Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (124)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.16 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Ngữ Văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 3.0 điểm):
Đọc kỹ mấy câu sau:
Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả
bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
( Lao xao - Duy Khán)
Em hãy:
a. Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa có trong các câu trên.
b. Cho biết phép nhân hóa trong các câu trên được tạo ra bằng cách nào?
c. Nêu tác dụng của phép nhân hóa.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Sau đây là một phần trích trong văn bản Cô Tô:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời
nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên
nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường
kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như
một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả
những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
( Nguyễn Tuân)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về cái hay của phần trích trên.
Câu 3 ( 4.0 điểm):
Trong một đêm ngủ say, em mơ mình có trong tay cây đàn của Thạch Sanh ( nhân
vật trong truyện cổ tích cùng tên). Em hãy kể lại câu chuyện đó.
hết
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG


KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A- HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày
nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác,
khách quan.
- Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt
đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu
riêng.
- Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm ):
a. Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa có trong các câu đã cho: 1.0 điểm. Cụ thể:
- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn đuổi cả bướm = > 0.5 điểm
- Bướm hiền lành rủ, lặng lẽ = > 0.5 điểm.
b. Chỉ ra được cách thực hiện phép nhân hóa (1.0 điểm). Cụ thể:
+ Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của
vật: ( ong vàng, ong vò vẽ, ong mật ) đánh lộn, đuổi; (bướm) rủ (nhau), lặng lẽ =>1.0
điểm.
c. Tác dụng của phép nhân hóa:
Biện pháp nhân hóa đã góp phần quan trọng trong việc miêu tả cụ thể, sống động
thế giới loài vật trong khung cảnh chớm hè; làm cho chúng trở nên có đời sống tâm hồn
và rất gần gũi với con người. Qua đó, góp phần thể hiện rõ tài quan sát tinh tế, trí tưởng
tượng phong phú của tác giả => 1.0 điểm.
Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hiểu được yêu
cầu của đề. Giám khảo phải linh hoạt trong việc xác định điểm một cách khách quan,
khoa học cho thí sinh.
Câu 2 ( 3.0 điểm):
a) Đáp án:

Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về kiến thức: Thí sinh chỉ ra được cái hay của đoạn văn đã cho trên cơ sở các
ý:
- Khái quát được nội dung đoạn văn ( miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô).
- Chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả: biện pháp so sánh đặc sắc,
sử dụng nhiều tính từ gợi tả ( …), ngôn ngữ chính xác, tinh tế…
- Những đặc sắc về nghệ thuật đã góp phần khắc hoạ rõ nét về:
+ Khung cảnh rộng lớn, bao la với tất cả vẻ trong trẻo, tinh khôi của cảnh biển Cô
Tô sau trận bão.
+ Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển.
+ Tình cảm của tác giả: yêu mến, gắn bó, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng
biển đảo…
+ Về kỹ năng: Phải biết xây dựng đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về
dùng từ, đặt câu, chính tả…
Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận
riêng nhưng giàu tính thuyết phục.
b. Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm.
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng vẫn còn hạn chế => 2.0
- Đoạn văn viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về kỹ năng => 1.0 điểm.
- Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Câu 3 ( 4.0 điểm):
a) Đáp án:
+ Cần bảo đảm những yêu cầu sau:
* Về kiến thức:
- Hiểu đúng đề: Câu chuyện về giấc mơ có cây đàn Thạch Sanh.
- Xác định được đây là đề bài kể chuyện tưởng tượng. Cơ sở định hướng cho
sự tưởng tượng là một câu chuyện đã có, cụ thể đó là khả năng kỳ diệu của cây đàn
trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Người làm bài cần chú ý đến sự kỳ diệu ấy khi kể các
sự việc.

- Tạo được tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có
phát triển và có kết thúc.
- Nội dung câu chuyện có thể được xây dựng theo nhiều hướng khác nhau
nhưng các sự việc phải đảm bảo tính hợp lý, chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp ( có thể
kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ nhất kết hợp với ngôi thứ ba).
- Câu chuyện phải có ý nghĩa sâu sắc.
* Về kỹ năng:
Bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về
dùng từ, đặt câu, chính tả.
b) Biểu điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm.
- Bảo đảm các yêu cầu về kiên thức nhưng kỹ năng làm bài còn có một số hạn
chế => 3.0 điểm.
- Nội dung câu chuyện còn sơ sài, chưa thể hiện rõ ý nghĩa => 1.0 điểm.
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
…………………………………… hết …………………………………

×