Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.61 KB, 7 trang )

BỘ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN KHỐI 7 KÌ I
KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề 1 (lần 1): Chép lại phần dịch thơ bài “ Sông núi nước Nam ”. Nêu nội
dung chính của bài thơ ?
Đề 2 (lần 2): Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu các loại từ đồng nghĩa?
Bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây: giữ gìn, bảo vệ
a. Em Thuý luôn luôn……………quần áo sạch sẽ.
b. …………Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
Đề 3 (lần 3): Chép lại bài thơ “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh. Nêu nội
dung chính của bài thơ ?
Đề 4 (lần 4): Nêu các dạng của điệp ngữ ?
Bài tập: Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và cho biết dạng của điệp ngữ:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi phải sắp xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi
mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.


ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề 1 (lần 1): SÔNG NÚI NƯỚC NAM
( Nam quốc sơn hà )
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Nội dung chính: Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh
thép, Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định
chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Đề 2 (lần 2):
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.


- Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)
Bài tập: a. Giữ gìn. b. Bảo vệ.
Đề 3 (lần 3): CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Nội dung chính: Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện
tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

Đề 4 (lần 4):
Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
Bài tập: - Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.
- Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp.
KIỂM TRA 1-2 TIẾT
KIỂM TRA VĂN
Thời gian: 45 phút.
Câu 1: Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương. Nêu ý
nghĩa của hình ảnh bánh trôi nước?
Câu 2: Chép lại bài thơ “ Qua đèo ngang ” của Huyện Thanh Quan.
Cảnh tượng nơi Đèo Ngang được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 3: Tìm ý nghĩa cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang
của Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến?
ĐÁP ÁN:
Câu 1: - Bài thơ Bánh Trôi Nước ( SGK/tr94).

- Ý nghĩa:
+ Trân trong vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người
phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
+ Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Câu 2: - Bài thơ Qua Đèo Ngang (SGK/tr 102).
- Cảnh tượng nơi Đèo Ngang:
Thời gian: Lúc chiều tà
Không gian: Khoáng đạt.
Từ ngữ, hình ảnh được miêu tả: cỏ cây, hoa, lá, mấy chú tiều
lom khom dưới núi…
* Cảnh tượng nơi Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự
sống của con người nhưng còn hoang sơ.
Câu 3: Ý nghĩa cụm từ “ ta với ta ”:
* Ở bài thơ Qua Đèo Ngang:
- Chỉ một mình nhân vật trữ tình (tác giả).
- Thể hiện nỗi buồn thầm lặng cô đơn và nỗi nhớ nước thương nhà.
* Ở bài thơ Bạn Đến Chơi Nhà:
- Có 2 người: Tác giả và người bạn.
- Thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ ?
Bài tập: Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng.
b. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa ? Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa ?
Bài tập: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
a. Chân cứng đá……………
b. Mắt nhắm mắt…………
c. Vô thưởng vô……………

d. Bước thấp bước………….
Câu 3: Thế nào là từ đồng âm ?
Bài tập: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
Sâu (danh từ) – sâu (tính từ).
ĐÁP ÁN
Câu 1: Trong việc sử dụng quan hệ từ, cần tránh các lỗi sau:
- Thiếu quan hệ từ;
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa;
- Thừa quan hệ từ;
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Bài tập:
a. Con xin báo một tin vui cho/để cha mẹ mừng.
b. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
Câu 2: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng
tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
Bài tập: a. mềm. b. mở. c. phạt. d. cao.
Câu 3: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa
khác xa nhau, không liên quan gì nhau.
Bài tập: Con sâu ăn rất sâu vào thân cây.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Thời gian: 90 phút.

Đề bài: Miêu tả ngôi trường của em vào một buổi sáng đẹp trời.
ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần làm bài có bố cục 3 phần
a. Mở bài: - Giới thiệu bối cảnh.
- Nêu cảm xúc chung.

b.Thân bài:
- Khái quát: + Ngôi trường nhìn từ xa.
+ Quang cảnh xung quanh.
- Cụ thể: + Cổng trường.
+ Khuôn viên.
+ Cảnh trang trí.
+ Không khí.
c. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ.
- Liên hệ bản thân.
3. Cách cho điểm:
Điểm 9-10: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.
Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, chưa miêu tả hay, còn mắc lỗi
diễn đạt.
Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
Thời gian: 90 phút.

Đề bài: Loài cây em yêu.
ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm, trình
bày tốt bài văn.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh nên chọn một số loài cây gần gũi, gắn bó với tuổi thơ hay
mang tính biểu tượng như: Tre, phượng…
Xác định yếu tố miêu tả: tả cái gì ? Bày tỏ thái độ, tình cảm.
Xác định yếu tố tự sự: Kể cái gì ? Bộc lộ cảm xúc.
3. Cách cho điểm:
Điểm 9-10: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.

Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, biểu cảm chưa hay, còn mắc lỗi
diễn đạt.
Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
Thời gian: 90 phút.

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân của em.
ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm, trình bày
tốt bài văn.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thẻ chọn bất cứ đối tượng nào của gia đình hay một người
nào đó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất như: Thầy, cô, bạn…
Yếu tố miêu tả: Dựng chân dung chi tiết, cụ thể về đối tượng.
Yếu tố kể chuyện: Chân dung hiện lên dần dần qua sự việc và câu
chuyện
Biểu cảm: thông qua sự việc miêu tả và kể để làm nổi bật cảm xúc của
đối tượng.
3. Cách cho điểm:
Điểm 9-10: Bài viết hay, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.
Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, biểu cảm chưa hay, còn mắc lỗi
diễn đạt.
Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.

×