Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (139)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.45 KB, 3 trang )

ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2010 (ĐỀ 2)
Môn : Ngữ Văn 7
Thời gian : 90’
Điểm Lời phê của thầy cô
I. Phần trắc nghiệm : (3 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức
biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Nghị luận
C. Biểu cảm D. Miêu tả.
2. Câu đặc biệt “Chị An ơi” được dùng để làm gì?
A. Để bộc lộ cảm xúc
B. Để gọi đáp
C. Để nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong
đoạn.
D. Để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
3. Câu rút gọn “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” đã được lược bỏ
thành phần nào?
A. Chủ ngữ và vị ngữ B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ D. Trạng ngữ.
4. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của tác giả nào?
A. Nguyễn Ái Quốc B. Phạm Văn Đồng
C. Hoài Thanh D. Phạm Duy Tốn
5. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Tự sự.
6. Xác định vị trí của của trạng ngữ trong câu “Dân phu kể hàng trăm nghìn con
người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn…”?
A. Ở cuối câu B. Ở đầu câu
C. Ở giữa câu D. Không có trạng ngữ
7. Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ?


A. Một nắng hai sương.
B. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
D. Khoai đất lạ, mạ đất quen.
8. Câu “Trăng lên” là loại:
A. Câu bị động B. Câu đơn
C. Rút gọn D. Câu đặc biệt.
9. Câu đặc biệt:
A. Là câu chỉ có chủ ngữ.
B. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ
10. Giá trị hiện thực của tác phẩm ‘Sống chết mặc bay’
A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân.
B. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với
tính mạng đang bị đe dọa của người dân.
C. Tố cáo bọn quan lại xấu xa, mất nhân tính.
D. Phê phán sự vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
11. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì ?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận.
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm tư tưởng của người viết.
C. Lý lẽ đưa ra để triển khai ý kiến trong bài văn nghị luận.
D. Cách trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
12. Khi nào phải làm văn bàn báo cáo ?
A. Khi cần trình bày về sự việc và kết quả làm được của cá nhân hay tập
thể.
B. Khi muốn truyền đạt nội dung yêu cầu từ cấp trên xuống.
C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng.
D. Khi muốn xin giải quyết một việc.
II. Phần tự luận : (7 điểm)

Giải thích và chứng minh câu ca dao :
‘’ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng’’.
Bài làm :





























ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2010 (ĐỀ 2)
Môn : Ngữ Văn 7
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA B B A D D C A B C B B A
II. Phần tự luận: (7 điểm)
+ Yêu cầu: Viết được bài văn lập luận giải thích
- Lời văn giải thích cần sáng sủa dễ hiểu, giữa các phần các đoạn có sự liên kết.
- Bài văn có đủ ba phần : Mở bài – Thân bài – Kết luận.
1. Mở bài: (1 điểm)
• Giới thiệu câu ca dao, điều người xưa muốn nhắn nhủ.
2. Thân bài (5 điểm)
• Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu ca dao.
• Giải thích nghĩa của câu ca dao: Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có
nghĩa là gì?
• Nêu thêm một số câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề.
• Giải thích ý nghĩa của vấn đề: Tinh thần đoàn kết, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
• Làm rõ sự vận dụng câu ca dao vào đời sống: Cần có hành động thiết thực cụ
thể như “Nhường cơm sẻ áo”, quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn
hoạn nạn …
3. Kết bài (1 điểm)
• Rút ra ý nghĩa của câu ca dao.
• Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
An Bình ngày 18 tháng 7 năm 2010
GV :Trần Thị Vui

×