VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
Page 1
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Sau bài học, HS cần nắm rõ và trình bài được.
1/ Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển,
các nước công nghiệp mới (NICs).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát
triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2/ Kĩ năng:
- Nhận xét được sự phân bố các nhóm nước trên hình 1.
- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước.
3/ Thái độ:
- Xác định trách nhiệm học tập của bản thân để thích ứng với cuộc CMKH&CNHĐ.
*Tích hợp GD KNS:
+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ vế đặc điểm đa dạng của nền kinh tế thế giới, ứng xử hòa nhã với bạn bè trong
làm việc nhóm.
+ Tư duy: Bình luận, tìm, phân tích số liệu, thông tin về trình độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau giữa các
nhóm nước.
+ Làm chủ bản thân: Hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.
HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định, tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số + Nề nếp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
Page 2
a. Đặt vấn đề: Trên thế giới hiện có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong quá trình phát triển,
số các nước này phân hóa làm hai nhóm nước. Hai nhóm nước này có sự tương phản nhau về trình độ phát
triển KT. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự khác biệt đó, đồng thời nghiên cứu về vai trò, ảnh
hưởng của cuộc cách mạng KHCNHĐ.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1: Tìm hiễu về sự phân chia thành các nhóm
nước trên thế giới (Cả lớp).
*Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu
biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:
+ Hiện nay trên thế giới được phân thành những
nhóm nước nào?
+ Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì về
GDP bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, nợ
nước ngoài, chỉ số HDI?
*Bước2: HS trình bày, các HS khác bổ sung.
*Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK để
xác định các nước có GDP/người cao và thấp? Các
nước đố được xếp vào nhóm nước nào?
*Bước4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: Tìm hiểu sự tương phản trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
(Nhóm)
*Bước1: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Các nhóm
thảo luận từ 5-7 phút, theo ND phiếu học tập:
Tiêu chí Nhóm nước
PT
Nhóm
nước đang
PT
GDP/ người
Cơ cấu GDP theo
khu vực kinh tế
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC.
- Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển: Có GDP/người cao, đầu tư
nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.
+ Nhóm nước đang phát triển: Có GDP/người thấp,
nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.
+ Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NICs)
như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ac-
hen-ti-na
- Các nước có GDP/người khác nhau:
+ Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật
Bản, Ôxtrâylia.
+ Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi,
châu Á, Mĩ Latinh.
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM
NƯỚC
- Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
có sự chênh lệch lớn về các chỉ số KT-XH:
Tiêu
chí
Nhóm nước
PT
Nhóm nước
đang PT
GDP/
người
Cao và rất
cao
Thấp hơn mức
TB của thế giới
và thấp hơn
nhiều ở các
nước PT.
Cơ cấu Tỉ trọng khu Tỉ trọng khu
VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
Page 3
Tuổi thọ
HDI
+Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và
nhận xét tỉ trọng GDP/người của hai nhóm nước:
Phát triển và đang phát triển
+Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ
cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm
nước.
+Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh
chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số
HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát
triển và đang phát triển.
GV phát phiếu học tập.
*Bước2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày,
các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức?
Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác
động đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế nào?
Chúng ta nghiên cứu sang phần III.
HĐ 3: Tìm hiểu cuộc cánh mạng khoa học và
công nghệ hiện đại (Cả lớp).
*Bước1: GV giới thiệu khái quát các cuộc cách
mạng KHKT trong lịch sử nhân loại.
*Bước2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu
biết để tìm hiểu cuộc cách mạng KH&CN hiện đại
theo nội dung bảng sau:
Thời gian diễn ra
Đặc trưng
Ảnh hưởng
*Bước3: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ
sung và lấy ví dụ.
GDP
theo
khu
vực
kinh tế
vực III
>70%, khu
vực I rất
nhỏ.
vực I còn cao,
khu vực III còn
thấp <50%.
Tuổi
thọ
Cao >75 tuổi Thấp, nhất là
các nước châu
Phi
HDI Cao Thấp
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI:
1/ Thời điểm xuất hiện và đặc trưng:
-Thời gian: cuối TK XX và đầu thế TK XXI.
-Đặc trưng: xuất hiện và bừng nổ công nghệ cao.
- -Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công
nghệ năng lượng.
2/ Ảnh hưởng:
- Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực
công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch
cơ cấu mạnh mẽ.
Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
VnDoc.com - Tải tài liệu miễn phí.
Page 4
*Bước4: GV chuẩn kiến thức.
VD về nền kinh tế trí thức:
- Để thu được 500 USD tập đoàn than và khoáng
sản VN bán 5 tấn than đá.
ND ĐBSCL bán 2 tấn gạo.
Trung Quốc bán 1 xe máy trọng lượng 100kg
Hãng Sony bán 1 tv -> 10kg
Hãng Nokia bán 1 điện thoại -> 0,1kg.
Hãng Intel bán 1 chíp máy tính -> 0,01kg.
Hãng Microsoft bán 1 phần mềm ->0,001 kg.
- Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu.
4. Củng cố.
1/ Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển và
đang phát triển?
2/ Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế-xã hội thế
giới?
3/ Sự phân chia thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A/ Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo. B/ Sự tương phản về trình độ kinh tế-xã hội.
C/ Sự khác nhau về chế độ chính trị-xã hội. D/ Hậu quả kéo dày của chiến tranh.
4/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của các nước phát triển.
A/ Tổng sản phẩm trong nước GDP lớn. B/ Chỉ số phát triển con người HDI cao.
C/ Có vai trò chi phối các tổ chức kinh tế thế giới. D/ Cơ cấu kinh tế chủ yếu là công-nông nghiệp.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà.
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện nhw thế nào và tạo ra những hệ quả gì?
2. Tìm hiểu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới: EU, ASEAN, APEC, NAFTA, MERCOSUR.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………… …………………………
…………………………………………………………………………… …………
…………………………………………………………………………………… ……………………………
………………………………………………………………………… …………