Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (111)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.44 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (2điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi
câu trả lời đúng.
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng
cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ
của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.
(Vượt thác - Võ Quảng)
1. Đoạn trích “Vượt thác” của Võ Quảng được viết theo thể loại gì?
A. Truyện dân gian B. Truyện trung đại
C. Truyện hiện đại C. Truyện thơ hiện đại
2. Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Cảnh Dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
B. Cảnh Dượng Hương Thư vượt thác.
C. Cảnh Dượng Hương Thư vượt qua thác
3. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh sa sánh?
A. Một hình ảnh so sánh B. Hai hình ảnh so sánh
C. Ba hình ảnh so sánh D .Bốn hình ảnh so sánh
4. Đặt câu hỏi tìm chủ ngữ cho câu văn sau: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng
nhanh như cắt”?
A. Ai? B. Cái gì?
C. Như thế nào? D. Ra sao?
5. Đoạn văn trên, cho thấy Dượng Hương Thư là người:
A. Nhút nhát B. Phi thường


C. Dũng cảm D. Dũng mãnh.
Câu 2: Hãy hoàn chỉnh các khái niệm dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống những từ
ngữ thích hợp.
a. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp cho người đọc, người nghe
những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm
những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
b. Nhiệm của phần trong bài văn miêu tả là tập trung tả
cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.
c. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 1: 2 điểm
Viết đoạn văn từ 4 -> 6 câu, phân tích hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:
“ Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
Câu 2: 6 điểm
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu gần gũi nhất nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ,
anh, chị, em, ).

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 6
I. Phần trắc nghiệm: 2 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 1: 1,25 điểm
1 2 3 4 5
C B C A D

Câu 2: 0,75 điểm
a. hình dung hoặc tái hiện
b. thân bài
c. gần gũi
II. Phần tự luận: 8 điểm
Câu 1: 3 điểm
- Đúng hình thức đoạn văn: 0,25 điểm
- Đủ số câu theo quy định: 0,25 điểm
- Các ý cần trình bày trong đoạn văn:
+ câu thơ được trích từ văn bản nào? của ai? (0,5 điểm)
+ phân tích được hình ảnh ẩn dụ phẩm chất (bác là cha) (1 điểm)
+ ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó? (1 điểm)
Câu 2: 5 điểm
- Mở bài: 0,5 điểm
Dẫn dắt giới thiệu được người thân yêu nhất đối với em định tả (Tên/ tuổi, mối quan
hệ với em, tình cảm của em với người đó)?
- Thân bài: 4 điểm
Lần lượt tả theo một trình tự hợp lý. Bài viết phải đảm bảo một số ý sau: (mỗi ý 1
điểm)
+ Tả ngoại hình người thân: hình dáng, màu da, khuôn mặt, (những chi tiết tiêu biểu/
chân thực) (1 điểm)
+ Tả phẩm chất, tính cách người thân: thông qua yếu tố kể một một sự việc của người
thân đối với mọi người và đối với bản thân em, để nhân cách được bộc lộ. (2 điểm)
+ Thái độ của em đánh giá về người thân. (1 điểm)
- Kết bài: 0,5 điểm
+ Khẳng định tình cảm của em với người thân.
+ Mong muốn xây dựng mối quan hệ tình cảm của em với người thân và của người thân
với em trong hiện tại và tương lai.


×