Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hóa học của cao đặc phương thuốc tam diệu thang gia giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 62 trang )





BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH
MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC
TAM DIỆU THANG GIA GIẢM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ









HÀ NỘI – 2013








BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH
MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC
TAM DIỆU THANG GIA GIẢM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
Thời gian thực hiện: 1/2013– 5/2013









HÀ NỘI – 2013




LỜI CẢM ƠN
Với lòng cảm phục và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Người thầy – Ts. Bùi Hồng Cường, Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường đại học
Dược Hà Nội. Người thầy đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các chị kĩ thuật viên, cán bộ đang
công tác tại bộ môn Dược học cổ truyền, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá
luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập của mình.






Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hương Thảo



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………… 2
1.1. Tóm lược về bệnh viêm khớp cấp tính …………………………… 2
1.2. Phương thuốc Tam diệu thang gia giảm……………………………. 3
1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc…………………………………… 5
1.3.1. Hoàng bá……………………………………………………… 5
1.3.2. Thương truật…………………………………………………… 7
1.3.3. Ngưu tất……………………………………………………… 8
1.3.4. Dây đau xương………………………………………………… 9
1.3.5. Hương phụ…………………………………………………… 10
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 12
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu………………………… 12
2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………… 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 14
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……… 16
3.1. Bào chế cao đặc………………………………………………… 16
3.2. Định tính các thành phần hoá học………………………………… 17
3.2.1.Định tính bằng phản ứng hoá học………………………………. 17
3.2.2 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng……………………………… 19
3.3. Định lượng Berberin và Palmatin trong cao và vị thuốc………… 33
3.4. Bàn luận…………………………………………………………… 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… ……. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ber Berberin

CN100 Cao chiết nước 100
o
C
CN80 Cao chiết nước 80
o
C
dd Dung dịch
DĐVN Dược điển Việt Nam
DX Dây đau xương
Et30% Cao chiết ethanol 30% ở 80
o
C
Et60% Cao chiết ethanol 60% ở 80
o
C
Et90% Cao chiết ethanol 90% ở 80
o
C
H Hiệu suất
HB Hoàng bá
HP Hương phụ
NT Ngưu tất
NXB Nhà xuất bản
Pal Palmatin
SKLM Sắc kí lớp mỏng
TT Thuốc thử
TTr Thương truật
X Độ ẩm






DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Hiệu suất bào chế và độ ẩm cao đặc………………………. 17
Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất …………………………. 18
Bảng 3.3. Khối lượng mẫu nghiên cứu chiết xuất alkaloid………… 20
Bảng 3.4. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu……………………… 21
Bảng 3.5. Kết quả phân tích alkaloid bằng sắc kí lớp mỏng………… 24
Bảng 3.6. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu………………………. 26
Bảng 3.7. Kết quả phân tích flavonoid bằng sắc kí lớp mỏng………. 28
Bảng 3.8. Kết quả phân tích saponin bằng sắc kí lớp mỏng………… 33
Bảng 3.9. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu……………………… 35
Bảng 3.10. Hàm lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu………. 37
















DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Phương thuốc Tam diệu thang gia giảm…………… 12
Hình 2.2. Hệ thống thiết bị sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao… 13
Hình 3.1. Sắc kí đồ alkaloid hiện màu bằng TT Dragendorff 22
Hình 3.2. Sắc kí đồ alkaloid quan sát ở bước sóng 254 nm và 366 nm… 23
Hình 3.3. Sắc kí đồ flavonoid quan sát ở 254 nm và 366 nm……. 27
Hình 3.4. Sắc kí đồ flavonoid hiện màu bằng TT KOH/EtOH… 28
Hình 3.5. Sắc kí đồ saponin hiện màu bằng TT vanillin/acid sulfuric 31
Hình 3.6. Sắc kí đồ saponin quan sát ở 254 nm và 366 nm……… 32
Hình 3.7. Sắc kí đồ định lượng alkaloid quan sát ở 254 nm và 366 nm…. 36
Hình 3.8. Sắc kí đồ định lượng alkaloid hiện màu bằng TT Dragendorff… 37




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phong thấp là một chứng bệnh mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam. Điều trị
bằng thuốc tân dược có tác dụng nhanh, mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Ngược
lại, điều trị bằng thuốc cổ truyền không những có tác dụng tốt mà lại khắc phục
những nhược điểm của tân dược. Tam diệu thang là một phương thuốc có hiệu lực
mạnh trong y dược học cổ truyền trong điều trị chứng phong thấp nhiệt tí tương
đương thể viêm khớp cấp tính, bệnh gout. Vấn đề được đặt ra là dùng dạng bào chế
nào là thuận tiện và hợp lý. Dạng thuốc thang không thuận tiện cho bệnh nhân và
không kiểm soát được tác dụng. Vậy để phát huy tính an toàn và hiệu quả của thuốc

cổ truyền, có thể sử dụng lâu dài, giá cả phù hợp, việc nghiên cứu bào chế bài thuốc
thành dạng bào chế hiện đại là cần thiết, trong đó dạng cao đặc như một bán thành
phẩm trung gian để bào chế các dạng khác.
Tiếp nối những nghiên cứu và kết quả của khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2012 và
của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về phương thuốc Tam diệu thang gia
giảm, đề tài “Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hoá học của
cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm” được tiếp tục thực hiện với mục
tiêu:
- Bào chế cao đặc Tam diệu thang bằng phương pháp sắc và phương pháp chiết
nóng với dung môi nước và ethanol.
- Định tính một số thành phần hóa học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá
học và sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng.






2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm lƣợc về bệnh viêm khớp cấp tính:
1.1.1. Quan điểm y học hiện đại về bệnh viêm khớp cấp tính:
Viêm khớp cấp tính là giai đoạn cấp của viêm khớp, gồm: viêm khớp do thấp và
viêm khớp do vi khuẩn [3].
● Triệu chứng: bệnh nhân bị các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Tuỳ từng
chứng bệnh cụ thể mà viêm một hay nhiều khớp, có đối xứng hay không đối xứng
và có thêm các triệu chứng ngoài khớp khác [3].
● Nguyên nhân: với sự tham gia của nhiều yếu tố:

 Yếu tố tác nhân gây bệnh: do virus, vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn), ký
sinh trùng, nấm [3], [21].
 Yếu tố cơ địa: giới tính, tuổi ( 70- 80% là nữ, 60- 70% trên 30 tuổi) [21].
 Yếu tố di truyền: yếu tố viêm khớp dạng thấp (yếu tố kháng nguyên kết hợp với
tổ chức HLA DR4) [21].
 Yếu tố thuận lợi: người mệt mỏi, suy yếu, chấn thương, lạnh ẩm kéo dài, mắc
bệnh truyền nhiễm [21].
● Nguyên tắc điều trị: gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng [3], [21].
 Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng
những loại thuốc điều trị khác nhau.
 Điều trị triệu chứng:
Biện pháp không dùng thuốc: Cho khớp nghỉ ngơi, tránh lạnh, ẩm, nên làm
việc nhẹ. Tăng cường vận động, tập luyện điều trị vật lí, tùy theo bệnh và giai đoạn
bệnh. Chế độ dinh dưỡng phù hợp [3], [21].
Biện pháp dùng thuốc [3], [21]: Thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng
viêm không steroid, corticoid.
Nhận xét: Thuốc tân dược có hiệu lực nhanh, mạnh, chủng loại phong phú nhưng
chủ yếu là thuốc chống viêm và kháng sinh, có nhiều tác dụng không mong muốn
(đặc biệt là gây viêm loét dạ dày).

3

1.1.2. Quan điểm y học cổ truyền về chứng phong thấp nhiệt tý:
● Triệu chứng: các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động
khó khăn, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt, sác [18],
[21].
● Nguyên nhân: Phong thấp (chứng tý) do cơ thể yếu bị "Phong", "Hàn", "Thấp",
"Nhiệt" thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết
mạch và tâm, đưa đến sưng đỏ, đau nhức, nặng nề, tê bại trong cơ thể, các khớp
xương, chân tay, Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá

nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý [18].
● Điều trị: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp (thanh nhiệt, khu
phong, hoá thấp) [18], [21].
● Một số phương thuốc điều trị phong thấp nhiệt tý: Bạch hổ quế chi thang gia
giảm, Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm [18], Thấp khớp cấp tán, Tam
diệu thang gia vị, Tứ vật hợp tam diệu gia vị thang, Nhiệt thấp thang, Nhị diệu
tán,…[7], [10], [15].
1.2. Phƣơng thuốc Tam diệu thang gia giảm:
1.2.1. Thành phần:
Hoàng bá 10g Thương truật 15g Hương phụ ( chế ) 15g
Ngưu tất 15g Dây đau xương 20g
Một số vị khác, tổng khối lượng 1 thang là 110g.
1.2.2. Công năng, chủ trị của phƣơng thuốc:
- Công năng: thanh nhiệt táo thấp [10], [15].
- Chủ trị: phong thấp nhiệt tý (viêm khớp cấp tính do tăng acid uric) [15], thấp
nhiệt rót xuống, gân cốt đau nhức, đầu gối sưng đau nhức, hai chân lỏng, thấp nhiệt
mà đới hạ, hạ bộ nhọt do thấp, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn [10].
1.2.3. Một số kết quả đã nghiên cứu về phƣơng thuốc:
 Về đặc điểm các vị thuốc: Đặc điểm hình thái và đặc điểm bột dược liệu nghiên
cứu phù hợp với mô tả trong DĐVN IV [20].
4

 Về bào chế: Đã bào chế được cao đặc của phương thuốc Tam diệu thang gia
giảm bằng phương pháp sắc đạt các chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất,
hình thức và độ ẩm [5], [20].
Cụ thể: từ 2003,55 g dược liệu phương thuốc thu được 741,11 g cao đặc đạt các
chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất, hình thức, độ ẩm.
 Về thành phần hoá học: Đã xác định thành phần các nhóm chất hoá học trong
cao đặc và các vị thuốc bằng phương pháp hoá học, định tính 3 nhóm alcaloid,
flavonoid, saponin trong cao và vị bằng sắc kí lớp mỏng [5], [20].

Cụ thể:
 Thành phần các nhóm chất hoá học trong cao đặc và các vị thuốc:
- Hoàng bá có alcaloid, flavonoid, chất béo.
- Ngưu tất có saponin, acid hữu cơ, polysaccharid.
- Thương truật có flavonoid, polysaccharid.
- Dây đau xương có alcaloid, polysaccharid, đường khử.
- Hương phụ có alcaloid, flavonoid, saponin, chất béo, acid hữu cơ,
polysaccharid, đường khử.
- Cao đặc có alcaloid, flavonoid, saponin, acid hữu cơ, polysaccharid, đường
khử.
 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng:
- Sắc kí đồ của alcaloid trong cao đặc và các vị thuốc:
+ Ở λ = 254 nm, cao cho 5 vết trong đó có 2 vết tương đương với mẫu
Berberin và Palmatin chuẩn, có 4 vết tương đương với Hoàng bá, 3 vết tương
đương với Dây đau xương, 3 vết tương đương với Hương phụ.
+ Ở λ = 366 nm, cao cho 6 vết trong đó có 2 vết tương đương với mẫu
Berberin và Palmatin chuẩn, có 4 vết tương đương với Hoàng bá, 3 vết tương
đương với Dây đau xương, 2 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, cao cho 2 vết tương đương với vết của Berberin,
Palmatin chuẩn, Hoàng bá và Dây đau xương.
- Sắc kí đồ cùa flavonoid trong cao đặc và vị thuốc:
5

+ Ở λ = 254 nm, cao cho 11 vết trong đó có 6 vết tương đương với Hoàng bá,
9 vết tương đương với Thương truật, 7 vết tương đương với Hương phụ.
+ Ở λ = 366 nm, cao cho 12 vết trong đó có 8 vết tương đương với Hoàng bá,
10 vết tương đương với Thương truật, 8 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, cao cho 11 vết trong đó có 6 vết tương đương với
Hoàng bá, 10 vết tương đương với Thương truật, 7 vết tương đương với
Hương phụ.

- Sắc kí đồ của saponin trong cao đặc và vị thuốc:
+ Ở λ = 254 nm, acid oleanolic cho 1 vết tương đương vết của cao và Ngưu
tất; cao cho 8 vết tương đương với Ngưu tất, 6 vết tương đương với Hương
phụ.
+ Ở λ = 366 nm, acid oleanolic không xuất hiện vết; cao cho 9 vết trong đó có
6 vết tương đương với Ngưu tất, 3 vết tương đương với Hương phụ.
+ Khi phun TT hiện màu, acid oleanolic cho 1 vết màu xanh tương đương với
vết của cao và Ngưu tất; cao cho 9 vết trong đó có 8 vết tương đương với
Ngưu tất, 5 vết tương đương với Hương phụ.
Tiếp nối những kết quả của các nghiên cứu trước về phương thuốc, đề tài này tiếp
tục nghiên cứu các nội dung sau:
- Bào chế cao đặc: chiết xuất bằng 2 phương pháp sắc và chiết nóng ở 80
o
C
với 2 dung môi nước và ethanol các độ 30%, 60%, 90%.
- Định tính các nhóm chất hoá học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá
học và sắc kí lớp mỏng.
- Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng.

1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc:
1.3.1. Hoàng bá:
1.3.1.1. Tên khoa học vị thuốc: Cortex Phellodendri [8], [13], [16].
1.3.1.2. Bộ phận dùng: vỏ cây Hoàng bá - Phellodendron chinensis Schneid.
Họ Cam (Rutaceae) [4], [8], [12], [13], [16], [22].
6

1.3.1.3. Thành phần hoá học:
• Thành phần chính là alcaloid: Berberin (1,5-3 %) và oxy berberin, palmatin và
oxy palmatin [4], [11], [12], [24], [47], [49], [61], [62]; một lượng nhỏ
phellodendrin, magnoflorin, jatrorrhizin, candixin, menisperin, γ- fagarin [4], [11],

[12], [62]; 7, 8- dihydroxyrutaecarpin, 7-hydroxyrutaecarpin [64].
• Ngoài ra trong vỏ Hoàng bá còn có:
- Các chất tinh thể không chứa nitơ: obakullacton (limonin); obakunon
[4], [11], [12], [62]; canthin- 6- non, 4- methoxy- N- methyl-2- quinolon, γ-
hydroxybutenon [49], [61].
- Hợp chất phenolic (lignan, flavonoid, acid- ester phenolcarboxylic): syringin,
lyoniresinol, coniferin, syringaresinol-di-O-D- glucopyranosid, sinapic aldehyd-4-
O-D-glucopyranosid, methyl-5-O-ferunoyl-quinat, acid 3-O-ferunoylquinic, acid 3-
O-ferunoylquinic methyl ester [61]; phellodensin và phellodenol [46].
- Hợp chất sterolic: 7- dehydrostigmasterol, campesterol, β- sitosterol [61], [62].
- Acid ferulic và hợp chất ferulat (amurenlacton A, amurenamid A) [67], chất béo,
isovanillin, acid caffeic ethyl ester, methyl beta-orsellinat [62]; Isocoumarin (3-
acetyl-3,4-dihydro-5,6-dimethoxy-1H-2-benzopyran-1-one) [29], [61].
1.3.1.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi
khuẩn Gram âm và Gram dương: Staph. aureus, Str. hemolyticus, B. diphtheriae,
B. anthracis, B. subtilis, Sh. shigae, Sh. flexneri [4], [12], [22], [24]; Helicobacter
pylori [33].
- Tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách ức chế hoạt động của
xanthin oxidase [64].
Berberin là thành phần chính của Hoàng bá có nhiều tác dụng sinh hoc: kháng
khuẩn, chống viêm, chống loét, tăng tiết mật, ức chế xanthin oxidase [44]; kháng
virus [35]; hạ lipid máu [36], hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan thận [62] .
1.3.1.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
7

- Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính hàn; quy vào ba kinh thận, bàng quang, tỳ [8],
[13], [22]. Tính trầm mà giáng xuống, là âm dược [19].
- Công năng, chủ trị:
 Tư âm giáng hoả: dùng khi âm hư phát sốt, đau nhức xương, ra mồ hôi trộm

(đạo hãn), di tinh [8], [13], [19], [22].
 Thanh nhiệt, táo thấp: dùng khi chứng hoảng đản nhiệt kết trong dạ dày, ruột
[24]; khi hạ tiêu thấp nhiệt như viêm tiết niệu cấp, viêm gan virus, viêm túi
mật, lỵ, tiêu chảy, viêm khớp cấp đặc biệt ở khớp gối [4], [8], [13], [19].
 Giải độc tiêu viêm: dùng khi bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt [4], [8], [13],
[19].
- Liều dùng: 4-16g [13].
- Kiêng kỵ: người dương hư, đại tiện lỏng, tỳ vị yếu [8], [13], [19].
1.3.2. Thƣơng truật:
1.3.2.1. Tên khoa học vị thuốc: Rhizoma Atractylodis [8], [13].
1.3.2.2. Bộ phận dùng: thân rễ cây Thương truật (Atractylodes lancea (Thumb.)).
Họ Cúc (Asteraceae) [8], [13].
1.3.2.3. Thành phần hoá học:
• Tinh dầu (khoảng 1,5 %) [4], [12], [22], [38].
- Thành phần chính trong tinh dầu là β-eudesmol hoặc β-eudesmol trong hỗn hợp
với atractylon, atractylon, hinesol. Cụ thể là các monoterpen (p-cymen, β-
selimen…); sesquiterpen (atractylon, γ-eudesmol…); phenolic (thymol );
atractylodin; acetylenic (atractylodin, atractylodinol…) [4], [12], [22], [38], [61].
Thân rễ của loài thu hái ở Nhật Bản có chứa atractylodin, eudesmol và hinesol,
không có atractylon [12].
- Thành phần khác: Sesquiterpenoid glycosid: 14-O-beta-D-fructofuranosid; (5R,
7R, 10S) - isopterocarpolon beta - D - glucopyranosid…[43], Polysaccharid
(actractan A, B, C) [61], Monosaccharid (arabinose, galactose, glucose) [61],
Disaccarid là dẫn xuất acylsucrose [58], Vitamin A, B1, C [8], Furanocoumarin
(osthol) [61].
8

1.3.2.4. Tác dụng sinh học:
- Phân đoạn polysaccarid thô kích thích sự tăng sinh của tế bào tuỷ xương trung
gian [23].

- Tác dụng trên cơ xương: β-eudesmol kích thích quá trình khử cực các kết đóng
noron cơ hoành của chuột thường và chuột bệnh tiểu đường [50], ngăn chặn kênh
thụ thể nicotinic trong cơ xương chuột [41].
- Tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu và ức chế xanthin dehydrogenase
gan và xanthin oxidase ở chuột [44].
1.3.2.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, cay, tính ấm; quy vào 2 kinh tỳ và vị [4], [8], [13].
Tính nổi mà đưa lên, là dương dược [19].
- Công năng, chủ trị:
 Hoá thấp kiện tỳ: trị thấp khuẩn ở tỳ vị, bụng trướng đầy, buồn nôn, ăn uống
không tiêu [4], [8], [13], [23].
 Trừ phong thấp: dùng trong các trường hợp phong thấp, tê dại, xương cốt
đau nhức, đau khớp [4], [8], [13], [19].
 Tiêu viêm: trị viêm dạ dày, viêm ruột [23].
- Liều dùng: 4-12g [13].
- Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt, nhiều mồ hôi, tân dịch khô kiệt [13], [24], hao khí
huyết, thất tình buồn bực khí kết, đại tiện táo [19].
1.3.3. Ngƣu tất:
1.3.3.1. Tên khoa học vị thuốc: Radix Achyranthis bidentatae [8], [13], [16], [24].
1.3.3.2. Bộ phận dùng: rễ của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume).
Họ Rau giền (Amaranthaceae) [8], [13], [16], [24].
1.3.3.3. Thành phần hoá học:
• Thành phần chính là triterpenoid saponin, khi thủy phân cho sapogenin là acid
oleanolic (0.096 %); acid oleic, galactoza, rhammoza, glucoza, muối kali [8], [12],
[17], [23], [24], [51]. Hiện đã phân lập, xác định cấu trúc được 10 saponin của acid
oleanolic và đặt tên là saponin 12→ 21 [24].
9

• Ngoài ra còn có: Stetol (ecdysteron, inokosteron) [8], [12], [17], [23], [24], [51];
polysaccharid là các fructan trùng hợp mạch ngắn [51]; betain chiếm khoảng 0,930-

1,029%, là 1 chất bền vững trong quá trình chế biến [27], [51]; terpen, acid amin
[59]; emotin và physcion [51].
1.3.3.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng chống viêm, chống phù nề trong giai đoạn cấp tính và mạn tính [23],
[24].
- Tác dụng giảm đau [23].
- Tác dụng kháng khuẩn [28].
- Tác dụng kháng virus: polysaccharid sulfat ức chế HIV-1 [54].
1.3.3.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh : vị đắng chua, tính bình, quy vào 2 kinh can, thận [8], [13],
[23].
- Công năng, chủ trị:
 Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế,
kinh nguyệt không đều [4], [8], [13], [23], [24].
 Thư cân, mạnh gân cốt: dùng trong các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc
biệt đối với khớp ở chân [8], [13], [23], [24]. Ngoài ra, tác dụng bổ trung khí,
bổ âm tráng dương, làm tủy đầy đủ chữa eo lưng, đầu gối nhức buốt [4], [19].
- Liều dùng: 6-12g [13].
- Kiêng kỵ: người có thai, mộng hoạt tinh, phụ nữ lượng kinh nguyệt nhiều [8],
[13], băng huyết [19].
1.3.4. Dây đau xƣơng :
1.3.4.1. Tên khoa học vị thuốc: Caulis Tinosporae tomentosae [1], [8].
1.3.4.2. Bộ phận dùng: Thân Dây đau xương Tinospora sinensis (Lour.) Merr.
Họ Tiết dê (Menispermaceae) [1], [4], [8], [12], [22].
1.3.4.3. Thành phần hóa học:
• Alcaloid [4], [12], [22]: Berberin, palmatin, magnoflorin [25].
• Nhóm Glucosid: glucosid phenolic (tinosinen I) [9], [25], [68]; dinorditerpen
10

glucosid (tinosinensid A và B) [22]; lignan glucosid: tinosposid A và B [48].

• Nhóm Diterpen Glycosid: 1-deacetyltinosposid A [32], tinosporicid,
tinosposinensid A-C, menispermacid [25].
1.3.4.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng chống viêm: Là thành phần trong bài thuốc chữa viêm khớp gồm 5 vị, đã
được thử nghiệm dược lý và lâm sàng [22].
1.3.4.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị: vị đắng, tính mát, quy kinh: can [1], [4], [8], [12], [22].
- Công dụng:
Mạnh gân cốt, trừ phong thấp tê bại, chữa thấp khớp, tê bại, khớp đau nhức, đau
lưng, mỏi gối, ngã gây tổn thương ứ máu đau nhức, bong gân, sai khớp [1], [4], [8].
1.3.5. Hƣơng phụ:
1.3.5.1. Tên khoa học vị thuốc: Rhizoma Cyperi [1], [8], [12], [13], [16], [22].
1.3.5.2. Bộ phận dùng thuốc:
Thân rễ cây Hương phụ vườn Cyperus rotundus L. hoặc Hương phụ biển Cyperus
stoloniferus Retz. Họ Cói (Cyperaceae) [1], [8], [12], [13], [16], [22].
1.3.5.3. Thành phần hóa học:
• Hương phụ vườn:
- Tinh dầu (0,3-2,8%): cyperen, β-caryophylen, α- cyperon, β-pinen Sau khi chế
biến thì lượng tinh dầu giảm đi 40-50%, chủ yếu là hydrocarbon monoterpen [12],
[22].
- Các thành phần khác: flavonoid 1,25%, tanin 1,66%, alcaloid 0,21-0,24%
(rotundin A- C), saponin 0,041%, glycosid tim 0,62-0,74%, acid phenol, chất đắng,
pectin 8,7%, tinh bột 9,2%, chất béo 2,98%, acid hữu cơ 3,25%, protein, vitamin C
và các nguyên tố vi lượng [12],[22] .
• Hương phụ biển:
- Tinh dầu 0,62% [22].
- Các thành phần khác: Alcaloid 0,128%, flavonoid 0,78%, saponin 0,05%,
glycosid tim 0,77% [22].
11


1.3.5.4. Tác dụng sinh học:
- Tác dụng giảm đau [12], [22].
- Tác dụng chống viêm [22].
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế Staph. aureus và Sh. shiga [12], [13].
1.3.5.5. Tác dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị, quy kinh: vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình /ôn; quy kinh: can, tam tiêu
[1], [4], [8], [12], [13], [22], tỳ [1]. Là vị thuốc âm ở trong dương, tính giáng xuống
[19].
- Công năng, chủ trị:
 Hành khí, giảm đau trị các bệnh đau bụng, đau hai bên sườn [1], [4], [8], [12],
[13], [19], [22].
 Khai uất, trục ứ, điều kinh, dùng khi kinh nguyệt không đều do tinh thần căng
thẳng [1], [4], [8], [12], [13], [19], [22]; thống kinh, viêm tử cung mạn [12].
- Liều dùng: 8- 12g [13], [22].
- Kiêng kị: người âm hư, huyết nhiệt [1], [8], [13], [19]; suy nhược, thiếu máu [4].












12

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu và phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu:
Dược liệu đã chế biến được cung cấp bởi Phòng chẩn trị Phùng Gia Đường (số 4,
ngõ 99, phố Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội) ( Hình 2.1).

1 2 3

4 5
Hình 2.1. Phương thuốc Tam diệu Thang gia giảm
1: Hoàng bá, 2: Ngưu tất, 3: Thương truật, 4: Hương phụ chế, 5: Dây đau xương
Đặc điểm hình thái và đặc điểm bột các vị dược liệu phù hợp với mô tả trong các
chuyên luận riêng trong DĐVN IV.
2.1.2. Thiết bị, máy móc:
- Tủ sấy Memmert (Germany).
- Máy đo độ ẩm Precisa XM 120.
- Bộ dụng cụ cất dung môi.
- Cân phân tích Sartorius BP 221S (Germany).
- Cân kỹ thuật Precisa (Switzeland).
- Máy ảnh Canon 10.0 mega pixels.
13

- Hệ thống thiết bị sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao Linomat 5 (Camag – Switzeland)
(hình 2.2):
+ Thiết bị phun mẫu Linomat 5.
+ Thiết bị triển khai tự động ADC2.
+ Thiết bị chụp ảnh Camag.
+ Phần mềm: WinCats, Videoscan.

Hình 2.2: Hệ thống thiết bị sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao
2.1.3. Hoá chất, dung môi: đạt tiêu chuẩn phân tích, được cung cấp bởi Phòng Vật

tư và trang thiết bị, Trường Đại học Dược Hà Nội: nước cất, ethanol tuyệt đối, ether
dầu hoả, ethylacetat, n- buthanol, cloroform, acid formic, acid acetic đặc, acid
sulfuric 1N, acid hydrochloric đặc, toluene, natri hydroxyd…
2.2. Nội dung nghiên cứu:
- > Nghiên cứu bào chế cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm: chiết xuất
bằng nước và ethanol với các nồng độ 30%, 60%, 90%; bào chế dạng cao đặc.
-> Nghiên cứu định tính một số thành phần của cao đặc phương thuốc:
Chiết xuất một số nhóm chất từ cao đặc và vị thuốc.
Định tính một số nhóm chất bằng: phương pháp hoá học, sắc kí lớp mỏng.
-> Nghiên cứu định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao đặc phương
thuốc bằng sắc kí lớp mỏng.
14

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bào chế cao đặc bài thuốc:
- Phương pháp: sắc, chiết nóng với dung môi: nước, ethanol các độ: 30%, 60%,
90%, cô đến dạng cao đặc, bảo quản trong hai lớp túi PE [9], [14]. Tính hiệu suất
chiết.
- Xác định độ ẩm cao đặc: Phương pháp mất khối lượng do làm khô [1].
+ Phương pháp: sấy trong tủ sấy ở 110
o
C trong 4h.
+ Cách tiến hành:
. Sấy bì đựng mẫu trong 30 phút . Bì đựng mẫu là dụng cụ thủy tinh rộng miệng đáy
bằng .
. Cân bì (m
b
).
. Cân vào bì 1 lượng chính xác cao đặc (m
mt

).
. Sấy trong tủ sấy trong 4 h, t
o
= 110
o
C.
. Sau đó làm nguội tới nhiệt độ phòng cân trong bình hút ẩm có silica gel.
. Cân lượng cao sau khi sấy (m
ms
).
Độ ẩm được tính theo công thức:
100)(% 



bmt
msmt
mm
mm
H


Nghiên cứu định tính một số thành phần:
Mẫu nghiên cứu: Các mẫu cao đặc phương thuốc, các vị thuốc.
- Chiết các nhóm chất từ cao và các vị thuốc bằng dung môi thích hợp.
- Định tính các nhóm chất bằng thuốc thử chung của từng nhóm chất theo phương
pháp thường quy [6], [11], [16], [17].
- Định tính so sánh các mẫu cao đặc và các vị thuốc bằng sắc ký lớp mỏng [24],
[61].
Nghiên cứu định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao:

Mẫu nghiên cứu: các mẫu cao đặc phương thuốc và các vị thuốc.
- Mẫu thử: Chiết alcaloid từ các mẫu cao và vị thuốc bằng dung môi thích hợp.
15

- Mẫu chuẩn: Pha dãy dung dịch chuẩn Berberin + Palmatin với các nồng độ: 500
ng/µl, 250 ng/µl, 125 ng/µl, 63 ng/µl, 32 ng/µl, 16 ng/µl trong dung môi ethanol
96% [26].
- Định lượng bằng sắc kí lớp mỏng [26].
- Phần mềm Wincats, Videoscan.
 Công thức tính:
Hàm lượng Berberin hoặc Palmatin trong mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
)
100
1(
µg/g)(
H
XZ
YA
x




x: Hàm lượng Berberin / Palmatin trong mẫu (µg/g).
A: Hàm lượng Berberin / Palmatin trong vết sắc kí (ng).
Y: Thể tích mẫu (ml).
X : Khối lượng mẫu nghiên cứu dùng để chiết (g).
Z: Thể tích dịch chấm (µl).
H: Độ ẩm của mẫu (%).
.Xử lý số liệu: Phương pháp thống kê.













16

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Bào chế cao đặc bài thuốc:
Chiết xuất:
* Phương pháp sắc:
- Cân 110g dược liệu (1 thang thuốc), chiết làm 3 lần:
Lần 1: dung môi là 660 ml, thời gian sôi: 2h.
Lần 2: dung môi là 440 ml, thời gian sôi: 2h.
Lần 3: dung môi là 440 ml, thời gian sôi: 1h.
Dịch chiết được lọc nóng qua vải gạc để loại tạp chất cơ học, để lắng qua đêm (12-
14h)
* Phương pháp chiết nóng:
- Điều kiện chiết: chiết dược liệu trong bình nón, duy trì nhiệt độ 80
o
C.
- Dung môi: nước; ethanol các độ 30%, 60%, 90%.
- Cách làm: tương tự như phương pháp sắc.

Cô cao:
- Gạn dịch trong, lọc qua vải gạc. Cô trực tiếp đến khi được cao lỏng 1:1 (riêng dịch
chiết bằng ethanol cất thu hồi dung môi trước khi cô). Trong quá trình cô chú ý
khuấy đảo liên tục để tránh lắng xuống đáy gây cháy khét và tăng khả năng bay hơi.
- Cao lỏng 1:1 được chuyển sang cô cách thuỷ đến khi đạt thể chất cao đặc, hàm ẩm
trong cao đạt tiêu chuẩn DĐVN IV (hàm ẩm dưới 20%).
- Đóng gói trong hai lớp túi PE, hàn kín. Bảo quản nơi khô, mát.
Quy trình bào chế được thực hiện lặp lại 3 lần (3 mẻ).
Kiểm tra độ ẩm của cao đặc: Phương pháp mất khối lượng do làm khô [1].
Kết quả nghiên cứu về thể chất, màu sắc, mùi vị, độ ẩm và hiệu suất của các mẫu
cao đặc được trình bày ở bảng 3.1; số liệu bào chế, độ ẩm từng mẻ được trình bày ở
phụ lục 1:



17

Bảng 3.1. Hiệu suất bào chế và độ ẩm cao đặc

CN100
CN80
Et30%
Et60%
Et90%
Tổng khối lượng dược liệu
*
(g)
(3 mẻ)
292,54
292,51

292,61
292,66
292,51
Tổng khối lượng cao (g) (3 mẻ)
106,83
87,81
83,39
74,36
42,88
Độ ẩm cao đặc (%)
SDX 
(n=3)
17,19 ±
1,07
15,86
± 3,07
15,27 ±
2,35
12,70 ±
0,5
15,60 ±
0,57
Hiệu suất bào chế cao (%)
SDX 
(n=3)
30,22 ±
2,52
25,23
± 1,12
24,13 ±

0,86
22,18 ±
2,08
12,20 ±
0,21
Thể chất, màu sắc, mùi vị
Thể chất mềm dẻo, đặc quánh, mịn, đồng nhất.
Màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt hơi
đắng.

(*): tính theo dược liệu khô.
Nhận xét:
- Hiệu suất bào chế cao giảm dần từ cao chiết nước 100
o
C đến cao chiết ethanol
90%.
+ Hiệu suất bào chế cao lớn nhất: cao chiết nước 100
o
C (30,22%±2,52).
+ Hiệu suất bào chế cao nhỏ nhất: cao chiết ethanol 90% (12,20%±0,21).
Không có sự khác biệt nhiều về hiệu suất giữa các mẫu cao chiết nước 80
o
C, cao
chiết ethanol 30% và cao chiết ethanol 60%.
- Thể chất tương đồng giữa các mẫu cao.
- Các mẫu cao đặc đạt các chỉ tiêu chung theo DĐVN IV về thể chất, hình thức, độ
ẩm.

3.2. Định tính các thành phần hoá học:
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học:

Kết quả được tóm tắt ở bảng 3.2:

18

Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất trong các vị thuốc và các mẫu cao đặc

T
T

Nhóm
chất

Phản ứng
định tính
Mẫu nghiên cứu
HB
NT
TTr
DX
HP
CN
100
CN
80
Et
30%
Et
60%
Et
90%



1


Alcal
oid


-TT Mayer
-TT
Dragendorff
-TT
Bouchardat
+++

+++

+++
-

-

-
-

-

-
++


++

++
++

++

++
+++

+++

+++
++

++

++
++

+

+
++

++

+
+++


+++

++


2


Flavo
noid
-Cyanidin
-NH
3
đặc
-FeCl
3
5%
-NaOH 10%
-Chì acetat

++
+++
++
+++
++
-
-
-
-

-
+
++
++
++
++
-
-
-
-
-
+++
++
+++
+++
+
++
+++
+++
+++
++
+++
+++
+++
+++
+++
++
+++
+++
+++

++
+++
++
+++
+++
+++
+++
++
+++
+++
+++


3


Sapo
nin
-Tạo bọt
-Lieberman-
Burchardt
-Salkowski
-Rosenthale
-
-

-
-
+++
+++


++
+++
-
-

-
-
-
-

-
-
+++
+++

+++
+++
+++
++

+++
+++
+++
++

++
+++
+++
++


+++
++
+++
++

+++
+++

+++
++

+++
++

4

Cou
marin
-Mở đóng
vòng lacton
-Diazo

-
-

-
-

-

-

-
-

-
-

-
-

-
-

-
-

-
-

-
-

5

Chất
béo

Để vết mờ
trên giấy lọc


+

-

-

-

++

-

-

-

-

-

×