Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (166)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.12 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)
I/ Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ
cái đứng trước câu trả lời đúng (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm):
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước
Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những
tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên khúc điệu Nam nghe buồn man
mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư
khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không
vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm,
bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên
tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
(Trích Ngữ văn 7, Tập 2)
1. Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác giả và văn bản chứa đoạn văn trên?
A. Hoài Thanh - Ý nghĩa văn chương
B. Hà Ánh Minh - Ca Huế trên sông Hương
C. Minh Hương - Sài Gòn tôi yêu
D. Vũ Bằng - Mùa xuân của tôi
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
A. Miêu tả cảnh chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương
B. Miêu tả một đêm ca Huế trên sông Hương
C. Miêu tả những người con gái đàn hát trên sông Hương
D. Bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả về một đêm ca Huế trên sông Hương
3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu?
A. Chơi chữ C. Hoán dụ
B. Nhân hoá D. Liệt kê


4. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau?
A. ca nhi B. tương tư
C. quả phụ D. réo rắt
5. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Người ta là hoa đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
D. Uống nước nhớ nguồn.
6. Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận?
A. Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó
B. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một vấn đề của cuộc sống
D. Trình bày một chuỗi sự việc, câu chuyện theo một trình tự nhất định
7. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận
8. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích?
A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam từ thực tế
cuộc sống.
B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.
C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi
trường sống.
D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành
công ?
II/ Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) chứng minh cho ý sau: Sách vở là
người bạn tốt của mỗi học sinh.
Câu 2. (6 điểm):Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

HẾT
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
I/ Trắc nghiệm (2,5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm):
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B B D D A A B A
II/ Tự luận (8 điểm):
• Yêu cầu chung:
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Bài viết xác định được vấn đề nghị luận
- Biết sử dụng các dẫn chứng một cách hợp lý trong nghị luận.
- Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp thông thường.
- Không cho điểm tối đa với những bài mắc lỗi.
• Yêu cầu cụ thể:
Câu ý Nội dung cần đạt Điểm
1(2đ) 1. Về kĩ năng:
+ Biết viết đoạn văn nghị luận chứng minh(có dẫn chứng)
+ Đủ số câu quy định
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
0,5
2. Về kiến thức:
- Làm sáng tỏ được nội dung đã nêu
+ Sách cung cấp những kiến thức
+ Sách bồi dưỡng tình cảm
+ Sách bồi dưỡng tư tưởng
0,5

0,5
0,5
2(6đ) 1. Về kĩ năng:
+ Bài làm đủ bố cục
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích.
+ Diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng.
2. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình những cần làm
rõ được các ý sau:
Mở
bài
- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống
của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của
chúng ta.
0,5
Thân
bài
Chứng minh:
- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:
+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của
dân tộc Việt Nam.
+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá
+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu; Rừng là
kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận
+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư
giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn.
- Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người:
+ ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống con người.
Ví dụ: Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi,

lũ quét … tàn phá nhà cửa, mùa màng. cướp đi sinh mạng của
con người.
+ Đốt nương làm rẫy. Sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh
thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được
+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
của con người
+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển
rừng.
- Liên hệ tình hình bảo vệ rừng ở nước ta và địa phương
5
2
2
1
Kết
bài
- Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế
giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.
- Mỗi chứng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây
gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp.
0,75
( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học
sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi
cảm, diễn đạt tốt )
HẾT

×