Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu đặc điểm vi học thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây đơn châu chấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



ĐỖ THỊ HÀO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA
CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU
(Aralia armata (Wall.) Seem.
họ Nhân sâm (Araliaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


ĐỖ THỊ HÀO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI HỌC,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA


CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU

(Aralia armata (Wall.) Seem.
họ Nhân sâm (Araliaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ










HÀ NỘI-2013
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. DS. Ngô Thị Huyền Trang
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Viện Dược liệu


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, thời điểm hoàn thành khóa
luận là lúc tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển- Bộ môn Dược học cổ truyền trường
Đại học Dược Hà Nội- người thầy luôn động viên, tạo điều kiện, dành nhiều
thời gian quý báu hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện

khóa luận này.
DS. Ngô Thị Huyền Trang lớp CH16 người thầy, người chị luôn bên
cạnh chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược cổ truyền, Bộ môn
Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, tập thể khoa Hóa phân tích, khoa
Dược lý Viện Dược liệu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Các thầy, các cô Trường Đại học Dược Hà Nội, đã trang bị đầy đủ kiến
thức và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các bạn, các anh chị
em cùng làm đề tài chuyên đề Dược liệu – Dược học cổ truyền- Thực vật đã
luôn đồng hành, chia sẻ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2013




MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. THỰC VẬT 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Aralia L. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của chi Aralia L. 3

1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của loài Aralia armata
(Wall.) Seem 4
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 5
1.2.1. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aralia L. 5
1.2.2. Thành phần hóa học của loài Aralia armata (Wall.) Seem. 7
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC 7
1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia L. 7
1.3.2. Tác dụng sinh học của Aralia armata (Wall.) Seem. 10
1.3.3. Công dụng của Aralia armata (Wall.) Seem. 10
1.4. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU 11
1.4.1. Chữa sưng vú 11
1.4.2. Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan 11
1.4.3. Chữa phù thũng 11
1.4.4. Chữa hen 11
1.4.5. Chữa viêm khớp 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ 12
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu 12
2.1.2. Hóa chất, dung môi 13
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ 14


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học 14
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học 14
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân cây Đơn châu chấu 14
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu 14

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học 15
2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học 15
2.3.4. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân Đơn châu chấu 16
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 18
3.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học của Đơn châu chấu 18
3.1.1. Đặc điểm giải phẫu 18
3.1.2. Đặc điểm bột dược liệu 21
3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của Đơn châu chấu 26
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây Đơn châu chấu bằng
phản ứng hóa học 26
3.2.2. Chiết xuất và định tính các phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký lớp
mỏng 37
3.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn phần
của thân Đơn châu chấu 48
3.3.1. Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự doDPPH 48
3.3.2. Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do superoxyd 51
3.4. BÀN LUẬN 54
3.4.1. Về đặc điểm vi học 54
3.4.2. Về thành phần hóa học 54


3.4.3. Về tác dụng chống oxy hóa invitro trên thử nghiệm DPPH và
superoxid. 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 57
1. KẾT LUẬN 57
2. ĐỀ XUẤT 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AST: ánh sáng trắng
DPPH -α,α-diphenyl-β-picrylhydrazyl
EtOAc: ethyl acetat
EtOH: ethanol
MeOH: methanol
MT: mẫu thử
NADH: Nicotinamide adenine dinucleotide

NBT- Nitroblue tetrazolium
OD: độ hấp thụ
PMS Phenazine methosufate
SKĐ: sắc ký đồ
TT: thuốc thử
UV: Ultra Violet spectroscopy
(phổ tử ngoại)













DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong rễ, thân, lá Đơn châu chấu
bằng phương pháp hóa học 36
Bảng 3.2. Kết quả định tính cắn phân đoạn n-hexan với hệ dung môi 3 quan
sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng λ=366nm. 40
Bảng 3.3. Kết quả định tính cắn phân đoạn n-hexan với hệ dung môi 3 quan
sát ở AST sau khi hiện màu bằng TT vanilin 1%/ H
2
SO

4
đặc. 42
Bảng 3.4. Kết quả định tính cắn phân đoạn ethylacetat với hệ dung môi 7
quan sát ở ánh sáng tử ngoại tại bước sóng λ=366 nm. 43
Bảng 3.5. Kết quả định tính cắn phân đoạn ethylacetat với hệ dung môi 7
quan sát ở AST sau khi phun TT vaninlin 1% / H
2
SO
4
đ. 44
Bảng 3.6. Kết quả định tính cắn phân đoạn n-butanol với hệ dung môi 14
quan sát ở ánh sáng tử ngoại tại bước sóng λ=366 nm 47
Bảng 3.7. Hỗn hợp phản ứng trong thử nghiệm DPPH 48
Bảng 3.8. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH (%) 49
Bảng 3.9. Hỗn hợp phản ứng trong thử nghiệm superoxyd 51
Bảng 3.10. Hoạt tính quét quét gốc tự do superoxid (% ức chế) 52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cây Đơn châu chấu 12
Hình 2.2. Cành mang hoa, quả của cây Đơn châu chấu 13
Hình 3.1. Vi phẫu lá Đơn châu chấu 19
Hình 3.2. Vi phẫu thân Đơn châu chấu 20
Hình 3.3. Tinh thể calci oxalat trong mô mềm vỏ thân khi quan sát ở vật kính
40 (a), và vi phẫu gai Đơn châu chấu (b). 20
Hình 3.4. Vi phẫu rễ cây Đơn châu chấu 21
Hình 3.5. Lá Đơn châu chấu đã phơi sấy khô 22
Hình 3.6. Một số đặc điểm bột lá Đơn châu chấu 23
Hình 3.7. Lát cắt thân Đơn châu chấu 24

Hình 3.8. Một số đặc điểm bột vỏ thân Đơn châu chấu 25
Hình 3.9. Một số đặc điểm bột rễ Đơn châu chấu 26
Hình 3.11. SKĐ phân đoạn n-hexan với hệ dung môi khai triển Chloroform–
Methanol–Acid formic (9,5 : 0,5: 0,1) 40
Hình 3.12. SKĐ phân đoạn ethylacetat khai triển với hệ dung môi Chloroform
– Methanol – Acid formic (9: 1: 0,1) 43
Hình 3.13. SKĐ phân đoạn n-butanol khai triển với hệ dung môi Chloroform
– Methanol – Acid formic (4: 1: 0,1) 46
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn % quét gốc tự do DPPH 50
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn % quét gốc tự do DPPH của Quercetin 50
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn % quét gốc tự do superoxid 53
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn % quét gốc tự do superoxid của chất chuẩn
Superoxid dismutase 53




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đã
tạo cho Việt Nam có một nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Từ nhiều thế
kỷ qua, trên cơ sở nền y học dân tộc lâu đời, loài người đã biết sử dụng nguồn
nguyên liệu thực vật, động vật, khoáng vật để làm thuốc chữa bệnh.
Trên cơ sở nền khoa học kỹ thuật phát triển, những năm gần đây đã có
nhiều hoạt chất mới được phân lập từ dược liệu, nhiều bài thuốc chữa bệnh
bằng dược liệu đã được sử dụng rộng rãi, đưa nền Y học cổ truyền Việt Nam
tiến một bước mới trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
Tuy nhiên, nhiều cây thuốc mới chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian
mà chưa được làm sáng tỏ bằng khoa học. Do đó, việc nghiên cứu nhằm làm
rõ đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây thuốc

bằng khoa học hiện đại là rất cần thiết.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện nay, người ta quan tâm nhiều
đến tác dụng chống oxy hóa và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm
kiếm các vị thuốc, dược liệu có tác dụng quét gốc tự do được công bố.
Cây Đơn châu chấu, hay còn gọi là cây Cuồng, Đinh lăng gai là một
cây thuộc chi Aralia L., họ Nhân sâm (Araliaceae). Ở Việt Nam, Đơn châu
chấu được phân bố tương đối rộng rãi từ vùng núi có độ cao khoảng 1500m
đến trung du và đôi khi cả ở vùng đồng bằng. Cây được sử dụng khá phổ biến
trong nhiều bài thuốc dân gian. Trên thế giới đã có nhiều công trình công bố
chứng minh hoạt tính chống oxy hóa của một số loài thuộc chi Aralia L.
nhưng những nghiên cứu khoa học về loài này vẫn còn ít, đặc biệt là những
nghiên cứu về tác dụng dược lý.
Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học


2
và tác dụng chống oxy hóa của cây Đơn châu chấu (Aralia armata (Wall.)
Seem., họ Nhân sâm (Araliaceae))” với những mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm vi học của rễ, thân, lá cây Đơn châu chấu.
2. Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học của rễ, thân, lá cây Đơn châu
chấu.
3. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn phần
thân cây Đơn châu chấu.



















3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Aralia L.
Theo Hệ thống phân loại Takhtajan, chi Aralia L. được xếp vào họ
Nhân sâm (Araliaceae). Vị trí phân loại của chi Aralia L. được tóm tắt theo sơ
đồ sau [13].
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cúc (Asteridae)
Liên bộ Thù du (Cornanae)
Bộ Hoa tán (Apiales)
Họ Nhân sâm (Araliaceae)
Chi Aralia L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của chi Aralia L.
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật của chi Aralia L.
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có gai hoặc không có gai, thân rễ. Lá lớn, kép
lông chim 1-3 lần, có 3-20 lá chét, có đường răng cưa nhỏ, khía tai bèo, hoặc

uốn lượn, cuống lá có bẹ.
Hoa lưỡng tính cùng gốc hay khác gốc, hợp thành cụm hoa hình chùy,
tán hoặc ngù, thường mọc ở đầu cành hoặc nách. Cuống nhỏ, có khớp nối bên
dưới bầu nhụy. Hoa mẫu 5, đài 5 răng cưa, cánh hoa xếp lợp, nhị hoa 5. Bầu
nhụy có 5 hoặc 6 lá noãn, rời hoặc dính liền tại gốc. Quả mọng, thường có
hình cầu, đôi khi 3-5-góc. Hạt hẹp theo bề ngang, nội nhũ đồng nhất [17].
1.1.2.2. Phân bố sinh thái của chi Aralia L.
Chi Aralia L. gồm những cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, và một số ít loài
ở vùng ôn đới. Trung tâm phân bố chủ yếu là miền Nam và Tây Nam châu Á,
và quần đảo Thái Bình Dương (đặc biệt là New Caledonia) [13].


4
Chi có khoảng 40 loài: chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, và Trung
Quốc, một số ít ở châu Mỹ. Ở Trung Quốc có 29 loài [24].
Ở Việt Nam có khoảng 10-15 loài [1].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố sinh thái của loài Aralia armata
(Wall.) Seem.
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật
Đơn châu chấu còn có các tên gọi khác như: Đinh lăng gai, cây cuồng,
cây răng, xương cá gai, cẩm giàng (Tày), lồ cổ (H’ Mông), lay tồng (Dao)
[11].
Cây nhỏ hoặc cây bụi, cao 1 – 2 m, có thân cành cứng, phân cành tỏa
rộng, phủ đầy gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa, lá to, mọc so le, kép lông
chim 2 - 3 lần. Lá chét hình trái xoan hay hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn,
mép khía răng, hai mặt đều có gai nhỏ trên các gân, cuống lá có bẹ, nhiều
gai nhọn sắc, lá kèm nhỏ [11].
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùy dạng tán, phân nhánh
nhiều, phủ đầy gai. Hoa nhỏ màu vàng nhạt hoặc lục vàng, đài có 5 răng hình
tam giác, tràng 5 cánh hẹp, nhị 5, bầu hình trứng, 5 ô [11] .

Quả hạch, hình tròn, khi chín màu đen, dài 3-4 mm.
Mùa hoa, quả: tháng 7- 9 [11].
1.1.3.2. Phân bố sinh thái
Chi Aralia L. có trên 50 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 2 thứ là: Aralia armata
(Wall.ex G.Don) Seem.var.armata và Aralia armata (Wall.ex G.Don)
Seem.var.pubescens Ha. Thứ sau mới chỉ phát hiện ở Việt Nam vào năm 1974
còn var.armata có vùng phân bố rộng rãi hơn từ Trung Quốc, xuống Việt
Nam, Lào, Thái Lan và Malaysia [11].


5
Ở Việt Nam, Đơn châu chấu được phân bố tương đối rộng rãi từ vùng
núi có độ cao khoảng 1500m, đến trung du và đôi khi cả ở vùng đồng bằng.
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là ở thời kỳ cây con, thường
mọc ở ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, trên nương rẫy đã bỏ hoang lẫn với những
loại cây bụi khác. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè thu. Sau khi quả chín,
có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, nhất là đối với những cây (thuộc
var.pubescens) sống ở vùng núi cao. Đơn châu chấu có nhiều hoa, quả. Cây
con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ được thấy vào tháng 4 - 5. Đơn châu chấu
có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phát [11].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aralia L.
Năm 1996, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập từ rễ của Aralia
chinensis bảy saponin triterpenoid khung olean mới, được đặt tên lần lượt là
araliasaponins XII-XVIII, cùng với 14 saponin triterpen đã biết. Cấu trúc của
các saponin mới được xác định trên cơ sở các bằng chứng hóa học và quang
phổ [23].
Năm 1997, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được bốn
saponin triterpenoid khung olean từ vỏ thân của loài Aralia taibaiensis.

Chúng đã được xác định là taibaienoside VI (1), tarasaponin V (2) và hai hợp
chất mới là taibaienoide VII (3) và taibaienoside VIII (4). Cấu trúc của các
hợp chất này được xác định trên cơ sở các tính chất hóa học và các dữ liệu
quang phổ [25].
Năm 1998, các nhà khoa học thuộc đại học quốc gia Seoul và Viện
nghiên cứu các sản phẩm thiên nhiên Hàn Quốc đã phân lập được 7 saponin
triterpenoid từ phần trên mặt đất loài Aralia continentalis, bao gồm oleanolic
acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester, hederagenin 28-O-β-D-glucopyranosyl
ester, chikysetsusaponin IVa, udosaponin A, salsoloside C, udosaponins F và


6
C. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định dựa trên các dữ liệu phổ chủ
yếu là NMR, IR [21].
Năm 1999, một saponin triterpen mới được phân lập từ dịch chiết
ethanol của vỏ rễ của Aralia dasyphylla, do các nhà khoa học Trung Quốc
thực hiện. Cấu trúc của nó đã được xác định là 3-O-[β-D-glucopyranosyl
(1→3)-β-D-galactopyranosyl (1→2)]-β-D glucuronopyranosyl-oleanolic acid
28-O-β-D-glucopyranoside, dựa trên các bằng chứng quang phổ và hóa học
[26].
Năm 2012, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về
hoá thực vật của lá loài Aralia elata và phân lập được bốn hợp chất mới gồm
3-O-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-gluco-
pyranosyl oleanolic acid (1), 3-O-[β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-
glucopyranosyl (1→3)] - [β-D-glucopyranosyl (1→2)-β-D-glucopyranosyl
hederagenin 28-O-β-D-glucopyranoside (2), 3-O-{[β-D-glucopyranosyl
(1→2)] - [β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-
glucopyranosyl} oleanolic 28-O-β-D-glucopyranosyl acid ester (3) và 3-O-[β-
D-glucopyranosyl (1→2)] - [β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl
caulophyllogenin (4) và hai hợp chất đã được biết đến gồm 3-O-[β-

Dglucopyranosyl (1→3)-α-L-arabinopyranosyl]-echinocystic acid (5) và 3-O-
α-L-arabinopyranosyl echinocystic acid (6). Việc xác định cấu trúc đã được
thực hiện thông qua phân tích quang phổ, đặc biệt 13C-NMR, 2D-NMR và
HR-ESI-MS [28].
Năm 2012, từ rễ của loài Aralia cachemirica thu thập từ khu vực
Aharbal, Kashmir, Ấn Độ, các nhà khoa học Ấn Độ phân lập được bốn hợp
chất mới là acid n-tetracont-19-enoic (1); 4a, 4b, 8b, 10b, 13b, 17b
hexamethyl perhydrophenanthrenyl -3b-n decanoate (3), acid
tetrahydrocontinentalic (4) và 1b, 4a, 4b-trimethyl-6 (10,14,18-trimethyl-


7
tridec-6-enyl)-cyclohexane-4b-ol (5) cùng với các hợp chất được biết đến
continentalic acid (2), maltose (6) và sucrose (7). Các cấu trúc của các hợp
chất này đã được xác định trên cơ sở phân tích dữ liệu quang phổ [15].

1.2.2. Thành phần hóa học của loài Aralia armata (Wall.) Seem.
- Lá Đơn châu chấu chứa nước 84,5% ; protid 3,1%; glucid 8,3%; xơ
2,5 %, tro 1,5 %; caroten 1,65 %, vitamin C 12% [11].
- Rễ chứa nhiều saponin triterpen [11].
- Vỏ rễ đem chiết với methanol, hỗn dịch cao methanol đem chiết với
ether rồi chiết với butanol bão hòa nước. Phần butanol làm sắc ký riêng được
17 saponin kiểu olean. Đã xác định được 11 saponin là calendulosid E (1) dẫn
xuất methyl este của calendulosid (2), narcissiflorin (4), momordin Ia (6),
calendulosid G (7), stipuleanosid R1 (10), chikusetsusaponin IVa (11) và dẫn
xuất methyl este của nó (12), aralosid A methyl este ( 14), oleanolic acid - 28
- ß - D -glucopyranoside (16), và hederagenin 3-O- ß -D-
glucuronopyranoside-6'-O-methyl ester [11], [18].
Theo Sem.Fang, Zhapu lei, Jianglins Zeny và cs, 11 thành phần được
chiết tách từ vỏ rễ Đơn châu chấu là deglucose chikusetsusaponin, Na

chikusetsusaponin IVa, Zingibrosid R1, ginsenin R
0
, decaisneanaisid,
amatosid aralosid A, acid octacosanoic, ß- sitosterol, hỗn hợp ß- sitosterol và
stigmasterol, acid oleanolic [11].
Rễ còn chứa 0,06% tinh dầu, là một chất lỏng linh động màu da cam, tỷ
trọng 0,83, thành phần chủ yếu là camphol [11].
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC
1.3.1. Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Aralia L.
Các tác dụng khi điều trị bằng đường uống với Aralox chứa dịch chiết
của Aralia mandshurica và Engelhardtia chrysolepis (Juglandaceae) trên một
số thông số của quá trình trao đổi chất béo đã được nghiên cứu ở phụ nữ bị


8
béo phì không, bị tiểu đường với chế độ ăn kiêng ít calo, đã được công bố
năm 2005. Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát giả dược bao gồm 32 tình
nguyện viên cho thấy rằng, điều trị Aalox làm giảm đáng kể tổng trọng lượng
cơ thể và lượng chất béo, làm giảm hàm lượng perilipin trong các tế bào mỡ,
hàm lượng triglycerid trong huyết tương, kích thích hoạt động của lipase nhạy
cảm với hormon [13].
Năm 2005, từ dịch chiết nước và cồn từ rễ loài Aralia cachemirica, các
nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm tác dụng hạ đường huyết trên
chuột nhịn ăn bình thường và chuột tăng đường huyết do sử dụng glucose.
Kết quả cho thấy dịch chiết nước và cồn tại liều 250 mg/kg đều thể hiện hoạt
tính hạ đường huyết (p <0,01) ở chuột sử dụng glucose, tuy nhiên không có
tác dụng hạ đường huyết ở chuột nhịn đói bình thường [16].
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của dịch
chiết ethanol từ rễ loài Aralia continentalis (AC) trên tert-butyl hydroperoxide
(t-BHP)- chất gây ra nhiễm độc gan trong một dòng tế bào nuôi cấy

Hepa1c1c7 và trong gan chuột. Kết quả cho thấy việc điều trị với AC trước
khi sử dụng t-BHP giúp ngăn chặn đáng kể sự gia tăng của men gan (ALT,
AST) và lipid peroxy và làm giảm stress oxy hóa, được đo bằng lượng
glutathion trong gan, kết quả được công bố năm 2005 [19].

Continentalic acid (CA, (-)-pimara-8 (14), 15-dien-19-OIC acid) được
các nhà khoa học Hàn Quốc phân lập từ rễ của Aralia cordata. CA thể hiện rõ
hoạt tính chống lại chủng Enterococcus kháng vancomycin (VRE) và
vancomycinsusceptible enterococci (VSE). Các hoạt tính kháng khuẩn của
CA đối với Enterococcus faecalis và Enterococcus gallinarium ước lượng
bằng cách xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối
thiểu (MBCS). Hợp chất này thể hiện hoạt tính mạnh chống lại các chủng
VRE là chủng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Những phát hiện này cho


9
thấy rằng acid continentalic có thể hữu ích trong việc kiểm soát nhiễm trùng
enterococcus. Kết quả được công bố năm 2008 [20].
Năm 2012, từ vỏ rễ của loài Aralia taibaiensis, các nhà khoa học Trung
Quốc đã phân lập được 4 saponin triterpenoid mới, khung cấu trúc olean và
một hợp chất saponin đã biết. Các hợp chất này đã được chứng minh có hoạt
tính chống oxy hóa và các hoạt tính antiglycation tương quan với tác dụng
điều trị bệnh tiểu đường [14].
Dịch chiết nước từ thân rễ Aralia nudicaulis ở New Brunswick, Canada
thể hiện hoạt tính chống vi trùng lao, chống lại vi khuẩn Bacillus Calmette-
Guérin và Mycobacterium tuberculosis H37Ra và Mycobacterium avium.
Nghiên cứu được các nhà khoa học Canada thực hiện và công bố năm 2012
[22].
Năm 2012, từ lá Aralia elata, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân
lập được 4 hợp chất mới và 2 hợp chất đã biết. Các thành phần này được tiến

hành thử tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư HL60, A549 và
DU145. Kết quả cho thấy một hợp chất mới là 3-O-β-D-glucopyranosyl
(1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-glucopyranosyl oleanolic acid (1),
cho thấy hoạt động chống lại tế bào ung thư HL60 và A549 với giá trị IC
50

6,99 mM và 7,93 mM tương ứng. Ngoài ra, hai hợp chất đã biết là [3-O-[β-
Dglucopyranosyl (1→3)-α-L-arabinopyranosyl]-echinocystic acid và 3-O-α-L
arabinopyranosyl echinocystic acid cũng thể hiện tác dụng gây độc tế bào
đáng kể trên tế bào ung thư HL60 với giá trị IC
50
là 5,75 mM và 7,51 mM,
tương ứng [28].
Một polysaccharid tan trong nước (AEP-W1) đã được các nhà khoa học
Trung Quốc phân lập từ vỏ rễ của Aralia elata. Cấu trúc của nó đã được xác
định là một arabinogalactan, bao gồm arabinose, galactose và glucose với tỷ
lệ mol là 6,3: 3,5: 0,2. AEP-W1 được tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy


10
hóa và bảo vệ tim mạch in vitro. Kết quả cho thấy AEP-W1 thể hiện hoạt tính
quét gốc tự do superoxid và gốc hydroxyl khá mạnh. Tiền xử lý với 50-400
g/ml AEP-W1 24 giờ trước khi tiếp xúc H
2
O
2
làm giảm đáng kể những tế bào
H9c2 bị chết. AEP-W1 còn thể hiện khá rõ khả năng ức chế hiện tượng
apoptosis cơ tim, rối loạn chức năng của ty lạp thể, kết quả được công bố năm
2013 [27].

1.3.2. Tác dụng sinh học của Aralia armata (Wall.) Seem.
Vỏ rễ Đơn châu chấu có những tác dụng:
- Chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính
của phản ứng viêm [11].
- Kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in
vitro, điều này chứng tỏ Đơn châu chấu có tác dụng kích thích miễn dịch [11]
- Có tác dụng nội tiết kiểu estrogen trên động vật thí nghiệm [11].
- Kháng khuẩn đối với phế cầu, liên cầu khuẩn tan máu. Các saponin
triterpen và genin acid oleanolic từ rễ Đơn châu chấu là thành phần có hoạt
tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực
non [11].
- Thí nghiệm với acid oleanolic được phân lập từ rễ Đơn châu chấu,
liều 60 mg/kg (tiêm dưới da), kết quả thu được tỷ lệ giảm trọng lượng tuyến
ức là 40,9% với P < 0,01 [7].
Theo Y hoc cổ truyền: vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu
thũng, tán ứ, khu phong trừ thấp. Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải
độc. Thân, nhất là lõi thân có tác dụng bổ. Lá có tác dụng tiêu độc [6].
1.3.3. Công dụng của Aralia armata (Wall.) Seem.
Vỏ rễ thường dùng chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng,
viêm amydale, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm sưng
vú [6].


11
Lá dùng chữa phong thấp tê bại, sốt rét và rắn cắn. Nhựa của lá non
dùng chấm làm tan chấp lẹo ở mắt [6].
Lõi thân dùng làm thuốc bổ. Lá non dùng làm rau ăn (do có nhiều gai
nên còn được gọi là rau gai). Lá dùng đắp mụn nhọt [6].
Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi [6].
1.4. MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ CÂY ĐƠN CHÂU CHẤU

1.4.1. Chữa sưng vú
Rễ Đơn châu chấu, vỏ cây Sảng, lá Mua đỏ, Bồ Công Anh, Kim ngân
Mỗi thứ 20- 30g, giã với muối, trộn với nước vo gạo, đắp vào chỗ
sưng [6], [11].
1.4.2. Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan
Rễ Đơn châu chấu, vỏ cây Khế chua, mỗi vị 8-12g. Sắc nước uống [6],
[11].
1.4.3. Chữa phù thũng
Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Thóc lép 10g, lá Cối xay 3g, sao vàng,
sắc uống [6], [11].
1.4.4. Chữa hen
Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Ngấy tía 8g, rễ cây Han tía 8g, thái nhỏ,
phơi khô, sắc uống [11].
1.4.5. Chữa viêm khớp
Rễ Đơn châu chấu 10-30g sắc uống, thường phối hợp với Xà cừ và Mặt
quỷ [6].







12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu: Cây Đơn châu chấu được thu hái ở Thành phố Thái

Nguyên, vào tháng 10 năm 2012.
Mẫu cây tươi được PGS.TS. Trần Văn Ơn- Trưởng Bộ môn Thực Vật-
Trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học là Aralia armata (Wall.
ex G.Don) Seem, họ Nhân sâm (Araliaceae). Tiêu bản được lưu giữ tại Bộ
môn Thực vật Trường Đại học Dược Hà Nội.
Mã số tiêu bản: HNIP/17856/13


Hình 2.1. Cây Đơn châu chấu



13

Hình 2.2. Cành mang hoa, quả của cây Đơn châu chấu

2.1.2. Hóa chất, dung môi
 Dung môi: Ethanol, methanol, chloroform, n-hexan, ethyl acetate, n-
butanol, ether dầu hỏa…
 Các thuốc thử định tính thường dùng.
 Hóa chất
- Phenazine methosufate (PMS)
- Nicotinamide adenine dinucleotide (NADH)
- Nitroblue tetrazolium (NBT)
- α,α-diphenyl-β-picrylhydrazyl (DPPH)
- Quercetin
- Cloralhydrat 75%, acid acetic 5%, xanh methylen, đỏ son phèn,
glycerin, Javen.
- Và các hóa chất khác
Các hóa chất đều đạt tiêu chuẩn phân tích.



14
 Bản mỏng: bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
của hãng Merck.
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ
 Thiết bị dùng cho thử tác dụng dược lý: máy đọc ELISA của hãng
Thermo Labsystems (Đức).
 Thiết bị dùng cho nghiên cứu đặc điểm vi học và hóa học: Phiến
kính, lamen, dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, kính hiển vi, máy ảnh Canon,
đèn tử ngoại CAMAG (hai bước sóng λ= 254nm, λ = 366nm), máy cất
quay Buchi, máy ly tâm, pipet vạch, pipet Pasteur, pipet chính xác, bình
nón, bình gạn…
 Một số thiết bị khác: Cân kỹ thuật, tủ sấy…
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học
Nghiên cứu đặc điểm bột và đặc điểm vi phẫu rễ, thân và lá cây Đơn
châu chấu ( Aralia armta (Wall. ex G.Don ) Seem.).
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học
Định tính các nhóm chất chính trong rễ, thân, lá cây Đơn châu chấu
bằng các phản ứng hóa học.
Chiết xuất phân đoạn và định tính các phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký
lớp mỏng.
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân cây Đơn châu chấu
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu
Mẫu nghiên cứu là dược liệu tươi và dược liệu đã qua phơi khô sau khi
thu hái. Dược liệu được bảo quản cụ thể như sau:

- Mẫu dược liệu dùng cắt vi phẫu được bảo quản trong hỗn hợp glycerin:
ethanol: nước (1:1:1).


15
- Mẫu dược liệu dùng soi bột được sấy khô, nghiền thành bột, bảo quản
trong lọ có nút kín, ghi nhãn để nơi khô ráo.
- Mẫu dược liệu dùng định tính và thử tác dụng dược lý được thái nhỏ,
sấy khô ở nhiệt độ < 60
0
C, bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học
Nghiên cứu đặc điểm vi học theo phương pháp ghi trong tài liệu [2],
[4], [10].
2.3.2.1. Đặc điểm vi phẫu
Tiến hành làm tiêu bản vi phẫu theo các bước sau:
- Chọn lá thích hợp.
- Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
- Xử lý lát cắt: lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch javen,
rửa sạch bằng nước cất, tẩy tiếp bằng chloralhydrat 75%, rửa lại bằng nước
cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất đến hết acid. Sau đó tiến
hành nhuộm kép với xanh methylen và đỏ son phèn.
- Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch glycerin:
nước (1:1) rồi quan sát dưới kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh
bằng máy ảnh qua kính hiển vi.
2.3.2.2. Đặc điểm bột dược liệu
- Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định màu, mùi, vị.
- Lên tiêu bản bột dược liệu bằng dung dịch glycerin : nước (1:1), quan
sát, mô tả và chụp ảnh những đặc điểm điển hình của bột qua kính hiển vi.
Ảnh các đặc điểm được chuyển vào máy vi tính, ghép thành ảnh hoàn chỉnh.

2.3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học
- Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong dược liệu bằng các phản
ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [4].


16
- Chiết xuất dược liệu bằng phương pháp siêu âm với dung môi ethanol
90
0
, bay hơi dung môi thu được cắn cồn toàn phần.
- Chiết xuất phân đoạn từ dịch chiết cồn toàn phần bằng phương pháp
chiết lỏng-lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan,
ethylacetat, n-butanol.
- Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng phương pháp sắc ký lớp
mỏng.
2.3.4. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao ethanol toàn
phần của thân Đơn châu chấu
* Chuẩn bị mẫu thử: thân cây Đơn châu chấu sau khi thu hái, được thái
thành lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ dưới 60
0
C. Cân 3 kg, xay thành bột thô,
sau đó đem chiết với ethanol 90
0

bằng phương pháp ngâm lạnh, chiết xuất 3
lần, mỗi lần với 7 lít dung môi, mỗi lần một tuần ở nhiệt độ phòng. Gộp các
dịch chiết lại, cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được 173,86g cao
ethanol toàn phần.
2.3.4.1. Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự doDPPH
Nguyên tắc: Cơ chế của hoạt động quét gốc tự do DPPH (α,α-

diphenyl-β-picrylhydrazyl) là sự ghép đôi hydro và đình chỉ quá trình oxy-hóa
bằng sự chuyển các gốc tự do của DPPH sang trạng thái ổn định hơn. Như
vậy, khi có mặt của chất chống oxy hóa, nó sẽ khử gốc tự do của DPPH và
làm cho dung dịch bị giảm màu sắc, do đó độ hấp thụ của dung dịch sẽ giảm
đi. Kết quả được đọc ở bước sóng 517 nm.
Cơ chế phản ứng:
Z
.
+ AH = ZH + A
.
Trong đó: Z
.
: là gốc tự do DPPH, AH là chất chống oxy hóa

×