ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
(Thời gian làm bài 90 phút)
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vàomột chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào ?
A. Tạ Duy Anh. B. Tô Hoài. C. Đoàn Giỏi. D. Nguyễn Tuân
2. Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn ?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn cũng sẽ mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang
vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
3. Truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
4. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ?
A. Chú bé Phrăng.
B. Thầy giáo Ha – men.
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men.
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha – men, bác phó rèn Oat – tơ và cụ già Hô – de.
5. Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” ở đâu ?
A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch.
B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh.
C. Tại một địa điểm nhất định.
D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.
6. Cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản Cô Tô được tả như thế nào ?
A. Dịu dàng và bình lặng. B. Rực rỡ và tráng lệ.
C. Duyên dáng và mềm mại. D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
7. Nếu viết: “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kỳ hết”, câu văn mắc lỗi gì ?
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Thiếu bổ ngữ.
8. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ, tàu
con đậu đầy mặt nước.” ?
A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
9. Từ “cứ” trong câu “Chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ” thuộc loại
phó từ nào ?
A. Chỉ quan hệ thời gian. B. Chỉ mức độ.
C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. D. Chỉ sự phủ định.
10. Tổ hợp từ: “mới biết viết tập toạng” là:
A. cụm danh từ. B. cụm tính từ.
C. cụm động từ. D. câu trần thuật đơn.
11. Muốn tả người cần phải làm gì ?
A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ
tự.
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả.
C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả.
D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả.
M· ®Ò: v623
12. Trong cỏc tỡnh hung sau, tỡnh hung no khụng phi vit n ?
A. Gia ỡnh em gp khú khn, em mun xin min hc phớ.
B. Em b m khụng n lp hc c.
C. Em mun vo on Thanh Niờn Cng sn H Chớ Minh.
D. Em mc khuyt im trong lp hc khin cụ giỏo khụng hi lũng.
II. T lun (7 im)
T cnh ni em ang sng.
hớng dẫn chấm
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Câu 1 : chọn B Câu 5 : chọn A Câu 9 : chọn C
Câu 2 : chọn C Câu 6 : chọn B Câu 10 : chọn C
Câu 3 : chọn A Câu 7 : chọn A Câu 11 : chọn A
Câu 4 : chọn C Câu 8 : chọn B Câu 12 : chọn D.
II. Phần tự luận (7 điểm) :
Tả cảnh nơi em đang sống.
1. Mở bài : (1 điểm) : Cảnh nơi em đang sống ở đâu? Miền núi, trung du, hay đồng
bằng? Nông thôn hay thành phố?
- Tả cảnh ấy vào dịp nào?
2. Thân bài : (5 điểm) : Tả cảnh chi tiết theo đặc trng vùng quê mà em đang sống.
- Cảnh miền núi : Rừng? ruộng bậc thang, núi đá, sơng mù
Những dòng suối trớc nhà
Tiếng chim hót
- Cảnh ở đồng bằng : Miêu tả dòng sông, con thuyền, đồng ruộng thẳng cánh cò
bay
- Cảnh ở thành phố (thị xã, thị trấn) : Nhà cửa san sát, phố xá nhộn nhịp, những nhà
máy ng ời, xe cộ đi lại nh mắc cửi, cuộc sống hiện đại hoá những cửa hàng, cửa hiệu
*) Học sinh lựa chọn trình tự miêu tả phù hợp có thể theo thời gian (một buổi sáng,
một ngày hay buổi chiều ) hoặc trình tự không gian (từ xa tới gần, từ gần tới xa, từ cao
xuống thấp ).
3. Kết bài (1 điểm) : Tình cảm của mình với cảnh sắc nơi mình đang sống : Yêu
thích? gắn bó? tự hào?