Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi Địa lí lớp 9 chọn lọc số 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.85 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THANH HÓA
Đề chính thức
Đề thi gồm có: 01 trang
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013 – 2014 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09 tháng 01 năm 2014
Đề bài:
Câu 1 (6 điểm):
Ở nước ta, việc làm đã và đang là vấn đề được cả nước quan tâm. Em hãy trình bày:
1. Đặc điểm nguồn lao động của nước ta.
2. Vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Câu 2 (4 điểm):
Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 3 (5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước,
Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(Đơn vị: kg/người)
Năm Cả nước Đồng Bằng Sông Hồng Đồng Bằng Sông Cửu Long
1995 363,1 330,9 831,6
1997 392,6 362,4 876,8
2000 444,9 403,1 1025,1
2005 475,8 362,2 1124,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước,
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người.
Câu 4 (5 điểm):
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 ở nước ta. Hãy:
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn chủ yếu về điều kiện tự nhiên để phát triển cây
công nghiệp ở Tây Nguyên.


2. Nêu các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây
Nguyên.
Thí sinh được sử dụng Át Lát Địa Lý Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.
(HẾT)
Phòng thi:……….Số báo danh………………Họ tên thí sinh……………………………
Họ tên, chữ ký giám thị 1………………………………………………………………….
Họ tên, chữ ký giám thị 2………………………………………………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ THANH HÓA
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9
Câu 1 (6 điểm)
1. Đặc điểm nguồn lao động :
a) Số lượng lao động
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào do dân số đông, cơ cấu dân số
trẻ. Năm 1999: 76,3 triệu dân, hơn 38 triệu lao động.
- Mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã giảm, nhưng tốc độ gia tăng
nguồn lao động vẫn cao (3%/năm), mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao
động.
b) Chất lượng nguồn lao động:
- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm
sản xuất nhất là nông, ngư nghiệp, được tích lũy qua nhiều thế hệ,
có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Chất lượng người lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có
chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông đảo. Hiện có khoảng 5 triệu
lao động có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 13% nguồn lao động,
trong đó 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
- Lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỹ
thuật lao động chưa cao, hạn chế về thể lực, kém nhạy bén với cơ

chế thị trường, đội ngũ cán bộ có kỹ thuật và công nhân có tay nghề
cao còn mỏng.
c) Phân bố lao động:
- Phân bố lao động chưa hợp lý giữa các vùng và các khu vực sản
xuất.
- Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật tập trung chủ
yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển của đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…) tạo thuận lợi cho vùng này phát
triển các ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, nhưng cũng gây
khó khăn về việc làm.
- Miền núi, trung du là nơi có nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao
động, đặc biệt lao động có kỹ thuật.
2. Vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm:
a) Vấn đề việc làm:
- Vấn đề việc làm là một trong các vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở
nước ta hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường, do nguồn lao
động đông và tăng nhanh, kinh tế còn chậm phát triển.
- Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn: Năm 1998, thiếu việc làm ở
cả nước là 9,4 triệu người, nông thôn là 28,2%. Nguyên nhân là do
tính chất sản xuất mùa vụ, số ngày nông nhàn nhiều (mới sử dụng
77% quỹ thời gian).
- Số người chưa có việc làm chiếm tỷ lệ cao, ở thành thị là 6,8%
(năm 1998) do dân số tập trung ở thành thị đông.
3,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
1,5 điểm
- Sử dụng và đào tạo lao động chưa hợp lý.
b) Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:
- Phân bố lại dân cư, lao động trên phạm vi cả nước. Đưa lao động
một cách có tổ chức từ các vùng đông dân đến vùng giàu tà-i
nguyên nhưng thiếu lao động (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) hạn
chế di dân tự do.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa: Phát triển mô hình kinh tế trang trại, hộ gia đình,
khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động
dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
- Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị, nhất là
các ngành thu hút nhiều lao động với quy mô vừa và nhỏ, thu hồi
vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật tinh xảo.
- Các biện pháp khác: Đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia
đình, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề,
đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
1 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2 (4 điểm)

Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản
ở nước ta:
1. Thuận lợi:
- Có nhiều thuận lợi để phát triển cả hoạt động khai thác và nuôi
trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- Nước ta có vùng biển rộng thuộc biển Đông. Đây là một vùng biển
nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm (trung bình 20
0
C). Thích hợp với
sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại thủy hải sản.
- Vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy hải sản phong phú, có nhiều
bãi tôm, bãi cá… Đặc biệt có 4 ngư trường trọng điểm là: Hải
Phòng – Quảng Ninh, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng
Tàu, Minh Hải – Kiên Giang – Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
- Trữ lượng hải sản nước ta khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, nước ta còn có
khoản 1,2 triệu ha các diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy,
hải sản.
- Nước ta có đường bờ biển dài, dọc bờ biển có nhiều cửa sông,
vũng, vịnh, bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi
cho nuôi trồng khai thác thủy sản nước lợ, xây dựng các cảng cá.
Đây là điểu kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác
hợp lý tài nguyên biển.
- Nhiều vùng biển ven các đảo… thuận lợi cho nuôi trồng khai thác
thủy sản nước mặn.
- Có nhiều sông suối ao hồ có thể nuôi tôm cá nước ngọt.
3,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm

0,75 điểm
0,25 điểm
- Năm 2005 cả nước có khoảng 959,9 nghìn ha diện tích mặt nước
được sử dụng nuôi thủy sản, tập trung phần lớn ở đồng bằng Sông
Cửu Long (658,6 nghìn ha).
2. Khó khăn:
- Hàng năm có từ 9-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 30-35 đợt gió
mùa đông bắc chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ và duyên hải miền Trung
gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra
khơi.
- Vấn đề nuôi trồng thủy sản còn hạn chế do các dịch bệnh còn
thường xuyên xảy ra.
- Có nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, lũ lụt
- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
Câu 3 (5 điểm)
1. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột gộp nhóm.
- Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác theo số liệu.
- Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, năm, đơn vị tính, số liệu ghi trên
biểu đồ.
- Nếu thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
- Nếu vẽ dạng khác không chấm điểm.
2. Nhận xét và giải thích:
a) Nhận xét:
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau:
Lớn nhất là đồng bằng Sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và
3,1 lần đồng bằng Sông Hồng năm 2005), đồng bằng Sông Hồng

thấp hơn bình quân của cả nước và đồng bằng Sông Cửu Long.
- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và đồng bằng
Sông Cửu Long tăng, đồng bằng Sông Hồng có sự biến động (nêu
dẫn chứng).
- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ 1995 – 2005: Đồng bằng Sông
Cửu Long tăng 1,35 lần, cả nước tăng 1,31 lần, đồng bằng Sông
Hồng tăng 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).
b) Giải thích:
- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực
tăng cao hơn so với tốc dộ tăng dân số.
- Đồng bằng Sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh
nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao
năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất
nước ta, mật độ dân số còn thấp.
- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm
là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn
có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.
2 điểm
3 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4 (5 điểm)
1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu về điều kiện tự nhiên:

a) Những thuận lợi:
- Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăc, Đăk
Nông, Lâm Đồng với diện tích: 55,6 nghìn km2.
- Địa hình gồm các hệ thống núi và cao nguyên xếp tầng thuộc dãy
Trường Sơn Nam, có nhiều mặt bằng rộng thuận lợi để hình thành
các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung.
- Đất đai có diện tích đất đỏ Ba dan rộng lớn nhất cả nước (1,8 tiệu
ha, có tầng phong hóa dầy, màu mỡ, tơi xốp, dễ khai thác, phân bố
tập trung, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công
nghiệp theo quy mô lớn. Diện tích là 1,36 triệu ha chiếm 66% cả
nước.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo theo mùa, có sự phân hóa theo
mùa rõ rệt với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, mùa mưa
cung cấp lượng nước tưới lớn, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy bảo
quản cây công nghiệp.
- Khí hậu còn có sự phân hóa theo độ cao: Dưới 500m khô nóng;
trên 500m nhất là trên 1000m khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát
triển cả cây công nghiệp nhiệt đới lẫn cận nhiệt đới.
- Nguồn nước ngầm phong phú, tuy ở sâu nhưng rất quan trọng cho
sự phát triển cây công nghiệp mùa khô.
b) Những khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến thiếu nước
trong sinh hoạt, sản xuất cây công nghiệp.
- Mùa mưa đất đai dễ bị sói mòn do rừng bị suy thoái nhanh.
2. Những giải pháp để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Tây
Nguyên:
- Cần có kế hoạch thu hút lao động từ các vùng, đặc biệt là lao động
có kỹ thuật.
- Sử dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng
bào các dân tộc.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải, xây dựng
các cơ sở chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Củng cố các hệ thống nông trường Quốc doanh, tạo mô hình trồng
kết hợp chế biến đi đôi với phát triển trang trại cây công nghiệp.
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt vốn đầu tư nước
3 điểm
2,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2 điểm
ngoài, giải quyết tốt lương thực tại chỗ.
- Có chính sách hợp lý khuyến khích người lao động: Hỗ trợ vốn,
giống, giao đất… bảo vệ rừng, trồng rừng.
- Các giải pháp giải quyết vấn đề nước tưới vào mùa khô.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
HẾT
Học sinh có thể trình bày theo cách khác, nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa.

×