Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Tổng quan thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 196 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










NGUYỄN THỊ KIM YẾN


TỔNG QUAN VỀ THUỐC THẢO DƯỢC HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ- PHẦN 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI- 2013





BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ KIM YẾN


TỔNG QUAN VỀ THUỐC THẢO DƯỢC HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ- PHẦN 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
1. PGS. TS VŨ VĂN ĐIỀN.
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
Trường Đại học Dược Hà Nội











HÀ NỘI- 2013






LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp nhiệt tình
của thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em
xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS- TS. Vũ Văn Điền đã nhiệt tình, tận
tụy, trực tiếp chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô bộ môn Dược
cổ truyền, bộ môn Dược liệu, bộ môn dược lý, bộ môn Thực vật, cán bộ thư
viện trường Đại học Dược Hà Nội, thư viện khoa học và kỹ thuật trung
ương, các anh chị du học sinh …cùng ban giám hiệu nhà trường đã nhiệt
tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cũng như gia
đình, bạn bè, phòng 220A … đã luôn bên cạnh tôi và là chỗ dựa tinh thần
giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc
sống.


Hà Nội, tháng 5/2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Yến












MỤC LỤC


ĐẶT VẦN ĐỀ 1

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 2
1.1. Nguồn tài liệu tham khảo 2
1.2. Phương pháp thu thập 2
1.3. Xử lí dữ liệu 3
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KẾT LUẬN 4
A. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ 4
2.1. Định nghĩa 4
2.2. Đặc điểm của bệnh ung thư 4
2.3. Phân loại bệnh ung thư 8
2.4. Sinh học phân tử và cơ chế sinh bệnh ung thư 9
2.5. Những giả thuyết về cơ chế bệnh sinh [43] 11
2.6. Nguyên nhân gây bệnh UT [29] 12
2.7. Các yếu tố (tác nhân) gây ung thư 13
2.8. Chẩn đoán 20

2.9. Khả năng phòng bệnh và chữa bệnh 23
B. THUỐC CHỮA UNG THƯ 28
3.1. THUỐC TÂN DƯỢC 28
3.1.1.Thuốc điều trị ung thư 28
3.1.2.Sự kháng thuốc của tế bào ung thư [21]. 31
3.1.3.Thuốc phối hợp để làm giảm độc tính của thuốc chữa ung thư 31
3.2.THUỐC ĐÔNG Y 33
3.2.1. Ung thư theo YHCT 33
3.2.2. Các nghiên cứu về cây thuốc chữa ung thư: 36
3.2.3. Các cây thuốc chữa ung thư 37
3.2.4.Các chất tự nhiên có tác dụng trị ung thư in vivo và vitro 102
BÀN LUẬN 164



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Apotosis: Quá trình chết theo chu trình.
IC
50
: Liều gây chết 50% số động vật làm thí nghiệm.
Invitro: Trong ống nghiêm.
Invivo: Trên cơ thể sống.
UT: Ung thư.
TBUT: Tế bào UT.
YHCT: Y học cổ truyền.
TlTK: Tài liệu tham khảo.
Bảng chữ viết tắt các loại tế bào ung thư

Stt
Kí hiệu viết tăt

Chữ viết tắt
1
S-180, HT-180
Sarcoma-180,
TBUT mô liên kết.
2
P-388, Sp-2/0
Tế bào bệnh bạch cầu ở
chuột
4
MEL-2, SK-MEL-2, SK-MEL-28, B- 16F- 10,
CRL 1579, LOX-IMVI
Tế bào u hắc sắc tố ở
người / tế bào ung thư
da người.
5
U-373, LAN5
Tế bào u nguyên bào
đệm ở người.
6
HT29, HCT8, COLON205, CT26,
D1D-1, HCT-116, RKO, Hc-15, LoVo,
SW-116, SW-620, COL-1, CaCo2, LS-174T,
D1D-1, SW 480, Colo 205, RKO, KM12
Tế bào ung thư đại
tràng người.
7
MBT-2 Chữ viết tắt
Tế bào ung thư bàng
quang chuột.

8
T24, KU-1, EJ-1
TBUT bàng quang
người.
9
KB, A-431, Hep-2, JB6, OC2, TW03, NPC-
TW02 và NPC-TW04
Tế bào ung thư biểu
mô, biểu mô mũi họng,
mũi hầu.
10
KB-V
Tế bào ung thư biểu
mô đã kháng


Vinblastin.
11
CAL-27, FaDu
Tế bào ung thư biểu
mô cổ và đầu người.
12
BGC-823, MGC-803, SC-M1, NUGC-3, AGS,
SGC-7901
Tế bào ung thư dạ dày
người.
13
Hepa1c1c7
Tế bào ung thư gan
chuột.

14
Hep-G2, Hep 3B, SMMC-7721, BEL-7402,
SK-Hep-1, Hep-G3, HCC-S102, QGY7703,
MM2MH134,B-16, PCL/PRF/5, MH130,
MHCC97H, BEL-7401, SLMT- 1
Tế bào ung thư gan
người,
u nguyên bào
gan.
15
PCR/PRF/5
Tế bào ung thư gan ở
người do HBV chuyển
nhiễm
16
XF498
Tế bào ung thư hệ thần
kinh trung ương
17
HL-60, CCRP-HSB-2, U937, L1210, K562,
NB4, K562/R, MH60, B380, CEM, TP1,
Dalton( u bạch huyết), MOLT-4F
Tế bào ung thư máu
cấp tính/Ung thư bạch
cầu người
18
RD
TBUT màng tim người
19
LU, LUC-1, A549, VA-13, Lewis,

LXFL529L, COR-L23, NCL418, NCI-H460,
NCI-H292, QG-90, RERF-LC-Kj
Tế bào ung thư phổi
20
CaEs-17
TBUT thực quản
21
LNCap, PC-3, PC-3M, DU14, CA-HPV-
10,DU145
Tế bào ung thư tiền liệt
tuyến
22
FI, SK-OV-3, Hela, Caski, C3, JAR, U14,
SIHA
TBUT tử cung, cổ tử
cung
23
TK-10
TBUT tuyến thận
24
BxPC-3, Paca-2
TBUTtuyến tụy
25
MCF-7, BCA-1, ZR-75-1, A2780, MDA-MB-
43, Bcap-3, BC-MDA-MB-23, NCI-H358,
MDA-MB-231, SK-BR-3, Hs578T, T-47D
Tế bào ung thư vú
26
VR, U-0-31
Tiền ung thư thận



27
KP,CaEs-17
UT hạch vòm họng ở
người, carcinoma vảy
mũi họng người

28
H460, Eca-109, Ketr 3, SGC-7901, A375,
A375-S2, A498, H22, UISO, OVCAR, THP1,
SF-268, HT-29, AGS
Chưa biết rõ
29
SK0V-3, OV420
Ung thư buồng trứng
30
Leukopenia
Bệnh máu trắng
31
COR – 1,23
Carcinom tế bào lớn
32
HL-60
Đa bạch cầu tiền tủy
cấp
33
C6
U thần kinh đệm chuột
34

SNU-C5.

Ung thư ruột kết
35
ESCC
Ung thư biểu mô tế bào
vảy thực quản

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các cây thuốc theo loại tế bào bị ức chế.………………… 68
Bảng 2.2: SX các cây thuốc có tác dụng trên TBUT theo họ thực vật 76
Bảng 2.3: Các chất có tác dụng trên một số tế bào ung thư … 138


1

ĐẶT VẦN ĐỀ

Ung thư là một vấn đề toàn cầu trở thành một vấn đề y tế cộng đồng ngày càng gia
tăng ở các nước nghèo. Tỷ lệ tử vong cao chiếm hơn nửa trường hợp tử vong trên toàn
thế giới, nhiều hơn tổng số cái chết do HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Trong số 7,6
triệu ca tử vong trên toàn cầu do ung thư trong năm 2008, hơn 55% xảy ra ở các khu
vực kém phát triển của thế giới.
Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, kết quả điều trị vẫn còn nhiều hạn chế, đắt tiền, tác dụng phụ gây độc cao
cũng như sự kháng thuốc của hóa trị liệu ngày càng tăng [261]. Số đông người nghèo
mắc bệnh ung thư không đủ khả năng chi trả cho việc điều trị. Việc nghiên cứu tìm ra
các phương pháp phòng và điều trị, các loại thuốc có tác dụng tốt ít độc hai, chống lại
sự kháng thuốc đang ngày càng gia tăng do có nhiều điều kiện thuận lợi như kinh phí
nhiều hơn, phương tiện trang thiết nghiên cứu đầy đủ hiện đại hơn, sự hợp tác của các

nhà khoa học rộng rãi chặt chẽ hơn. Một trong những hướng nghiên cứu là sàng lọc
các chất có nguồn gốc thiên nhiên; để đóng góp phần nào cho các nghiên cứu này
chúng tôi tiến hành đề tài: “ Tổng quan về thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư-
phần 2”. Mục tiêu là cung cấp tư liệu về các cây thuốc ức chế tế bào ung thư, để cho
các nhà nghiên cứu có thể tham khảo. Ung thư là vấn đề rất rộng quan đến nhiều lĩnh
vực; trong khóa luận trước chúng tôi mới chỉ đề
cập sơ bộ một số nội dung, trong khóa
luận này chúng tôi đi sâu hơn, bổ sung thêm nhiều tư liệu về cây thuốc ức chế tế bào
ung thư, hệ thống các khái niệm về ung thư chặt chẽ cập nhật hơn. Trong khuôn khổ
khóa luận này chúng tôi tổng quan một số nôi dung sau:
− Tổng quan tóm tắt bệnh ung thư.
− Tổng quan về một số cây thuốc và dẫn chất từ cây thuốc có tác dụng ức chế tế
bào ung thư.




2

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
1.1. Nguồn tài liệu tham khảo
Các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến bệnh ung thư (UT) và cây thuốc, dẫn
chất từ cây thuốc có tác dụng ức chế tế bào UT từ các nguồn sau:
− Các thư viện Quốc gia, một số trường đại học trong nước và quốc tế.
− Các nhà xuất bản, nhà sách trong nước và quốc tế.
− Các ấn phẩm cần tra: Sách, các tạp chí, luận văn, luận án trong nước và quốc tế:
Trong nước chọn sách của các nhà xuất bản lớn hoặc chuyên ngành, các tạp chí được
tính điểm khi làm học hàm. Quốc tế: chỉ chọn tài liệu có số xuất bản (ISSN tạp chí,
ISBN sách) và tài liệu xám.
− Một số trang web có thể tham khảo:

 (Thư mục
NLM).
 (Trang ấn phẩm WHO).
 (Amazon)
 (Google Book Search)
− Các cơ sở dữ liệu thư mục theo chủ đề:
 (Medline/PubMed)
 (Agricola)
 (ERIC)
 (HINARI, truy cập vào CINAHL)
1.2. Phương pháp thu thập
Đọc trực tiếp các tài liệu tại thư viện, có thể copy hoặc ghi lại nội dung cần quan
tâm:
• Đối với sách: Tên tác giả, tên nhan đề của sách, NXB, năm XB, mã số sách của
thư viện để khi cần xem lại;
• Đối với tạp chí: Ghi tên tác giả của bài báo, tên nhan đề bài báo, tên tạp chí, số
volume, số tập, năm XB có thể cả cơ quan XB; mã số thư viện;
• Đối với tài liệu nước ngoài cần ghi cả số sách (ISBN), số tạp chí (ISSN)
Đọc trực tuyến online qua internet: Cũng cần ghi các nội dung như trên và ghi lại
địa chỉ trang web để khi cần kiểm tra lại


3

Cách tra cứu online: Tra theo địa chỉ trang web các thư viện, nhà XB, nhà sách
hoặc tổ chức liên hợp quốc như WHO, khi vào các trang này thì tra theo chủ đề, có thể
chủ đề phạm vi rộng hoặc chủ đề phạm vi hep
Ngôn ngữ tra cứu: Trong nước dùng chủ yếu tiếng Việt, quốc tế chủ yếu tiếng
Anh, đối với cây thuốc dùng tiếng Latin
Nội dung cần tìm: Chỉ giới hạn về bệnh UT, các cây thuốc và các dẫn chất từ cây

thuốc có tác dụng ức chế tế bào UT thực nghiệm
1.3. Xử lí dữ liệu
Sắp xếp các dữ liệu thu thập được theo bố cục chặt chẽ, hợp lí, logic, theo nhóm
vấn đề. Cần tóm tắt bảng biểu hóa để tiện theo dõi. Loại bớt thông tin ít tài liệu đề cập
đến, độ tin cậy thấp hoặc tóm tắt quá ngắn không rõ ràng, không đủ thông tin.


4

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN, KẾT LUẬN

A. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ
2.1. Định nghĩa
Ung thư là bệnh ác tính của tế bào, của AND, trong đó các tế bào ung thư tăng
sinh nhanh vô tổ chức thường tạo thành khối u, xâm lấn vào các tổ chức xung quanh
như càng cua làm rối loạn chức năng của các tổ chức cơ quan [271],[18], [21],[117].
Ung thư là tên dùng chung để gọi một nhóm bệnh gồm 200 loại khác nhau có
nguồn gốc tế bào về phát sinh, căn nguyên, tiên lượng và cách thức chữa trị, nhưng
đều có chung một đặc điểm nổi bật là sự tăng sinh vô hạn không kiểm soát được, khả
năng tồn tại, xâm lấn và phát triển ở các cơ quan và tổ chức khác của tế bào ung thư
(TBUT) [25],[13].
2.2. Đặc điểm của bệnh ung thư
2.2.1. Ung thư là căn bệnh tế bào
Người trưởng thành có khoảng 1 triệu tỷ tế bào xuất phát từ 1 tế bào đã thụ tinh.
Thông thường các tế bào có một tuổi thọ nhất định và tuân theo một quy luật chung là
phát triển-già-chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới (khoảng
10
12
tế bào chết đi mỗi ngày và được thay thế bằng số lượng tương đương). Cơ thể có
một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ và duy trì số lượng tế bào ở mỗi

cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Quá trình sinh sản của tế bào được thực hiện nhờ mã
di truyền nằm trên phân tử DNA của các tế bào, nhờ đó mà các tế bào sinh ra giống hệt
tế bào mẹ.
Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát của cơ thể, bắt
đầu phát triển và tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức, hình thành một đám tế bào có
chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức
xung quanh. Các tế bào ung thư lỏng lẻo dễ bứt phá ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu
và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới trong cơ thể, bám lại và tự
nảy nở (quá trình này gọi là ‘di căn’).
Ung thư thường bắt đầu từ một tế bào sau một thời gian phát triển đủ lớn thì mới
có dấu hiệu phát hiện được [31],[92].
2.2.2.Ung thư phát triển qua nhiều giai đoạn
Quá trình phát triển của một TBUT ban đầu hình thành một khối UT và đe dọa
tính mạng con người trải qua nhiều giai đoạn. Có nhiều cách phân chia nhưng đa số
thống nhất có 2 giai đoạn chính, khác nhau rõ rệt [44],[18],[117]


5

• Giai đoạn khởi phát: Chia làm hai giai đoạn nhỏ giai đoạn khởi đầu và giai đoạn
hoạt hóa.
− Giai đoạn khởi đầu:
OG
n
OG
ut
Oncogen bình thường OG
n
bị tác nhân gây ung thư làm tổn thương hay biến đổi
chức năng trở thành ONCOGEN (OG

ut
) bệnh lý có khả năng tiềm ẩn biến tế bào chứa
nó thành tế bào ung thư. Quá trình xảy ra rất nhanh và không phục hồi. Tuy nhiên tế
bào chứa OG
ut
thường không tồn tại lâu mà phần lớn bị hệ thống miễn dịch của cơ thể
bất hoạt hoặc loại trừ.
− Giai đoạn hoạt hóa
OG
ut
[UT]
Nếu có một yếu tố nào đó xúc tác, khởi động hoạt hóa thì OG
ut
dạng tiềm ẩn mới
hoạt động để biến tế bào chứa nó thành tế bào ung thư [UT]. Nếu các yếu tố hoạt hóa
bị bất hoạt thì có thể ngăn chặn được quá trình ung thư hóa (Đây là khâu quan trọng
trong phòng ngừa ung thư).
• Giai đoạn phát triển:
Giai đoạn tiền lâm sàng: Là từ khi xuất hiện tế bào ung thư đầu tiên đến khi hình
thành một khối u có thể nhận biết được, có thể kéo dài chục năm mà không có triệu
chứng gì, nhưng có thể ngắn như bệnh u lympho Burkitt. Tuy nhiên mức độ phân tử
thì ta lại có thể phát hiện được ngày càng nhiều chất chỉ điểm trong xét nghiệm chẩn
đoán sớm.
Giai đoạn lâm sàng: Thường chỉ phát hiện được khối u có kích thước khoảng 1cm
3

(1 tỷ tế bào) với khoảng 30 lần nhân đôi. Ngoài những biểu hiện càng rõ chất chỉ điểm
thì khối lượng u phát triển nhanh và thường có những biểu hiện bệnh lý toàn thân như:
Sốt, mệt mỏi…
Diễn biến tiếp theo của sự hình thành một khối u, là sự tự mất đi các thụ cảm nhận

biết giới hạn với các tế bào lân cận, sản xuất ồ ạt các cytokine (cell signals) và các
enzyme protease dẫn tới phá hủy màng đệm lót và môi trường ngoại bào bao quanh,
khiến chúng liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch
bạch huyết di chuyển tới các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục tăng sinh vô
tổ chức. Giai đoạn này gọi là sự di căn (metastatic process). Nếu các TBUT chèn ép
hay di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như não, gan, phổi…sẽ
khiến cho bệnh nhân tử vong [7],[30],[92],[115],[38].


6

Quá trình hình thành và phát triển căn bệnh ung thư có thể được tóm tắt theo sơ đồ
sau:

- Tác nhân hóa học
- Tác nhân vật lý
-Các virus gây ra u



















2.2.3.Đặc điểm tế bào UT
Hình thái: Kích thước tế bào ung thư phát triển lớn hơn bình thường, bờ nét không
đều. Nhân phát triển mạnh, tăng tỉ lệ nhân so với bào tương. Số lượng bào quan thay
đổi. Ty thể tăng nhiều, nhiễm sắc thể biến dạng, phân bào đa dạng hỗn loạn [50].
Sinh thái: Tế bào biệt hóa thấp không làm được chức năng bình thường.
Khả năng di căn: Có thể nói đây là đặc tính đặc trưng nhất, nguy hiểm nhất của TBUT
và cũng chỉ riêng tế bào UT mới có. Các TBUT không cư trú tại chỗ mà chúng tăng
cường xâm lấn vào các tổ chức sống lân cận, xâm nhập vào các hệ thống tuần hoàn và
hạch bạch huyết để di chuyển tới những vị trí cách xa nơi TBUT phát sinh. Hiện nay,
Tế bào phát
triển bình thường
Thay đổi bộ gen
cuả tế bào thân
Các yếu tố di truyền
Hoạt hóa oncogen
ức chế gen áp chế ung
thư
Biểu hiện sản phẩm gen
thay đổi và mất sản phẩm
gen điều hoà.
U ác tính


7


đặc thù này của TBUT vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ trên cơ sở khoa học [94],[38].
Nhưng cũng có thể do [1]:
− Mất sự ức chế giữa các tế bào với nhau trong đó phải nói đến vai trò của enzym
protease typ 4, đó là collagenase, glycoprotein, glycosphingosin.
− Có sự thay đổi các protein dính kết như: Intergrin, cadherin và các phân tử kết
dính khác.
− Một mạng mạch mới sinh cung cấp máu cho ung thư do tăng tiết các yếu tố
sinh mạch như yếu tố lớn fibroblast a, b (aFGF,bFGF) yếu tố kích thích sinh sản tế bào
nội mạc.
− Mỗi loại tế bào ung thư thường di căn đến một vài cơ quan đặc trưng, chẳng
hạn như ung thư tiền liệt thường di căn vào xương. Có ý kiến cho rằng tế bào ung thư
tiết ra nhiều acid lactic, men hyaluronidase làm phân giải Mucopolysaccharid và nhiều
men protease phân giải Protein để xâm lấn và di căn. Có ý kiến khác cho rằng do tăng
diện tích âm bề mặt tế bào ung thư nên giảm ức chế tiếp xúc do đó có xu hướng xâm
thực và di căn [50].
Khả năng sinh sản không thể kiểm soát của TBUT: Khi một tế bào trở thành ung thư,
nó sẽ hoạt động phân chia bất thường. Quá trình phân chia bất thường này diễn ra
nhanh hơn và các tế bào con cháu được sinh ra không phát triển bình thường như các
tế bào bình thường khác, ngược lại chúng tiếp tục quá trình phân chia vô tổ chức và
ngày càng trở lên khác biệt di truyền với tế bào mẹ ban đầu. Khi được tách ra khỏi cơ
thể và nuôi cấy invitro, các TBUT được xem là bất tử, như tế bào Hela vẫn phát triển,
tồn tại tới nay là một bằng chứng [92], [268].
Khả năng vượt qua sự kiểm soát của hệ miễn dịch: Một trong những đặc tính đáng chú
ý khác của TBUT là chúng có khả năng vượt qua sự kiểm soát của hệ miễn dịch để tồn
tại và phát triển. TBUT là tế bào chính của cơ thể bệnh nhân, nhưng thoái hóa, biến
chất nguy hiểm mà hệ miễn dịch của cơ thể lại không nhận ra được [92],[115].
Sinh hóa: Có nhiều khác biệt so với tế bào thường [50].
− Tổ chức ung thư tích lũy nhiều Peroxyd gây sự oxy hóa quá mức ( vì vậy sử
dụng thuốc có tính chất Antioxydant.
− Tổ chức ung thư chứa nhiều D- acid amin (Tổ chức lành chứa nhiều L- acid

amin).
− Tại tổ chức ung thư chuyển hóa năng lượng tăng, đặc biệt là hô hấp tế bào, lên
men lactic và đường phân ái khí và kỵ khí xảy ra rất mạnh.


8

− Tế bào ung thư có khả năng sử dụng triệt để và nhiều glucose làm cạn kiệt chất
dinh dưỡng và năng lượng của môi trường do đó cơ thể như phải “Rót nguyên liệu vào
thùng không đáy”.
− Tế bào ung thư đòi hỏi nhiều năng lượng nhưng khi thiểu dưỡng thì chóng chết
(Đó là điều có thể khai thác trong hướng phòng trị ăn uống, không thừa năng lượng ).
Tổng hợp acid nucleic (DNA,RNA) bị nhiễu loạn: tăng về số lượng, biến đổi về chất
lượng, trật tự bình thường của các nucleotide bị xáo trộn do đó gen bị đột biến tạo ra
những sản phẩm và protein lạ đặc trưng cho tế bào ung thư. Chúng là “chất chỉ điểm”
báo hiệu rất sớm sự xuất hiện của ung thư ngay cả ở giai đoạn tiềm tàng. Ví dụ: αFP
trong ung thư gan, CA15-3 trong ung thư vú, CEA trong ung thư đại trực tràng…
Miễn dịch: Tế bào ung thư cũng có kháng nguyên, thường biểu hiện trên bề mặt tế
bào, có vai trò như một thụ quan và là tín hiệu để kháng thể và cả tế bào lympho vật
chủ nhận dạng và tấn công (Đây là một hướng triển vọng trong nghiên cứu chiến lược
điều trị). Giai đoạn đầu của quá trình hình thành ung thư có sự đấu tranh mạnh một
bên là hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm thải loại tế bào ung thư, một bên là những
tế bào ung thư mới được hình thành và đang phát triển. Nếu khả năng miễn dịch mạnh
thì quá trình hình thành ung thư được dập tắt. Nếu miễn dịch không đủ mạnh thì cơ thể
vừa phải có phản ứng chống lại tế bào ung thư, vừa phải cung cấp chất dinh dưỡng cho
chúng phát triển, nên cơ thể bị suy kiệt nhanh [18,50].
Hoại sinh: Do phân bào nhanh cấu trúc khiếm khuyết, chức năng rối loạn, đói dinh
dưỡng và luôn bị hệ thống miễn dịch con người tấn công nên tế bào ung thư có đời
sống ngắn, các tế bào ở rìa khối u là những tế bào còn non, giàu ARN, hoạt động men
protease, peptidase mạnh hơn hàng chục lần so với tế bào nằm trong lõi khối u. Các tế

bào nằm trong lõi, chiếm phần lớn thể tích khối u là tế bào đã già, nghèo ARN, chuyển
hóa giảm, hay có hoại tử. Khi tế bào ung thư chết thì tạo thành nhiều loại độc tố (nhiệt
độc thấm vào máu ứng dụng trong đông y dùng thuốc thanh nhiệt giải độc).
2.3. Phân loại bệnh ung thư
2.3.1. Theo nguồn gốc phát sinh [7],[49],[114]
Carcinoma (nguồn gốc biểu bì): Là dạng ung thư phổ biến nhất, xuất phát từ những tế
bào có nguồn gốc lá phôi trong (endoderm) và lá phôi ngoài (exoderm). Đó chính là
các loai ung thư phổi, ung thư vú, ung thư trực tràng…
Sarcoma: Là dạng ung thư ít gặp hơn, xuất phát từ những tế bào lá phôi giữa
(mesoderm) và là những tế bào thuộc hệ thống.


9

Lymphobia: Là dạng ung thư hiếm gặp, xuất phát từ hạch bạch huyết và các mô
thuộc hệ miễn dịch của cơ thể, như ung thư lymphoma Burkitt.
Leukemia: Là dạng ung thư nguy hiểm do biểu hiện bệnh rất sớm, ở cả trẻ em và
người trẻ tuổi, xuất phát từ các tế bào máu non thuộc tủy xương và có xu hướng tích tụ
thành số lượng lớn trong hệ máu như trong thường hợp ung thư bạch cầu cấp tính
(Human acute Leukemia).
2.3.2.Theo cơ quan
Dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương để phân loại như
ung thư phổi, ung thư dạ dày, gan…
2.3.3. Theo tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó
Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ
một tế bào duy nhất phân chia mà thành như:
− Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (ví dụ như ở ống
tiêu hóa hay các tuyên tiêu hóa).
− Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu (
leukemia ) và u lympho bào ( lymphoma ), xuất phát từ máu và tủy xương.

− Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương
hay cơ.
− U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.
− U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u nguyên
phát.
2.3.4. Theo hội nghị quốc tế chống ung thư
Đề xuất phân loại khối u ác tính theo hệ thống TNM [50]
− T (Tumor): Khối u nguyên phát về khối lượng, hình thể.
− N (Node): Hạch, vùng mức độ tổn thương đến các hạch lympho gần và xa.
− M (Metastase): Di căn xa, mức độ tổn thương lan tỏa.
− Ngoài ra còn có kèm theo chỉ số mức độ sau các chữ T, N, M.
2.4. Sinh học phân tử và cơ chế sinh bệnh ung thư
Ngày nay người ta đã biết rằng có ba nhóm gen có liên quan đến quá trình phát
sinh, phát triển của bệnh ung thư [7],[30],[41],[38],[92].
Nhóm gen gây ung thư (Oncogen) là tên gọi chung cho một nhóm các gen mà sự
có mặt của chúng ở một dạng nào đó hoặc khi ở trạng thái tăng cường hoạt động sẽ


10

dẫn tới sự hình thành và phát triển của bệnh ung thư [38],[226]. Nhóm Oncogen là
dạng đột biến của một nhóm gen được gọi là Proto-oncogen chịu trách nhiệm mã hóa
cho các yếu tố giám sát sự phát triển và sinh trưởng bình thường của tế bào[96]. Các
yếu tố này có thể là các yếu tố sinh trưởng (growth factors), các thụ thể (receptors),
enzyme truyền tín hiệu (signaling enzymes) và các yếu tố điều hòa sao chép
(transcription factors). Yếu tố sinh trưởng gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào dẫn tới
kích hoạt các enzyme truyền tín hiệu nội bào để rồi tác động tới một số protein đặc
hiệu là các yếu tố điều hòa sự sao chép trong nhân tế bào. Các yếu tố sao chép bị kích
thích sẽ tác động vào hệ gen trong nhân và kích hoạt các gen chịu trách nhiệm cho sự

sinh sôi, phát triển của tế bào. Do vậy nếu nhóm gen điều hòa sự sinh trưởng này bị
đột biến thành các Oncogen sẽ dẫn tới sự sinh sản không kiểm soát được của tế bào và
bệnh ung thư hình thành từ đây [30],[114]. Cho tới nay, một vài Oncogen đã được
nhận biết là có mặt và ở dạng hoạt động trong một vài dạng ung thư như gen myc, ras
hay họ gen b [8].
Nhóm gen áp chế Oncogen (Anti-oncogen) chịu trách nhiệm ức chế các gen thuộc
nhóm Oncogen, từ đó không cho các tế bào tham gia tùy tiện vào chu kỳ sinh trưởng.
Trong điều kiện bình thường mặc dù cơ thể có trên 60 loại gen có thể bị kích thích gây
ung thư nhưng vẫn không bị ung thư là nhờ có sự cân bằng giữa Oncogen (OG) và
Anti-oncogen (AOG). Ví dụ: Như trong ung thư phổi thì OG là K-res, C-myc…còn
AOG là RB1, P53 [50]. Nếu các gen thuộc nhóm Anti-oncogen bị mất kiểm soát hoạt
động bình thường, kết quả là các tế bào sẽ sinh sản vô tổ chức gây nên ung thư. Một
trong những phương thức hoạt động của nhóm gen này là kích thích tế bào đi vào quá
trình chết theo trương trình (Apoptosis). Thuộc nhóm gen này là một gen áp chế ung
thư đặc biệt mã hóa cho một phân tử protein tên là p53 có khả năng khởi động quá
trình tự chết của tế bào. Trong những tế bào mà các phân tử DNA có những sai hỏng
nào đó hoặc bị đột biến do một số tác nhân nhất định, protein P53 sẽ như một cái
phanh kìm hãm, chặn đứng sự phát triển. Trong trường hợp các đột biến đó là không
thể sửa chữa, protein sẽ kích hoạt để tế bào đi vào quá trình tự chết theo chương trình,
nhờ vậy sẽ ngăn chặn được các đột biến này cho thế hệ tế bào con cháu
[2],[4],[41],[92]. Ngoài ra còn rất nhiều gen áp chế ung thư đã được tìm ra như: Gen
NF1 gồm 270-390kb mà m ARN của nó còn 11-13kb làm thủy phân GTP phụ thuộc
vào protein ras có trong bệnh u xơ thần kinh, gen áp chế ung thư FAP phát triển trong
polyp đại tràng, gen áp chế ung thư bc12.


11

Nhóm gen sửa chữa( DNA repair genes) chịu trách nhiệm điều chỉnh, sửa chữa
những sai sót trong hoạt động của hai loại gen nói trên. Môi trường sống có rất nhiều

yếu tố gây ung thư, tuy vậy bệnh không xảy ra ở tất cả các cá thể có tiếp xúc với các
yếu tố gây ung thư đó. Một phần do tính cảm thụ bệnh, tính đề kháng tự nhiên và đặc
hiệu chi phối và một phần là do khả năng tự sửa chữa các tổn thương DNA của tế bào,
tất cả đều do các gen chị phối. Các gen này bị tổn thương thì những đột biến của hai
loại gen trên sẽ không được khắc phục và sẽ dẫn đến sự sinh sản, sinh trưởng bất
thường của tế bào [41],[92].
Ngoài những gen trên còn có những gen làm tăng nhạy cảm với ung thư đã được
tách ra. Đặc biệt là 12 gen được biết đến loại gia đình ung thư ví dụ như: Gen APC,
nhiễm sắc thể 5p21 trong bệnh tăng sinh tuyến polyp có tính gia đình dẫn đến phát
triển sớm bệnh ung thư trực tràng, gen BRCA1 ( nhiễm sắc thể 17p21) thuộc loại ung
thư vú và buồng trứng [1].
Tóm lại: Trong cơ chế bệnh sinh ung thư, vai trò của các nhóm gen là lớn như gen gây
ung thư, gen ức chế ung thư, gen sửa chữa các thương tổn của DNA và gen chỉ huy
quá trình apoptosis. Mất cân bằng hay xuất hiện không đúng giai đoạn sinh lý, không
đúng loại tế bào và pha phân bào trong chu kì tế bào, đều góp phần trong việc tích lũy
các đột biến gen để gây tế bào tiến triển ác tính [41].
2.5. Những giả thuyết về cơ chế bệnh sinh [43]
Thuyết “Oncogenesis”: Đa số virus có khả năng sinh UT trên thực nghiệm đều thuộc
loại virus RNA-giống với RNA của vật chủ, các phân tử RNA type C luôn luôn có sẵn
trong nhân của tế bào vật chủ, chính là bộ gen của virus RNA nằm phục sẵn trong tế
bào. Khi bị thức tỉnh và bị hoạt hóa bởi các yếu tố nội ngoại mô các RNA type C hoạt
động như một virus thực sự của tế bào, lũng đoạn khả năng sinh sản của tế bào. Vì vậy
nó được coi là gen sinh ung thư.
Thuyết đột biến gen: Đột biến gen được biểu hiện bởi sự thay đổi của những vật chất
di truyền chủ yếu là những phân tử AND làm cho thay đổi biểu hiện cá thể. Gen đột
biến bền vững, tự nhân đôi và truyền lại cho các tế bào con và đa số các đột biến là có
hại cho cơ thể.
Nguyên nhân đột biến: Đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong cơ thể sinh vật,
nhưng khi có các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, tần số đột biến tăng lên rất cao
ví dụ như :

• Tia X gây rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể, các bức xạ ion như nguyên tố Co
60
,
các neutrons không gây đột biến trực tiếp mà do các ions được tạo ra tạo nên các gen


12

biến dị và nguy hiểm hơn khi các neutrons va chạm với chất khác tạo nên các tia thứ
cấp gây đột biến gen, các tia cực tím có năng lượng nhỏ không gây ion hoá các axit
nucleic nhưng lại được AND hấp thụ một cách dễ dàng để trở thành những gen biến dị
rồi tạo nên những tế bào ác tính.
• Đột biến gen do hoá chất có thể tác dụng trực tiếp hay gián tiếp
Trực tiếp: Có thể gây tác dụng xa là hoá chất tác động lên các axit nucleic tạo nên
những nhiễm sắc thể kém bền vững vài thế hệ sau mới gây đột biến hoặc có thể gây
tác dụng sớm trực tiếp lên AND tạo nên các gen biến dị tức thì.
Gián tiếp: Men catalaza trong tế bào có khả năng ngăn cản hoặc hạn chế hiện
tượng đột biến gen. Một số hoá chất khi vào cơ thể ức chế men này làm tăng nguy cơ
gây đột biến gen.
Thuyêt tổ chức bào thai sót của Conheim: Các tổ chức UT được phát sinh ra từ
những tế bào còn sót lại từ những tổ chức bào thai. Trong quá trình trưởng thành của
cơ thể, những tế bào này không bị đào thải, trở thành những tế bào bất thường, phát
triển ngoài sự kiểm soát của cơ thể một cách vô độ để trở thành tế bào ác tính. Nhưng
hiện nay người ta đã phát hiện UT có thể xuất phát từ tế bào thường.
Thuyết kích thích trường diễn của Wirchow: Bằng cách kích thích liên tục một cơ
quan hay một bộ phận của cơ thể với những yếu tố lý hoá học, ông đã gây một số UT
thực nghiệm trên súc vật. Đối chiếu trên người đã chứng minh được một số trường hợp
ung thư xuất hiện trên tổ chức viêm mãn tính như ung thư cổ tử cung xuất hiện trên
những phụ nữ bị viêm loét cổ tử cung lâu ngày, ung thư phế quản phổi do nghiện
rượu…

Thuyết virus: Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ gây nên sự đảo lộn mật mã di truyền
làm cho sự sinh sản tế bào bị lũng đoạn, tạo nên những tế bào ác tính.
2.6. Nguyên nhân gây bệnh UT [29]
Những nguyên nhân chung do:
− Lối sống: Hút thuốc lá 20-30% ung thư có liên quan đến thuốc lá đặc biệt là
ung thư phổi.
− Rủi ro trong lối sống: Phơi nắng, béo phì, không vận động.
− Ung thư do lây nhiễm gây ra.
− Do đột biến tự phát mà nguyên nhân là do chất trong môi trường gây ra: Radi.
− Do di truyền.
− Do bệnh chuyển hóa.


13

− Do các yếu tố khác.
2.7. Các yếu tố (tác nhân) gây ung thư
Các tác nhân gây ung thư có rất nhiều và đa dạng từ môi trường, nội mô. Tuy
nhiên các tác nhân phải đủ liều lượng, cường độ, thời gian tích lũy gây tổn thương
AND. Hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm không ngăn được sự phát triển của các tế
bào bị đột biến thì mới gây bệnh ung thư.
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố kết hợp với nhau gây bệnh ung thư, có thể
chia các nguyên nhân và yếu tố gây ung thư ra thành hai nhóm lớn: nội sinh và ngoại
sinh.
Trên 80% tác nhân gây bệnh ung thư có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và
nhờ tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này chúng ta có thể phòng ngừa được
nhiều loại ung thư.
2.7.1.Các tác nhân từ bên ngoài [3,5],[18],[117]
Tác nhân vật lý:
Bức xạ ion hóa: Là tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn

xạ nhân tạo được dùng trong quân sự, y học, nghiên cứu khoa học… có khả năng tác
động trực tiếp lên AND hoặc tác động đến cơ thể thông qua việc tạo ra rất nhiều các
gốc tự do như O
2
, HO, NO
*
…Các gốc tự do có thể gây ra phản ứng oxi hóa làm thay
đổi cấu trúc của phân tử DNA, điều này có thể là nguyên nhân của bệnh di truyền
trong đó có bệnh ung thư.
− Ung thư da: Hay gặp ở người tiếp xúc thường xuyên với phóng xạ. Chỉ cần tiếp
nhận 100r/l năm có thể gây “dermatosis” để trở thành K biểu mô gai hay đáy hoặc
sarcom xơ ( Fibrosarcome ) [43].
− Ung thư máu: Hay gặp là thể ung thư tuỷ bào cấp hay mạn tính, các
lymphomesmalins (kể cả bênh Hodgkin) ở những vùng có hàm lượng phóng xạ cao
trong không khí hoặc trẻ nhỏ có thể gặp ung thư máu thể lympho bào cấp do nhiễm xạ
từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ [43].
Các tia cực tím: Có trong ánh nắng mặt trời nhất là ban trưa, đèn sát trùng. Gây ung
thư da, những bộ phận hở ở những người phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời
(người đi biển, làm ruộng…) dễ bị ung thư da do tia cực tím có bước sóng từ 2600 đến
3400 A
0
(Amstrong) [43], hiện nay còn có bằng chứng tia cực tím cũng liên quan đến
bệnh u lympho-non-hodgkin và leukemia lymphatic mạn tính.


14

Các loại sóng vô tuyến, vi ba, từ trường mạnh: Có thể gây ung thư, ung thư não có thể
xảy ra khi dùng điện thoại cầm tay, trong nhà khi có điện thế cao thì khả năng sinh ra
trường điện từ ở mức 0.2 tT, từ trường này có thể tăng gấp đôi và gây bệnh bạch cầu ở

trẻ nhỏ[1].
Siêu âm, nhiệt độ: Trên thực nghiệm với động vật cho thấy cường độ lớn có thể gây sai
lệch tổn thương nhiễm sắc thể
Tác nhân hóa học [43].
Danh mục nguyên tố hoá học và hợp chất hoá học gây ung thư ngày càng dài do công
nghệ hoá học tổng hợp tạo nên, có 3 loại hoá chất chính gây UT:
Các hoá chất trực tiếp gây ung thư: Không cần qua điều kiện trung gian như môi
trường, cơ địa …ví dụ như:
- Các hợp chất có nhân Alkyl (các loại mù tạc có azole, Cyclophosphamide …)
những chất này dùng để chữa UT nhưng chính nó lại có thể gây UT.
- Các hợp chất có Arsenic: Arseniate Natri trong dung dịch fowler có thể gây ung
thư da.
- Các chất Chromates và amiante dùng trong công nghệ khai khoáng gây ung thư
phế quản và phổi.
- Nickel carbonyl có thể gây ung thư đường hô hấp trên.
Các hợp chất sinh UT qua chuyển hoá: Đa số hợp chất sinh UT hoạt động qua dạng
chuyển hoá phụ thuộc vào các yếu tố nội, ngoại sinh, môi trường, tuổi, giới tính, bộ
phận, dinh dưỡng…
− Các hydrocarbon nhân thơm (polynuclear aromatic hydrocarnon): Đa số các
hoá chất gây UT thuộc nhóm này, gặp rất nhiều trong môi trường và đời sống, có
nhiều trong khói bếp khói thuốc lá, bồ hóng, nhựa đường, hắc ín…còn gặp nhiều trong
các sản phẩm của kĩ nghệ chưng cất dầu hoả. Ví dụ như trong khói thuốc lá có chứa
hơn 200 hợp chất gây hại trong đó độc nhất là benz-pyren tác động lên base guanine
gây tổn thương AND, gây ung thư phổi, thực quản, dạ dày…
− Các aromatic amin: Sử dụng nhiều trong các xét nghiệm của công nghệ hoá
chất như 2-Napth-thylamin, 4-nitro biphenyl, benzidin. Các chất này có thể gây UT
thận, bàng quang…
− Nitrosamine, triazenes và hợp chất có trong lạp xườn, thịt jambon các chất
nitrosamine gây biến dị gen bằng cách tác động lên các Base của AND để gây ung thư,
có thể tạo thành gây ung thư dạ dày. Các chất nitrosamine phân tử không lớn, dễ xâm



15

nhập vào lòng tế bào, lại thường gặp vì nguồn sản sinh ra nó phổ biến như chất bảo
quản thực phẩm, dư lượng phân đạm vô cơ trong rau, quả [29].
Các hợp chất có trong thiên nhiên như:
− Các độc tố của nấm mốc: Chất Aflatoxine có hàm lượng rất cao trong lạc, mốc
này gây ung thư gan, thận (Aflatoxin B1, B2, G1, G2 ) gặp trong ngũ cốc lâu ngày bị
mốc, trong những thức ăn có tinh bột khác, hay gặp ở một số vùng Châu Phi, Trung Á
[29].
− Độc tố của một số cây thực vật: Ví dụ chất Pyrrolyzidin có trong một số cây
thuốc dùng thay chè của một số bộ tộc ở Châu Phi, các cây có tác dụng chữa bệnh
nhưng ngược lại có thể gây UT gan dù dùng liều nhỏ lâu ngày.
− Chất cysasin có trong hoa tuế (Cycad) dùng pha nước uống ở một số vùng Châu
Phi, Châu Á có thể gây UT thận, gan. Trong hoa cây tuế có các β glycoside của
methylasoxy-methanol rất giống với dialhydrazin là một Nitrosamin. Cây dương xỉ
dùng tươi hay chín làm thức ăn cho người hay gia súc có thể gây UT bàng quang.
− Chất Safrol, có trong cây de vàng ( Sassafras) dùng làm tăng hương vị cho bia ,
nước ngọt gây ung thư gan, thực quản.
− Cyclamate (Cyclohexyl Sulfamate) dung làm gia vị gây UT gan, bàng quang,
dạ dày…cấm dùng ở một số nước Mĩ và một số nước khác.
− Thực phẩm cháy khét như/đồ rán đồ nướng tạo ra acrolein, acrylanid,
helerocyatic aromatic amines, heme iron, N-nitroso, polycyclic-aromatic hydrocarbon
ngửi ăn đều độc hại [29].
− Thức ăn mỡ động vật nhiều có nguy cơ cao dễ gây ung thư vú, trực tràng, tiền
liệt tuyến [1].
− Ăn thức ăn thịt đỏ nhiều có nguy cơ cao dễ gây ung thư đại tràng và ung thư
tiền liệt tuyến.
− Các dược phẩm sử dụng điều trị một số bệnh: Các nội tiết tố, các kháng sinh và

một số thuốc khác sinh ra nitrosamin dùng nhiều và lâu dài đều có khả năng sinh ung
thư [1].
− Nước uống nhiễm trihalomethanes được gây ra bởi hoạt động của dẫn chất
chlorin và chất bẩn vô cơ có thể dễ gây ung thư bàng quang [1].
− Rượu được kết hợp với thuốc lá gây độc cho gan, thần kinh làm suy giảm miễn
dịch tạo điều kiện cho ung thư di căn, rượu gây xơ gan rồi sau đó chuyển sang ung thư
gan [1],[29].


16

− Ngoài ra một số vật dụng có hóa chất độc hại tiếp xúc thường xuyên trong sinh
hoạt hàng ngày như các dung mô hữu cơ, keo dán, formol ướp thịt, xác.
Tác nhân sinh học:
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể gây viêm hang vị dạ dày gây
ung thư hang vị dạ dày và có tới 60-70% Ung thư đường tiêu hóa là do vi khuẩn [29].
- Nhiễm kí sinh trùng:
 Schistosoma gây nhiễm trùng sán lá gan gây hepattis C dẫn đến xơ gan rồi ung
thư gan ở người châu Á là chủ yếu.
 Sán lá gan: Clonorchis sinensis và opistherchis viverctal kí sinh thời gian dài
gây ung thư đường tiêu hóa.
 Người Ai Cập đặc biệt công nhân, nông dân tiếp xúc với nước bị nhiễm kí sinh
trùng gây ung thư bàng quang.
− Nhiễm virus:
 Hepatocellular corchinomas gây nhiễm virus viêm gan B chủ yếu ở người châu
á và châu Phi và 80% là gây ung thư gan [74].
 HBV, HCV có liên quan chặt chẽ đến ung thư gan: Cơ chế tác động của virus
có thể do virus này hoạt hóa pro-oncogen hoạt động hoặc ức chế gen kiềm chế
oncogen khi virus kết hợp vào AND của tế bào gan, cũng có thể do protein của HBV
khi liên kết với p53 của tế bào gan, có thể gây ức chế cạnh tranh với yếu tố sữa chữa

sao chép.
 Người bị HIV do suy giảm hệ miễn dịch nên dễ bị các tác nhân kí sinh sẵn có
trong cơ thể phát triển ví dụ như: Epstein –barr virus, kaposis sarcoma-associate
herpes virus gây ung thư Kaposi’s sarcoma.
 HPV type 6, 11, 16 và 19 gây ung thư hậu môn, âm đạo chủ yếu ở châu Phi.
 Virus BK, JC, EBC gây ung thư trực tràng.
 Thịt chưa chín kĩ: Polymavirus, papllomavirus, sigle-standed DNA viruses gây
ung thư carcinogenic.
 Herpes virus, retrovirus, flavivirus, anollovirus từ gia súc ảnh hưởng đến tế bào
người dễ gây đột biến gen, kết quả gây bệnh ung thư.
 HPV gây ung thư tử cung và dương vật, trong đó tới 30-40% ung thư tử cung là
do HPV.
 Virus Epstein Barr (EB): Gen của nó có trong bệnh u lympho Burkitt, ung thư
vòm họng… và người ta đang tìm vaccin chống lại nó và đã thử trên khỉ.


17

 Nhiễm virus loại ARN gây bệnh viêm gan C.
Đến năm 1970 người ta đã tìm ra khoảng 100 chủng loại virus có khả năng sinh UT.
Trên người, người ta đã tìm thấy các bộ gen của virus Epstein-Bar trong các khối u
lympho của Burkitt, trong các tế bào ác tính của UT vòm họng mũi (NPC: Naso
pharynx carcinoma). Một phát hiện mới đây trên UT phổi ở khỉ do một loại virus lấy
tên là M-PMV (Masonpfizer monkey virus) là tên người tìm ra nó.
Yếu tố môi trường:
Nếu coi môi trường là điều kiện thì cũng có thể coi nó là nguyên nhân gây UT.
Môi trường ở xung quanh (khí hậu, độ ẩm, mức độ nhiễm khuẩn, nhiễm độc…) cùng
với những điều kiện sinh sống, dinh dưỡng đều là những yếu tố ảnh hưởng tới quá
trình UT. Ví dụ như UT bàng quang có tỉ lệ cao ở Ai Cập. UT vòm mũi họng tỉ lệ rất
cao ở những vùng dân chài lưới hay ăn tôm cá khô có hàm lượng Nitrosamin cao, UT

tuyến giáp hay gặp nhiều ở Thuỵ Sĩ vì nước ở đây thiếu nhiều iod. Vì vậy làm trong
sạch môi trường và thay đổi môi trường tập quán góp phần lớn trong việc phòng và
chống sự phát triển của bệnh UT.
2.7.1 Tác nhân bên trong (từ nội mô- yếu tố nội sinh)
Rối loạn nội tiết [43],[117]
Ung thư vú: Dùng liều cao, kéo dài estrogen có thể gây ung thư vú ở chuột. Các
nghiên cứu ở động vật cũng cho thấy estrogen là một chất sinh ung thư. Các bằng
chứng này gợi ý rằng ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ gây
ung thư. Nhiều nghiên cứu cho rằng sử dụng estrogen ngoại sinh không có ý nghĩa gây
ung thư vú tuy nhiên cũng có một số tác giả cho rằng tính an toàn của estrogen chưa
được chứng minh.
Ung thư nội mạc tử cung: Nhiều nghiên cứu bệnh–chứng cho rằng sử dụng
estrogen làm tăng tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho
rằng dùng liều thấp estrogen là an toàn đối với những phụ nữ tiền mãn kinh và phụ nữ
đã cắt bỏ buồng trứng.
Ung thư tuyến âm hộ: Vào năm 194, người ta cho rằng estrogen tổng hợp như là
DES(diethylstilbestrol) dung nạp tốt ở phụ nữ có thai, an toàn cho thai nhi và có hiệu
quả phòng sẩy thai nên đã được kê đơn rộng rãi. Cho đến khi có một nghiên cứu vào
năm 1977 cho thấy những người con gái của những bà mẹ được điều trị bằng DES
tăng tỷ lệ ung thư nên đã bị cấm.
Ung thư tuyến tiền liệt: Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư là tuổi nhưng
testosterone sau khi được chuyển hóa thành dihydrotestosterone là một chất gây tăng


18

sinh nhanh tế bào của tuyến tiền liệt, vì vậy dihydrotestosterone có thể liên quan đến
chuyển dạng ác tính và các nghiên cứu đang được thực hiện để quyết định sử dụng
chất ức chế sản xuất dihydrotestosterone có giảm tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến hay
không [12].

Trong thực nghiệm, người ta thấy oestrogen và các kích tố sinh dục ( 20-
methylchoantren ) có thể gây u tại hạ não, buồng trứng, tinh hoàn, tử cung của chuột
[43].
Enzym và chất vi lượng:
Một số ion như Fe, Cu có nồng độ cao dễ gây tách nước, tạo thành gốc super oxid
gây độc cơ thể.
Hoạt động giảm sút của các men sữa chữa, men thanh giải gốc tự do như SOD,
Cat hay hoạt động mạnh của telomerase cũng có thể gây ung thư [50].
Các gốc tự do.
Là những mảnh phân tử có một hoặc nhiều điện tử không ghép đôi nên chúng có
hoạt tính hóa học mãnh liệt, phản ứng nhanh với các phân tử sinh học tạo nên phản
ứng dây chuyền gây ra những biến đổi ở mức độ phân tử trong cơ thể. Nhiều thực
nghiệm cho thấy các gốc tự do cùng kim loại chuyển tiếp gây tổn thương rõ rệt lên
AND, vì vậy khi dùng tác nhân tạo phức khóa ion kim loại chuyển tiếp này lại thì ức
chế được tổn thương AND và giảm được đột biến [50].
Các yếu tố di truyền.
Một số loại ung thư có thể di truyền [43].
− Ung thư nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma) theo Reese ( 9/10 trường hợp
do bố mẹ truyền lại, 1/20000 trẻ sơ sinh bị bệnh này, 5-10 % gia đình có nhiều người
mắc bệnh do tổn thương D nhiễm sắc thể gây nên và ung thư tuyến giáp thể tủy.
− Các yếu tố di truyền có thể mang tính trực tiếp như các gen gây ung thư, dưới
tác động của một vài tác nhân nào đó mà tiền gen ung thư trở thành gen ung thư, từ đó
gen ung thư mã hóa để sản xuất ra các protein và men liên quan đến quá trình phân
chia và biệt hóa tế bào theo xu hướng ác tính, ví dụ như trong ung thư bạch cầu mạn
thể tủy, 90% tế bào mầm tạo huyết có sự chuyển đoạn 9/22. Nhưng cũng có thể là gián
tiếp như tạo điều kiện cho các nguyên nhân khác gây ung thư. VD: Chủng tộc da trắng
dễ bị mắc ung thư da hơn người da đen khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Một số bệnh tiền ung thư có liên quan đến di truyền như: Đa polyp đại trực tràng, bệnh
xơ da nhiễm sắc…Các gen ung thư (oncegen) thường có các tiền thân được gọi là tiền



×