từ như vậy có ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
Câu 4 ( 10.0 điểm)
Hình tượng người cha trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng).

Hết
Họ tên thí sinh: Số báo danh:
Giám thị không giải thích gì thêm


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN YÊN ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi: Ngữ Văn
CÂU NỘI DUNG

ĐIỂM
Câu 1 Phân tích giá trị của biện pháp tu từ
3.0 điểm
- Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ
ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm
tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng
đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được
nữa.
- Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa
phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ.
- Hoán dụ: + miền Nam ( chỉ nhân dân miền Nam)
+ một trái tim: chỉ người lính lái xe với
một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế
hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2 Nghị luận xã hội
5.0 điểm

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội về
một vấn đề tư tưởng đạo lí; hệ thống luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh. Biết kết hợp
các thao tác lập luận, bố cục hợp lí không mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần trình bày một số ý
chính sau:
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: câu nói khẳng định tình
yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng
liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân
trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó.
b. Luận bàn về vấn đề nghị luận:
- Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng .
+ Cha mẹ là người sinh thành, chịu bao vất vả cực nhọc,
khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. Cha mẹ
là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều
tót đẹp nhất. chính vì vậy.đối với mỗi người, tình yêu thương
kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là
0.5điểm
1.5điểm
tình cảm nhân bản. cội nguồn.
+ Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không
thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên
án, khinh bỉ.
- Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một ánh
mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết
thực ( dẫn chứng)
- Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: đem đến niềm vui,
hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức
mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó
khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách.

- Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn
chứng) cần lên án, phê phán.
c. Bài học nhân thức và hành động: cảm nhận sâu sắc tấm
lòng cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ
bằng nhiều việc làm
1.0 điểm
1.0 điểm
0,5 điểm
0.5 điểm
Câu 3 Sự thay đổi giá trị biểu cảm khi chép sai từ

2.0 điểm
- Hai là từ chỉ số lượng, còn đôi là danh từ chỉ đơn vị. từ hai
chỉ sự riêng biệt, từ đôi chỉ sự không tách rời.
- Như vậy khi chép sai sẽ làm mất đi sự thân quen, gắn bó giữa
những người lính cho dù họ mới gặp gỡ nhau. Nền móng cho
sự chuyển biến tình cảm của người chiến sĩ cũng vì thế mà
không còn.
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 4 Nghị luận về tác phẩm văn học
10.0
điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận
văn học; hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành
văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. Biết kết hợp các thao
tác lập luận, bố cục chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh thấy được những nét chung
và riêng trong hình tượng người cha qua một tác phẩm hiện
thực phê phán của Nam Cao và một tác phẩm văn học cách

mạng của Nguyễn Quang Sáng . Cũng phải chỉ ra nét riêng
trong nội dung tư tưởng, bút pháp nghệ thuật
Học sinh cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
a. Nét chung:
- Hai tác phẩm cùng hướng tới một đề tài: thể hiện vẻ đẹp của
tình phụ tử cuả con người Việt Nam. Lão Hạc ( Lão Hạc) và
anh Sáu ( Chiếc lược ngà) đều là những người cha yêu con,
hết lòng hi sinh vì con.
- Đều thể hiện bằng thể loại truyện ngắn, xúc động, hấp dẫn,
chân thực.
b. Nét riêng: mỗi tác phẩm gắn với một giai đoạn lịch sử, một
khuynh hướng sáng tác, một cá tính sáng tạo nên có những
1.5 điểm
phát hiện, thể hiện riêng.
* Hình tượng người cha trong Lão Hạc ( Nam Cao)
- Truyện ngắn ra đời trước cách mạng, tiêu biểu cho phong
cách của Nam Cao giai đoạn này.
- Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, người cha nhân
hậu, có trách nhiêm, dành hết yêu thương cho con, sẵn sàng hi
sinh cả tính mạng cho con( phân tích dẫn chứng trong truyện)
- Sống trong xã hội cũ, người cha ấy thương con nhưng bế tắc,
đau khổ vì quá nghèo. Một người cha đáng trọng nhưng cũng
rất đáng thương. Cái chết của ông lão thật cao thượng nhưng
xót xa; tương lai của đứa con lão cũng mờ mịt, bế tắc.
- Nam Cao đã khắc họa thành công người cha bằng bút pháp
hiện thực đẫm chất nhân đạo; tạo tình huống bất ngờ; miêu tả
ngoại hình, nội tâm; ngôn ngữ vừa giàu chất trữ tình vừa có
chất triết lí, những chi tiết đắt giá
* Hình tượng người cha trong Chiếc lược ngà ( Nguyễn
Quang Sáng)

- Truyện viết giữa lúc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt, từ
đó làm hiện lên vẻ đẹp của người cha- người chiến sĩ cách
mạng.
- Anh Sáu là người cha yêu con tha thiết ( phân tích dẫn chứng
trong truyện)
- Hết lòng yêu thương con nhưng anh cũng không quên nhiệm
vụ chiến đấu cho tổ quốc. Khi hi sinh, anh dùng tất cả sức lực
cuối cùng để trao lại chiếc lược, nhờ đồng đội gửi lại cho con.
Cái chết của anh là cái chết vinh quang vì con, vì đất nước.
Đây là con người đáng tự hào. So với lão Hạc, nạn nhân của
chế độ cũ, anh Sáu có một vị thế mới. Vì thế, dù hi sinh nhưng
truyện không bi thương.
- Nguyễn Quang Sáng xây dựng hình tượng anh Sáu qua tình
huống truyện éo le, xây dựng chi tiết đặc sắc
c. Đánh giá chung:
Tình phụ tử là đề tài quen thuộc nhưng Nam Cao và Nguyễn
Quang Sáng đã có những đóng góp riêng, góp phần làm phong
phú nền văn học, tôn vinh phẩm chất người Việt.
0.25 điểm
2.0 điểm
1.0 điểm
0,5 điểm
0.25 điểm
2.0 điểm
1.0 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
HẾT

×