Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tổng quan về tác dụng bất lợi trên thận của thuốc cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.73 KB, 94 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





VŨ THỊ THANH





TỔNG QUAN VỀ TÁC
DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA
THUỐC CỔ TRUYỀN






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ









HÀ NỘI - 2013



BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





VŨ THỊ THANH






TỔNG QUAN VỀ TÁC
DỤNG BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA
THUỐC CỔ TRUYỀN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







Người hướng dẫn:
ThS. Chử Thị Thanh Huyền
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền





HÀ NỘI – 2013

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Tuyển và ThS. Chử Thị Thanh Huyền thầy và cô là hai người luôn tận
tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Xin chân thành cám ơn các cán bộ viên chức trong thư viện cùng các
thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược học cổ truyền đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài.s.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể thầy cô các bộ môn đã
dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt năm năm học tập tại trường Đại học Dược
Hà Nội.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn gia đình và bạn bè, những người đã
luôn động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành khóa luận này.


Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Vũ Thị Thanh






MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN 2
1.1. Khái niệm về thuốc: 2
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc 2
1.2.1. Theo y đạihọc hiện 2
1.2.2. Theo y học cổ truyền 3
1.3. Thuốc cổ truyền 3
1.3.1. Định nghĩa 3
1.3.2. Nguồn gốc ra đời và sử dụng thuốc cổ truyền 4
1.3.3. Cơ sở lý luận 4
1.3.4. Các đặc trưng liên quan tác dụng của thuốc cổ truyền 4
1.3.5. Nội dung của phương thuốc cổ truyền 6
2. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN 8
2.1. Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ
truyền 8

2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền 8
2.1.2. Thông tin các nghiên cứu và báo cáo về bất lợi do thuốc cổ truyền 10
2.1.3. Các biện pháp và qui định trong việc phát triển và đảm bảo an toàn
việc dùng thuốc cổ truyền 12
2.2. Tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây tác dụng bất lợi của thuốc cổ
truyền 15
2.2.1. Nguyên nhân do đăc điểm thành phần, tính năng dược vật của thuốc
cổ truyền 15
2.2.2. Do nhầm lẫn, và việc không đảm bảo chất lượng của thuốc cổ truyền . 16
2.2.3. Nguyên nhân do vấn đề bào chế, sử dụng và phối hợp thuốc không
đúng 16
3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN 18
3.1. Giải phẫu học 18
3.2. Chức năng 19
3.2.1. Thận tàng tinh 19
3.2.2. Thận chủ cốt, sinh tủy 19
3.2.3. Thận chủ thủy 20
3.2.4. Thận chủ nạp khí 20
3.2.5. Thận chủ mệnh môn 20
3.3. Cơ chế gây bất lợi của thuốc đối với thận 22
3.3.1. Các nguyên nhân gây bất lợi trên thận 22
3.3.2. Một số cơ chế phổ biến gây bất lợi trên thận do thuốc. 23
3.4. Các triệu chứng bệnh thận 26
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN BẤT LỢI TRÊN THẬN 29
DO THUỐC CỔ TRUYỀN 29
1. BẤT LỢI TRÊN THẬN CỦA THÀNH PHẦN DƯỢC LIỆU TRONG
THUỐC CỔ TRUYỀN 29
I. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT 32
II. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT 50
III. DƯỢC LIỆU CÓ NGUỒN GỐC KHOÁNG VẬT 52

2. BẤT LỢI TRÊN THẬN LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG THUỐC CỔ
TRUYỀN 61
BÀN LUẬN 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 66





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A.AR: Acid Aristolochiic
FDA: Food Drug Administration
TCT: Thuốc cổ truyền
TTTC: Tổn thương thận cấp
TYHHĐ: Thuốc y học hiện đại
WHO: World Health Organization




















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TCT và thuốc YHHĐ 7
Bảng 2: Cây thuốc thuộc DMTTY và thuốc y học cổ truyền sử dụng chủ
yếu 13
Bảng 3: Danh mục vị thuốc đông y có độc tính 14
Bảng 4: Danh mục dược liệu có độc tính được sử dụng làm thuốc 14
Bảng 5: Danh mục các dược liệu gây bất lợi trên thận. 32
Bảng 6: Phân loại họ thực vật và nhóm hoạt chất gây bất lợi trên thận. 56


























1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với quan niệm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên thường an toàn và dễ dung
hòa nên việc sử dụng thuốc cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở
nên phổ biến. Ở nước ta cũng như trên thế giới, tri thức sử dụng thuốc cổ truyền đã
có từ rất lâu đời. Bên cạnh các tác dụng có lợi đã được biết, thuốc cổ truyền cũng
gây ra nhiều tác dụng bất lợi đối với con người như gây rối loạn chức năng, độc tính
trên gan, thận, tim và thần kinh…
Hiện nay, việc nghiên cứu độc tính của thuốc cổ truyền ngày càng được các nhà
khoa học quan tâm một cách sâu rộng. Trên thế giới đã có rất nhiều các báo cáo liên
quan đến tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với sức khỏe của con người, đặc
biệt tác dụng có hại đối với thận. Với đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý đặc
biệt, thận trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi hóa chất nói chung và thuốc cổ
truyền nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay, các báo cáo, nghiên cứu về tác dụng có hại của thuốc cổ
truyền còn rất ít, rời rạc. Các tư liệu hệ thống hóa về tác dụng có hại của thuốc cổ
truyền đối với cơ thể và đặc biệt là đối với thận còn thiếu và hạn chế.
Trước những vấn đề trên, chúng tôi thưc hiện đề tài: “Tổng quan tác dụng bất
lợi trên thận của thuốc cổ truyền” nhằm:
 Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với

thận.
 Thu thập các thông tin về tác dụng bất lợi của thuốc cổ truyền đối với thận
đồng thời hệ thống hóa tư liệu nhằm tra cứu thông tin một cách dễ dàng.








2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CỔ TRUYỀN
1.1. Khái niệm về thuốc:
Theo định nghĩa của WHO, thuốc là sản phẩm dược phẩm, được sử dụng
trong hoặc trên cơ thể con người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh, hoặc
làm thay đổi một chức năng sinh lý. Khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều
tác dụng nhưng chỉ có một vài tác dụng được dùng với mục đích điều trị và được
gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác
dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi của thuốc [206].
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc
Thuốc được ví như “con dao hai lưỡi”, ngoài tác dụng có lợi, thuốc cũng gây
ra các phản ứng có hại ở nhiều mức độ và có thể gây ra tử vong.
1.2.1. Theo y học hiện đại
WHO (2002) đã đưa ra định nghĩa về phản ứng bất lợi của thuốc như sau:
“Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh
hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” [206].
Phản ứng bất lợi của thuốc được được chia ra làm 2 loại:

- Phản ứng dạng A:
+ Liên quan tới các đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý quá mức
hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.
+ Là các phản ứng có thể tiên lượng được và thường phụ thuộc liều dùng.
- Phản ứng dạng B:
+ Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc
+ Không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng
+ Không tiên lượng được
+ Thường có liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, dị ứng, u bướu,
các yếu tố gây quái thai.

3
Biến cố bất lợi của thuốc (ADE) là khái niệm được sử dụng trong những
trường hợp tai biến phát sinh trong quá trình điều trị mà nguyên nhân chưa được
xác định. Nguyên nhân trong trường hợp này có thể không chỉ do thuốc gây ra mà
có thể do các yếu tố khác như sự tiến triển nặng thêm của bệnh hoặc do một bệnh
khác phát sinh.
Bên cạnh các phản ứng bất lợi ADR của thuốc, biến cố bất lợi ADE của
thuốc, các vần đề liên quan đến tính an toàn trong dùng thuốc còn bao gồm cả sự
lạm dụng thuốc, sử dụng sai, quá liều, ngộ độc, thất bại điều trị và chất lượng thuốc
trong cộng đồng [206].
1.2.2. Theo y học cổ truyền
Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra khi dùng các vị thuốc
có tính độc như ô đầu, mã tiền đã được ghi trong y văn cổ, các vị thuốc có tính kích
ứng như bán hạ, nam tinh, hoặc kết hợp các vị thuốc gây tăng độc tính với cơ thể
[2].
1.3. Thuốc cổ truyền
1.3.1. Định nghĩa [2]
Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được
phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay

nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh
hoặc có lợi cho sức khỏe của con người.
Ngoài định nghĩa trên, một số khái niệm khác liên quan tới thuốc cổ truyền:
+ Cổ phương là phương thuốc được sử dụng đúng như y văn cổ, đã ghi về: số
vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, cách dùng và chỉ định của thuốc.
+ Cổ phương gia giảm là phương thuốc có sự gia giảm về số vị thuốc, lượng
từng vị, đôi khi cả cách pha chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy
thuốc trong đó cổ phương vẫn là cơ bản.

4
+ Thuốc gia truyền là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất
định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền
lâu đời trong gia đình.
+ Tân phương là những phương thuốc cổ truyền mới được lập phương theo lý
luận của y học cổ truyền, cũng được chỉ ra về công năng, chủ trị, liều lượng, cách
dùng một cách cụ thể.
Như vậy các loại thuốc cổ truyền được sử dụng có số lượng rất lớn bao gồm
các chế phẩm thuốc trên thị trường và cả các vị thuốc từ thiên nhiên có nguồn gốc
từ động vật, thực vật và cả khoáng vật đã sử dụng từ lâu đời có thể dùng đơn độc
như nhân sâm hay dưới dạng phối hợp các vị thuốc như lục vị hoàn gồm 6 vị, thập
toàn đại bổ gồm 10 vị khác nhau…[2]
1.3.2. Nguồn gốc ra đời và sử dụng thuốc cổ truyền [2]
Các vị thuốc cổ truyền hiện nay được sử dụng chủ yếu do kinh nghiệm và đã
được chọn lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ để truyền lại cho thế hệ sau [2], [10].
1.3.3. Cơ sở lý luận [2], [10]
Thuốc YHHĐ dựa trên cơ sở của y học thực nghiệm và kiến thức của các
chuyên ngành y học cơ sở như sinh lý học, giải phẫu học, sinh lý bệnh, dược lý, hóa
sinh những tri thức của khoa học kỹ thuật mang tính chính xác cao, có thể giải
thích cơ chế và theo dõi tường tận từ khâu đầu đến khâu cuối. Trong khi đó thì
thuốc cổ truyền được dùng trong điều trị dựa quan niệm vũ trụ trong triết học Á

Đông xưa: học thuyết âm dương, ngũ hành và thiên nhân hợp nhất. Cụ thể hoá là lý
luận thành các đặc trưng của thuốc là “tứ khí” (hàn, nhiệt, ôn, lương), “ngũ vị”
(chua, cay, đắng, mặn, ngọt) và “thăng giáng phù trầm”, “sự quy kinh” của thuốc để
tìm kiếm và sử dụng., bào chế.
1.3.4. Các đặc trưng liên quan tác dụng của thuốc cổ truyền
1.3.4.1. Tứ khí ngũ vị [2]
Tứ khí của thuốc cổ truyền là hàn, lương, ôn, nhiệt chỉ các mức độ nóng và
lạnh khác nhau của vị thuốc. Ở giữa mức độ hàn lương, ôn nhiệt còn có tính bình.

5
Theo lý luận của y học cổ truyền khí thuộc phạm trù công năng khí của thuốc thuộc
âm trong đó lại chia ra: hàn lương thuộc âm dùng để thanh nhiệt hoả, giải độc, tính
chất trầm giáng chữa chứng nhiệt, dương chứng; nhiệt, ôn, thuộc dương, để ôn
trung, tán hàn, tính chất thăng phù để chữa chứng hàn, âm chứng. Như vậy tính của
vị thuốc tồn tại khách quan, mang tính tương đối, được quyết định thông qua tác
dụng của chúng ở những bệnh có tính đối lập dựa trên chứng bệnh theo cơ sở thuyết
âm dương.
Ngũ vị của thuốc cổ truyền được đặc trưng bởi một hay nhiều vị do cảm giác
của lưỡi đem lại. Trên thực tế có 5 vị chủ yếu: vị cay (vị tân), vị ngọt (vị cam), vị
đắng (vị khổ), vị toan (vị chua), vị mặn (vị hàm). Ngoài ra còn có 2 vị thứ yếu là vị
nhạt (vị đạm) và vị chát. Theo lý luận của y học cổ truyền thì mỗi vị có hướng trị
bệnh và qui kinh khác nhau như vị đắng (khổ) có tác dụng tả hạ và táo thấp dùng để
chữa chứng nhiệt, chứng thấp như hoàng liên, hoàng bá thanh nhiệt trừ thấp chữa lỵ
và ỉa chảy nhiễm trùng. Trong khi vị chua (toan) có tác dụng thu liễm, cố sáp,
chống đau dùng để chữa chứng ra mồ hôi (tự hãn), ỉa chảy, di tinh như: kim anh,
sơn thù. Ngũ vị thường được áp dụng trong thuyết ngũ hành để xác định sự qui kinh
của vị thuốc.
Tứ khí và ngũ vị có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau thành tính năng của
thuốc. Và cùng với ngũ tạng và ngũ sắc dựa trên học thuyết âm dương, ngũ hành
theo qui tắc trị bệnh của y học cổ truyền để định tác dụng của thuốc và bào chế

thuốc [2].
1.3.4.2. Sự quy kinh của thuốc cổ truyền [2]
Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với các bộ phận khác
nhau của cơ thể, tuy về tính năng dược vật (khí, vị, bổ, tả) có thể giống nhau, nhưng
tác dụng chữa bệnh ở các vị trí lại khác nhau ví dụ: bệnh nhiệt phải sử dụng thuốc
hàn lương, nhưng nhiệt ở phế, vị, đại tràng… khác nhau phải sử dụng thuốc khác
nhau. Sự quy kinh lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở, đặc biệt là quan hệ giữa ngũ sắc,
ngũ vị, ngũ tạng như cam thảo màu vàng vị ngọt chữa bệnh ở tỳ và vị, mang tiêu
mặn và đen vào thận. Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau ví

6
dụ: tang bạch bì quy vào kinh phế trong khi đại hoàng qui vào 10 kinh hay thậm chí
cam thảo quy vào 12 kinh. Do vậy ta thấy rằng thuốc cổ truyền cũng giống như tân
dược thường không đặc hiệu trên cơ quan nhất định. Việc sử dụng có thể làm tăng
tác dụng điều trị hay có thể gây tương tác bất lợi không mong muốn ví dụ: lô hội
qui vào kinh can, đại tràng, tam tiêu nên khi dùng lô hội trong trường hợp thanh can
giáng hỏa, ngoài mục điích điều trị lô hội có thể gây tả hạ mạnh – tác dụng bất lợi
nguy hiểm khi bênh nhân có tỳ vị hư nhược [2].
1.3.5. Nội dung của phương thuốc cổ truyền
Phương thuốc cổ truyền là một hay tập hợp nhiều vị thuốc theo nguyên lý y
học cổ truyền để tăng hiệu lực trị bệnh và an toàn cho người sử dụng như độc sâm
thang gồm 1 vị cũng có tác dụng chữa bệnh đó là đại bổ nguyên khí, bổ huyết hay
phương thuốc “thiên vương bổ tâm thang gồm 13 vị kết hợp để tăng hiệu quả dưỡng
âm sinh tân dịch và an toàn tối ưu.
Như vậy chúng ta thấy rằng không giống như thuốc tây y mỗi một thuốc chỉ
gồm một hay vài hoạt chất đã biết và liều lượng sử dụng xác định, chính xác cao thì
thuốc cổ truyền chứa rất nhiều vị (20 thậm chí hơn) trong mỗi vị thuốc lại có rất
nhiều hoạt chất đã biết hoặc chưa biết. Liều lượng thuốc được sử dụng cũng như
nồng độ hoạt chất của thuốc cổ truyền thường dao động lớn. Do vậy nguy cơ tương
tác và bất lợi của thuốc cổ truyền là rất lớn.












7
Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TCT và thuốc YHHĐ
Nội dung TCT Thuốc YHHĐ
1. Nguồn
gốc
- Từ thiên nhiên thường được
chế biến, bào chế đơn giản hay
sản xuất (chế phẩm) nhưng vẫn
giữ được nhiều tính tự nhiên vốn
có.
- Từ thiên nhiên nhưng bị thay đổi
nhiều thuộc tính vốn có hay tổng
hợp thành các chất khác theo mục
đích.
2.Thành
phần, hàm
lượng hoạt
chất
- Thường rất nhiều thành phần

với hàm lượng hoạt chất nhỏ và
liều lượng có độ chính xác thấp
và dao động nhiều.
- Thường chỉ một hay vài thành
phần hoạt chất có tác dụng với hàm
lượng lớn, liều lượng chính xác và
ít dao động.
3. Cơ sở lý
luận điều
trị, tìm
kiếm
- Học thuyết âm dương, ngũ
hành được cụ thể hóa qua các
đặc trưng của từng vị thuốc về tứ
khí, ngũ vị, màu sắc và sự quy
kinh. Do vậy còn mang tính trừu
tượng, tương đối thiếu khoa học.
- Cơ sở của y học thực nghiệm và
kiến thức của các chuyên ngành
như: sinh lý học, giải phẫu học,
sinh lý bệnh, dược lý….là những tri
thức của khoa học kỹ thuật mang
tính chính xác cao.
4. Tác
dụng
- Thường chậm và yếu với đa tác
dụng, đa cơ chế.
- Nhanh, mạnh, trực tiếp vào
nguyên nhân gây bệnh và phát huy
tác dụng ức chế bệnh là chủ yếu.

5. Tình
hình sử
dụng
- Đa phần là sử dụng tự ý hoặc
qua kinh nghiệm lưu truyền.
- Thông qua hướng dẫn của bác sĩ
hay nhân viên y tế.
6. Vấn đề
kiểm soát
an toàn
chất lượng

- Gặp nhiều khó khăn và có
nhiều bất cập khiến chất lượng
thuốc thường khó đảm bảo độ an
toàn theo qui định
- Được kiểm định chất lượng trước
khi lưu hành và sử dụng.



8
2. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG BẤT LỢI CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
2.1. Tình hình sử dụng, nghiên cứu, báo cáo bất lợi và qui định liên quan tới cổ
truyền
2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền
Ngày nay, thế giới đang bước vào thời đại khoa học công nghệ với mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực được quan tâm
nhất chính là sức khỏe con người cùng với đó là xu hướng quay trở về các sản phẩm
từ tự nhiên. Do vậy, công nghệ khoa học dược phẩm được phát triển mạnh trên cả

lĩnh vực thuốc tân dược và thuốc cổ truyền. Nhu cầu sử dụng thuốc cổ truyền đang
ngày càng tăng trên toàn thế cùng với đó thì thị trường thuốc cổ truyền cũng ngày
càng mở rộng với đa dạng cả chủng loại và bào chế đã đóng góp một giá trị không
nhỏ trong xã hội đặc biệt là các chế phẩm từ thảo dược với hơn 1400 các loại thảo
mộc được dùng như là thuốc trên toàn thế giới [25], mỗi thảo mộc hay vị thuốc này
lại có thể tạo thành rất nhiều các loại thuốc cổ truyền khác nhau dưới nhiều hình
thức. Trên toàn thế giới, một số lượng lớn thuốc cổ truyền đang được lưu hành và
sử dụng.
+ Theo đánh giá của WHO, tổng giá trị dược liệu và thuốc từ dược liệu trên
thế giới trong năm 2003 khoảng 60 tỷ USD [204], và đã lên tới khoảng 80 tỷ USD
vào năm 2005, trong đó Trung Quốc là nước có thị trường lớn chiếm 14 tỷ USD và
ước tính tới năm 2015 tổng giá trị dược liệu thế giới đạt 114 tỷ USD [158], [208].
Ngoài ra, thuốc cổ truyền còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất thuốc
tân dược đây là nguồn nguyên liệu trực tiếp hay gián tiếp cho hơn 30% các loại
thuốc tân dược như: thuốc trị sốt rét, các loại thuốc trị ung thư đa phần có nguồn
gốc dược liệu … [142].
Việc dùng thuốc cổ truyền chiếm tỷ lệ cao và đang ngày càng gia tăng trên
toàn thế giới
+ Các nước đang phát triển: Ở các nước đang phát triển đặc biệt Châu Phi
và một số nước Châu Á, thuốc cổ truyền đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng

9
sâu sắc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ước tính có tới 60- 80% dân số ở Châu
Phi, Châu Mỹ Latinh và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản….sử
dụng thuốc cổ truyền [57], [91]. Việc nghiên cứu và phát triển thuốc cổ truyền đang
giành được sự quan tâm của nhiều nước. Năm 2001, tổ chức thống nhất Châu Phi đã
đưa ra tuyên bố Abuja xác định ưu tiên nghiên cứu y học cổ truyền và đề ra giai
đoạn 2001-2010 là thập kỷ Y học cổ truyền châu Phi [133]. Trung Quốc được coi là
cái nôi của nền y học cổ truyền với bề dày kinh nghiệm hơn 3000 năm, y học cổ
truyền ở nước này giống như xương sống và là nền tảng phát triển nền y học hiện

đại [211] với 12870 các vị thuốc, trong số đó có 11146 vị thuốc từ thực vật thuộc
383 họ và 2.309 chi; Có 1.581 loài động vật làm thuốc và 80 loại thuốc cổ truyền là
khoáng vật [210]. Viêc khai thác thế mạnh trong lĩnh vực Dược cổ truyền đã đưa
Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong thị trường thuốc cổ truyền cả trong
nước và thế giới. Thuốc cổ truyền Trung Quốc đã được sử dụng trong nhiều nước
như: Anh, Hoa Kỳ và đang có xu hướng tăng [121]. Nền công nghiệp dược phẩm
của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân với trên 550 chế
phẩm thuốc y học cổ truyền với đủ các dạng bào chế chiếm một phần năm thị
trường dược phẩm nước này [109].
Việt Nam là nước có nền y học cổ truyền lâu đời và được sử dụng rộng rãi.
Ước tính có khoảng có hơn 3000 cây thuốc và 400 loài động vật với hàng trăm loại
khoáng vật được sử dụng là thuốc cổ truyền trên đất nước [13]. Con số này cũng
hứa hẹn một tiềm năng phát triển lớn nếu nước ta có những chính sách phát triển
phù hợp.
+ Ở các nước phát triển: Những năm gần đây, tỷ lệ dùng TCT trong chăm
sóc sức khỏe ngày một gia tăng với tỷ lệ khoảng 20%- 50% dân số sử dụng thuốc cổ
truyền trong chăm sóc sức khỏe [72]. Ước tính Hoa Kỳ có hơn 40% người đã dùng
thuốc cổ truyền, xu hướng tương tự cũng xảy ra trong Canada và Úc [21], [125].
Như vậy, thuốc cổ truyền đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến và có xu
hướng tăng trên thế giới. Tầm quan trọng của thuốc cổ truyền đang dần được khẳng
định qua những vai trò đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng như kinh tế.

10
Trong đó cho thấy sự phát triển cũng như tầm ảnh hưởng quốc tế của thuốc cổ
truyền Trung Quốc – nơi được coi là cái nôi của nền y học cổ truyền.
2.1.2. Thông tin các nghiên cứu và báo cáo về bất lợi do thuốc cổ truyền
Cùng với mức tiêu thụ cao và thị trường rộng lớn đang không ngừng mở
rộng của thuốc cổ truyền như hiện nay thì vấn đề về tính an toàn cũng như đảm bảo
chất lượng ngày một cấp thiết khi các báo cáo về bất lợi của thuốc cổ truyền đang
gia tăng, xuất hiện trên nhiều quốc gia mang tính toàn cầu và giành được sự quan

tâm đặc biêt của các tổ chức y tế cũng như các nước trong việc nghiên cứu và báo
cáo bất lợi do thuốc cổ truyền.
- WHO đã phối hợp với trung tâm giám sát ma tuý quốc tế cho thấy trước
năm 1994 có tổng 4960 trường hợp bất lợi do thuốc cổ truyền được báo cáo và con
số đó không ngừng tăng tới cuối năm 1999 nâng lên thành 8986 [191].
- Một báo cáo từ WHO đã tóm tắt tất cả các phản ứng bất lợi nghi ngờ do
thuốc thảo dược báo cáo từ 55 quốc gia trên thế giới trong vòng 20 năm. Tổng cộng
có 8.985 các trường hợp báo cáo được ghi nhận trong đó xuất hiện nhiều nhất ở Đức
(20%), tiếp theo là Pháp (17%), Mỹ (17%) và Anh (12%), ảnh hưởng bất lợi thậm
chí đã gây ra tử vong cho người sử dụng… [70]
- Giữa tháng giêng năm 1993 và tháng 10 năm 1998, Cục Quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm (FDA) đã nhận được 2621 báo cáo của các vấn đề nghiêm
trọng liên quan đến thuốc cổ truyền, trong đó có 184 trường hợp tử vong. Tiếp đó,
năm 1998, hiệp hội trung tâm kiểm soát độc của Mỹ nhận được 6914 báo cáo phản
ứng có hại từ chế độ ăn uống bổ sung [122].
- Năm 2003, gần 25.000 sự kiện liên quan đến thuốc cổ truyền đã được báo
cáo tới Trung tâm kiểm soát độc của Hoa Kỳ [185].
- Ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp bất lợi do thuốc cổ truyền gây ra
như năm 2012 vừa qua chỉ trong vòng hơn hai tháng đã xảy ra vụ ngộ độc chì của
hơn một trăm em nhỏ do sử dụng thuốc cam không đảm bảo chất lượng [217]. Tình
trạng ngộ độc cũng thường xuyên xảy ra ở người lớn như: việc sử dụng, bào chế sai
các bài rượu thuốc ngâm dược liệu như: mật gấu, mật lơn…đã gây ra nhiều trường

11
hợp ngộ độc hay các vụ ngộ độc do mật cá đã được thông tin trên nhiều phương tiện
truyền thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu và báo cáo bất lợi còn quá ít, rời rạc, chưa
có hệ thống. Độc tính của thảo dược chủ yếu dựa trên các đặc tính của vị thuốc đã
biết sẵn, chưa có sự nghiên cứu độc tính trường diễn, bán trường diễn như các nước
trên thế giới. Chưa đưa ra những lời khuyên, cảnh báo cho các sản phẩm lưu hành
trên thị trường, dẫn đến các báo cáo về ảnh hưởng bất lợi của thuốc thảo dược chưa

được quan tâm một cách đầy đủ.
- Trong các bất lợi do thuốc cổ truyền được báo cáo trên nhiều quốc gia và tổ
chức thì bất lợi do thuốc cổ truyền Trung Quốc đang chiếm tỷ lệ lớn và hậu quả
nặng nề:
+ Tại một bệnh viện ở Đài Loan thảo dược Trung Quốc liên quan tới 22%
bệnh nhân nhập viện trong tất cả các trường hợp được xem xét [208].
+ Tại một bệnh viện ở Đức đã sử dụng thuốc thảo dược Trung Quốc điều trị
cho 145 bệnh nhân trong vòng 1 năm, có 53% số bệnh nhân được báo cáo gặp ít
nhất một tác dụng phụ liên quan tới sử dụng thuốc thảo dược [129].
+ Một khóa học của 1.100 sinh viên Úc tại Trung Quốc được yêu cầu hoàn
thành bảng câu hỏi về tác dụng phụ của thuốc thảo dược, trong đó đã báo cáo 860
sự kiện bất lợi, trong đó 190 ca tử vong [37].
+ Ở Trung Quốc, trước năm 1950, chỉ có 26 trường hợp phản ứng phụ được
báo cáo. Tuy nhiên từ năm 1915-1990, đã có 2.788 trường hợp phản ứng bất lợi liên
quan đến 460 loại thảo mộc khác nhau báo cáo trong 408 tạp chí y học Trung Quốc
[153] và chỉ trong vòng 2 năm từ năm 1993 -1994, đã có 1.133 báo cáo về phản ứng
có hại do thuốc cổ truyền Trung Quốc .
+ Một bác sỹ đã theo dõi tất cả 1.265 bệnh nhân có sử dụng thảo dược truyền
thống của Trung Quốc tại phòng khám của ông, có khoảng 8,5% số bệnh nhân có
ảnh hưởng tới chức năng khác nhau của cơ thể. Thảo dược Trung Quốc liên quan
tới 22% bệnh nhân nhập viện trong tất cả các trường hợp được xem xét tại một bệnh
viện ở Đài Loan [210].

12
+ Trong các hậu quả gây ra bởi thuốc cổ truyền Trung Quốc đó thì sự kiện ở
Bỉ năm 1992 khiến không ít người trong chúng ta sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác với
sự an toàn của thuốc cổ truyền. Hậu quả của việc nhầm lẫn thành phần trong
phương thuốc cổ truyền Trung Quốc giảm béo khiến hơn 100 người phụ nữ đã bị
tổn thương thận với hơn 2/3 trong số đó bị suy thận phải lọc máu, ghép thận và gần
1/3 được chẩn đoán bị ung thư biểu mô thận tiếp sau đó hơn 100 trường hợp được

ghi nhận là gặp bất lợi trên thận do cùng một nguyên nhân liên quan thành phần trên
[187].
Những con số và dữ liệu đưa ra về bất lợi do thuốc cổ truyền trên mặc dù
không đầy đủ tất cả các trường hợp liên quan tới việc dùng thuốc cổ truyền nhưng
cũng phần nào cho chúng ta hình dung được mức độ nguy hiểm và tiềm ẩn bất lợi
khi sử dụng thuốc cổ truyền. Các nguyên nhân gây bất lợi đó không chỉ do thành
phần hoạt chất trong thuốc hay do việc sử dụng không đúng mà nổi bật hơn cả đó là
bất lợi liên quan tới chất lượng thuốc cổ truyền. Thuốc cổ truyền không đảm bảo về
chất lượng do nguyên nhân ô nhiễm, giả mạo, nhầm lẫn thậm chí trộn cả thuốc tân
dược theo mục đích của nhà sản xuất…Các báo cáo hay nghiên cứu về bất lợi do
thuốc cổ truyền đang ngày càng tăng cả về số lượng lẫn sự quan tâm hơn trước. Tuy
nhiên thực tế thấy rằng, hầu hết các báo cáo vẫn mang tính tự phát thiếu hệ thống đa
phần là báo cáo tự nguyện và không đầy đủ [224]. Các báo cáo này còn ít so với
thực tế, trong thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng đánh giá thuốc thảo dược cho thấy
chỉ có 15% các nghiên cứu cung cấp thông tin về an toàn hoặc tác dụng phụ [98].
2.1.3. Các biện pháp và qui định trong việc phát triển và đảm bảo an toàn việc
dùng thuốc cổ truyền
Với sự gia tăng các báo cáo nghiên cứu về tác dụng bất lơi của thuốc cổ
truyền WHO cùng nhiều nước đã đưa ra các cính sách, qui định liên quan tới thuốc
cổ truyền nhằm hạn chế bất lợi do thuốc cổ truyền gây ra.
- Năm 1998, viện Y tế Quốc Gia (NIH) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
đưa ra biện pháp hỗ trợ hoặc hỗ trợ nghiên cứu thuốc cổ truyền đặc biệt là thảo

13
dược và đưa ra một số qui định nhằm nâng cao an toàn khi sử dụng thảo dược
[213].
- Năm 2001, WHO thành lập một Uỷ ban chuyên gia khu vực về y học cổ
truyền để đưa ra một cơ chế khu vực để hỗ trợ các quốc gia hiệu quả giám sát và
đánh giá tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các chiến lược y học cổ truyền [203].
- Tại Châu Âu quy định các loại thuốc thảo dược tiêu thụ trên thị trường cần

chịu giám sát của cơ quan quản lý quốc gia ở mỗi nước và các sản phẩm phải được
công nhận về độ an toàn và hiệu quả [47] nhằm hướng tới việc sử dụng thuốc cổ
truyền an toàn, hiệu quả. Một số quốc gia đã thực hiện nghiêm ngặt qqui định với
thuốc cổ truyền nhằm sử dụng an toàn như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức [88]…
+ Tại Pháp , thuốc cổ truyền được bán trên thị trường khi có đầy đủ nhãn
mác, thông tin về sử dụng và đòi hỏi phải có giấy phép do Ủy ban cấp phép Pháp và
sự chấp thuận của Ủy ban Dược điển Pháp [91].
+ Tiêu biểu ở Đức, năm 1978, Ủy ban Đức đưa ra tài liệu lâm sàng (bao gồm
cả thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu trường hợp) trên hơn 1.400 loại thuốc thảo
dược. Hiên đã có khoảng 350 chuyên khảo về các biện pháp sử dụng thảo dược phổ
biến [182].
+ Tại Canada, thuốc cổ truyền đòi hỏi phải có giấy phép sản phẩm, thử
nghiệm lâm sàng trước khi được bán ở đây, các cơ sở phải sản xuất theo GMP, phải
được chứng nhận bởi cơ quan quản lý và sản xuất theo thực hành sản xuất tốt. Các
cơ sở này có trách nhiệm giám sát tất cả các phản ứng bất lợi liên quan đến sản
phẩm cơ sở mình đồng thời báo cáo phản ứng có hại nghiêm trọng đối với Bộ Y tế
Canada [81]
- Trước tình hình trên tổ chức y tế thế giới đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ, tư vấn về
việc nghiên cứu, đảm bảo an toàn trong việc dùng thuốc. Đồng thời còn kêu gọi các
quốc gia thực hiện ban hành danh mục TCT thiết yếu nhằm đem lại hiệu quả và an
toàn, dễ dàng lựa chọn cho các cán bộ y tế. Trước sự đa dạng các chế phẩm thuốc
cổ truyền như hiện nay đặc biệt là các thuốc từ thảo dược Trung Quốc, Việt Nam
cũng đã hưởng ứng và tiếp thu sáng kiến trên. Bộ y tế đã ban hành danh mục thuốc

14
thiết yếu của nước mình và có sửa đổi theo định kỳ để phù hợp với tình hình. Mới
đây nhất, theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT, ngày 01/07/2005 của Bộ trưởng Bộ
y tế trong đó bao gồm danh mục thuốc thiết yếu tân dược và danh mục thuốc thiết
yếu y học cổ truyền [6]. Danh mục gồm tên vị thuốc, nguồn gốc, tên khoa học vị
thuốc, tên khoa học của cây, con và khoáng vật làm thuốc của 215 vị thuốc, thuộc

26 nhóm thuốc được phân loại theo công dụng. Danh mục còn có 94 chế phẩm
thuốc cổ truyền cũng như qui định liên quan tới danh mục các cây thuốc nam
Bên cạnh đó, Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo thông tư số 12/2010/TT-BYT, ngày 29
tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế [7], trong đó bao gồm " Danh mục vị
thuốc y học cổ truyền" và "Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền" chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Cấu trúc danh mục cũng tương tự danh mục
thuốc thiết yếu nhưng khác nhau về số lượng. Hầu hết các thuốc có trong danh mục
thuốc thiết yếu đều có trong danh mục này, và bổ sung thêm một số thuốc khác. Ở
danh mục thuốc sử dụng chủ yếu bao gồm 300 vị thuốc xếp vào 27 nhóm theo phân
nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền, và 127 chế phẩm y học cổ truyền
xếp vào 11 nhóm Đây là một trong những quy định quan trọng và có ý nghĩa thiết
thực với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, đồng thời văn bản mang tính quyết định
và dẫn đường cho những chủ trương và chính sách về thuốc nói chung và thuốc y
học cổ truyền nói riêng của các cơ quan và ban ngành.
Mặc dù ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có sự quan tâm trong lĩnh vực
thuốc cổ truyền cũng như những qui định liên quan tới thuốc cổ truyền để đem lại
sự an toàn khi dùng thuốc. Tuy nhiên, thực tế thì đa phần các quốc gia vẫn coi thuốc
cổ truyền như thực phẩm bổ sung, chưa đánh giá hết tầm quan trọng cũng như mức
độ nguy hại của nó nên còn thiếu qui định về việc sản xuất, sử dụng… cũng như
thiếu các cơ chế quản lý, kiểm soát tính an toàn và chất lượng của TCT như với
thuốc tân dược như: Nigieria, Hoa Kỳ…[141], [148]. Những vấn đề tồn tại trên
không chỉ khiến thuốc cổ truyền gây bất lợi do hoạt tính dược lý vốn có mà còn do
các vấn đề liên quan tới chất lượng như tạp nhiễm, nhầm lẫn [152], [153], [165],

15
[171]. Sự thiếu cơ sở pháp lý về thuốc cổ truyền đã làm tăng nhận thức rằng thuốc
cổ truyền thực sự vô hại nên sử dụng như thực phẩm bổ sung, đa phần tự ý dùng mà
không có hướng dẫn của cán bộ chuyên nghành cũng như có sự đề phòng cảnh giác,
theo dõi các bất lợi có thể xảy ra [35]. Việc này đã làm tăng nguy cơ bất lợi của

thuốc cổ truyền do sai sót trong việc sử dụng, gia tăng các tương tác bất lợi.
2.2. Tổng kết các nguyên nhân chủ yếu gây tác dụng bất lợi của thuốc cổ
truyền
2.2.1. Nguyên nhân do đăc điểm thành phần, tính năng dược vật của thuốc cổ
truyền
 Đặc điểm thành phần trong thuốc
Cũng giống như thuốc tân dược thì bất lợi của thuốc cổ truyền có thể do thành
phần trong thuốc dễ gây dị ứng hoặc cơ địa của bệnh nhân [2]. Hoặc do độc tố của
hoạt chất trong vị thuốc, nó đã được ghi lại trong y văn cổ như độc tính của: “ô
đầu”, “phụ tử”, “mã tiền”, “cà độc dược”, “hạt thầu dầu” Những vị thuốc này đa
phần có khoảng điều trị hẹp rất gần liều gây độc [2]. Do vậy khi sử dụng cần chú ý
liều lượng và thời gian dùng thuốc phù hợp.… Trước vấn đề tồn tại các độc tính
nguy hiểm trong các vị thuốc điều trị này cùng với việc sử dụng thuốc cổ truyền còn
chưa được quản lý chặt chẽ cũng như thiếu các tài liệu hướng dẫn bảo đảm an toàn
sử dụng, mới đây Bộ y tế đã ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng
gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ y tế theo Thông tư
số: 44/2011/11-BYT ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư
này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2012. Trong đó 19 vị thuốc đông y có độc
tính đã được quy định tại danh mục này [8]. Tiếp mục tiêu sử dụng an toàn thuốc cổ
truyền đó, ngày 28/12 BYT tiếp tục đưa ra danh mục dược liệu có độc tính được sử
dụng làm thuốc, thông tư này có hiệu lực ngày 3/4/2013, trong đó 50 vị dược liệu có
độc tính có nguồn gốc cả động vật, thực vật và khoáng vật đã được qui định tại danh
mục [9]. Các thông tư này không chỉ như lời cảnh báo về bất lợi có thể xảy ra của
thuốc cổ truyền mà còn là cơ sở cho cán bộ y tế cũng như người dân sẽ cẩn thận,

16
cân nhắc và theo dõi khi sử dụng các vị thuốc trong danh mục để đem lại an toàn
cao nhất khi sử dụng thuốc cổ truyền.
 Tính năng của thuốc cổ truyền [2]
Cơ sở dùng thuốc và điều trị của TCT dựa trên thuyết ngũ hành, âm dương

theo các đặc trưng về tính, vị và sự qui kinh của mỗi vị thuốc. Tuy nhiên, các cở sở
này mang tính tương đối, dùng thuốc dựa vào các qui định của tự nhiên do vậy đôi
khi tác dụng bất lợi của TCT lại dựa trên các đặc trưng và lý luận này như:
+ Các vị thuốc bổ âm, hay còn gọi là thuốc dưỡng âm hay tư âm, đa số có tính
hàn, vị ngọt; thể chất nhiều dịch nhầy, nhớt nên khi uống dễ gây nê trệ, dẫn đến ỉa
chảy, tiêu hóa kém, đầy bụng, khó tiêu, tạo cảm giác khó chịu như: thiên môn ông,
sa sâm, câu kỷ tử v.v…
+ Các thuốc trục thủy, thuốc tả hạ nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến buồn nôn,
nôn, đau bụng. Dùng liên tục thuốc tả hạ cũng có thể ảnh hưởng tiêu hóa của vị
tràng.
+ Thuốc giải biểu thường có khí vị chủ thăng, chủ tán dễ làm cho hao tổn tân
dịch.
2.2.2. Do nhầm lẫn, và việc không đảm bảo chất lượng của thuốc cổ truyền
Hiện nay, việc chuẩn hóa tiêu chuẩn định tính, định lượng, tài liệu chính
thống chung còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó thì còn tồn tại bất cập trong việc
quản lý chất lượng, sử dụng thuốc nên vấn đề nhầm lẫn, giả mạo , không đảm bảo
chất lượng thuốc nên các bất lợi do thuốc cũng ngày càng tăng và mức độ nguy hại
có phần nặng nề hơn trước.
- Kể từ khi công bố báo cáo đầu tiên ở Bỉ, tới nay đã có tổng cộng 53 trường
hợp suy thận do nhầm lẫn nguyên liệụ của nhà sản xuất [46], [152].
- Phân tích 260 sản phẩm được thu thập từ các cửa hàng thảo dược bán lẻ ở
California, phát hiện ra rằng 32% chứa dược phẩm không khai báo và kim loại nặng
như: Ephedrine, methyltestosterone,chì, thạch tín và thủy ngân [83], [154].
- Các báo cáo về bất lợi của thuốc cổ truyền do nhầm lẫn, giả mạo, thay thế
cũng như ô nhiễm cũng được báo cáo trong nhiều tài liệu [14], [34], [46], [57], [67],

17
[78], … Trong đó, thuốc Trung Quốc và Ấn Độ được ghi nhận chiếm một tỷ lệ cao
và gây ra nhiều hậu quả nặng nề [152], [188]….
2.2.3. Nguyên nhân do vấn đề bào chế, sử dụng hay phối hợp thuốc không đúng

Thuốc cổ truyền cũng giống như tân dược mọi sai sót trong vấn đề sử dụng:
sai bệnh, quá liều, kéo dài hay phối hợp và việc bào chế không đúng đều có thể gây
ra những bất lợi nghiêm trọng thậm chí tử vọng.
Mọi người thường nghĩ thuốc cổ truyền vô hại nên có thể dùng lâu dài hay
dung như đối với thực phẩm. Quan điểm này là hoàn toàn sai đôi khi gây ra hậu quả
nặng nề: cam thảo, mộc thông nếu dùng kéo dài sẽ gây ngộ độc, suy thận thậm chí
tử vong[134], [176] Đây cũng là nguyên nhân của nhiều bất lợi do thuốc cổ truyền
đã được báo cáo [30], [108], [117].
Việc bào chế không đúng cách, sai qui trình khi sử dụng dễ gây các độc tố hay
các bất lợi với cơ thể như: bán hạ, phụ tử chế khi chế biến không đúng có thể gây
ngộ độc, nôn mửa [2]. Rất nhiều bất lợi do việc sử dụng không đúng cách này đã
được báo cáo [50], [113], [191] và ghi nhận trong các tài liệu thuốc cổ truyền [2],
[10].
Do xác định sai bệnh [2]: Mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị
đặc hiệu. Bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn, bệnh hư
phải dùng thuốc bổ, bệnh thực phải dùng thuốc tả để công phạt. Không thể có một
phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào, song nếu sử dụng sai có thể gây ra hậu
quả tai hại: nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử. Không tuân theo nguyên
tắc "biện chứng luận trị" ví dụ: vị thuốc "hoàng kỳ" là một vị thuốc "bổ khí" quan
trọng trong đông y, có phạm vi tác dụng tương đối rộng, có tác dụng rất tốt trong
điều trị phù thũng do viêm thận mạn tính dạng "tỳ hư" (dùng độc vị hoàng kỳ hoặc
phối hợp với một số vị thuốc khác tùy theo chứng trạng). Tuy nhiên nếu dùng hoàng
kỳ trong trường hợp viêm thận thể "âm hư nhiệt thịnh", thì sẽ làm bệnh càng thêm
trầm trọng.
Sai đường dùng: nhiều vị thuốc độc tính cao thường chỉ được dùng bôi, đắp
ngoài da; nếu dùng đường uống sẽ có thể gây những tác hại nặng nề, thậm chí dẫn

18
tới tử vong. Ví dụ mật cá trắm, mật gấu hay lá vòi voi dùng đắp ngoài sẽ chữa được
các bệnh khớp; nhưng nếu dùng đường uống sẽ có thể dẫn đến suy thận cấp, hoại tử

ống thận cấp, rất nguy hiểm. Còn nhiều báo cáo đã được ghi nhận [10], [176]…
Do phối hợp: Chúng ta biết rằng, thuốc cổ truyền thường được sử dụng với
nhiều vị, trong mỗi vị thuốc lại chứa nhiều các thành phần khác nhau để hỗ trợ việc
điều trị. Tuy nhiên, chúng có thể phối hợp và tương tác với nhau để gây ra độc như
phối hợp tế tân với lệ lô sẽ gây mù mắt cho người bệnh [1] hay tương tác không
mong muốn có thể xảy ra khi cùng sử dụng TCT với thuốc tân dược [153].
Ngoài ra việc sử dụng thuốc cổ truyền còn chú ý đối với những bệnh nhân
khác nhau về tuổi, giới tính… hay những đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương như:
phụ nữ có thai, trẻ em, người mắc bệnh kèm…[30].
Trong đó vấn đề đang được quan tâm hiện nay là tình trạng cố ý giả mạo, ô
nhiễm và bào chế sai của TCT, việc thiếu kiểm soát chất lượng cũng như tự ý sử
dụng đã làm tăng các bất lợi do thuốc cổ truyền và gây ra những hậu quả nghiêm
trọng [38]. Hạn chế, giảm thiểu tối đa các nguyên nhân này đang là mối quan tâm
của nhiều quốc gia và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc coi TCT như thực phẩm bổ
sung, không cần kiểm soát như đối với thuốc tân dược của một số nước hiện nay đã
làm tăng nguy cơ xuất hiện các nguyên nhân trên đồng thời vô tình khiến người dân
nghĩ rằng TCT là thực sự an toàn, nên việc sử dụng thiếu tính chuyên ngành.
Vấn đề sử dụng thuốc cổ truyền ngày càng trở nên phổ biến, rộng rãi trên
toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Bên cạnh các tác dụng có lợi là
các tác dụng bất lợi đã và đang có nguy cơ tiềm ẩn sự độc hại đối với cơ thể. Một số
nước đã có biện pháp kịp thời để mang lại an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay
đa phần còn thiếu các qui định về đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc cổ truyền,
việc sử dụng thuốc thiếu quản lý cũng góp phần tăng nguy cơ bất lợi do thuốc cổ
truyền.
3. THẬN VÀ CƠ CHẾ BẤT LỢI CỦA THUỐC ĐỐI VỚI THẬN
Đông y và tây y đều đánh giá thận là một trong những cơ quan có vai trò rất
quan trọng đối với cơ thể, thận ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và liên quan tới

×