Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề ngữ văn 6 - đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (47)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.4 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có
01
trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC
-2014 2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
Ngày thi: 3/4/2015
Thời gian làm bài
150
phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2,0 điểm)
Xác định các từ láy trong đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu, Lượm)
Câu 2. (2,0 điểm)
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
(Ca dao)
Từ mòn trong câu ca dao trên có phải hiện tượng từ nhiều nghĩa không? Bằng kiến
thức nghĩa của từ, hãy giải thích vì sao?


Câu 3. (6,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Hình ảnh Ánh nắng chảy đầy vai được sử dụng biện pháp tu từ nào? Cách diễn tả
ấy có gì độc đáo?
Câu 4. (10.0 điểm)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển
sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, cây bàng chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề
nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất
Mẹ, lão già Mùa Đông, nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
HẾT
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Giám thị 1 (Họ tên và ký)
Giám thị 2 (Họ tên và ký)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
Ngày thi: 3/4/2015
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu Đáp án Điểm
1
(2.0
điểm)

Các từ láy có trong đoạn thơ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
(Mỗi từ láy tìm được cho 0,5 điểm. Tuy nhiên nếu tìm thêm từ chim chích sẽ trừ
0,5 điểm)
2
2
(2.0
điểm)
- Từ “mòn” trong câu ca dao là hiện tượng từ nhiều nghĩa. 1.0
- Đó là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì:
+ Từ “mòn ” trong “đá mòn” có nghĩa là: bị mất dần từng ít một trên bề mặt
do cọ sát nhiều. Đây là nghĩa gốc.
+ Từ “mòn” trong “dạ chẳng mòn” có nghĩa là: bị tiêu hao dần, thay đổi
dần. Đây là nghĩa chuyển được hình thành từ nghĩa gốc.
(Nếu không chỉ rõ từ mòn trong câu nào (ví dụ: mòn 1, mòn 2 hoặc mòn trong
câu 1, mòn trong câu 2) thì trừ 0,25 điểm cho mỗi trường hợp sai sót)
0.5
0.5
3
(6.0
điểm)
1. Yêu cầu chung
- Bằng kiến thức đã học, học sinh biết xác định biện pháp tu từ trong câu thơ.
- Từ việc xác định biện pháp tu từ, học sinh viết đoạn hoặc bài cảm nhận ngắn
để thấy nét độc đáo mà biện pháp tu từ đó gợi ra.
2. Yêu cầu cụ thể
- Hình ảnh Ánh nắng chảy đầy vai được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác.
- Cách diễn tả ấy thật độc đáo. Bởi ánh nắng thường được cảm nhận qua mắt
(nhìn). Trong câu thơ đó, ánh nắng lại được cảm nhận qua đôi vai “ Chảy đầy
vai” ( cảm giác).

- Qua cách miêu tả đó, ánh nắng hiện lên thật mềm mại, dịu dàng, ánh nắng làm
sáng lên vẻ đẹp của hai cha con.
- Người cha tỏa bóng, che chở, làm chỗ dựa vững chắc cho mỗi bước chân của
con.
- Qua đó thể hiện gia đình hạnh phúc, tình cha con sâu nặng.
1.0
1.5
1.0
1.5
1.0
4
(10.0
điểm)
1. Yêu cầu chung
- Đề bài yêu cầu học sinh kể chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế
giới thiên nhiên.
- Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội
dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định
(ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống cỏ cây, hoa lá,…)
- Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện
mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba…
- Học sinh có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ…
2. Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện
b. Thân bài:
Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão
già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).
- Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện:

từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống
mới…
- Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:
+ Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
+ Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa
Xuân và dồn chất cho cây.
+ Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, …
+ Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng …
- Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…), làm rõ sự tương
phản giữa một bên là sự biến đổi của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất
Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông) …
c. Kết bài:
- Khẳng định lại sự biến đổi diệu kì của thiên nhiên…
- Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên…
(Lưu ý: Ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh
có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện
và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách
trình bày khác của học sinh).
1.0
8.0
2.0
3.0
3.0
1.0

×