Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu phân biệt đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thuộc chi amorphophallus, họ ráy ( araceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI






CAO THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM
THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI
AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY
(ARACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ





HÀ NỘI – 2014
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


CAO THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM
THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC


CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI
AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY
(ARACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
2. DS. Nguyễn Thị Thu Huyền
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI – 2014
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ, động viên quý báu từ các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới
PGS. TS Nguyễn Viết Thân người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo
mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới: DS. Nguyễn Thị Thu
Huyền, DS. Nguyễn Thanh Tùng, các thầy cô giáo giảng viên và các anh chị kỹ
thuật viên trong bộ môn Dược Liệu đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều
kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng viên trường đại học
Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy, dìu dắt và truyền nhiệt huyết cho em
trong suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn
động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.



Sinh viên

Cao Thị Thu Hằng



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 3
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Araceae) 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Ráy (Araceae) 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALLUS 4
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amorphophallus 4
1.2.2. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Amorphophallus 5
1.2.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam về chi Amorphophallus 10
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. 13
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 13
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 13
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 13
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan của hai loài Nưa 14
2.2.2. Nghiên cứu về vi phẫu củ và vi học bột củ của hai loài Nưa 14
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học bột củ của hai loài Nưa 15
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 16
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA HAI LOÀI NƢA 16
3.1.1. Mô tả về đặc điểm hình thái của hai loài Nưa 16

3.1.2. Nghiên cứu vi học bột của hai loài Nưa 17
3.1.3. Nghiên cứu vi phẫu củ của hai loài Nưa 22
3.2. ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ CÁC NHÓM CHẤT TRONG CỦ HAI LOÀI NƢA
BẰNG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC 24
3.2.1. Phản ứng định tính glycosid tim 24
3.2.2. Định tính saponin trong dược liệu 26
3.2.3. Định tính anthranoid 26
3.2.4. Định tính tanin 27
3.2.5. Định tính đường khử 28
3.2.6. Định tính polysaccharid 28
3.2.7. Định tính acid amin 29
3.2.8. Định tính acid hữu cơ 29
3.2.9. Định tính flavonoid 29
3.2.10. Định tính coumarin 31
3.2.11. Định tính alcaloid 32
3.2.12. Định tính chất béo, steroid, caroten 33
3.3. ĐỊNH TÍNH DỊCH CHIẾT HAI LOÀI NƢA BẰNG SẮC KÝ LỚP
MỎNG 35
3.4. BÀN LUẬN 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
1. KẾT LUẬN 43
2. ĐỀ XUẤT 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
H: Hình.

KH&CN: Khoa học và công nghệ.
KM: Khoai môn.
Mẫu N
1
: Mẫu Nưa 1.
Mẫu N
2
: Mẫu Nưa 2.
Mẫu N
3
: Mẫu Nưa 3.
Mẫu N
4
: Mẫu Nưa 4.
Mẫu N
5
: Mẫu Nưa 5.
Mẫu N
6
: Mẫu Nưa 6.
Mẫu N
7
: Mẫu Nưa 7.
Mẫu N
8
: Mẫu Nưa 8.
Nxb: Nhà xuất bản.
P. Ư: Phản ứng.
TT: Thuốc thử.
UV: Ultra violet.

Tr: Trang.
: Bước sóng.


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

STT
Tên các các bảng và hình vẽ
Trang
1
Bảng 3.1. Sự khác nhau về đặc điểm hình thái hai loài Nưa.
18
2
Bảng 3.2. Sự khác nhau về đặc điểm vi học bột hai loài Nưa.
18
3
Bảng 3.3. Kết quả định tính các nhóm chất trong củ của hai
loài Nưa.
34
4
H 3.1.1. Cây Nưa mẫu N
2
.
19
5
H 3.1.2. Củ Nưa mẫu N
2
.
19
6

H 3.1.3. Cụm hoa Nưa mẫu N
2
.
19
7
H 3.1.4. Cụm quả Nưa mẫu N
2
.
19
8
H 3.2.1. Cây Nưa mẫu N
6
.
20
9
H 3.2.2. Củ Nưa mẫu N
6
.
20
10
H 3.2.3. Cụm hoa Nưa mẫu N
6
.
20
11
H 3.2.4. Cụm quả Nưa mẫu N
6
.
20
12

Hình 3.3. Một số đặc điểm bột mẫu N
2
.
21
13
Hình 3.4. Một số đặc điểm bột mẫu N
6
.
21
14
Hình 3.5. Sơ đồ tổng quát mẫu N
2
.
23
15
Hình 3.6. Sơ đồ tổng quát mẫu N
6
.
23
16
Hình 3.7. Sắc ký đố dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung
môi toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5).
36
17
Hình 3.8. Sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung
môi ether dầu hỏa-ethyl acetat-aceton-acid formic (3:1:0,5:0,05).
38
18
Hình 3. 9. Sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung
môi cloroform-aceton (9:1).

39



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, nước
ta có thảm thực vật phong phú và có nhiều tiềm năng về cây thuốc. Theo thống kê
sơ bộ của viện dược liệu nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật, nấm tảo trong đó
có gần 4000 cây thuốc.
Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái đa
dạng và phong phú. Theo PGS. TS Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có khoảng 30 chi,
135 loài Ráy [12].
Chi Nưa (Amorphophallus) là một chi thuộc họ Ráy, được trồng nhiều ở các
tỉnh vùng núi, trung du, miền Nam và miền Bắc. Cây cho năng suất cao và chịu được
điều kiện khắc nghiệt. Trước kia, ở một vài địa phương cây thường được trồng lấy củ
và lá dùng làm lương thực, thức ăn trong chăn nuôi. Hiện nay, với sự phát triển của
mô hình bệnh tật tăng cao, một số loài trong chi Nưa đã được nghiên cứu và sử dụng
làm thuốc. Nhiều nghiên cứu về thành phần và vai trò củ Nưa cho thấy trong bột củ
có chứa glucomannan là hợp chất có nhiều công dụng quý, có tác dụng tốt đến bệnh
ung thư, tim mạch, béo phì, cao huyết áp Ở nhiều nước trên thế giới củ Nưa đã
được nghiên cứu, sử dụng và đem lại nguồn lợi lớn. Ở nước ta cây Nưa ít được
nghiên cứu và khai thác sử dụng hợp lý [13]. Mặc dù có rất nhiều loài Nưa nhưng hầu
hết các nghiên cứu chỉ tập trung về hai loài Amorphophallus kojac C. Koch và
Amorphophallus peaoniifolius (Denst.) Nicols. Các loài khác ít được quan tâm đến,
đặc biệt là về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như cách phân biệt chúng.
Nhằm góp phần phát hiện, phân biệt và nâng cao giá trị sử dụng của từng loài
Nưa thuộc chi Amorphophallus và góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen quý để
phát triển đề tài “Thu thập nguồn gen và tri thức bản địa các nguồn gen nghiên

cứu” chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành
phần hóa học của hai loài Nƣa thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy (Araceae)’’
với mục tiêu:
2

Tạo cơ sở dữ liệu, các lý lịch về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước
phân biệt các loài Nưa, cũng như mong muốn góp phần vào công tác kiểm nghiệm
dược liệu.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau:
Về thực vật: Mô tả đặc điểm hình thái cây, vi phẫu, bột củ của hai loài Nưa và
so sánh chúng.
Về hóa học: Định tính các nhóm chất bằng phương pháp hóa học, sắc ký lớp
mỏng dịch chiết methanol, thủy phân và so sánh chúng.

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Araceae)
Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012), trung tâm dữ liệu
thực vật Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật vị trí phân loại của họ Ráy
trong giới thực vật như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liloopsida)
Phân lớp Ráy (Aridae)
Bộ Trạch tả (Alismatalus)
Họ Ráy (Araceae) [7], [9], [24], [28].
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Ráy (Araceae)
Cây cỏ mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ. Thân nạc hoặc leo mang nhiều lỗ

khí sinh thõng xuống. Lá thường đơn, có bẹ, gân lông chim, chân vịt hay song song.
Cụm hoa bông mo nạc, không phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường có màu sặc
sỡ, một số có mùi thơm. Trục hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bằng
một phần không mang hoa, thường có hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên. Hoa nhỏ
không cuống hay cuống không rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính hay tạp tính. Hoa lưỡng
tính thường có 3 vòng hoa, mỗi vòng có 3 bộ phận; hoa đơn tính có bao hoa tiêu
giảm hay trần. Bộ nhị có 2 vòng, mỗi vòng có 3 nhị có khi còn 1 nhị ở hoa đơn tính.
Bộ nhụy thường có 2-3 lá noãn, có khi chỉ 1 lá noãn ở hoa đơn tính, chứa 1-nhiều
noãn đảo, cong hay thẳng [7], [24].
Quả mọng một hoặc nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc [7], [24].
Theo sách thực vật, cây phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số là ôn đới.
Việt Nam có khoảng 30 chi, 135 loài mọc hoang và được trồng làm thức ăn cho lợn (Ráy,
Nưa), lương thực (Khoai sọ), rau ăn (các loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn Niên Thanh…). Có
12 loài thường dùng làm thuốc trong đó có 4 loài thường dùng trong công nghiệp dược là
Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên kiện [7].
4

Một số chi điển hình của họ ráy [7]:
Chi Acorus Chi Algaonema
Chi Amorphophallus Chi Aresonema
Chi Colocasia Chi Epipremnum
Chi Homalomena Chi Pinellia
Chi Pistia Chi Pothos
Chi Rhaphidophora Chi Typhonium
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALLUS
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amorphophallus
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật chi Amorphophallus
Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán cây rừng ẩm trên núi đất và núi
đá vôi, đất xốp nhiều màu, pH từ trung bình đến kiềm. Cây ra hoa hàng năm tái sinh
chủ yếu bằng hạt. Cây mọc từ hạt sau 2-3 năm mới có hoa. Phần trên mặt đất tàn lụi

hàng năm vào mùa đông [1].
Theo từ điển thực vật thông dụng, cây thân thảo có dạng rễ củ. Lá có dạng
lược, có phiến chia nhiều hay ít [10].
Cụm hoa gồm một bông mo không có hoa bất thụ, ở đỉnh của bông có một
phần phụ hình nón, tất cả được bao trong một cái mo dạng sừng, lốm đốm nâu và
trắng [9], [10].
1.2.1.2. Phân loại thực vật và phân bố chi Amorphophallus
Chi Amorphophallus có khoảng 170 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
châu Á, châu Phi, Mardagascar, Australia. Ở Việt Nam có khoảng 25 loài có thân
(củ) to có nhiều tinh bột, ăn được và có 2 loài Amorphophallus konijac C. Koch và
Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols là thông dụng [10].
Nưa (chi Amorphophallus) phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi (có độ cao
thường dưới 1000m) và trung du của miền Bắc và miền Nam. Việt Nam có nguồn
Nưa phong phú. Tổng lượng ước tính có khoảng 1000 tấn [10].
Một số loài điển hình thuộc chi Amorphophallus [12]:
Amorphophallus konijac C. Koch.
5

Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols.
Amorphophallus interrutuptus Engler & Gehrm.
Amorphophallus verticillatus Hett.
Amorphophallus mekongeasis Engler & Gehrm.
Amorphophallus panomensis Gagn.
Amorphophallus tonkinensis Engler & Gehrm.
Amorphophallus arnoutovil Hett.
Amorphophallus pilosus Hett.
Amorphophallus lanuginosus Hett.
Amorphophallus coeateus S. Y. Liu & S. J. Wei, Guihaia.
1.2.2. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Amorphophallus
1.2.2.1. Amorphophallus konijac C. Koch

Tên khác: Củ Nưa, Khoai na, Khoai ngát.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo lớn, sống lâu năm, cao 50-70cm. Thân củ to, mặt trên lõm, mặt
dưới lồi và mang nhiều u tròn, vỏ ngoài màu nâu, ruột trằng vàng. Lá mọc thẳng từ
thân củ, sau khi cây ra hoa, thường chỉ có 1 (ít khi 2 lá) có cuống dài và mập, màu
nâu, có những điểm đốm trắng, phiến lá chia thành 3 nhánh, các nhánh lại phân chia
tiếp và chẻ thùy sâu hình lông chim, hai mặt nhẵn. Cụm hoa mang trên cuống mập
dài, mọc thẳng đứng, cao 30-40cm, có mo to, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ
tía, mép uốn lượn, bông mo dài gấp đôi mo mang phần hoa cái ở dưới ngắn, phần
hoa đực ở giữa dài hơn và phần phụ ở trên dài gấp 3-4 lần phần kia. Hoa không có
bao hoa, hoa đực có nhị rời, hoa cái có bầu hình trứng. Hoa có mùi khó ngửi. Quả
mọng [1], [14]. Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, chỗ ẩm, đất nhiều mùn. Có
nơi trồng lấy củ để ăn và nuôi lợn [16].
Các bộ phận đều có dịch ngứa. Cuống lá và củ ăn được. Củ làm thuốc chữa
bệnh đường tiêu hóa và trúng độc cấm khẩu. Mùa hoa từ tháng 3-5 [1], [14].
Bộ phận dùng
6

Thân củ, thu hoạch vào tháng 9-11 cạo sạch vỏ, và rễ con, đồ chín hay sấy khô.
Khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng, ngâm nước phèn và gừng (cứ 1kg củ Nưa cần
300g gừng tươi và 50g phèn chua) trong 24 giờ rồi sao thơm cho hết ngứa [1].
Thành phần hóa học
Tinh bột (thành phần chủ yếu là Konjacmannan), chất gây ngứa [14], [16].
Công dụng
Củ Nưa có vị cay và ngứa, có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, giải độc.
Tinh bột dùng để nấu ăn và nấu rượu [1], [16].
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết ethanol của củ Nưa trên môi trường nuôi
cấy có tác dụng ức chế Bacillus diphtheria, Bacillus typhi, Streptococus
hemolyticus, nồng độ ức chế 3 chủng vi khuẩn trên lần lượt là là 62,5g/l; 5,25g/l;

250g/l [1].
Tác dụng chống viêm: Dịch chiết ethanol của củ Nưa thí nghiệm trên chuột
cống trắng, tiêm thẳng vào dạ dày với liều 15g/kg, dùng 7 ngày liên tiếp, có tác
dụng ức chế phù chân chuột do albumin gây nên [1].
Tác dụng đối với tim mạch: Dạng dịch chiết ethanol từ củ Nưa (1:1) trên tiêu
bản tai thỏ cô lập với liều 2ml/lần cho vào dịch truyền có tác dụng gây giãn mạch.
Tác dụng này có liên quan tới thụ thể β
2
bị kích thích. Trên tim ếch cô lập dạng dịch
chiết với nồng độ 1:2 đến 1:16 có tác dụng ức chế co bóp tim, trên thỏ gây mê với
liều 15g/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp [1].
Tác dụng hạ lipid máu: Thí nghiệm trên chuột cống trắng có nồng độ lipid cao
thực nghiệm, trộn củ Nưa với thức ăn hàng ngày của chuột với tỉ lệ 2,5; 5,0 và 10%
có tác dụng giảm cholesterol huyết thanh. Dạng dịch chiết ethanol của củ Nưa cũng
có tác dụng làm giảm lipid máu [1].
Tác dụng khác: Dịch chiết ethanol từ Nưa dùng đường uống với liều 15g/kg
có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần ở chuột thí nghiệm.
Ngoài ra củ Nưa còn có tác dụng đối kháng với tình trạng thiếu oxy ở súc vật
thí nghiệm, kéo dài thời gian sống [1].
7

Bài thuốc dân gian thường dùng
Chữa liệt nửa người (sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng sau thắt
lung): Củ Nưa sống 10g, Ô đầu 1g, Phụ tử 1g, nước 600ml nấu còn lại 100ml, chia
uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn no (thường có độc, cẩn thận khi dùng).
Chữa mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: Củ tươi giã ra đắp lên mụn nhọt và vết thương.
Chữa sốt rét, ăn chậm tiêu: Củ Nưa phơi khô 4-12g sắc uống.
Chữa ho, nhiều đờm: Củ Nưa, Trần bì, Bán hạ nam mỗi thứ 40g sao thơm, tán
mịn, dùng nước cốt gừng quấy hồ, làm viên bằng hạt ngô mỗi lần dùng 30 viên. Trẻ
em dưới 10 tuổi mỗi lần dùng 10-15 viên [16].

1.2.2.2. Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols
Tên khác: Nưa chuông, Khoai na.
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo sống hàng năm có thân củ nằm trong đất; có hình bán cầu rộng, đường
kính tới 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ, và có những nốt như củ khoai tây
xung quanh có 3-5 mấu lồi. Vỏ củ có màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau
khi đã có hoa, thường chỉ có 1 lá có cuống cao tới 1,5m, màu xanh thẫm có đốm bột
trắng; phiến lá chia làm 3 nom tựa như lá đu đủ. Cụm hoa gồm một mo không cuống
hoặc cuống ngắn dài khoảng 70cm, bông mo màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong
đỏ thẫm, bao lấy một bông mo là một phần mang phần hoa cái ở dưới phần hoa đực ở
trên. Phần hoa cái có hình trụ, phần hoa cái hình nón ngược. Hoa có mùi khó ngửi.
Quả mọng, màu xanh, khi chín có màu vàng cam tới đỏ [10], [24].
Cây thường phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia,
Malaixia và Philiphin. Ở Việt Nam cây mọc hoang và trồng phổ biến ở các tỉnh
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế [9], [10].
Bộ phận dùng
Thân củ thu hoạch sau khi cây tàn, cạo sạch vỏ ngoài thái mỏng [16].
Thành phần hóa học
Tinh bột (thành phần chủ yếu glucomannan), chất gây ngứa [16].
8

Tác dụng dược lý
Tác dụng chống oxy hóa: Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết ethanol của
Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols có tác dụng ức chế peroxyd lipid
giảm từ 4,3% đến 67,2% phụ thuộc vào liều. Khả năng peroxyd lipid của dịch chiết
cồn của chúng dựa trên gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl-2 (DPPH) và khả
năng ức chế tỷ lệ phần trăm dựa trên 2,2-azinobis-(-3-ethyl) benzo-thiozoline-6-
sulfonate (ABTS +) và H
2

O
2
. Dịch chiết ethanol của Amorphophallus paeoniifolius
(Denst.) Nicols cho thấy tối đa là 68,6% hoạt động peroxyd lipid là nhờ gốc tự do
DPPH và ức chế tối đa 74% và 67,2% trong trường hợp tương ứng là ABTS và
H
2
O
2
. Hiệu quả chống oxy hóa và ức chế quá trình oxy hóa của dịch chiết ethanol
của Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols được tìm thấy là phụ thuộc vào
liều ở nồng độ thử nghiệm của 1-50 µg/ml. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPTLC) cho
thấy sự xuất hiện của chất polyphenol như axit galic, resveratrol, quercetin và hai
hợp chất không xác định. Như vậy kết quả cho thấy dịch chiết ethanol của
Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols có hoạt tính chống oxy hóa mạnh
trong phòng thí nghiệm và có thể được sử dụng như một nguồn chất chống oxy hóa
an toàn và hiệu quả [22].
Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: Khi nghiên cứu tác dụng của dịch chiết
ether dầu hỏa của Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols trên nhóm 5 nhóm
chuột (chuột bạch), tiêm phúc mạc với liều như sau: nhóm I liều 1500mg/kg, nhóm
II với liều 2000mg/kg, nhóm III với liều 2500mg/kg, nhóm IV với liều 3000mg/kg,
động vật nhóm V với liều 3500mg/kg cho thấy gây ra trầm cảm ở nhóm này, tỉ lệ tử
vong gây ra ở mức liều 2500 mg/kg và có thể sử dụng an toàn ở mức liều
1500mg/kg. Tác động của dịch chiết này lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương
là gây ra hoạt động trầm cảm như: buồn ngủ và làm giảm hoạt động vận động của
động vật thí nghiệm. Cơ chế của hoạt động trầm cảm này chưa được xác định rõ
ràng, nhưng người ta cho rằng là do ảnh hưởng trên vỏ não. Hoạt động trầm cảm
cao điểm đã được quan sát thấy ở 60 phút kể từ khi tiêm dịch chiết. Thời gian phục
hồi hoạt động trầm cảm của dịch chiết ether dầu hỏa (1000mg/kg) và diazepam
9


(1,5mg/kg) đã được tìm thấy tương ứng là 24 giờ và 20 giờ. Phenobarbiton và
diazepam được biết đến thuốc giảm đau thần kinh trung ương và cũng cho thấy hoạt
động trầm cảm thần kinh trung ương một cách phụ thuộc vào liều. Một tác dụng
hiệp đồng đáng kể của các dịch chiết ether dầu hỏa với diazepam đã được tìm thấy
trong khi có rất ít tác dụng hiệp đồng với phenobarbiton. Dịch chiết ether dầu hỏa
của Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicols gây ra hoạt động trầm cảm đáng
kể lên thần kinh trung ương và hoạt động đó phụ thuộc vào liều [26].
Tác dụng chống viêm: Dịch chiết methanol của Amorphophallus paeoniifolius
(Denst.) Nicols có hoạt động chống viêm nổi bật trong khi dịch chiết cloroform có tác
dụng nhẹ hơn. Ba giờ sau khi tiêm carrageenan, dịch chiết methanol với liều 200 và
400mg/kg sản xuất 37,5% và 45,83% ức chế khi so sánh với nhóm đối chứng [20].
Tác dụng giảm đau: Phát hiện dịch chiết methanol của Amorphophallus
paeoniifolius (Denst.) Nicols ở liều 250 và 500mg/kg trọng lượng cơ thể dùng màng
bụng có tác dụng giảm đau đáng kể [21], [27].
Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết ethanol của Amorphophallus paeoniifolius
(Denst.) Nicols có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và các tác nhân gây độc tế bào [23].
Tác dụng diệt giun: Dịch chiết methanol từ củ của Amorphophallus
paeoniifolius (Denst.) Nicols đã được nghiên cứu chống lại antihelmintic pheretima
posthuma và tubifex. Dịch chiết methanol với nồng độ 25, 50 và 100 mg/ml đã được
thử nghiệm trong các xét nghiệm sinh học, có liên quan đến xác định thời gian tê
liệt và thời gian gây chết của giun [21].
Công dụng
Củ Nưa chuông có vị cay, tính nóng, có độc. Củ có tác dụng lợi tiêu hóa bổ
dưỡng hồi phục sức khỏe, lợi trung tiện, dùng để chữa trị kiết lỵ. Nếu dùng tươi có
tác dụng kích thích làm long đờm và có thể dùng để trị thấp khớp cấp tính. Nưa
chuông có thể dùng với công dụng như củ Nưa, được trồng chủ yếu để lấy bột. Dọc
Nưa chuông cũng ăn được, nhưng phải ngâm nước vo gạo cho hết ngứa [16].



10

Bài thuốc dân gian thường dùng
Dùng làm thức ăn phụ cho người tiểu đường: Thân củ Nưa chuông thu hoạch
sau khi tàn cây, cạo sạch vỏ phơi hay sấy khô. Khi dùng nấu chín nhừ hay phối hợp
với các vị thuốc khác [16].
1.2.2.3. Amorphophallus coeataneus S. Y. Liu & S. J. Wei, Guihaia
Đặc điểm thực vật và phân bố
Củ tròn, màu nâu đến đen, kích thước 3x6cm, đáy chia nhánh từ nhánh hình
thành 2-6 củ mới, củ mới có kích khoảng 3-5cm.
Lá thường có 1-3 cuống mọc từ củ, cuống lá mập mọng nước, nhẵn, màu xanh
thẫm, có kích thước 60-120x1-2cm; phiến lá có kích thước khoảng 100cm chia
thành 3 thùy, thùy xẻ lông chim 2-3 lần, phiến lá thuôn nhọn, mép lá nguyên, mặt
trên xanh bóng, mặt dưới xanh lục. Cụm hoa bông mo dài, có kích thước 10-50x0,6-
1,3cm; lá mo màu trắng xanh, phần trên hình tam giác hẹp, phần dưới thuôn hình
trứng, có kích thước 7,5-15x3-7cm; hình bao quanh cụm hoa cuống hoa xanh và
nhẵn như cuống lá. Hoa có mùi khó ngửi [24].
Quả mọng màu xanh đậm hình bầu dục.
Bộ phận dùng: Thân củ [24].
1.2.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam về chi Amorphophallus
Năm 2012, khi “Nghiên cứu trồng và phát triển cây Nưa konjac
(Amorphophallus) và một số loài khác trong chi Nưa (họ Ráy–Araceae) ở Việt Nam
hướng tới việc lấy củ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc điều
trị bệnh tiểu đường, mỡ máu và béo phì” TS. Trần Văn Dư xác định được bốn loài Nưa
được cho là có triển vọng làm nguồn nguyên liệu tách chiết glucomannan là các loài Nưa
konjac (Amorphhophallus konjac K Koch), Nưa đầu nhăn (Amorphophallus
corrugatus N. E. Br), Nưa krausei (Amorphophallus krausei Engler, Pflanzenr) và Nưa
Vân Nam (Amorphophallus yunnanensis Engler, Pflanzenr). Nghiên cứu xác định được
hàm lượng glucomannan ở củ cây Nưa Chuông (Amorphophallus paeoniifolius (Denst.)
Nicols) là 5% và cây Nưa đầu nhăn (Amorphophallus corrugatus N. E. Br) là 10% trọng

11

lượng tươi, tương đương 25% và 50% trọng lượng khô. Đồng thời, phát hiện được quần thể
loài Nưa konjac ở Việt Nam tại 2 huyện Đồng Văn và Quản Bạ tỉnh Hà Giang [32].
Năm 2013, trong “Nghiên cứu quy trình tách chiết, cấu trúc hóa học và hoạt tính
sinh học của glucomannan từ cây Nưa-Amorphophallus sp. (họ ráy-Araceae)” của TS.
Trần Thị Ý Nhi (Viện hóa học –Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
nghiên cứu và xác định được tên khoa học của 3 loài Nưa ở Việt Nam
là: Amorphhophallus konjac C. Koch ; Amorphophallus corrugatus N. E. Br và
Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Trong đó loài Amorphophallus
konjac C. Koch mới được phát hiện ở Việt Nam năm 2012. Hàm lượng glucomannan
trong thân (củ) của mỗi loài Nưa tại Việt Nam đã được nghiên cứu và xác định bằng
phương pháp so màu thuốc thử 3,5-DNS. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở xây dựng quy
trình tách chiết glucomannan quy mô phòng thí nghiệm từ 3 loài Nưa trên. Trong nghiên
cứu này cấu trúc hóa học tính chất hóa lý của sản phẩm cũng đã được xác định [29].
Năm 2014, trong “Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây
dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ Nưa-Amorphophallus sp. (họ Ráy-
Araceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã
xác định được các đặc điểm sinh học, các chỉ tiêu sinh trưởng, điều kiện sinh thái và
quy mô trồng trọt của loài Nưa hiện có tại Thừa Thiên Huế. Mẫu nghiên cứu lấy tại
xã Quảng Thọ. Tại đó hiện nay có gần 10ha Nưa được trồng trong vụ đông, đem lại
thu nhập 5-7 triệu đồng/sào/vụ, bình quân mỗi ha Nưa thu nhập trên 100 triệu
đồng/vụ. Cây Nưa là cây có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt, thời gian sinh
trưởng ngắn, và có thể trồng trái vụ nên được người dân đưa vào trồng và đã mang lại
giá trị kinh tế cao. Đề tài đã làm sáng tỏ thành phần hóa học, tính chất của
glucomannan, sản phẩm bột glucomannan thu được có dạng hạt mịn, trắng, hiệu suất
tách chiết đạt tỷ lệ 30,4% trên khối lượng củ Nưa khô. Đề tài cũng đã nghiên cứu
được tác dụng hạ đường huyết của glucomannan từ củ Nưa trên chuột bị gây đái tháo
đường bằng streptozocin, tác dụng hạ cholesterol máu bằng thử nghiệm trên chuột đã
gây tăng cholesterol ngoại sinh và thỏ đã gây tăng cholesterol nội sinh và khả năng

12

chống béo phì theo phương pháp Kobayasshi-xác định lượng mỡ quanh thận, mỡ
mào tinh hoàn trên chuột cống trắng [29].
Cùng năm 2014, “Nghiên cứu sinh trưởng của cây Nưa Chuông
(Amorphophallus Paeoniifolius (Denst.) Nicols) Ở Thừa Thiên Huế” của trường
Đại học Huế đã xác định: Năng suất lý thuyết của củ Nưa khoảng 92 tấn/ha, năng
suất thực tế đạt 82,8 tấn/ha. Kết quả này cho thấy năng suất củ Nưa cao hơn rất
nhiều so với khi trồng những đối tượng khác như khoai Lang và khoai Môn (năng
suất khoai Lang được coi là có triển vọng đạt khoảng 11-23,6 tấn/ha, năng suất củ
trung bình của giống khoai Môn cao sản KM-1 khoảng 50-60 tấn/ha (Nguyễn Văn
Mùi, 2001)) [15]. Đề tài cũng nghiên cứu hàm lượng glucomannan trong củ Nưa,
kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng glucomannan trong củ chính chiếm
35,4%, trong củ nhánh là 30,7% cao hơn hàm lượng glucomannan mà Liu và cộng
sự đã công bố ở củ Nưa được trồng ở Pinglan (đạt khoảng 20,1%) và cao hơn so với
Nưa được trồng ở anyuan, Qijiang (12,5%) trong nghiên cứu của cùng tác giả trên ở
Trung Quốc (Liu Pei-Ying, Wang Yulan, 1990; Liu Pei-Ying và nnk., 1998) [25].
Trong khi đó, hàm lượng tinh bột của khoai tây dao động từ 8-30%, của khoai lang
là 15-31%, của sắn là 20-25% (Nguyễn Thị Phương, 2011). Nghiên cứu đã xác định
được tiềm năng cung cấp tinh bột thực phẩm của củ Nưa là rất lớn, có thể mở ra
một hướng mới trong việc dùng củ Nưa làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất
tinh bột [13].


13

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu

Nguyên liệu nghiên cứu gồm 8 mẫu dược liệu sau:
- Mẫu Nưa 1 (ký hiệu mẫu N
1
) thu hái ở Đan Phượng- Hà Nội vào 10/2013.
- Mẫu Nưa 2 (ký hiệu mẫu N
2
) thu hái ở Nho Quan-Ninh Bình vào 1/2014.
- Mẫu Nưa 3 (ký hiệu mẫu N
3
)

thu hái ở Nho Quan-Ninh Bình vào tháng 1/2014
(mẫu này có nguồn gốc ở Hà Tĩnh và được trổng ở Ninh bình một năm tính đến
thời điểm thu hái).
- Mẫu Nưa 4 (ký hiệu mẫu N
4
)

thu hái ở Nho Quan-Ninh Bình vào tháng 1/2014
(mẫu này có nguồn gốc ở Huế và được trổng ở Ninh bình một năm tính đến thời
điểm thu hái).
- Mẫu Nưa 5 (ký hiệu mẫu N
5
) thu hái tại vườn Quốc Gia Ba Vì vào tháng 2/2014.
- Mẫu Nưa 6 (ký hiệu mẫu N
6
) thu hái tại vườn Quốc Gia Ba Vì vào tháng 2/2014.
- Mẫu Nưa 7 (ký hiệu mẫu N
7
) thu hái tại vườn Quốc Gia Ba Vì vào tháng 2/2014.

- Mẫu Nưa 8 (ký hiệu mẫu N
8
) thu hái tại Phú Quốc vào tháng 4/2014.
Các mẫu sau khi thu hái, một phần được trồng ở vườn Thực Vật trường Đại
học Dược Hà Nội và ở Nho Quan-Ninh Bình để lưu mẫu để tiếp tục nghiên cứu và
giám định tên khoa học của các loài.
Các mẫu nghiên cứu được rửa sạch, cạo bỏ lớp bần, thái lát và sấy khô, nghiền
thô bằng thuyền tán để lấy mẫu nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu 8 mẫu Nưa trên, chọn 2 mẫu N
2
và mẫu N
6
để so sánh và
phân biệt trong đề tài.
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ
- Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược Điển
Việt Nam IV [8].
14

- Hóa chất: Javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nước cất, cloral hydrat
25%, natri sulfat khan.
- Dung môi hữu cơ: Cloroform, n-butanol, ethyl acetat, acid formic, ether dầu hỏa,
toluen…
- Thuốc thử: Các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
- Bản mỏng tráng sẵn silicagel 60F
254
của Merck.
- Dụng cụ: Dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí nghiệm
(cốc có mỏ, bát sứ, chày, cối, thuyền tán, đũa thủy tinh, lam kính, bình nón…)

2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Kính hiển vi Labomed.
- Cân kỹ thuật Sartorius.
- Cân phân tích Precisa.
- Tủ sấy.
- Máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5.
- Máy chụp ảnh sắc ký CAMAG REPROSTAR 3.
- Máy vi tính với phần mềm winCATS và VideoScan.
- Máy ảnh Canon, Sony.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và kiểm định theo tiêu chuẩn
Dược Điển Việt Nam IV [8].
2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan của hai loài Nƣa
Quan sát, mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi vị,
kích thước bằng mắt thường và chụp ảnh [4].
2.2.2. Nghiên cứu về vi phẫu củ và vi học bột củ của hai loài Nƣa
Đặc điểm vi phẫu: Mẫu Nưa (củ) được cắt vi phẫu bằng dụng cụ cắt cầm tay,
tẩy và nhuộm theo phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi xác định
đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu dưới kính hiển vi sau đó vẽ sơ
đồ tổng quát [2], [4], [17].
15

Soi bột: Mẫu Nưa (củ) được thu hoạch, sửa sạch, sấy khô, được nghiền nhỏ
thành bột bằng thuyền tán và cối sứ, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, chụp
ảnh dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột [2], [17].
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học bột củ của hai loài Nƣa
Hai mẫu Nưa sau khi thu hái được rửa sạch, cạo vỏ, sấy khô và nghiền thô
bằng thuyền tán để làm các phản ứng kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học như
sau:
- Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu bằng phản ứng hóa học theo

các tài liệu dược liệu học [5], [6], thực tập dược liệu phần kiểm nghiệm bằng
phương pháp hóa học [3], phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [11], hóa
học saponin [16].
- Sắc ký lớp mỏng [11]:
Chuẩn bị dịch chiết methanol và dịch chiết thủy phân
Sử dụng bản mỏng Silicagel 60F
254
tráng sẵn của Merck, hoạt hóa ở 110
o
C
trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm.
Chấm sắc ký bằng máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5.
Hiện vết ở các bước sóng 254nm và 366nm, phun thuốc thử hiện màu Vanilin
1%/ H
2
SO
4
.
Chụp ảnh sắc ký và phân tích sắc ký đồ.


16

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA HAI LOÀI NƢA
3.1.1. Mô tả về đặc điểm hình thái của hai loài Nƣa
Mẫu N
2
: Cây cỏ cao 1-1,5m, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt
trên lõm mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần

như củ khoai tây. Lá mọc từ thân củ. Cuống lá hơi sần có nhiều đốm trắng trên nền
xanh nhạt. Phiến lá có màu xanh nhạt, chẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần.
Cụm hoa mọc từ củ, cụm hoa mo màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong đỏ thẫm,
bao lấy một bông mo là một phần mang phần hoa cái ở dưới phần hoa đực ở trên.
Quả mọng hình bầu dục, màu vàng cam.
Dược liệu là thân củ, có đường kính 20cm, màu nâu nhạt, củ non có thịt trắng,
củ già có thịt màu trắng vàng. Củ gây ngứa nhẹ, ăn không ngứa chỉ hơi tê đầu lưỡi.
Hình ảnh đặc điểm hình thái của mẫu N
2
được trình bày ở các hình 3.1.1,
3.1.2, 3.1.3, 3.1.4 (tr.19).
Mẫu N
6
: Cây cỏ cao 50-70cm, sống hàng năm có thân củ một phần nổi lên trên
mặt đất. Củ dài, chia thành từng đốt, màu nâu đến đen, đường kính của mặt cắt
ngang củ khoảng 3-6cm. Lá mọc từ thân củ. Cuống lá nhẵn. Cuống và phiến lá có
màu xanh đậm. Phiến lá chẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. Cụm hoa mọc từ
củ, cụm hoa mo màu trắng xanh. Quả mọng màu xanh.
Dược liệu là thân củ dài, khi cắt bề mặt các lát cắt nhớt, màu nâu vàng chia
thành từng khúc hình cầu. Củ non có thịt màu trắng xám, củ già có thịt màu trắng
vàng. Củ gây ngứa nhẹ.
Hình ảnh đặc điểm hình thái của mẫu N
6
được trình bày ở các hình 3.2.1,
3.2.2, 3.2.3, 3.2.4 (tr.20).
Nhận xét: Sau khi quan sát các đặc điểm thực vật của 2 mẫu Nưa ta có thể sơ
bộ phân biệt được các đặc điểm thực vật của 2 mẫu Nưa dựa vào các đặc điểm được
trình bày ở bảng 3.1 (tr. 18).
Sau khi phân tích các đặc điểm hình thái của các bộ phận của hai loài Nưa mẫu N
2

và N
6
, căn cứ vào các tài liệu hiện có tại trường Đại học Dược Hà Nội, cùng với sự
17

tư vấn của TS. Nguyễn Quốc Huy, chúng tôi đã xác định tên khoa học của 2 mẫu
nghiên cứu như sau:
Mẫu N
2
: Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson, họ Ráy (Araceae).
Mẫu N
6
: Amorphophallus coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei, họ Ráy (Araceae).
3.1.2. Nghiên cứu vi học bột của hai loài Nƣa
Tiến hành:
Sấy khô dược liệu ở nhiệt độ 60, nghiền bằng thuyền tán và chày cối sứ thành
bột. Rây bột qua rây 180 µm. Dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến
kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên và quan sát trên kính hiển vi. Chọn
các đặc điểm đặc trưng để chụp ảnh. Các đặc điểm được tập hợp thành nhóm theo
độ phóng đại.
Kết quả và nhận xét:
Mẫu N
2
:
- Đặc điểm bột: Bột màu trắng hơi nâu, không mùi, không vị.
- Soi trên kính hiển vi thấy các đặc điểm sau:
Tinh bột xếp riêng lẻ hay thành đám. Có tinh bột đơn và tinh bột kép bội. Tinh
bột có nhiều hình dạng (hình tròn, hình đa giác…) kích thước từ 0,008mm đến
0,024mm (8), (9), (10). Mảnh mô mềm có thành mỏng chứa tinh bột và tinh thể
canxi oxalat (1), (2). Có 2 loại tinh thể canxi oxalat hình kim đứng riêng rẽ hoặc

thành đám. Loại 1 có kích thước 0,148mm (4). Loại 2 có kích thước 0,048mm (5).
Có nhiều mảnh mạch (5), (6), (7). (hình 3.3 tr.21)
Mẫu N
6
:
- Đặc điểm bột: Bột màu xám đen, không mùi, không vị.
- Soi trên kính hiển vi thấy có các đặc điểm sau:
Tinh bột xếp riêng lẻ hay thành đám, có dạng kép bội. Tinh bột đơn có kích
thước từ 0,004mm đến 0,006mm (9), (10). Mảnh mô mềm có thành mỏng chứa tinh
bột và tinh thể canxi oxalat (1), (2). Có hai loại tinh thể canxi oxalat hình kim đứng
riêng rẽ hoặc thành đám. Loại 1 có kích thước 0,328mm (6). Loại 2 có kích thước
18

0,036mm (8). Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai có kích thước 0,024 mm (7). Và có
nhiều mảnh mạch (3), (4), (5). (hình 3.4 tr.21)
Nhận xét:
Khi quan sát hai bột trên kính hiển vi, ta cơ bản phân biệt được 2 bột dựa vào
các đặc điể m được thống kê trong bảng 3.2 (tr.18).
Bảng 3.1. Sự khác nhau về đặc điểm hình thái của hai loài Nƣa

Đặc điểm
Mẫu N
2
Mẫu N
6

Cuống lá
Hơi sần, có nhiều đốm trắng.
Xanh nhẵn.
Củ

Củ đơn hình cầu.
Gồm nhiều đốt
Hoa
Bông mo màu đỏ thẫm, lá mo
xòe ngang.
Bông mo màu trắng xanh,
lá mo ôm lấy trục hoa.
Quả
Mọng, màu cam hoặc đỏ
Mọng, màu xanh

Bàng 3.2. Sự khác nhau về đặc điểm vi học bột của hai loài Nƣa

Đặc điểm
Mẫu N
2

Mẫu N
6

Cảm quan
Bột có màu trắng nâu
Bột có màu xám đen
Tinh bột
Có nhiều hình dạng (hình tròn,
hình đa giác, tinh bột kép đôi,
kép ba và kép nhiều lần…) và
có kích thước lớn hơn
Có hình đa giác, ít tinh bột đơn,
thường là tinh bột kép và có kích

thước nhỏ hơn
Tinh thể
canxi oxalate
Có 2 loại tinh thể canxi
oxalate hình kim. Loại 1 có
kích thước 0,148mm. Loại 2
có kích thước 0,048mm.
Có 3 loại tinh thể canxi oxalat
gồm 2 loại hình kim. Loại 1 có
kích thước 0,328mm. Loại 2 có
kích thước 0,036mm. Tinh thể
canxi oxalat hình cầu gai có kích
thước 0,024 mm.

Mẫu
Mẫu

×