BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN DUY PHƢƠNG
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CỦA CÂYBẢY LÁ MỘT HOA
(PARIS CHINENSIS FRANCH.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ
HÀ NỘI - 2014
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGUYỄN DUY PHƢƠNG
BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CỦA CÂY BẢY LÁ MỘT HOA
(PARIS CHINENSIS FRANCH.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ
Ngƣời hƣớng dẫn:
1.ThS. Nguyễn Thị Duyên
2. TS. Hà Vân Oanh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Khoa Hoá thực vật – Viện dược liệu
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện của em tại
trường Đại học Dược Hà Nội và quá trình nghiên cứu tại viện Dược liệu dưới
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô. Nhân dịp này em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến TS. Hà Vân Oanh, ThS. Nguyễn Thị Duyên và TS.
Đỗ Thị Hà, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
em được học tập và nghiên cứu tại trường.
Các cán bộ nghiên cứu khoa Hoá thực vật – Viện Dược liệu đã giúp đỡ
em trong quá trình làm thực nghiệm.
Dù đã rất cố gắng, nhưng lần đầu làm nghiên cứu em khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý giá của các
thầy cô để khoá luận thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Duy Phương
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ… 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại Paris chinensis Franch. (Bảy lá một hoa)………. …… 2
1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Paris L………………… 2
1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Paris L…………………………………… … 2
1.2.2. Phân bố chi Paris L………………………………… …………….… 3
1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Bảy lá một hoa (Paris chinensis
Franch.)…………………………………………………………………….….4
1.3.1. Đặc điểm thực vật…… ………………… ……………………… ….4
1.3.2. Sinh thái và phân bố 5
1.4. Thành phần hoá học……………………………………………… ……5
1.5.Tác dụng sinh học 13
1.5.1.Tác dụng chống ung thư 13
1.5.2.Tác dụng kháng khuẩn……………………… ……… 14
1.5.3.Tác dụng trên tim mạch…………………………… 14
1.5.4. Tác dụng cầm máu 14
1.5.5.Tác dụng giảm đau 15
1.5.6. Độc tính 15
1.6. Công dụng 15
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu…… ………………………….………….… 17
2.1.1. Nguyên liệu……………………………………….…… 17
2.1.2. Hoá chất và trang thiết bị………………………………………… 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………… 18
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật…………………………… 18
2.2.2. Nghiên cứu về hoá học……… ………………… ……………… 19
2.2.2.1. Phương pháp định tính……………………… ………………… 19
2.2.2.2. Phương pháp tách chiết và phân lập chất tinh khiết từ
Bảy lá một hoa 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu thực vật ……………………… … 21
3.2. Kết quả định tính …………………………………………………… 23
3.3. Kết quả chiết xuất, phân lập và nhận dạng các chất … 30
3.3.1. Chiết các phân đoạn từ phần dưới mặt đất Bảy lá một hoa…… 30
3.3.2. Kết quả phân lập và tinh sạch chất tinh khiết từ phân đoạn ethyl
acetat…… …… …………………………………………………… 32
3.3.2.1. Khảo sát bằng sắc ký lớp mỏng……………………………… 32
3.3.2.2. Phân lập bằng sắc ký cột……………………………………………33
3.3.2.3. Biện giải cấu trúc của chất PE
1
………… ….…………………… 37
3.4. Bàn luận…………………………………………………………………42
3.4.1. Về việc chọn đề tài và mục tiêu của đề tài…………………… … 42
3.4.2. Về thực vật………………………………………………… … 43
3.4.3. Về hoá học……………………………………………………….……43
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận.……………………… …………………………………… 46
4.2. Đề xuất………………………………………………………………….46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
BLMH : Bảy lá một hoa
CC : Sắc ký cột
CS : Cộng sự
DCM : Diclomethan
Dd : Dung dịch
EtOAc : Ethyl acetat
EtOH : Ethanol
HPLC : Hight Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
MeOH : Methanol
NXB : Nhà xuất bản
PD : Polyphyllin D
Pđ : Phân đoạn
SKC : Sắc ký cột
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
Tr., pp. : Trang
VKH & CNVN : Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
1.1
Các loài thuộc chi Paris L. ở Việt Nam
3
2
1.2
Các saponin được Xu – Jie Qin và CS phân lập từ
thân và lá Paris polyphylla var. yunnanensis
8
3
1.3
Các saponin được Xia Wu và CS phân lập từ thân
và lá Paris polyphylla var. yunnanensis
11
4
3.1
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong phần
dưới mặt đất BLMH bằng phản ứng hoá học
29
5
3.2
Các hệ dung môi sử dụng chạy cột phân đoạn
EtOAc
34
6
3.3
So sánh phổ của PE
1
với phổ của polyphyllin D
39
7
3.4
So sánh tác dụng của polyphyllin D và các thuốc
chống ung thư trên tế bào ung thư gan HepG2 và
ung thư kháng thuốc R-HepG2
45
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
2.1
Phần dưới mặt đất của Bảy lá một hoa sau khi sơ
chế
17
2
2.2
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chiết xuất và phân lập
chất tinh khiết từ phần dưới mặt đất của Bảy lá một
hoa
20
3
3.1
Mẫu cây Bảy lá một hoa thu hái ở Đà Lạt – Lâm
Đồng
22
4
3.2
Hình ảnh kết quả định tính acid amin, saponin và
đường khử
30
5
3.3
Sơ đồ quy trình chiết các cao phân đoạn từ phần
dưới mặt đất Bảy lá một hoa
31
6
3.4
Sắc ký đồ khi khảo sát phân đoạn EtOAc bằng các
hệ dung môi khác nhau
33
7
3.5
Sắc ký đồ các phân đoạn sau khi chạy cột phân đoạn
EtOAc
35
8
3.6
Sắc ký đồ của cao EtOAc, phân đoạn II và chất PE
1
36
9
3.7
Sơ đồ phân lập chất tinh khiết từ Bảy lá một hoa
37
10
3.8
Công thức cấu tạo chất PE
1
42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với diện tích
phần đất liền hơn 330.000 km
2
, đồi núi chiếm 4/5 diện tích. Những điều kiện
địa lý và khí hậu trên đã tạo cho Việt Nam có thảm thực vật phong phú và đa
dạng, trong đó có rất nhiều loài được dùng làm thuốc. Nhiều dược chất làm
thuốc có nguồn gốc từ dược liệu như: rutin, D. strophantin, berberin, taxol,
palmatin, artermisinin, Xu hướng nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học
của các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc ngày càng được các nhà khoa học
trên thế giới quan tâm bởi nhiều ưu điểm như: độc tính thấp, dễ hấp thu và
chuyển hóa trong cơ thể so với các thuốc có nguồn gốc tổng hợp khác.
Bảy lá một hoa (Paris chinenis Franch.) và những loài khác cùng chi là
những cây thuốc quý hiếm, thường được sử dụng trong dân gian để tiêu sưng
nhọt, chữa rắn cắn,… [5]; từ lâu Trung Quốc đã sử dụng vị thuốc này để điều
trị ung thư. Hiện nay, tác dụng dược lý đặc biệt là tác dụng chống ung thư của
Bảy lá một hoa đang được các nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu.
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
hoá học cũng như tác dụng sinh học của Paris chinensis Franch. nói riêng
cũng như các loài thuộc chi Paris L. nói chung. Vì vậy, để góp phần làm sáng
tỏ thành phần hoá học cũng như giá trị sử dụng của loài Paris chinensis
Franch. ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “ Bƣớc đầu nghiên cứu
thành phần hoá học của loài Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franch.)”
với các mục tiêu như sau:
1. Sơ bộ xác định sự có mặt của các nhóm chất chính thuộc phần dưới
mặt đất của Bảy lá một hoa.
2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các chất phân lập được từ
phần dưới mặt đất của Bảy lá một hoa.
2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 . Vị trí phân loại chi Paris L.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987), vị trí phân loại của chi
Paris L. là:
Phân giới thực vật bậc cao.
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).
Lớp Hành (Liliopsida).
Phân lớp Loa kèn (Lilidae).
Bộ củ nâu (Dioscoreales).
Họ Bảy lá một hoa (Trọng lâu) (Trilliaceae).
Chi Bảy lá một hoa, Tảo hưu (Paris L.) [4].
1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Paris L.
1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Paris L.
Cỏ nhiều năm; thân rễ thường hình trụ, nạc, nằm ngang; phần trên mặt
đất thẳng đứng, đơn độc không phân nhánh, nảy mầm vào mùa xuân, tàn lụi
vào mùa đông. Lá mọc đối hoặc mọc vòng trên thân, 4 - 10 lá; phiến lá màu
lục, có vệt tím hoặc không, hình mũi giáo, hình thuôn, hình trứng ngược,
mềm, gân bên rõ, không có cuống hoặc có cuống dài hoặc ngắn. Hoa thường
đơn độc hoặc một vài hoa mọc ở đỉnh, to, màu lục, đều, lưỡng tính, mẫu 3 - 5,
cuống dài, thẳng đứng. Đài (2) 3 - 5 (10), rời nhau, hình mũi giáo, màu lục
hoặc màu trắng, thường to hơn cánh hoa, xếp lợp hoặc hơi vặn. Cánh hoa 2
(3) - 5 (10), dạng dải hoặc hình trứng, bằng nhau, màu sắc khác nhau. Nhị 3 -
22 chiếc, phần lớn là 6 - 12; chỉ nhị dẹp, ngắn, đính ở gốc mảnh bao hoa; bao
phấn hình thuôn, đính gốc, 2 ô, mở bằng khe dọc, đỉnh trung đới kéo dài
thành hình cầu hoặc hình sợi hoặc không kéo dài. Bầu thượng, tròn hoặc có
cạnh, 3 - 12 lá noãn, nhiều ô, với kiểu đính noãn trung trụ hoặc 1 ô với kiểu
đính noãn bên, mỗi bên nhiều noãn; vòi nhuỵ 3 - 5, rời hoặc dính nhau phần
3
gốc; đầu nhuỵ 3 - 5. Quả mọng hoặc quả nang, mở ở lưng ô. Hạt màu nâu tối,
hình cầu hoặc hình bầu dục, nhẵn, vỏ hạt mọng nước hoặc không, nội nhũ rắn
chắc hoặc nạc, chứa dầu, mỡ, tinh bột, phôi nhỏ, hình cầu hoặc hình trứng
[6].
1.2.2. Phân bố chi Paris L.
Ở Việt Nam, chi Paris L. có 6 loài [6].
Bảng 1.1 Các loài thuộc chi Paris L. phân bố ở Việt Nam
STT
Loài
Phân bố
Tài liệu
tham
khảo
1
Paris delavayi Franch.
(Trọng lâu kim tiền)
Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Phó
Bảng), Cao Bằng (Nguyên Bình),
Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
[6]
2
Paris polyphylla Smith
(Trọng lâu nhiều lá)
Sơn La (Mộc Châu).
[6]
3
Paris dunniana Levl
(Trọng lâu hải nam)
Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Hải
An), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh
Bình (Cúc Phương), Kon Tum
(Kon Plong).
[6]
4
Paris yunnanensis Franch.
(Trọng lâu vân nam)
Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu
(Phong Thổ)
[6]
5
Paris chinensis Franch.
(Bảy lá một hoa, Tảo hưu)
Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Nghĩa
Lộ), Lai Châu (Tuần Giáo), Phú
Thọ (Thanh Sơn), Hà Tây (Ba
Vì), Hoà Bình (Lương Sơn, Mai
Châu: Pà Cò).
[6]
6
Paris fargesii Franch.
Sa Pa (Lào Cai).
[6]
4
Trên thế giới chi Paris L. có khoảng 22 loài [12], phân bố ở vùng nhiệt
đới và ôn đới, chủ yếu ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Butan, Nê pan,
Pakistan, Mianma, Thái lan), châu Âu và châu Mỹ [6].
1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Bảy lá một hoa (Paris chinensis
Franch. )
Bảy lá một hoa có tên khoa học : Paris chinensis Franch.
Tên đồng nghĩa: P. polyphylla Sm. var. chinensis (Franch.) Hara [5].
Tên khác : Tảo hưu, Thất diệp nhất chi hoa, cúa dô (H’Mông) [1].
Tên nước ngoài: Parisette, Herbe – Paris (Pháp) [1].
Họ Trilliaceae [1], [5].
1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cỏ nhiều năm, cao 40 - 100 (130) cm; thân rễ gần hình trụ ngắn, nằm
ngang, đường kính khoảng 2 cm; thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc
không phân nhánh, nảy mầm vào mùa xuân, tàn lụi vào mùa đông. Lá 5 - 6
(7), xếp thành 1 vòng trên thân; phiến lá mỏng, màu lục, hình trứng ngược,
hình thuôn, kích thước 25 (27) 5 - 7 cm, 5 - 7 gân chính, xuất phát từ gốc,
chóp nhọn, gốc tròn hoặc hình nêm, cuống dài 2,5 - 4 (6) cm. Hoa mọc đơn
độc ở đỉnh thân, to, đều, lưỡng tính; cuống dài 15 - 40 cm, thẳng đứng. Đài 5
- 6 (7), dạng lá, rời nhau, hình mũi giáo, kích thước (3,5) 5 - 8 (9) × (1) 1,5 -
2,5 (3,5) cm, màu lục. Cánh hoa 5 - 6 (7), màu vàng, dạng dải, kích thước (3)
4,5 - 6 (7) 0,1 cm, bằng nhau. Nhị 10 - 12, dài 1,5 - 3 cm; chỉ nhị dẹp, dài
0,5 - 1,2 cm, đính ở gốc mảnh bao hoa; bao phấn hình thuôn, đính gốc, 2 ô,
mở bằng khe dọc, đỉnh trung đới kéo dài thành hình kim, dài 1 - 3 mm. Bầu
thượng, hình trứng, 4 - 5 lá noãn, 5 - 6 ô, đính noãn trung trụ, mỗi ô nhiều
noãn; vòi nhuỵ 5 - 6, dính nhau phần gốc; đầu nhuỵ 5 - 6. Quả nang, mở ở
lưng ô. Hạt màu nâu tối, hình cầu hoặc hình bầu dục, nhẵn, vỏ hạt mọng nước
5
hoặc không, có nội nhũ rắn chắc hoặc nạc chứa dầu, mỡ, tinh bột, phôi nhỏ,
hình cầu hoặc hình trứng [6].
1.3.2. Sinh thái và phân bố:
Bảy lá một hoa mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, gần bờ nước, khe suối hay
hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ở độ cao trên 600 m. Mùa ra hoa tháng
2 - 6, mùa quả tháng 3 - 10 [6], [5].
Bảy lá một hoa phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Lai
Châu (Tuần Giáo), Phú Thọ (Thanh Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Hoà Bình (Lương
Sơn), Mai Châu (Pà Cò). Ngoài ra, Bảy lá một hoa còn có ở Mianma, Trung
Quốc, Lào, Thái Lan [6].
1.4.Thành phần hoá học
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc chi Paris L.
chỉ ra sự có mặt của các nhóm chất tannin, flavonoid, axid phenolic, saponin
[13], [23], đường [1], acid amin [21]. Trong đó, thành phần chính là saponin
steroid [9], [18].
* Năm 2005, Devkota đã phân lập được 6 chất từ Paris polyphylla gồm
[18]:
+ Przewalskinone B (1,5-Dihydroxy-7-methoxy-3-methylanthraquinon).
+ Polyphyllin C (Diosgenin-3-O[α-L-rhamnopyanosyl (1—3)-β-D-
glucopyranosid).
+ Polyphyllin D (Diosgenin-3-O[α-L-rhamnopyanosyl (1Rha—2Glu)-α-
L-arabinofuranosyl (1Ara4Glu)]-β-D-glucopyranosid).
+ Saponin-1 (Diosgenin-3-O[α-L-rhamnopyanosyl (1Rha—2Glu)-α-L-
rhamnopyranosyl (1Ara4Glu)]-β-D-glucopyranosid).
+ Stigmasterol.
+ Stigmasterol-3-O-β-D-glucosid.
6
* Năm 2007, Huang Yun và cộng sự đã phân lập được 12 steroid từ
Parispolyphylla var. chinensis [9].
+ Diosgenin.
+ Pennogenin.
+ Diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-β-D-glucopyranosid.
+ Pennogenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)-β-D-glucopyranosid.
+ Diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)[α-L-
arabinofuranosyl(14)]-β-D-glucopyranosid.
+ Pennogenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(12)- [α-
Larabinofuranosyl(14)]-β-D-glucopyranosid
+ Diosgenin-3-O-α -L-rhamnopyranosyl(12)[β-D-
glucopyranosid(13)]-β-Dglucopyranosid.
+ Diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(14)-α-L-
rhamnopyranosyl(14)[α-L-rhamnopyranosyl(12)]-β-D-
glucopyranosid.
+ Pennogenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl(14)-α-L-rhamnopyranosyl(
14)[α-L-rhamnopyranosyl(12)]-β-D-glucopyranosid.
+ 3-O-α-L-0arabinofuranosyl(14)[α-L-rhamnopyranosyl(12)]-β-D-
glucopyranosid-β-D-chacotriosyl-26-O-β-D-glucopyranosid.
+ 2β,3β,14α,20β,22α,25β hexahydroxycholest-7-en-6-on.
+ 2β,3β,14α,20β,24β,25β hexahydroxycholest-7-en-6-on
* Năm 2012 Xu-Jie Qin và CS nghiên cứu về thành phần hóa học của
thân và lá (phần có thể tái sinh được) của Parispolyphylla var. yunnanensis
phân lập được một sapogenin và 25 saponin steroidal (1-25), trong đó có 6
glycosid mới, được đặt tên chonglouosid SL-1 SL-6 (1-6). Các cấu trúc này
được xác định dựa trên các dữ liệu phổ cộng hưởng từ 1D và 2D và thủy phân
7
axit. Trong số đó, hợp chất 3 và 4 là 23, 27 dihydroxydiosgenin có liên kết
đường ở vị trí C-23 và C-27, chất 6 là 27-hydroxyruscogenin. Các hợp chất
10, 12, 14, 19, 20, 22 và 25 được phân lập lần đầu tiên từ chi Paris L. [15].
Bảng 1.2: Các saponin đƣợc Xu-Jie Qin và CS phân lập từ thân và lá
8
Paris polyphylla var. yunnanensis
STT
Cấu tạo khung
Nhóm thế
1
O
R
1
O
19 H
18
21
H
R
2
H
O
27
H
STT
R
1
R
2
1
S
1
OH
7
H
H
8
S
1
H
9
S
2
H
10
S
2
OH
11
S
3
H
12
S
3
OH
13
S
4
H
14
S
4
OH
15
S
7
H
2
O
R
1
O
H
H
H
O
H
OR
2
OR
3
STT
R
1
R
2
R
3
2
S
3
H
H
3
S
4
S
1
H
8
S
4
H
S
1
3
O
RO
H
H
H
O
H
O
5. R=S
7
9
4
O
HO
H
H
H
O
H
OR
2
OR
1
16. R=S
2
17. R=S
6
18. R=S
7
5
O
RO
H
H
H
O
H
OH
19. R=S
2
20. R=S
3
6
R
1
O
H
H
H
R
2
O
21. R
1
=S
4
, R
2
=H
22. R = S
4
, R
2
=OCH
3
7
O
R
1
O
H
H
H
OR
3
R
2
O
23. R
1
= S
4
, R
2
= H,
R
3
= S
1
24. R
1
= S
4
, R
2
=
OCH
3
, R
3
= S
1
10
8
O
R
1
O
H
H
H
OR
2
OH
25. R
1
= S
4
, R
2
= S
1
Trong đó:
S1 = β-D-Glc-
S2 = α-L-Rha-(1→2)-β-D-Glc-
S3 = α-L-Rha-(1→4)-β-D-Glc-
S4 = α-L-Rha-(1→2)-[α-L-Rha-(1→4)]-β-D-Glc-
S5 = α-L-Rha-(1→2)-[β-D-Xyl-(1→3)]-β-D-Glc-
S6 = α-L-Rha-(1→4)-α-L-Rha-(1→4)-β-D-Glc-
S7 = α-L-Rha-(1→2)-[α-L-Rha-(1→4)-α-L-Rha-(1→4)]-β-D-
Glc-
* Năm 2012, Xia Wu và CS đã phân lập được 18 saponin steroidal (26-
43) từ thân rễ Paris polyphylla var. yunnanensis. Các cấu trúc của chúng được
xác định dựa trên các dữ liệu phổ và đặc trưng hóa lý [22].
11
Bảng 1.3: Các saponin đƣợc Xia Wu và CS phân lập từ thân rễ
Paris polyphylla var. yunnanensis [22]
Khung
O
R
3
O
R
1
O
19 H
R
4
18
21
R
2
R
5
STT
Nhóm thế
R
1
R
2
R
3
R
4
R
5
26
S
1
H
CH
3
H
H
27
S
1
OH
CH
3
H
H
28
S
2
OH
CH
3
H
H
29
S
3
OH
CH
3
H
H
30
S
4
H
CH
2
OH
H
H
31
S
5
OH
CH
2
OH
H
H
32
S
6
H
CH
3
OH
H
33
S
5
H
CH
3
OH
H
37
S
8
H
CH
3
H
H
38
S
9
OH
CH
3
H
H
39
S
10
H
CH
3
H
H
40
S
6
H
CH
3
H
H
41
S
5
OH
CH
3
H
H
42
S
4
OH
CH
3
H
H
12
Khung
O
R
1
O
O
A
B
C
D
E
5
6
7
O
Nhóm thế
34
R
1
=S
7
35
R
1
=S
1
43
R
1
=S
10
Khung
O
R
1
O
19 H
18
R
2
OH
H
OH
O
26
R
1
=S
7
27
R
1
=S
1
13
Trong đó:
S
1
= β-D - apiofuranosyl-[α -L-rhamnopyranosyl-β -D-glucopyranosid.
S
2
= β-D-glucopyranosyl- α -L-arabinofuranosyl-[α-L-rhamnopyranosyl- β -
D-glucopyranosid.
S
3
= β-D-xylopyranosyl- α -L-arabinofuranosyl-β -D-glucopyranosid.
S
4
= -α -L-rhamnopyranosyl- α -L-rhamnopyranosyl- α -L-rhamnopyranosyl-
β -D-glucopyranosid.
S
5
= α -L-arabinofuranosyl- β -D-glucopyranosid.
S
6
= β -D-glucopyranosyl-[α -L-rhamnopyranosyl-β -D-glucopyranosid.
S
7
= α -L-rhamnopyranosyl- β -D-glucosid.
S
8
= β -D-glucopyranosyl- α -L-rhamnopyranosyl-α -L-rhamnopyranosyl- β -
D-glucopyranosid.
S
9
= α -L-rhamnopyranosyl- α -L-rhamnopyranosyl- β -D-glucopyranosid.
S
10
= α -L-arabinofuranosyl-α -L-rhamnopyranosyl- β -D-glucopyranosid.
Ngoài ra, phân lập bằng SKC phát hiện 18 acid amin [21].
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Các nghiên cứu về Bảy lá một hoa cho thấy thân rễ của loại thảo dược
này chứa 7 - 9 % đường [1], sơ bộ chứa các nhóm chất chính là saponin, tanin
catechic, sterol, acid amin, polysacharid [7].
Như vậy, những nghiên cứu về thành phần hóa học của Bảy lá một hoa
tại Việt Nam còn rất hạn chế.
1.5. Tác dụng sinh học
1.5.1. Tác dụng chống ung thƣ
Theo Jing Suna và CS phần chiết ethanol 95% từ Bảy lá một hoa gây ức
chế tăng sinh tế bào ung thư gan người (SMMC-7721) phụ thuộc vào thời
gian [19].
14
Các saponin steroidal được phân lập từ thân rễ Paris polyphylla var.
yunnanensis tại Trung Quốc có tác dụng gây độc trên dòng tế bào ung thư
biểu mô ở người (CNE). Trong đó bảy chất (26, 27, 28, 37, 39, 40, 42) có khả
năng ức chế mạnh hơn chất đối chứng cisplatin với các giá trị IC
50
tương ứng
là: 5.06, 3.57, 9.50, 1.50, 2.51, 7.28 và 5.92 M. Các chất 32, 38, 41, 43 hoạt
tính yếu hơn (IC
50
từ 35.58 tới 95.98 M). Các hợp chất còn lại có giá trị IC
50
lớn hơn 100 M. Ở các nồng độ 0; 0,6; 1,2; 2,4 và 4,8 M chất 37 có tác dụng
ức chế theo chu trình tế bào lần lượt là: 2,33 ± 0,01%, 9,18 ± 3,02%, 21,25 ±
1,99%, 47,89 ± 3,33% và 92,04 ± 2,93%. Chất 37 có khả năng kiềm hãm giai
đoạn G1 và S trong chu kỳ tế bào của dòng tế bào CNE. Theo Xiao và CS các
saponin steroidal bất hoạt tăng sinh của tế bào ung thư biểu mô họng
(nasopharyngeal carcinoma cells) có khả năng liên quan tới chết tế bào theo
chu trình và kìm hãm sự phát triển tế bào [22].
1.5.2. Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn Propionibacteriumacnes của các chất 2, 3, 6, 8,
9, 11, 13, 17, 18, 21,và 24 thể hiện tương ứng qua giá trị MIC (nồng độ ức
chế tối thiểu) là 62,5, 62,5, 3,9, 16,5, 17,2, 7,8, 39,0, 17,2, 31,3, 62,5, và 31,3
g/ml [15].
1.5.3. Tác dụng trên tim mạch
Glucosid α-paristyphnin chiết từ Bảy lá một hoa gây cảm giác râm ran,
và có tác dụng ức chế trên huyết áp động mạch cảnh, cơ tim và cử động hô
hấp, gây co mạch thận, nhưng lại gây giãn mạch lách và các chi [1].
1.5.4. Tác dụng cầm máu
Dịch chiết methanol của thân rễ P. polyphylla, P. fargesii, P.
vietnamensis có tác dụng cầm máu trên chuột nhắt [20].
15
1.5.5. Tác dụng giảm đau
Wang Q, Xu G và Jiang Y tiến hành thử nghiệm thân rễ của 6 loài khác
nhau thuộc chi Paris L. đều cho thấy chúng có tác dụng giảm đau [21].
1.5.6. Độc tính
Theo Danbensky, Stepven Clavey và cộng sự, Paris polyphylla có độc
tính nhẹ, ở liều bình thường gần như không có tác dụng phụ, ở liều cao (60 –
90 g) có phản ứng ngộ độc nhẹ, xuất hiện sau 1 – 3 giờ dùng thuốc. Biểu hiện:
buồn nôn, nôn, ỉa chảy, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da mặt xanh tái, mắt mờ.
Một số trường hợp có thể gây co thắt, khó thở, loạn nhịp. Bột dược liệu có thể
gây kích ứng mũi và kết mạc mắt [8].
1.6. Công dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu
đông, rửa sạch phơi khô [5].
Tính vị tác dụng: vị đắng, hơi cay, tính hàn, có độc. Tác dụng chủ yếu
của nó là thanh nhiệt giải độc, bình suyễn, chỉ khái, tức phong định kinh, tiêu
viêm chỉ thống, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng [5]
Công dụng: Thường dùng trị rắn độc cắn và sâu bọ đốt, viêm não nhiễm
truyền, viêm mủ da, lao màng não, hen suyễn. Còn dùng trị yết hầu, bạch hầu,
trẻ em lên sởi có viêm phổi, quai bị, lòi dom.
Ngày dùng 6 - 15 g rễ, dạng thuốc sắc; nếu có ác tính, dùng tới 15 - 30 g
[5].
Ở Trung Quốc, vị thuốc tảo hưu được chế biến từ thân rễ nhiều loài cây
thuộc chi Paris L. mọc ở những tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc đã được
dùng chủ yếu làm thuốc chữa sốt, giải độc và chữa ho [1]. Cũng có khả năng
trị kinh phong lắc đầu, lè lưỡi. Cũng có thể trị bệnh phổi và độc giang mai.
Dân gian thường dùng làm mát khi bị sưng đau và hen suyễn [5].
16
Một số bài thuốc có Bảy lá một hoa [1]
- Chữa trẻ em kinh sài, tay chân co giật: thân rễ Bảy lá một hoa, sấy khô
tán bột, uống mỗi lần 0,5 - 1 g ngày 4 - 5 lần.
- Chữa trẻ em sốt cao co giật, hoặc quai bị, lên sởi và các chứng viêm
sưng phát sốt: thân rễ Bảy lá một hoa (4 g), thiên hoa phấn (8 g), bạc hà (12
g), sắc uống.
- Chữa rắn độc cắn, nhọt ở vú, viêm phổi: thân rễ Bảy lá một hoa (4 - 20
g), sắc uống.
- Chữa hen suyễn, ung thư phổi: thân rễ Bảy lá một hoa (4 - 20 g) phối
hợp với các vị thuốc khác.
- Chữa lòi dom: thân rễ Bảy lá một hoa mài với giấm bôi rồi đẩy vào.
17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu cây Bảy lá một hoa tươi thu hái ở Đà Lạt, Lâm Đồng, vào tháng 12
năm 2013. Sau khi nghiên cứu về thực vật, phần dưới mặt đất của Bảy lá một
hoa được rửa sạch, thái mỏng, sấy đến khối lượng không đổi ở 55
o
C. Bảo
quản trong túi nilon để sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Hình 2.1: Phần dƣới mặt đất của Bảy lá một hoa sau khi sơ chế
2.1.2. Hoá chất, trang thiết bị
Hoá chất
- Cồn 96
0
, nước cất hai lần, dung môi n-hexan, ethyl acetat, methanol,
cloroform, aceton, dicloromethan.
- Các dung môi hóa chất dùng trong phân tích đạt tiêu chuẩn Dược điển
Việt Nam IV.
- Bột silica gel pha thường (0,040 - 0,063 mm, Merck), bột silica gel pha
đảo YCM (30 - 50 µm, FuJi Silisa Chemical Ltd.)
- SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60G F
254
(Merck) (silica gel, 0.25 mm) và bản mỏng pha đảo RP-18 F
254
(Merck, 0.25
mm).