Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (51)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM (2đ)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu
mỗi câu trả lời đúng.
"Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc
gạo. Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh
có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ
mạnh rồi đi. Cứ như vậy trên giường không lúc nào vắng người."

(Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng-Hồ Nguyên Trừng)
1. Văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thuộc giai đoạn văn học nào?
A. Văn học dân gian C. Văn học cận đại
B. Văn học trung đại D. Văn học hiện đại
2. Văn bản nào dưới đây có cùng giai đoạn sáng tác với văn bnả trên?
A. Sự tích hồ Gươm C. Mẹ hiền dạy con
B. Em bé thông minh D. ếch ngồi đáy giếng
3. Cốt truyện của văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có đặc điểm gì?
A. Có nhiều hành động của nhân vậtu đan xen tạo ra một kết cấu phức tạp
B. Có nhiều tình tiết li kì hấp dẫn nhờ trí tưởng tưởng phong phú
C. Có những chi tiết, sự kiện đảo ngược tạo nên tình huống bất ngờ
D. Cốt truyện đơn giản, trình bày dưới hình thức ghi chép chuyện thật
4. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tấm lòng yêu thương giúp đỡ người bệnh của vị lương y
B. Tài năng siêu phàm của vi8j lương y
C. Phản ánh thực trạng của xã hội có quá nhiều bệnh tật tai ương
D. Bày tỏ thái độ ngưỡng mộ của tác giả trước tài năng của vị lương y.


5. Câu văn: "Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích
trữ thóc gạo. " có bao nhiêu động từ?
A. Hai động từ C. Bốn động từ
B. Ba động từ D. Năm động từ
6. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt
A. Tích trữ C. Máu mủ
B. Dầm dề D. Khoẻ mạnh
Câu 2: hãy hoàn chỉnh các khái niệm dưới đây bằng cách điền vào chỗ trống các từ
ngữ thích hợp.
a. Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng không
có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
b.Cụm danh từ là một tổ hợp từ do và một số từ ngữ phụ thuộc vào
nó tạo thành.
B. TỰ LUẬN (8đ)
Câu 1: 3 điểm
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo nội dung tự chọn trong đó có xuất hiện ít nhất một
cụm tính từ (gạch chân dưới cụm tính từ đó)
Câu 2: 5 điểm
Kể về một việc làm tốt của bản thân em hoặc em được chứng kiến
HẾT
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 6
A. TRẮC NGHIỆM (2Đ)
Câu 1: 1,5 điểm
Xác định đúng phương án trả lời được 0,25 điểm / câu
1 2 3 4 5 6
B C D A C A

Câu 2: 0,25 điểm: trí tưởng tượng (hoặc các cụm từ có nghĩa tương đương như: tưởng
tượng, hình dung tưởng tượng, liên tưởng )
Câu 3: 0,25 điểm: danh từ
B. TỰ LUẬN (8Đ)
C âu Đ áp án
Đi ểm
1
-Đúng hình thức đoạn văn
-Đủ số câu theo quy định
-Các câu trong đoạn liên kết với nhau và cùng hướng về một nội
dung
-Xuất hiện cụm tính từ
-Xác định đúng cụm tính từ theo yêu cầu
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
2 1. Mở bài:
-Dẫn dắt để giới thiệu chuyện được kể: có thể giới thiệu bằng
cách nêu suy nghĩ về những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp trong
cuộc sống (nếu kể về việc tốt được chứng kiến) hoặc nêu cảm
giác thoải mái, niềm vui, sự dễ chịu sau khi làm được một việc mà
mình cho là có ý nghĩa (đối với việc của bản thân)
-Nêu cụ thể việc làm tốt sẽ được kể
0,5
2. Thân bài:
Lần lượt kể về diễn biến của câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
Chuyện được kể phải có nhân vật, có hành động cụ thể của nhân
vật và các chi tiết khác có liên quan để làm rõ yêu cầu về nội

dung: một việc làm tốt. Muốn vậy bài viết cần đạt được một số ý
như sau:
-Xây dựng được tình huống xảy ra câu chuyện. Tình huống này
đặt nhân vật (người làm việc tốt) phải có những suy gnhĩ và việc
làm cụ thể để giúp đỡ.
-Chuyện kể phải có cốt truyện: nghĩa là phải có nhân vật, hành
động-lời nói cùng với những suy nghĩ của nhâ vật để làm nổi rõ ý
nghĩa tốt đẹp trong việc làm mà người kể chuyện đưa ra. Nó đòi
hỏi người kể chuyện phải kể chi tiết những việc làm, hành động
cụ thể nhằm giúp đỡ, động viên, chia sẻ đối với người cần được
giúp đỡ như giúp trẻ bị lạc tìm người thân; đưa người già yếu qua
đường; nhặt được của rơi trả lại người bị mất; khuyên nhủ một
người bạn có suy nghĩ và việc làm sai lệch để bạn hiểu và hành
động đúng
1,5
2,0
-Đan xen những suy nghĩ thể hiện thái độ tình cảm trong khi kể
(vì là kể về việc làm của bản thân) hoặc những nhận xét đánh giá
trước các hành động ứng xử của nhân vật được kể (nếu là kể về
người khác)
0,5
3. Kết bài:
-Suy nghĩ của bản thân sau khi làm được việc tốt hoặc sau khi
được chứng kiến việc làm tốt của người khác.
-Có thể có những suy nghĩ mở rộng thêm về sự cần thiết của
những việc làm như thế trong cuộc sống để cuộc sống tốt đẹp
hyơn
Lưu ý: Đề bài yêu cầu kể về việc làm tốt của bản thân em hoặc
em được chứng kiến, nghĩa là người kể phải là người biết rất rõ
toàn bộ nội dung diễn biến của câu chuyện, vì thế chuyện phải

được kể một cách chân thực, cụ thể có như vậy mới có khả năng
lôi cuốn được người đọc và đạt được điểm tối đa.
0,5
HẾT

×