Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

phương pháp nghiên cứu khoa học công bố khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 19 trang )

LÊ THỊ SỞ NHƯ
Khoa Hóa – ĐH KHTN
2013
 Bài báo khoa học: tạp chí trong nước / tạp chí thế giới
 Hội nghị khoa học: trong nước / thế giới
- bài tóm tắt / bài báo hoàn chỉnh
- poster / báo cáo miệng tại hội nghị

Không được chấp nhận là công bố khoa học:
 Luận văn / bảo vệ luận văn khoa học (cử nhân, thạc sĩ, tiến
sĩ)
 Báo cáo nghiệm thu đề tài

Lưu ý: vẫn còn tranh cãi về những vấn đề này
1. Tựa đề:
 Hàm chứa nội dung bài báo
 Ngắn gọn, súc tích, không dùng dư từ ngữ
 Ý quan trọng đứng trước
2. Tác giả và địa chỉ:
 “First author”, trật tự của các tác giả khác
 Địa chỉ của từng tác giả
 Tác giả liên hệ (corresponding author)

3. Tóm tắt (Abstract): khoảng 50-250 từ (tùy theo tạp chí),
gồm:
 Giới thiệu tầm quan trọng, ý nghĩa của nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
 Mô tả tóm tắt phương pháp nghiên cứu
 Nêu các kết quả quan trọng
 Kết luận về khả năng ứng dụng (nếu có)



4. Giới thiệu (Introduction):
 Tổng quan bối cảnh hiện nay của đề tài
 Tổng quan các kiến thức quan trọng của đề tài: các hiểu
biết đã đạt được, những vấn đề còn tranh cãi, chưa giải
quyết, các lý thuyết, cơ sở lý luận nếu cần thiết
 Luận cứ dẫn tới nghiên cứu
 Mô tả rõ ràng mục tiêu nghiên cứu sẽ đề cập trong bài
báo

5. Phương pháp nghiên cứu (Methods): đủ chi tiết để người khác có thể
lặp lại thí nghiệm
 Các hóa chất, vật liệu dùng trong nghiên cứu: xuất xứ, phân loại chất lượng
 Mô tả cách tạo các mẫu nghiên cứu (nếu có)
 Các phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp xử lý số liệu sử dụng
trong nghiên cứu: nêu rõ các điều kiện phân tích, đánh giá (phổ, phần mềm,
số lần đo mẫu, cách đo, cách tính kết quả từ phép đo, các phương pháp
thống kê…)
 Lưu ý: Phương pháp nghiên cứu phải đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
6. Kết quả và thảo luận (Results and discussion):
 Kết quả: trình bày dưới dạng bảng, đồ thị, hoặc đưa ra các
bằng chứng phổ cần thiết (có thể đưa các giá trị đo trực tiếp
hoặc các phổ vào phụ lục)
 Thảo luận: nêu ý nghĩa của kết quả, đánh giá kết quả, đánh giá
sai số nếu có, so sánh kết quả của mình với những công bố
khác và giải thích sự giống nhau / khác biệt, đưa ra các giải
thích mới / vận dụng lời giải thích từ các tác giả khác
 Lưu ý:
- Kết quả phải là hệ quả của phương pháp thực nghiệm
- Kết quả phải tương thích với mục tiêu nghiên cứu

7. Kết luận (Conclusions)
 Tổng kết lại các kết quả, giải thích một cách rõ ràng
 Có thể bỏ qua phần này nếu bài báo ngắn, chỉ có một kết quả
8. Tài liệu tham khảo (Reference)
 Liệt kê theo đúng yêu cầu của tạp chí
9. Lời cảm ơn (Acknowlegment)
 Ai sẽ được cảm ơn?
 Ai sẽ được đưa vào tác giả thay vì cảm ơn?
10. Supporting information (Phần phụ lục): các bằng chứng, diễn
giải số liệu (có thể có hoặc không, thường được dẫn tới phụ trang
hoặc đường link phụ, không nằm trong bài báo chính)


11. Một số lưu ý khác:
 Từ viết tắt: phải giới thiệu từ viết tắt khi xuất hiện lần đầu tiên
 Câu văn: đúng văn phạm, dùng từ khoa học, tránh từ - ngữ của văn nói
(ví dụ, không dùng “cực kỳ”…), câu ngắn gọn, rõ nghĩa, kiểm tra chính
tả nếu cần thiết
 Bố cục nên rõ ràng, tránh lặp ý
 Tên bảng để phía trên bảng, tên hình để phía dưới hình
 Số liệu phải có đơn vị rõ ràng
 Cần có công thức, diễn giải cách tính cho các kết quả không rút ra trực
tiếp từ các phép đo (ví dụ: hiệu suất, thành phần pha từ XRD…)
 Trích dẫn tài liệu tham khảo khi cần thiết
 Cần có chuẩn thống kê hoặc sai số của phép đo cho các so sánh kiểu
“A tương đương B”, “A lớn hơn B”…

1. Mục tiêu của bài báo có được phát biểu rõ ràng không? Là
gì?
2. Phương pháp điều chế mẫu có đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

không? Giải thích rõ.
3. Đọc phần thực nghiệm: những phương pháp nào được sử
dụng để nghiên cứu (i) thành phần mẫu, (ii) tính chất hóa lý
của mẫu, (iii) hoạt độ quang xúc tác của mẫu
4. Xem kết quả ở Bảng 1: Thành phần của mẫu được xác định
ra sao? Đánh giá tính hợp lý của kết quả này.
5. Xem kết quả: trong bảng 1, tác giả có đưa ra cách xác định
điểm uốn và E
bg
không? Các giá trị này được xác định bằng
cách nào?
6. Đọc đoạn “Phổ XRD của các mẫu (…) ion Ti
4+
trong mạng tinh thể
của TiO
2
” ở cột phải trang 293. Chỉ rõ đâu là kết quả nghiên cứu,
đâu là biện luận của tác giả.
7. Đọc phần cuối trong “Thực nghiệm”: để nghiên cứu hoạt tính quang
xúc tác của vật liệu, các tác giả đã theo dõi định lượng p-xylen bằng
phương pháp nào?
8. Đọc phần kết quả “Hoạt tính quang oxi hóa p-xylen” và Bảng 2, trả
lời câu hỏi sau: độ chuyển hóa ban đầu của p-xylen (X
o
) và độ
chuyển hóa trong 60 phút (H) được các tác giả xác định bằng cách
nào?
9. Đọc câu kết luận đầu tiên: “Cấy ion Fe
3+
(…) diện tích bề mặt riêng”,

hãy nhận xét: (i) có chứng cứ thực nghiệm để rút ra kết luận này
không? (ii) kết luận này có đáp ứng mục tiêu thực nghiệm đã nêu
ban đầu không?
Yêu cầu luận văn
Bài báo
- Bìa, tựa đề, tác giả, người hướng dẫn khoa
học (hội đồng khoa học), trường / đơn vị đào
tạo
- Lời cảm ơn
- Mục lục, danh mục hình vẽ, bảng biểu
(Phần này thường không được kể là phần
chính của luận văn, thường được yêu cầu
đánh số trang theo hệ thống khác với luận
văn, ví dụ: i, ii, iii, iv…)
-Tựa đề, tác giả, địa
chỉ, tác giả liên hệ
- Lời cảm ơn
- (TÓM TẮT LUẬN ÁN)
- MỞ ĐẦU / GIỚI THIỆU: Trình bày lý do
chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài nghiên cứu. (Bắt đầu trang 1)
Abstract
Key words
Yêu cầu luận văn
Bài báo
TỔNG QUAN:
- Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã
có của các giả trong và ngoài nước liên quan mật
thiết đến đề tài luận án;

- Nêu những vấn đề còn tồn tại. Qua đó chỉ ra
những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung
nghiên cứu, giải quyết.
(Yêu cầu chi tiết hơn bài báo)
Mở đầu, Giới
thiệu, Introduction
Cuối phần mở
đầu: mục tiêu thực
nghiệm
THỰC NGHIỆM
- Mục tiêu thực nghiệm
- Phương pháp, tiến trình thực nghiệm
Phương pháp thực
nghiệm
Yêu cầu luận văn
Bài báo
KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ BÀN LUẬN:
- Mô tả các số liệu thực nghiệm (diễn giải / bảng
biểu / phổ)
- Bàn luận: phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học
thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận
án hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
Kết quả, Biện luận
KẾT LUẬN:
- Trình bày những kết quả mới của luận án một
cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm
- Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu, kiến nghị về
những nghiên cứu tiếp theo
Kết luận

Yêu cầu luận văn
Bài báo
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ:
Liệt kê các bài báo đã công bố của tác giả về nội
dung của đề tài luận án, theo trình tự thời gian công
bố.
(không có)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC: các số liệu gốc, kết quả không trình bày
chi tiết trong phần kết quả của luận văn
Supporting
information
 Tựa đề có phù hợp với dữ liệu nghiên cứu không?
 Có cần thu thập thêm dữ liệu? Phương pháp thu thập, phân tích
dữ liệu đã tốt chưa?
 Kết quả có rút ra được từ phương pháp nghiên cứu không?
(phương pháp nghiên cứu sai thì kết quả sai)
 Các lý giải thảo luận có nhất quán với kết quả nghiên cứu không?
 Còn cách giải thích nào khác cho kết quả nghiên cứu không?
 Kết quả có được trình bày mạch lạc, rõ ràng không? Các so sánh
có dựa trên tiêu chuẩn nào không, có hợp lý không?
 Bố cục có hợp lý không? Có viết theo ngôn ngữ, văn phong khoa
học không?
Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, 2012, 213-229.
1. Tóm tắt nội dung bài báo
2. Những kết quả nghiên cứu (tính mới, tính độc đáo, chất
lượng khoa học)
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề

4. Hình thức bài báo (độ dài, bố cục, hình minh họa, bảng
biểu, tài liệu tham khảo)
5. Kết luận:
- Cho đăng không cần sửa chữa
- Cho đăng sau khi sửa chữa một số lỗi nhỏ
- Sửa các phần cần thiết cho phản biện và gởi lại cho
tòa soạn để phản biện lần kế tiếp
- Không nên đăng
1. Tinh thần thái độ học tập, nghiên cứu của học viên
2. Khả năng nghiên cứu khoa học của học viên
3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
4. Khả năng ứng dụng thực tiễn (nếu có)
5. Kết luận (CBHD cần ghi rõ: “luận văn đạt/ không đạt
yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, và được phép/ không
được phép bảo vệ luận văn tốt nghiệp.”)
6. Các nhận xét khác (nếu có)

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Nội dung khoa học
4. Hình thức luận văn
5. Kết luận: Luận văn có đạt yêu cầu của một luận văn
thạc sĩ không?
6. Các nhận xét khác (nếu có)

×