Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua và thanh toán đối với hàng hóa và dịch vụ không phục sản xuất tại công ty cổ phần PRESENiUS KABI BIDIPHAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 83 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
QUY TRÌNH MUA VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ KHÔNG PHỤC SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI
BIDIPHAR

Ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Chuyên ngành: KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trịnh Ngọc Anh
Sinh viên thực hiện : Lê Thanh Đại
MSSV: 1054030092 Lớp: 10DKKT01


TP. Hồ Chí Minh, 2014
ii

LỜI CAM ĐOAN


Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong luận
văn tốt nghiệp được thực hiện tại công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar, không sao
chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam
đoan này.



TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực tập
(ký tên)















iii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã tận tình chỉ dạy em trong suốt thời
gian qua, đặc biệt là cô Ngọc Anh. Cô đã giúp cho em hiểu được cách thức để trình bày
một bản báo cáo, cách thức để nghiên cưu hoạt động của một doanh nghiệp thực tế và
cách áp dụng những kiến thức mà mình đã học vào thực tế nhu thế nào, giúp cho em hiểu
được công việc mà mình sẽ làm trong tương lai.
Thứ hai, em xin cảm ơn đến các anh chị, cô chú trong công ty Cổ phần Fresenius Kabi

Bidiphar đã hướng dẫn em rất nhiều trong suốt hai tháng thực tập vừa qua. Nhờ có sự chỉ
bảo của chị Dương ở phòng xuất nhập khẩu, chị Thư phòng nhân sự, chi Gấmvà cô Mai ở
phòng kế toán đã hổ trợ em rất nhiều trong việc thu thập và giải thích về các thông tin, số
liệu của công ty.
Cuối cùng, em xin được cảm ơn bạn bè, gia đình của mình đã giúp em trong suốt thời
gian qua.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20.tháng 07 năm 2014
(SV Ký và ghi rõ họ tên)





iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN















Tp.Hồ Chí Minh , ngày 20 tháng 07 năm 2014
Giảng viên hướng dẫn



v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ MUA HÀNG VÀ
THANH TOÁN
1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ NỢ PHẢI TRẢ…… 4
1.1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ……………………………………… 4
1.1.1.1. Định nghĩa……………………………………… …………………………… 4
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành………………………….…………… … ………….4
1.1.2. Tổng quan về mua hàng hóa, dịch vụ và thanh toán.………………………….6
1.1.2.1. Đặc điểm………………………………………………………………… 6
1.1.2.2. Sai phạm có thể xảy ra…………………………………………………… … 6
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI MUA VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
VÀ DỊCH VỤ KHÔNG PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT…………… ………… 7
1.2.1. Các thủ tục kiểm soát chung…………………………………………………….7
1.2.1.1. Phân chia trách nhiệm đầy đủ……………………………… …… ……… 8
1.2.1.2. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin………………………………… ………8
1.2.2. Kiểm tra độc lập việc thực hiện…………………………………………………8
1.2.3. Các thủ tục kiểm soát chi tiết……………………………………… ……… 9

vi

1.2.3.1. Kiểm soát quá trình mua hàng………………………… ……………… … 9
1.2.3.2. Kiểm soát quá trình nhận hàng……………………… ………………… 11
1.2.3.3. Kiểm soát quá trình thanh toán…………… …………………… ……… 11
KẾT LUẬN CHƢƠNG I…………………………………………………………….…13
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ MUA VÀ
THANH TOÁN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ KHÔNG PHỤC VỤ SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI BIDIPHAR
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI BIDIPHAR……….15
2.1.1. Lịch sử hình thành …………………………………………………………… 15
2.1.2. Thông tin chung……………………………………………… …………… 15
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý…………………………… ……………… 17
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………… 17
2.1.3.2. Chức năng các phòng ban……………………………… …… ……… 19
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………….…… 20
2.1.4.1. Cơ cấu phòng……………………………………………… … ………….….20
2.1.4.2. Chức năng của phòng……………………………………………………….…21
2.1.4.3. Hình thức kế toán và phƣơng pháp hạch toán tại công ty Cổ phần Fresenius
Kabi Bidiphar…… …………………………………………………… … 22
2.1.4.4. Nhận xét tổ chức công tác kế toán……………………………….……………23
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ MUA HÀNG VÀ
THANH TOÁN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ KHÔNG PHỤC VỤ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI
BIDIPHAR……………………………………………………………… ………25
vii

2.2.1. Mục tiêu kiểm soát ………………………………………………………….… 25
2.2.2. Các thủ tục kiểm soát chung………………………………………………… 25
2.2.2.1. Phân chia trách nhiệm…………………………………………… ……….…25

2.2.2.2. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin……………… …………………….… 26
2.2.2.3. Ủy quyền và xét duyệt…………………………… …… ……………….… 28
2.2.2.4. Kiểm tra độc lập việc thực hiện……………………………………….………28
2.2.3. Các thủ tục kiểm soát chi tiết………………………………………….……… 29
2.2.3.1. Kiểm soát quá trình mua hàng…………… …………………………….… 29
2.2.3.2. Kiểm soát quá trình nhận hàng………………… ……………………….… 35
2.2.3.3. Kiểm soát quá trình thanh toán……………… …………………………… 39
2.2.4. Ví dụ thực tế………………………………………………………………….….46
2.2.4.1. Mua/thuê hàng hóa và dịch vụ đối với nhà cung cấp mới…… ………… 46
2.2.4.2. Mua/thuê hàng hóa và dịch vụ của các nhà cung cấp đƣợc ƣu tiên
(“preferred vendors)……………………………… ……… …… ………….56
KẾT LUẬN CHƢƠNG II…………………………………….……………………… 66
CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét……………………………………………………………… …….68
3.1.1. Về các thủ tục kiểm soát chung………….………………………… … 68
3.1.2. Với các thủ tục kiểm soát chi tiết……………………………….………… ….68
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………………… 69
3.2.1. Đối với thủ tục kiểm soát chung……………………………… ………….… 69
3.2.2. Đối với kiểm soát chi tiết……………………………………………….… ….70
viii

KẾT LUẬN CHƢƠNG III…………………………………….…… ………….…… 72
PHỤ LỤC 73
KÝ HIỆU BẢNG BIỂU 74
ix

Bảng biểu và sơ đồ
Bảng 1.1: Bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ…………………… …….2
Bảng 1.2: Bảng sai phạm xảy ra đối với quy trình mua hàng và thanh toán……… 5
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh…………………………………………………16

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………………………… 18
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán………………………………………….20
Sơ đồ 2.3: Phương pháp kế toán bằng máy vi tính……………………………… 21
Bảng 2.4: Bảng phạm vi hàng hóa dịch vụ được phép mua của từng bộ phận… 24
Sơ đồ 2.5: Trình tự lựa chọn nhà cung cấp……………………………………… 30
Bảng 2.6: Trình tự đánh giá nhà cung cấp…………………………………………32
Bảng 2.7: Mức yêu cầu bảng báo giá………………………………………………33
Bảng 2.8: Quy trình mua hàng (bộ phận yêu cầu không trực tiếp mua)…… 37
Bảng 2.9: Quy trình mua hàng (bộ phận yêu cầu trực tiếp mua)………………… 38
Sơ đồ 2.10: Quy trình thanh toán………………………………………………… 45

1

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc có được một mức lợi nhuận cao, danh tiếng trong thương
trường là điều ai cũng mong muốn. Nhưng đi kèm với nó là rất nhiều vấn đề có thể xảy
ra, khiến cho mục tiêu của doanh nghiệp bị đe doạ và triển vọng phát triển không như
mong muốn. Vì vậy, để có thể giảm thiểu bớt được rủi ro khách quan hay chủ quan thì
cần phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ vững chắc.
Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững chắc thì đi đôi với nó là sự đầu tư vô
cùng lớn để có hoàn thiện hệ thống, đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ giảm. Do đó, hiện
nay có khá là nhiều các doanh nghiệp bỏ qua lợi ích của hệ thống kiểm soát đem lại,
không quan tâm đến quản trị rủi ro, dẫn đến việc kinh doanh thất bại.
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống kiểm soát quá trình mua/thuê hàng hóa
và dịch vụ không phục vụ sản xuất của công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar, sẽ giúp
chúng ta rút ra điểm hay và điểm còn thiếu từ việc áp dụng các công cụ, lí thuyết và nghệ
thuật của lãnh đạo trong việc quản trị và kiểm soát rủi ro tại công ty.
Mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm hiểu cách thức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình mua và thanh

toán tại công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar.
 Thông qua nghiên cứu thực tế xây dựng hệ thống kiểm soát tại công ty và so sánh
với cơ sở lý luận kiểm soát nội bộ quy trình mua và thanh toán, em rút ra nhận xét
và đưa ra các kiến nghị cho công ty để hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát.
Phạm vi nghiên cứu
 Bài nghiên cứu được thực hiện tại trụ sở công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar
tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Hàng hóa/ dịch vụ trong quá trình nghiên cứu được dùng cho hoạt động quản lý
doanh nghiệp và bán hàng, không liên quan đến hoạt động sản xuất.
Bố cục bài gồm có ba phần như sau:
1. Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ mua hàng và thanh toán
Nêu lên những kiến thức căn bản, làm tiền đề cho bài luận văn.
2

2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ chu trình mua/thuê hàng hóa và dịch vụ không phục
vụ sản xuất của công ty.
3. Rút ra nhận xét và kiến nghị biện pháp
Đi sâu vào nghiên cứu quy trình mua hàng cụ thể, từ đó rút ra kinh nghiệm xây
dựng hệ thống kiểm soát tại công ty, đưa ra ý kiến góp ý hoàn thiện quy trình.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế, có thể sẽ không tránh được thiếu sót trong việc tìm
hiểu nên mong các thầy cô, anh chị trong công ty có thể góp ý, sửa chữa để bài nghiên
cứu của em được hoàn thiện hơn.
3


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI
BỘ MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN









4


1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ NỢ
PHẢI TRẢ
1.1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo COSO 2013, kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội
đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý nhẳm đạt được các mục tiêu:
 Báo cáo đáng tin cậy
 Các luật lệ được tuân thủ
 Hoạt động hửu hiệu và hiệu quả
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành
5 bộ phận cấu thành: (bảng 1.1: Bộ phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ)
Bộ phận
Nội dung chù yếu
Các nhân tố
Môi trường
kiểm soát
Tạo ra sắc thái chung của một tổ
chức, chi phối đến ý thức kiểm
soát của mọi người trong tổ
chức, là nền tảng cho mọi bộ

phận khác của kiểm soát nội bộ.
 Tính chính trực và giá trị đạo
đức
 Đảm bảo về năng lực.
 Hội đồng quản trị và Ủy ban
kiểm toán.
 Triết lý quản lý, phong cách
điều hành
5

 Cơ cấu tổ chức.
 Phân định quyền hạn và trách
nhiệm
 Chính sách về nhân sự
Đánh giá
rủi ro
Đơn vị phải nhận biết và đối phó
với các rủi ro bằng cách thiết lập
mục tiêu của tổ chức và hình
thành cơ chế để nhận dạng, phân
tích và đánh giá các rủi ro liên
quan.
 Xác định mục tiêu của đơn vị.
 Nhận dạng, phân tích và đánh
giá rủi ro.
Hoạt động
kiểm soát
Các chính sách và các thủ tục để
giúp đảm bảo là những chỉ thị
của nhà quản lý được thực hiện

và có các hành động cần thiết
đối với rủi ro nhằm đạt được các
mục tiêu của đơn vị.
 Phân chia trách nhiệm đầy đủ.
 Kiểm soát quá trình xử lý
thông tin và vật chất.
 Kiểm tra độc lập, phân tích rà
soát hay soát xét lại việc thực
hiện.
Thông tin
và truyền
thông
Hệ thống thông tin được thiết lập
để mọi thành viên trong đơn vị
có khả năng nắm bắt và trao đổi
thông tin cần thiết cho việc điều
hành, quản trị và kiểm soát các
hoạt động.
 Hệ thống thông tin, bao gồm cả
hệ thống thông tin kế toán phải
bảo đảm chất lượng thông tin.
 Truyền thông bảo đảm các
kênh thông tin bên trong và bên
ngoài đều hoạt động hữu hiệu.
Giám sát
Toàn bộ quy trình hoạt động
phải được giám sát và điểu chỉnh
khi cần thiết. Hệ thống phải có
khả năng phản ứng năng động,
 Giám sát thường xuyên hoặc

định kỳ
6

được thay đổi theo yêu cẩu của
môi trường.

1.1.2. Tổng quan về mua hàng hóa, dịch vụ và thanh toán
1.1.2.1. Đặc điểm
Mua hàng và thanh toán là một chu trình quan trọng đối với doanh nghiệp. Sự hữu hiệu
và hiệu quả của chu trình này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của đơn vị và là
mối quan tâm của nhiều nhà quản lý.
 Chu trình mua hàng và thanh toán trải qua nhiều công đoạn và liên quan đến nhiều tài
sản nhạy cảm khác nên rất dễ bị tham ô, lợi dụng.
 Với việc có thể được mua bởi nhiều bộ phận với nhiều mức giá, chủng loại khác
nhau, nhập xuất liên tục….Do đó, rủi ro xảy ra sai phạm là rất lớn.
Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ chu trình này luôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
1.1.2.2. Sai phạm có thể xảy ra
Một số sai phạm có thể xảy ra đối với chu trình mua và thanh toán như sau:
(bảng 1.2: Bảng sai phạm có thể xảy ra đối với quy trình mua hàng và thanh toán)
Giai đoạn
Sai phạm có thể xảy ra
Đề nghị mua
hàng
 Đặt mua hàng không cần thiết hoặc không phù hợp với mục đích
sử dụng hoặc đặt trùng lặp dẫn đến lãng phí; nhiều hơn nhu cầu;
quá trễ hoặc quá sớm; chất lượng thấp hoặc giá quá cao.
 Nhân viên gian lận trong việc đặt hàng (mua khống, đặt mua
nhiều lần, biển thủ…).
Chọn lựa nhà

 Nhân viên mua hàng thông đồng với nhà cung cấp nhằm ưu ái,
7

cung cấp
lựa chon nhà cung cấp cho dù vẫn còn nhiều nhà cung cấp tốt
hơn hoặc giá thành hợp lý hơn.
Nhận hàng
 Nhận hàng không đúng quy cách, chất lượng, số lượng hàng đã
đặt; biện thủ hàng.
Trả tiền
 Lập chứng từ mua hàng khống để được thanh toán hoặc chi trả
nhiều hơn giá trị hàng đã nhận.
 Ghi nhận sai thông tin về nhà cung cấp. Ghi chép hàng mua và
nợ phải trả sai niên độ, sai số tiền, ghi trùng, ghi sót hóa đơn.
 Không theo dõi kịp thời hàng trả lại cho nhà cung cấp hoặc được
giảm giá. Trả tiền nhà cung cấp khi chưa được phê duyệt; trễ hạn

1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI MUA VÀ THANH TOÁN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ KHÔNG PHỤC VỤ CHO
SẢN XUẤT
1.2.1. Mục tiêu kiểm soát
Kiểm soát nội bộ mua hàng và thanh toán phải đạt được ba mục tiêu sau:
 Sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động: đơn vị cần mua hàng đúng nhu cầu và đúng thời
điểm với giá hơp lý nhất, chất lượng tốt với chi phí mua hàng hợp lý nhất.
 Báo cáo tài chính đáng tin cậy: việc tồ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đầy
đủ, hợp lý là các yêu cầu chủ yếu của công tác kế toán và giúp đơn vị cung cấp được
báo cáo tài chính đáng tin cậy.
 Tuân thủ pháp luật và các quy định: các hoạt động mua hàng luôn chịu sự chi phối
của pháp luật. Ngoài ra, còn cần tuân thủ các quy định nội bộ trong việc nhận hàng,
thanh toán.

8

1.2.2. Các thủ tục kiểm soát chung
1.2.2.1. Phân chia trách nhiệm đầy đủ
Việc phân chia trách nhiệm đầy đủ nhằm hạn chế khả năng xảy ra gian lận do việc một cá
nhân/bộ phận nắm nhiều chức năng nên họ có thể lạm dụng.
 Cần tổ chức bộ phận mua hàng độc lập với các bộ phận khác.
 Chức năng xét duyệt mua hàng tách biệt với chức năng mua hàng; chức năng xét
duyệt chọn lựa nhà cung cấp phải độc lập với chức năng đặt hàng.
 Bộ phận đặt hàng cần tách biệt với bộ phận nhận hàng.
 Kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho.
1.2.2.2. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
 Kiểm soát chung: hoạt động kiểm soát áp dụng cho tất cả các hệ thống ứng dụng để
đảm bảo cho hệ thống này hoạt động liên tục và ổn định
Thủ tục kiểm soát bao gồm:
 Kiểm soát đối tượng sử dụng
 Đối tượng bên trong: phân quyền sử dụng để mỗi nhân viên sử dụng phần
mềm phải có mật khẩu riêng và chỉ truy cập được trong giới hạn công việc.
 Đối tượng bên ngoài: thiết lập mật khẩu để họ không thể truy cập trái phép
vào hệ thống.
 Kiểm soát dữ liệu: hoạt động kiểm soát áp dụng cho từng hệ thống
Nhập liệu càng sớm càng tốt và sao lưu dữ liệu để đề phòng bất trắc.
 Kiểm soát ứng dụng
 Kiểm soát dữ liệu
Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và sự phê duyệt chứng từ.
9

 Kiểm soát quá trình nhập liệu
 Để đảm bảo các vùng dữ liệu cần lập đều có đầy đủ thông tin, tính chính xác
khi nhập mã hàng tồn kho và các thông tin cần thiết cho nhà cung cấp.

 Kiểm soát chứng từ và sổ sách
Thủ tục kiểm soát thông dụng là:
 Đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng cho tất cả chứng từ.
 Các biểu mẫu cần rõ ràng, có đánh số tham chiếu để kiểm tra khi cần thiết.
 Phiếu nhập kho phải được lập trên cơ sở đơn đặt hàng, hóa đơn mua hàng, biên
bản nhận hàng.
 Ghi nhận kịp thời các khoản nợ phải trả và các khoản chi trả.
 Ủy quyền và xét duyệt
Các giấy đề nghị mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, đề nghị thanh toán cần được
người có thẩm quyền xét duyệt. Việc xét duyệt nhằm kiểm soát việc mua hàng, chọn
lựa nhà cung cấp, việc chi trả cũng như kiểm soát tài sản của đơn vị như tiền, hàng
hóa. Nhà quản lý có thể ủy quyền cho cấp dưới xét duyệt những vấn đề này thông
qua việc xây dựng và ban hành các chính sách.
1.2.3. Kiểm tra độc lập việc thực hiện
Người kiểm tra phải độc lập với người bị kiểm tra. Thủ tục này nhằm nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật, tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị.
1.2.4. Các thủ tục kiểm soát chi tiết
1.2.4.1. Kiểm soát quá trình mua hàng
 Yêu cầu mua hàng
10

 Tất cả các nghiệp vụ mua hàng đều phải có giấy đề nghị mua hàng đã được phê
duyệt (chỉ có người có thẩm quyền mới lập phiếu đề nghị).
 Giấy đề nghị mua hàng phải có đầy đủ thông tin được lập thành hai liên.
 Phân công người cụ thể người chịu trách nhiệm đề nghị mua hàng.
 Giấy đề nghị mua hàng phải được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng và
giao cho người phụ trách đề nghị mua hàng bảo quản.
 Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện đối với giấy đề nghị mua hàng đã phát
hành để đảm bảo hàng đề nghị mua được xử lý kịp thời ở các bước tiếp theo.
 Phê duyệt mua hàng

Cần phân nhiệm việc xét duyệt mua hàng cho một cá nhân, vì nếu giao cho nhiều
người sẽ có rủi ro nhiều đơn đặt hàng cùng lúc cho cùng một mặt hàng dẫn đến số
lượng vượt quá quy định
 Lựa chọn nhà cung cấp
 Đề nghị nhà cung cấp báo giá ngay khi có nhu cầu mua hàng
 Đối với hàng hóa có giá trị cao nên đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp.
 Mỗi khi mua hàng hoặc khi mua hàng trên một mức nào đó, đơn vị cần có ít
nhất là bảng báo giá từ ba nhà cung cấp độc lập.
 Hoán đổi vị trí các nhân viên mua hàng để tránh tình trạng một người có quan
hệ với một số nhà cung cấp trong một thời gian dài.
 Kỷ luật nghiêm khắc nếu phát hiện nhân viên nhận tiền hoa hồng và cần có
phương pháp thu thập thông tin về vấn đề này.
 Nên bán hàng quy tắc đạo đức trong đó nghiêm cấm nhân viên mua hàng nhận
quà cáp hay các lợi ích khác từ nhà cung cấp.
11

 Mọi thông tin trong bảng báo giá đều phải được ghi chép, lưu trữ và tổng hợp để
báo cáo cho người chịu trách nhiệm phê duyệt.
 Việc phê duyệt để lựa chọn nhà cung cấp có thể do nhà quản lý cao cấp trực tiếp
thực hiện, hoặc ủy quyền cho lãnh đạo bộ phận mua hàng.
 Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa chức năng đặt hàng và xét duyệt chọn
nhà cung cấp.
 Cần quản lý danh sách các nhà cung cấp và cập nhật thường xuyên.
 Đặt hàng
 Tất cả các nghiệp vụ mua hàng có số tiền vượt quá một ngưỡng nào đó đều phải
lập đơn đặt hàng (phải được phê duyệt) căn cứ trên giấy đề nghị mua hàng.
 Chỉ có bộ phận mua hàng mới được phép đặt hàng, các đơn đặt hàng nên được
đánh số và lưu thành nhiều bản đưa cho các bộ phận liên quan để tối đa hiệu quả
việc kiểm tra chéo.
 Tổ chức theo dõi chặt chẽ việc phát hành và sử dụng các đơn đặt hàng được in sẵn.

 Thông báo cho nhà cung cấp biết những người đủ thẩm quyền đặt hàng đối với
những nhóm hàng cụ thể.
 Theo dõi những lô hàng đã quá hạn giao hàng nhưng hàng vẫn chưa nhận được.
 Xác nhận cam kết mua hàng
Thông thường sau khi gởi đơn đặt hàng, đơn vị phải theo dõi để đảm bảo nhà cung
cấp đồng ý bán hàng theo đúng trong đơn đặt hàng. Nếu có sự thay đổi, đơn hàng sẽ
được lập lại hoặc điều chỉnh cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối (các tài liệu liên
quan đến việc điều chỉnh, thay đổi cần phải được lưu kèm hồ sơ gốc)
1.2.4.2. Kiểm soát quá trình nhận hàng
 Để kiểm soát tốt, việc nhận hàng nên được giao cho một bộ phận độc lập thực
hiện, bộ phận này nên tách biệt với bộ phận bán hàng.
12

 Khi nhận hàng, cần lập báo cáo nhận hàng. Bộ phận nhận hàng phải từ chối nhận
hàng nếu giao hàng không đúng với đơn đặt hàng hay hợp đồng đã được phê
duyệt.
 Bộ phận nhận hàng cần phải hoàn thiện các bảng kiểm tra chất lượng hàng mua,
gởi kèm báo cáo nhận hàng cho bộ phận bán hàng nhằm đảm bảo hảng đúng quy
cách.
1.2.4.3. Kiểm soát quá trình thanh toán
 Cần có các qui định về luân chuyển chứng từ để đảm bảo hóa đơn của nhà cung
cấp được chuyển ngay đến phòng kế toán. Bộ phận mua hàng có trách nhiệm
thông báo cho phòng kế toán về mọi thay đổi về nghiệp vụ mua hàng (thời hạn
thanh toán, chiết khấu…).
 Nếu có sai sót trên hóa đơn, cần nhanh chóng liên lạc với nhà cung cấp để tìm hiểu
nguyên nhân và xử lý sớm.
 Sau khi kiểm tra sự chính xác của hóa đơn, kế toán công nợ sẽ lưu vào hồ sơ các
hóa đơn chưa thanh toán theo thứ tự của thời hạn thanh toán.
 Kế toán công nợ tập hợp tất cả các chứng từ liên quan và đính kèm phiếu chi
và/hoặc ủy nhiệm chi để trình kế toán trưởng và giám đốc phê duyệt. Để kiểm soát

tốt, đơn vị nên hạn chế thanh toán bằng tiền mặt mà thanh toán qua ngân hàng.
 Nếu có hàng trả lại hoặc được giảm giá, các chứng từ liên quan như biên bản trả
hàng, giấy chấp thuận…phải được chuyển ngay cho kế toán để xử lý ghi giảm nợ
hoặc đôn đốc nhà cung cấp trả lại tiền của hàng trả hoặc giảm giá.
 Đối với các hóa đơn không đủ chứng từ để thanh toán thì kế toán cần phải theo dõi
riêng và tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do các bộ phận còn thiếu hoặc chậm trễ thì
đốc thúc đưa chứng từ. Nếu các bộ phận liên quan xác nhận không có thì các hóa
đơn đó sẽ được chuyển cho nhà quản lý.
13

KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Mua hàng và thanh toán là một hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp. Nó không những đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra một cách trơn tru mà
còn góp phần đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai. Do hoạt động mua
hàng và thanh toán có sự tác động của các nhân tố bên ngoài công ty và có sự liên quan
đến nhiều bộ phận trong tổ chức nên không thể không tránh được trường hợp xảy ra sai
sót và gian lận làm ảnh hưởng đến hoạt động, doanh thu và danh tiếng của doanh nghiệp.
Vì vậy, kiểm soát quy trình mua hàng và thanh toán góp phần giảm thiểu được rủi ro do
sai sót hoặc gian lận gây ra.
Những thông tin liên quan đến kiểm soát nội bộ quy trình mua hàng và thanh toán được
nêu ở trên là những thông tin căn bản và nền tảng cho việc xây dựng thành một hệ thống
hoàn chỉnh tùy theo tình hình thực tế tại công ty.
Thông qua những lý thuyết này đã giúp em hoàn thành bài nghiên cứu thực tế về việc tổ
chức hệ thống kiểm soát mua hàng và thanh toán đối với hàng hóa/ dịch vụ không phục
vụ sản xuất tại công ty Fresenius Kabi Bidiphar (sẽ được trình bày ở chương kế tiếp sau
đây).

14

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ MUA VÀ THANH TOÁN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
KHÔNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS
KABI BIDIPHAR








15

2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI
BIDIPHAR
2.1.1. Lịch sử hình thành
01/12/2008: Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar được thành lập là kết quả của quá
trình đàm phán hợp tác sau hơn một năm giữa Tập đoàn sản xuất dược phẩm đa quốc gia
Fresenius Kabi (thuộc CHLB Đức) và Công ty Bidiphar – Việt Nam. Công ty cổ phần
Fresenius Kabi Bidiphar được thành lập với tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 1 là 10
triệu USD tương đương với 162 tỉ VNĐ, trong đó phía Fresenius Kabi chiếm 51%, phía
Việt Nam chiếm 49% vốn điều lệ.
26/09/2011: Fresenius Kabi khai trương nhà máy mới tại thành phố biển Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định. Nhà máy mới thay thế cho nhà máy Fresenius Kabi hiện tại ở thành phố Quy
Nhơn và được điều hành bởi công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar.
2.1.2. Thông tin chung
 Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN FRESENIUS KABI

BIDIPHAR.
Tên công ty bằng tiếng Anh: FRESENIUS KABI BIDIPHAR JOINT STOCK
COMPANY.
Tên viết tắt: FKB Mã số thuế: 4100666915
Địa chỉ trụ sở: Khu vực 8, phường Nhơn Phú, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định,
Việt Nam.
Điện thoại: 056. 2210641 Fax: 056. 3946688
 Tên văn phòng đại diện: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN
FRESENIUS KABI BIDIPHAR TẠI HÀ NỘI.

16

Địa chỉ văn phòng: Phòng 1003, tòa nhà HCO, 44B đường Lý Thường Kiệt, Phường
Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế văn phòng đại diện: 4100666915-002
 Tên văn phòng đại diện: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN
FRESENIUS KABI BIDIPHAR TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.
Địa chỉ văn phòng: Tầng 19 Tòa nhà Harbour View Tower, số 35 Nguyễn Huệ,
Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Mã số thuế văn phòng đại diện: 4100666915-003
 Ngành nghề kinh doanh (bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh)
STT
TÊN NGÀNH
1
Sản xuất thuốc và dược liệu
Chi tiết: Sản xuất dược phẩm, dược liệu, sản phẩm dinh dưỡng y tế.
2
Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
Chi tiết: Kinh doanh và xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị y tế.
3

Bán buôn tổng hợp
Chi tiết: Mua bán bao bì nhựa, hạt nhựa, chai, ống thủy tinh, kim tiêm ống
chích, dây chuyền dịch, các sản phẩm cao su và tất cả các loại nguyên liệu
khác sử dụng trong sản xuất dược phẩm và nguyên vật liệu liên quan đến y
tế.
4
Tồ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Chi tiết: tiếp thị dược phẩm, dược liệu, dụng cụ y tế, sản phẩm dinh dưỡng
y tế, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu liên quan đến y tế.

×