Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (171)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.84 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm)
Đọc kể đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào trả lời đúng nhất:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ tịch cũng
rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được,
làm được. Tuy cho cùng chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có
gì quí hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,sông có thể cạn
núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” Những chân lí giản dị mà sâu sắc
đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con đang đợi nó, thì nó là sức mạnh vô
địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Ngữ văn 7 - Tập 2.
1. Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Ý nghĩa văn chương.
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
2. Đoạn văn trên đc viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả. C. Biểu cảm.
B. Tự sự. D. Nghị luận
3. Dấu chấm lửng trong đoạn văn dùng để làm gì?
A. Liệt kê. C. Thể hiện lời nói bỏ dở.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Thể hiện sự ngập ngừng.
4. Dòng nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn.
A. Sự giản dị trong lời nói của Bác. C. Sự giản dị trong lời nói, bài viết của
Bác.
B. Sự giản dị trong tác phong của Bác. D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi
người.
5. Câu không có gì quý hơn độc lập tự do trong đoạn văn có vai trò là:


A. Luận điểm. B. Luận cứ. C. Lập luận. D. Cả 3 đều sai.
6. Câu văn thứ nhất của đoạn, t/g đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh. B. Tăng tốc. C. Tương phản. D. Liệt kê.
7. Bộ phận trạng ngữ ở câu đầu đoạn văn đc thêm vào câu để làm gì?
A. Xác định thời gian. C. Xác định mục đích.
B. Xác định địa điểm. D. Xác định nguyên nhân.
8. Trong câu văn đầu đoạn, bộ phận trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào?
A. Đầu câu. B. Cuối câu. C. Giữa câu. D. Đầu và cuối c.
II. Phần tự luận (8.0 điểm).
Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn từ 6- 8 câu nêu cảm nghĩ của em về thân phận người nông
dân qua văn bản Sống chết mặc bay của phạm Duy Tốn trong đó có dùng câu bị động.
Câu 2 (6.0 điểm ) Hãy giải thích câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''.
HẾT
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Phần trắc nghiệm: (2.0 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D D A C B D C D
II. Phần tự luận. 8.0 điểm
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(2.0điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn.
- Đủ số câu quy định từ 6 đến 8 câu
- Hành văn rõ ràng, trình bày đẹp, đúng ngữ pháp, không sai chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức.

- Nội dung nói về nỗi thống khổ của người nông dân qua văn bản
sống chết mặc bay.
- Có dùng câu bị động phù hợp.

1.0
1.0
Câu 2
(6.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng.
- Nắm vững phương pháp kiểu bài văn nghị luận giải thích.
- Bố cục rõ ràng 3 phần mạch lạc.
- Kết hợp dùng dẫnchứng và lí lẽ.
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức.
1. MB. (1đ).
- Nêu đc vấn đề giải thích: Câu tn "Ăn cây".
- Nêu đc định hướng giải thích: Lòng biết ơn những người tạo thành
quả cho mình đc hưởng.
2. Thân bài. (4đ).
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Nghĩa đen: Ăn quả ngọt phải nhớ tới người vun trồng, chăm bón
cây.
+ Nghĩa bóng: - Quả nghĩa là thành quả.
- Người ăn quả là người đc hưởng thành quả.
=> Câu nói: Người đc hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra
thành quả ấy.
- Vì sao ăn quả phải nhớ tới người trồng cây?
+ Vì mọi thành quả không phải bỗng dưng mà có, phải có người tạo
nên nó. d/c
+ Có thành quả đạt đc phải đổi bằng xương máu d/c.

0,5đ
0,5đ
1.0
1.0
1.0
- Nhớ ơn người trồng cây ntn?
+ Ghi nhớ công ơn, thể hiện = hành động: giúp đỡ, chăm sóc những
gia đình có công với đất nước, bảo vệ các thành quả
- Là hs phải thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, thầy cô.
C. KT. 1đ.
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu t/n: Nó như bài học về cách ứng xử.
- Liên hệ bản thân.
1.0
0,5
0,5
Tổng
8.0
điểm
* Lưu ý : Trên đây chỉ là gợi ý. HS có thể viết theo cách khác để bộc lộ cảm xúc. GV cần căn
cứ vào mức độ bài làm của Hs cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa bài viết thực sự có cảm xúc, chân
thành, suy nghĩ sâu sắc về tác phẩm, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.

×