Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân lập một số thành phần từ hoa cây gạo và thử độc tính cấp của cao lỏng hoa gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 61 trang )




BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ TRUNG ĐỨC

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ HOA
CÂY GẠO VÀ THỬ ĐỘC TÍNH CẤP
CỦA CAO LỎNG HOA GẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ










HÀ NỘI - 2013



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




VŨ TRUNG ĐỨC

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ HOA
CÂY GẠO VÀ THỬ ĐỘC TÍNH CẤP
CỦA CAO LỎNG HOA GẠO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:
NCS. Hồ Thị Thanh Huyền
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu – Đại học Dược Hà Nội
Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội





HÀ NỘI – 2013




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều
sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình, bạn bè. Những sự giúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi
hoàn thành khóa luận, đồng thời cũng cho tôi hiểu biết thêm nhiều điều về cách
tƣ duy trong nghiên cứu khoa học.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn NCS. Hồ

Thị Thanh Huyền đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thái An đã giúp đỡ và cho tôi
những ý kiến đánh giá về đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, kỹ thuật viên trong Bộ môn
Dƣợc liệu, Dƣợc học cổ truyền, Bộ môn Dƣợc lý – Đại học Y Hà Nội và các
phòng ban khác trong nhà trƣờng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa
luận này.
Tôi xin trân cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể các
thầy cô giáo, các cán bộ Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có
thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dƣợc trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất
nhiều để tôi có thêm sự nhiệt tình và say mê trong nghiên cứu khoa học.


Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Vũ Trung Đức





MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chƣơng 1. TỔNG QUAN……………………………………….…………… 3
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật……………………………………….3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L…………………………………………… 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Gạo……………………………………………3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Bombax L……………………………3
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Bombax malabaricum DC………4
1.2. Thành phần hóa học……………………………………………… 6
1.3. Tác dụng dƣợc lý………………………………………………………… 12
1.4. Tính vị, công dụng……………………………………………… 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… 16
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU……………………….16
2.1.1. Nguyên liệu………………………………………………………………16
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu………………………………………… 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… 17
2.2.1. Định tính…………………………………………………………………17
2.2.2. Chiết xuất……………………………………………………………… 17
2.2.3. Phân lập………………………………………………………… 18




2.2.4. Nhận dạng phân lập…………………………………………………… 19
2.2.5. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo……………………………19
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ………………………………….20
3.1. GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ………………………… 20
3.2. CHIẾT XUẤT……………………………….………………………… 20
3.3. ĐỊNH TÍNH CẮN TOÀN PHẦN METHANOL BẰNG SKLM……… 22
3.4. PHÂN LẬP………………………………………………………………. 25
3.4.1. Phân lập lần thứ 1……………………………………………………… 25
3.4.2. Phân lập lần thứ 2……………………………………………………… 25

3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CAO LỎNG HOA GẠO………… 30
3.6. BÀN LUẬN……………………………………………………………… 33
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………… 36
4.1. KẾT LUẬN……………………………………………………………….36
4.2. ĐỀ XUẤT…………………………………………………………………36
Tài liệu tham khảo
Phụ lục









DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ đầy đủ
1
13
C-NMR
Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
2
1
H-NMR
Proton Nuclear Magnetic Resonance
3
AST

Ánh sáng thƣờng
4
DEPT
Distortionless Enhacement by Polarization Tranfer
5
DMSO
Dimethyl sulfoxid
6
DPPH
1,1-diphenyl-2-picryhydrazyl
7
HMBC
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
8
HSQC
Heteronuclear Single Quantum Coherence
9
LD
50

Lethal dose 50%
10
MS
Mass spectrometry
11
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
12
STT
Số thứ tự

13
TLTK
Tài liệu tham khảo
14
TT
Thuốc thử
15
UV
Ultra Violet













DANH MỤC BẢNG
STT
Ký hiệu
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Một số hợp chất hóa học phân lập từ hoa cây Gạo

8
2
Bảng 3.1
Hiệu suất chiết các cắn từ hoa cây Gạo
22
3
Bảng 3.2
Kết quả định tính cắn methanol bằng SKLM với hệ I
24
4
Bảng 3.3
Kết quả SKLM của BBH-2 với 3 hệ dung môi
27
5
Bảng 3.4
Tỷ lệ chuột chết theo liều dùng thuốc trong 72 giờ
sau uống cao lỏng toàn phần hoa Gạo
31


















DANH MỤC HÌNH
STT
Ký hiệu
Tên hình
Trang
1
Hình 3.1
Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ hoa cây Gạo
21
2
Hình 3.2
Sắc ký đồ cắn methanol với 4 hệ dung môi ở
UV
365nm

23
3
Hình 3.3
Sắc ký đồ của cắn methanol với hệ dung môi I
23
4
Hình 3.4
Sơ đồ phân lập các chất từ hoa cây Gạo
26
5

Hình 3.5
Sắc ký đồ hợp chất BBH-2 ở AST, phun TT
27
6
Hình 3.6
Sắc ký đồ so sánh cắn toàn phần với cắn BBH-2 ở
AST, phun TT
28
7
Hình 3.7
Ảnh hợp chất BBH-2 đã đƣợc phân lập
28
8
Hình 3.8
Sơ đồ cắt mảnh trên phổ ESI-MS của phân tử BBH-
2
29
9
Hình 3.9
Công thức cấu tạo của BBH-2
30
10
Hình 3.10
Hình ảnh thực nghiệm quá trình đánh giá độc tính
cấp trên chuột
32
11
Hình 3.11
Đồ thị tƣơng quan tuyến tính giữa liều dùng cao
lỏng toàn phần hoa Gạo và tỷ lệ chuột chết

32



1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, tuy nhiên, do có sự
ảnh hƣởng của địa hình phức tạp nên khí hậu nƣớc ta có sự khác nhau cơ bản giữa
các vùng miền, chính điều đó đã tạo nên nguồn tài nguyên thực vật phong phú. Về
thực vật, tổng số loài ƣớc đoán ở Việt Nam vào khoảng 12.000 loài [11]. Nguồn tài
nguyên này đang đƣợc các cộng đồng thuộc 54 dân tộc khác nhau sử dụng trong
chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật cũng nhƣ phục vụ các nhu cầu sinh kế khác
[5]. Theo các công bố gần đây, đã phát hiện 3.850 loài cây cỏ làm thuốc ở Việt
Nam, trong đó có gần 1.000 loài thƣờng đƣợc sử dụng trong dân gian, 300 loài đƣợc
sử dụng trong nền y học cổ truyền chính thống và khoảng 230 loài đƣợc sử dụng
trong công nghiệp Dƣợc [5].
Nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều cây cỏ để làm thuốc từ lâu đời, đi cùng với
đó là một hệ thống những kinh nghiệm dân gian của việc thu hái, chế biến, bảo
quản… Ngành y dƣợc học dân tộc của nƣớc ta có một lịch sử phát triển rực rỡ, với
nhiều các bài thuốc cổ truyền, cùng với sự giao thoa của nền y học cổ truyền Trung
Hoa… Tất cả những điều này đã cho thấy nghiên cứu phát triển thuốc có nguồn gốc
từ dƣợc liệu là hƣớng đi tƣơng lai của ngành y dƣợc Việt Nam.
Cây Gạo còn có tên gọi khác là mộc miên, mày rừng… là loài cây khá thân
quen với ngƣời dân Việt Nam, nhất là vùng nông thôn phía Bắc. Cây Gạo đã đi vào
đời sống tinh thần của ngƣời dân qua những bài ca dao và câu tục ngữ dân gian.
Đến cuối xuân, ở những cây Gạo cổ thụ, lá sẽ rụng hết và đó là lúc hoa bắt đầu nở
rộ một màu đỏ tƣơi rực rỡ… Cây Gạo ngoài cái vẻ nên thơ đó còn đƣợc dùng phổ

biến làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, trong đó hoa Gạo đƣợc sử
dụng cho ngƣời thiếu máu nhƣợc sắc, rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày, mất
máu sau mổ, giúp ăn ngủ tốt, tăng cân Bệnh viện Quân y 108 (Khoa Tiêu hóa và
Huyết học) đã dùng cao lỏng hoa Gạo 2/1 để điều trị thiếu máu nhƣợc sắc do rong
kinh, đa kinh, sau mổ, chảy máu do viêm loét dạ dày - tá tràng cho 75 bệnh nhân,
thấy có kết quả tốt [14]. Tại Trung Quốc năm 2011, một số nghiên cứu khoa học
2



cho thấy hoa Gạo có tác dụng chống oxy hóa, và có thể đây sẽ là một nguồn cung
cấp chất chống oxy hóa đầy tiềm năng [43].
Năm 2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã bƣớc đầu khảo sát thành phần
hóa học của hoa cây Gạo và phân lập đƣợc hai hợp chất là 5α,8α-epidioxyergosta-
6,22-dien-3β-ol và aurantiamid acetat [10].
Nhằm nghiên cứu sâu hơn thành phần hóa học và hƣớng đến thử tác dụng sinh
học của hoa cây Gạo, đề tài “Phân lập một số thành phần từ hoa cây Gạo và thử
độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo” đƣợc tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân lập một số thành phần từ hoa cây Gạo.
2. Bƣớc đầu đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc tiến hành với các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất và phân lập một số thành phần từ dịch chiết methanol của hoa
cây Gạo.
3. Nhận dạng chất phân lập dựa trên các dữ liệu phổ.
4. Đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo bằng phƣơng pháp Litchfield
– Wilcoxon.












3



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L
Theo [5], cây Gạo (Bombax malabaricum DC.) đã đƣợc phân loại nhƣ
sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida),
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Bộ Bông (Malvales)
Họ Gạo (Bombacaceae)
Chi Bombax L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Gạo (Bombacaceae)
Họ Gạo (Bombacaceae) gồm tới 30 chi với 250 loài, phân bố ở vùng
nhiệt đới, nhất là ở châu Mỹ. Ở nƣớc ta có gặp các chi: Adansonia, Bombax,
Ceiba, Durio, Ochroma và Pachira với khoảng 100 loài [8].
Họ Gạo đặc trƣng bởi cây gỗ (đôi khi là gỗ lớn với bạnh gốc), có tế bào
nhầy và khoang nhầy. Lá mọc cách, đơn hay kép chân vịt, có lá kèm sớm

rụng; có lông hình sao và có vẩy phân nhánh. Bao hoa mẫu 5, thƣờng có đài
phụ, cánh hoa nếu có thì xếp vặn. Nhị 5 đến nhiều, rời hoặc hợp thành bó hay
ống; bao phấn 1 ô, mở dọc. Quả nang thƣờng là nang chẻ ô. Hạt không có
lông bao ngoài; thƣờng không có nội nhũ [1], [8].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Bombax L.
1.1.3.1. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ lớn, thân có bạnh vè, có gai, tán lá rậm. Lá mọc so le, có cuống,
kép chẻ ngón, với 3 hay 9 lá chét. Hoa đều, lƣỡng tính, đơn độc hay tập hợp
4



thành xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Đài có dạng đấu với 3 hay 5 thùy.
Tràng có 5 cánh hoa thƣờng có lông mềm. Nhị nhiều có bao phấn 1 ô, ít khi 2
ô. Bầu thƣợng với 5 ô nhiều noãn. Quả nang dài, nở thành 5 van; hạt có lớp
lông len dày [8].
1.1.3.2. Phân bố
Gồm 8 loài, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới miền nam châu Á, bắc
Australia và châu Phi [17]. Ở nƣớc ta có 6 loài, thƣờng nói đến là B.anceps
Pierre và B.ceiba L [8].
B. anceps Pierre – Gạo hoa trắng, Pơ lăng: phân bố ở Việt Nam, Lào,
Campuchia. Ở nƣớc ta có gặp ở Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa,
Bình Dƣơng, Lâm Đồng…[8]
B. ceiba L: phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Việt
Nam. Ở nƣớc ta, cây mọc tự nhiên và đƣợc trồng ở hầu khắp các tỉnh [8].
Một số loài khác thuộc chi Bombax đƣợc phân bố nhƣ sau:
B. albidum: phân bố ở Việt Nam, Campuchia [45].
B. insigne: phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Myanma [33].
B. cambodiense: phân bố ở Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam
[22].

B. buonopozense: phân bố ở phía tây bắc Sierra Leone, đông Uganda và
nam Gabon [20].
B. costatum: phân bố từ đông Senegal đến Cameroon, nam Chad và
Cộng hòa Trung Phi [18].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Bombax malabaricum
DC.
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Bombax malabaricum DC. [12], [14], [38].
5



Tên đồng nghĩa: Bombax ceiba L., Gossampinus malabarica (DC.)
Merr., Gossampinus malabaricus, Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl,
Salmalia malabaricatralia, Bombax heptaphylla Cav. [12], [14], [38], [44].
Tên khác: gòn rừng, gạo rừng, anh hùng thụ, bông gạo, hồng miên, mộc
miên thụ, may mìn, mạy nghịu (Tày)… [11], [14].
Cây to, cao đến 15m hay hơn.Thân sần sùi, có bạnh vè to ở gốc, gai hình
nón. Cành hình trụ, mọc ngang, không gai, cành non dày. Lá mọc so le, kép
chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác hay hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn, dài
9-15 cm; rộng 4-5 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên; cuống chung dài hơn phiến
lá; lá sớm rụng [12], [14], có lông hình sao và có vẩy phân nhánh [8].
Cụm hoa mọc đầu cành thành chùm; hoa màu đỏ, nở trƣớc khi cây ra lá;
đài dày hình chuông, có 5 răng tù và ngắn, màu nâu xám; tràng 5 cánh nạc rời
nhau, mặt ngoài phủ lông nhung; nhị rất nhiều hợp thành 5 bó, ngắn hơn cánh
hoa; bầu hình nón, có lông mềm màu trắng nhạt [14] quả nang hình thoi, dài
8-15 cm mở bằng 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông, khi nứt thành 5
mảnh. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài trắng mịn [12], [14].
1.1.4.2. Sinh thái và phân bố
Mùa hoa: tháng 3; mùa quả: tháng 5

Ở Việt Nam, cây gạo thƣờng mọc ở đất trống ven rừng, đồi, nhất là dọc
theo các bờ suối. Cây còn đƣợc trồng ở đầu làng, ven đƣờng đi hoặc ở đình
chùa lấy bóng mát [18]. Ở Ấn Độ, cây sống ở cả những vùng tƣơng đối khắc
nghiệt; nhiệt độ thấp về mùa đông 2-3
0
C hoặc thấp hơn, về mùa nóng có khi
lên đến 49
0
C. Cây mọc đƣợc trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn trơ sỏi đá;
khả năng chịu hạn tốt; những cây to có thể tồn tại qua các đợt cháy rừng, do
có lớp cỏ dày [8].
Gạo là loài cây gỗ mọc nhanh, sau 2 năm trồng từ hạt đã có thể cao gần
2m; cây trồng bằng cành, sau 5 năm đƣờng kính hơn 20cm. Gạo rụng lá vào
6



mùa đông, ra hoa quả vào đầu mùa xuân, khi chƣa có lá [14], [15]. Trong điều
kiện thích hợp, cây sinh trƣởng rất nhanh. Dễ trồng bằng hạt hoặc các đoạn
cành, khả năng đâm chồi mạnh [7], [8].
Quả Gạo chứa nhiều hạt, cứ 100kg quả khô thu đƣợc 2 kg hạt; cứ 1 kg
hạt có từ 25300 đến 38500 hạt [37].
Hạt có lông mềm (bông gạo), phát tán khắp nơi nhờ gió. Ở Ấn Độ, Gạo
là cây trồng rừng quan trọng. Để cho cây mọc thẳng, ngƣời ta thƣờng tạo cây
giống từ hạt. Tỷ lệ nảy mầm là trên 60%. Gỗ nhẹ, màu trắng dùng để đóng
thùng đựng hàng hóa [14].
1.2. Thành phần hóa học
Hoa chứa nhiều acid amin, pectin, tanin, đƣờng, nguyên tố vi lƣợng,
nhựa chứa nhiều acid catechutannic [6].
Nụ hoa và đài (tính theo dƣợc liệu tƣơi) chứa protein thô theo thứ tự lần

lƣợt là 1,38 mg và 1,56 mg, carbohydrat 11,95 mg% và 13,87 mg%, chất vô
cơ 1,09 mg% và 1,00 mg%, Ca 92,25 mg% và 95 mg%, P 49 mg% và 41
mg%, Mg 54 mg% và 24,64 mg% [14].
Năm 2012, Phạm Văn Đức đã tiến hành định tính và xác định sự có mặt
của một số nhóm chất trong hoa Gạo, kết quả cho thấy trong hoa Gạo có chứa
các nhóm chất: Alcaloid, glycoside tim, carotenoid, sterol, flavonoid,
coumarin, saponin, tanin, đƣờng khử, acid amin và acid hữu cơ [10].
Năm 1972, Gopal H. và Gupta RK. đã phân lập đƣợc 6 hợp chất từ hoa
Gạo bao gồm β-sitosterol, β-D-glucoside của β-sitosterol, hentriacontane,
hentriacontanol, kaempferol và quercetin [23].
Năm 1973, Niranjan GS. đã phân lập đƣợc 7-methylether-3β-
glucopyranoside và pelargonidin-5β-glucopyranoside từ dịch chiết methanol
của cánh hoa [27].
Năm 1974, nghiên cứu của Rizvi SAI và Saxena OC cho thấy trong hoa
7



Gạo có chứa 3 glycosid là 24β-ethylcholest-5-en-3β-O-α-L-
arabinopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranoside; 4,5,7-trihydroxyflavone-3-O-
β-D-glucopyranosyl(1→4)-α-L-rhamnopyranoside; 3,5-dihydroxy-4-
methoxyflavone-7-O-α-L-rhamnopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranoside, 9
acid hữu cơ, 16 đƣờng và 13 hợp chất khác gồm 3,5,7-trihydroxy-4’-
methoxyflavone; 3,5,7,4'-tetrahydroxy-3’-methoxyflavone; kaempferol,
kaempferide-7β-rutinoside, quercetin, quercetin-3β-rutinoside, isorhamnetin-
3β-rutinoside, ceryl alcohol, β-amyrin, taraxerol, taraxryl acetat, lupeol,
lupeol acetat [32].
Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Wang H. đã phân lập đƣợc 5 hợp chất
từ hoa Gạo gồm acid hexadecanoic, acid tetradecanoic, 3-methyl-2(3H)-
benzofuranone, α-cedrol, β-cedrol [40].

Năm 2008, nhóm nghiên cứu của Wu J. phân lập đƣợc 6 hợp chất từ hoa
Gạo gồm bombasin, bombasin 4-O-β-glucoside, bombalin,
dihydrodehydrodiconiferyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside, acid trans-3-(p-
coumaroyl) quinic, acid neochlorogenic. Trong đó đã tiến hành đo phổ và xác
định cấu trúc phân tử của 3 hợp chất là dihydrodehydrodiconiferyl alcohol 4-
O-β-D-glucopyranoside, acid trans-3-(p-coumaroyl) quinic và acid
neochlorogenic [41].
Từ cắn methanol, El-Hagrassi AM. phân lập và xác định cấu trúc hóa
học của 7 flavon: vicenin-2, apigenin, linarin, saponarin, cosmetin, isovitexin,
xanthomicrol (bảng 1.1). Ngoài ra, từ cắn n-hexan, nhóm tác giả còn phân lập
đƣợc 14 hợp chất gồm 4 chất cholesterol, campesterol, stigmasterol, α-amyrin
và 10 hydrocarbon [21].
Năm 2011, Said A. tìm thấy 7 chất trong hoa Gạo gồm acid isovanilic,
mangiferin, acid protocatechuic, rutin, quercetin 3-O-β-D-
glucuronopyranoside, quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside, a pigenin-7-O-β-
8



D-glucopyranoside [35].
Năm 2012, Phạm Văn Đức đã phân lập và xác định đƣợc cấu trúc của 2
chất có trong hoa cây Gạo là 5α,8α-epidioxyergosta-6,22-dien-3β-ol (BBH-1)
và aurantiamid acetat (BBH-3) [10].
Bảng 1.1: Một số hợp chất hóa học phân lập từ hoa cây Gạo
STT
Tên hợp chất hóa
học
Công thức hóa học
TLTK


1
Kaempferol
O
O
OH
HO
OH
OH

[23],
[32]

2
Quercetin
O
O
OH
HO
OH
OH
OH

[23], [32]
3

3
Dihydrodehydrodi
coniferyl alcohol
4-O-β-D-
glucopyranoside


O
HO
OH
OCH
3
glcO
OCH
3


[41]

4
Acid trans-3-(p-
coumaroyl) quinic
O
OH
OH
HO COOH
O
HO


[41]
5
5
Acid
neoclorogenic
O

OH
OH
HO COOH
O
HO
HO

[41]

9




6

Vicenin-2:
apigenin-6,8-di-C-
β-D-
glucopyranoside

O
O
OH
O
HO
HO
OH
O
OH

HO
HO
CH
2
OH
CH
2
OH
HO
OH


[21]

7
Linarin: apigenin-
4’-methylether-7-
O-rutinoside
O
O
O
OH
O
O
OH
HO
HO
O
O
OH

OH
OH
H
3
C
CH
3


[21]

8
Saponarin:
apigenin-6-C-β-D-
glucosyl-7-O-β-D-
glucopyranoside
O
O
OH
O
HO
HO
OH
CH
2
OH
OH
O
OH
OH

HO
CH
2
OH


[21]

9
Cosmetin:
apigenin-7-O-β-D-
glucopyranoside
O
O
OH
O
O
OH
HO
OH
CH
2
OH


[21]

10
Isovitexin:
apigenin-6-C-β-D-

glucopyranoside
O
O
OH
HO
O
OH
HO
OH
CH
2
OH

[21]

11
Xanthomicrol:
4’,5-dihydroxy-
6,7,8-
trimethoxyflavone
O
O
OH
OH
CH
3
O
OCH
3
CH

3
O


[21]
10



1
12
Apigenin
O
O
OH
HO


[21]

13
Ergosterol
peroxide: 5α,8α-
epidioxyergosta-
6,22-dien-3β-ol




[10]

1
14
Aurantiamid acetat
C N
HOH
N
H
O
O
H
O


[10]
1
15
β-Sitosterol
HO
H
HH
H

[23]
1
16
β-Sitosterol β-D-
glucoside

O
H

HH
H
O
OH
OH
OH
HO

[23]
1
17
Hentriacontane

[23]
HO
O
O
11



1
18
Acid hexadecanoic
OH
O

[40]
1
19

Acid tetradecanoic
OH
O

[40]
2
20
α-cedrol
HO
H

[40]
2
21
Campesterol
H
HH
H
HO

[21]
2
22
Stigmasterol
HH
H
HO
H

[21]

2
23
Acid isovanilic:
acid 3-hydroxy-4-
methoxybenzoic
OH
O
O
HO

[35]
2
24
Acid
protocatechuic:
acid 3,4-
Dihydroxybenzoic
OH
O
HO
HO

[35]
12



1.3. Tác dụng dƣợc lý
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới những năm vừa
qua đã cho thấy rằng hoa Gạo có nhiều tác dụng dƣợc lý quan trọng.

 Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2009, bằng phƣơng pháp dùng DPPH, liposome, microsome,
peroxynitrite; Vieira và cộng sự đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của
cắn methanol chiết xuất từ hoa Gạo [39]. Cũng bằng phƣơng pháp này, năm
2011, các nhà khoa học cũng chỉ ra tác dụng chống oxy hóa khi chiết xuất hoa
Gạo bằng nhiều hệ dung môi khác nhau nhƣ nƣớc, ethanol 50%, aceton 80%,
n-hexan. Các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng các cắn chiết xuất đƣợc có
khả năng chống oxy hóa vƣợt trội hơn acid ascorbic hay acid gallic [21], [43].
 Tác dụng bảo vệ gan
Năm 2010, Ravi V. công bố công trình nghiên cứu cho thấy cắn
methanol của hoa Gạo có tác dụng cải thiện sự nhiễm độc gan gây ra bởi các
thuốc kháng lao [30].
Theo [35], cắn thu đƣợc khi chiết xuất hoa Gạo bằng methanol 70% có
tác dụng làm giảm nồng độ men gan do paracetamol gây ra trên chuột. Với
liều 250 và 500 mg/kg trọng lƣợng cơ thể, mức độ giảm ALT là 26,4% và
27,8%, mức độ giảm AST là 13,7% và 17,0%.
 Tác dụng hạ huyết áp
Trên tim mạch, năm 2003, Saleem R. công bố cắn methanol của hoa Gạo
có tác dụng hạ huyết áp động mạch ở chuột cống đã gây mê bằng pentothal
natri. Với liều 10 mg/kg chuột, huyết áp động mạch của chuột giảm hơn 10 %
sau 1-1,5 phút. Với liều 30 mg/kg, huyết áp của chuột hạ hơn 50 % sau 1- 3
phút [36].
 Tác dụng bảo vệ tim mạch
13



Patel SS. và các cộng sự đã tiến hành đánh giá khả năng bảo vệ tim mạch
của dịch chiết nƣớc hoa Gạo, trên cơ sở các thông số sinh hóa trên mô hình
gây nhồi máu cơ tim ở chuột bằng adriamycin và so sánh với vitamin E, một

chất chống oxy hóa bảo vệ tim mạch đã đƣợc biết. Kết quả cho thấy ở các lô
chuột sau khi tiêm adriamycin đƣợc uống dịch chiết nƣớc hoa Gạo ở các liều
300 mg / kg và 450 mg / kg chuột đều cho thấy có sự gia tăng đáng kể (p
<0.001) của LDH trong cơ tim, giảm SGOT và LDH trong huyết thanh tƣơng
đƣơng với lô chuột đƣợc cho uống vitamin E liều 100 mg/kg. Điều này chứng
tỏ rằng dịch chiết nƣớc hoa Gạo có tác dụng chống lại nhồi máu cơ tim do
adriamycin gây ra trên chuột [28].
 Tác dụng hạ đường huyết
Năm 1968, Dhar và cộng sự đã chứng minh dịch chiết ethanol 50% của
hoa Gạo có tác dụng hạ đƣờng huyết với liều dùng tối đa là 250mg/kg thể
trọng [19].
 Một số tác dụng dược lý khác
Theo [42], cắn phân đoạn ethylacetat hoa Gạo với liều 200-500 mg/kg
có tác dụng chống viêm rõ rệt gây ra khi thử trên mô hình gây viêm cho chuột
bằng cách tiêm lòng trắng trứng tƣơi hoặc carrageenan cho chuột cống hoặc
chuột nhắt trắng.
Theo [35], cắn thu đƣợc từ dịch chiết methanol 70% của hoa Gạo với
liều 25 và 50mg/100g thể trọng có tác dụng làm cản trở qua trình viêm ở
chuột tƣơng ứng là 56,5 và 66,2 % sau 1 giờ. Cũng ở liều tƣơng tự, cắn
methanol 70% có tác dụng làm giảm 27,3 và 47,6% lƣợng acid acetic -
nguyên nhân gây đau, điều đó đã cho thấy tác dụng giảm đau ngoại vi của nó.
Năm 1968, Dhar và các cộng sự đã chứng minh cắn thu đƣợc khi chiết
xuất hoa Gạo bằng ethanol 50% có tác dụng kháng virus gây bệnh Ranikhet
với liều dùng tối đa là 250 mg/kg thể trọng [19].
14



Hoa Gạo còn là thành phần của bài thuốc dân gian gồm năm loại hoa
đƣợc sử dụng để làm giảm triệu chứng của Hot Qi (một thuật ngữ hay dùng ở

Trung Quốc để chỉ các triệu chứng nhƣ viêm mắt, hôi miệng, viêm họng, táo
bón…) [25].
Nghiên cứu ảnh hƣởng của dịch chiết nƣớc hoa Gạo trên các chủng vi
khuẩn nhƣ Lactobacillus plantarum (Lp), Bifidobacterium bifidum (Bb) và
Streptococcus thermophilus (St) đã cho thấy dịch chiết làm đẩy mạnh sự phát
triển và duy trì sự sống của Lp và Bp tƣơng đƣơng với sự gia tăng nồng độ
hoa Gạo, nhƣng lại ít làm tăng St. Do đó có thể xem xét sử dụng dịch chiết
này làm môi trƣờng nuôi cấy [26].
Một cuộc khảo sát đƣợc tiến hành ở miền nam Punjab, Pakistan ngƣời ta
còn thấy rằng ngƣời chăn nuôi gia súc còn cho thêm hoa Gạo vào thức ăn
chăn nuôi để làm thuốc chữa giun sán cho động vật [16].
 Độc tính cấp của hoa Gạo
Rehman và các cộng sự đã đánh giá độc tính cấp của cao lỏng hoa Gạo
qua đƣờng uống và đƣờng tiêm tĩnh mạch trên chuột nhắt và chuột cống
trắng. Kết quả đã cho thấy rằng mức độ và dấu hiệu độc phụ thuộc rất lớn vào
liều dùng. LD
50
của đƣờng uống trên chuột cống là 6768,730mg/kg. Đƣờng
tiêm tĩnh mạch lần lƣợt là 889,496 và 467,84 mg ở chuột cống và chuột nhắt
[31].
1.4. Tính vị, công dụng
Trong y học cổ truyền, hoa Gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh
nhiệt, lợi tiểu [15].
Hoa Gạo chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, với liều 20 - 30 g/ngày, phơi
khô, thái nhỏ, sắc với 200 ml nƣớc còn 50 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày
[14]. Nƣớc sắc hoa Gạo đƣợc xem nhƣ một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu
máu suy nhƣợc hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu
15




dạ dày, tá tràng, mất máu sau mổ vết thƣơng, sỏi thận mà tủy xƣơng bình
thƣờng) và do cả trƣờng hợp suy tủy; liều dùng 10 – 15 g. [6].
Hoa Gạo mới hái, rửa sạch, để ráo nƣớc, giã thật nhuyễn ép lấy nƣớc
trộn với dầu gấc (lƣợng tƣơng đƣơng) đánh đều bôi chữa bỏng [14].
Bệnh viện TW quân đội 108 (Khoa Tiêu hóa và Huyết học) đã dùng hoa
Gạo chữa thiếu máu nhƣợc sắc do rong kinh, đa kinh, sau mổ, chảy máu do
viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cao lỏng 2/1. Dùng cho 75 bệnh nhân uống
mỗi ngày 100 ml cao lỏng hoa Gạo từng đợt 30 ngày. Kết quả đạt 90% tăng
cân, ăn ngủ tốt [14].


















16




Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu
- Mẫu nghiên cứu:
+ Cành mang hoa, lá tƣơi để giám định tên khoa học.
+ Hoa cây Gạo, sấy ở 60
0
C đến khô, nghiền thành bột thô, cho vào
trong túi nilon kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát làm nguyên liệu
nghiên cứu chiết xuất và phân lập .
- Nơi thu hái: xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất
Các thuốc thử, dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu
chuẩn phân tích đã ghi trong Dƣợc điển Việt Nam IV.
2.1.2.2. Dụng cụ, máy móc
 Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
của hãng MERCK.
 Chất hấp phụ dùng trong sắc ký cột: silicagel.
 Cột sắc ký.
 Tủ sấy SHELLAB.
 Cân phân tích PRECISA.
 Máy cất quay BUCHI ROTAVAPOR R-200.
 Cân kỹ thuật SARTORIUS.
 Bình chiết bằng inox.
 Đèn tử ngoại UV

254nm
và UV
365nm
.
 Máy ảnh Cannon Powershot SX 130 IS.
 Máy AGILENT 6310 Ion Trap tại Viện Hóa học các hợp chất thiên
17



nhiên.
 Máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer tại Viện Hóa Học - Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.1.2.3. Động vật thí nghiệm
Dùng chuột nhắt trắng, chủng Swiss, khỏe mạnh, trọng lƣợng 18-22 g,
do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp.
Súc vật đƣợc nuôi trong phòng thí nghiệm 3-5 ngày trƣớc khi nghiên cứu
bằng thức ăn do Viện Vệ sinh dịch tễ TW sản xuất, uống nƣớc tự do.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Định tính
Định tính cắn methanol toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng [4], [9], [13].
Sử dụng bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF
254
(Merck), khai triển với nhiều hệ
dung môi khác nhau. Phát hiện chất ở AST, soi dƣới đèn tử ngoại ở hai bƣớc
sóng 254nm và 365nm khi chƣa phun thuốc thử và ở AST sau khi phun thuốc
thử hiện màu là dung dịch H
2
SO
4

10% lên bản mỏng, sấy khô, làm nóng ở
110
0
C.
2.2.2. Chiết xuất
Chiết xuất bằng phương pháp ngâm lạnh [2], [3], [9]
Cho dƣợc liệu đã chia nhỏ đến kích thƣớc thích hợp (thƣờng là bột thô)
vào bình kín và chiết bằng dung môi hữu cơ ở nhiệt độ phòng. Sau khi ngâm
2 ngày, gạn, ép dịch chiết, lọc tạp chất. Bã lại đƣợc tiến hành ngâm lần 2, lần
3 tƣơng tự nhƣ lần 1. Dịch lọc đƣợc cất thu hồi dung môi đến cắn. Cắn đƣợc
làm khô đến khối lƣợng không đổi. Cân cắn. Tính hiệu suất.




×