Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tổng quan về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành dược và các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 99 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


HOÀNG THỊ NGUYỆT PHƯƠNG

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC CỦA NGÀNH DƯỢC
VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


HOÀNG THỊ NGUYỆT PHƯƠNG

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC CỦA NGÀNH DƯỢC
VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
Ths. Trần Thị Lan Anh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược




HÀ NỘI - 2013



LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ths. Trần Thị Lan Anh, giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
người đã luôn theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và đã chỉ dạy cho tôi
những kiến thức quý báu về chuyên môn cũng như cuộc sống, tận tình giúp đỡ khi
tôi có những vướng mắc về thông tin và định hướng về đề tài.
Các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, những người đã trang
bị cho tôi những kiến thức cơ bản nhất và luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các bộ môn và các thầy cô giáo đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin dành những lời yêu thương nhất tới cha mẹ, những người
thân trong gia đình và tất cả bạn bè đã luôn quan tâm, chăm sóc, động viên tôi.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Hoàng Thị Nguyệt Phương





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.1. Phương pháp nghiên cứu 3
1.1.1. Tổng quan về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược 3
1.2.1. Tổng quan về các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo 4
1.2. Sàng lọc tài liệu 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 7
CỦA NGÀNH DƯỢC 7
2.1. Châu Âu 7
2.1.1. Khái quát chung 7
2.1.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại một số nước Châu Âu 8
2.1.2.1. Anh, xứ Wale và Bắc Ailen 8
2.1.2.2. Pháp 10
2.2. Bắc Mỹ . 14
2.2.1. Khái quát chung. 14
2.2.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại một số nước Bắc Mỹ. 15
2.2.2.1. Hoa Kì 15
2.2.2.2. Canada 17
2.3. Châu Á. 20
2.3.1. Khái quát chung. 20
2.3.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại một số nước châu Á. 21
2.3.2.1. Singapo 21
2.3.2.2. Ấn Độ 23
2.3.2.3. Việt Nam 24
2.4. Châu Úc. 28
2.4.1. Khái quát chung. 28

2.4.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại nước Úc 29
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO 35



3.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ đào tạo và chất lượng dịch vụ đào tạo 35
3.1.1. Dịch vụ và dịch vụ đào tạo 35
3.2.2. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 37
3.2.3.Chất lượng dịch vụ đào tạo 43
3.2. Tổng quan về các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo 44
3.2.1. Mô hình 4 P 45
3.2.2. Mô hình chất lượng chức năng và chất lượng kỹ thuật Gronroos 45
3.2.3. Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách hàng - Customer
Satisfaction Index – CSI 46
3.2.4. Mô hình SERVQUAL 48
3.2.5. Mô hình SERVPERF 51
3.3. Ứng dụng các mô hình vào đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo 52
3.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 52
3.3.2. Các nghiên cứu trong nước 64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 76
4.1. Hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược và xu thế phát triển của
hệ thống này trên thế giới 76
4.2. Vai trò của việc đánh giá chất lượng đào tạo và việc ứng dụng các mô
hình để đánh giá chất lượng đào tạo 78
4.3. Triển vọng triển khai các nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo đại
học ở Việt Nam 81
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO












DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACSI Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng ở Mỹ
BPharm Cử nhân Dược học
CSI Chỉ số hài lòng của khách hàng
DES Văn bằng tốt nghiệp chuyên ngành
DSCK I Dược sĩ chuyên khoa I
DSCK II Dược sĩ chuyên khoa II
ECSI Mô hình chỉ số hài lòng của các quốc gia châu Âu
EFA Phân tích nhân tố khám phá
GAP Điểm trung bình tốt nghiệp
GRE Bài kiểm tra xét điều kiện nhập học sau đại học
LMD Hệ thống “Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ” của Liên minh châu Âu
M1 Thạc sĩ 1
M2 Thạc sĩ 2
MPharm Thạc sĩ Dược học
MRes Thạc sĩ nghiên cứu
MSc Thạc sĩ khoa học
PCAT Kì thi tuyển sinh đầu vào của các trường đại học Dược ở Hoa Kì
PBEC Hội đồng kiểm tra Dược phẩm Canada

PharmD Dược sĩ thực hành
PhD Tiến sĩ
TB Trung bình
SV Sinh viên




DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Biểu mẫu sàng lọc các nghiên cứu về hệ thống đào tạo sau
đại học ngành Dược
5
Bảng 1.2 Biểu mẫu sàng lọc các nghiên cứu về mô hình đánh giá chất
lượng đào tạo
6
Bảng 3.1 Kết quả chỉ số hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo
sau đại học ở Canada
55
Bảng 3.2 Phân loại các thuộc tính của chất lượng dịch vụ đào tạo 57
Bảng 3.3 Cảm nhận, kì vọng của sinh viên và giá trị TB điểm sai lệch
của chất lượng đào tạo trường đại học Ryerson
58
Bảng 3.4 Giá trị TB cảm nhận và kì vọng về các nhân tố của chất
lượng đào tạo đại học ở Ấn Độ
61
Bảng 3.5 Bảng đánh giá mức độ hài lòng của cựu SV trường đại học
Bách khoa Tp Hồ Chí Minh
66
Bảng 3.6 Bảng đánh giá chung mức độ hài lòng của SV với chất lượng

đào tạo trường đại học Kinh tế - Đà Nẵng
68
Bảng 3.7 Bảng giá trị các trọng số hồi quy đã chuẩn hóa của các nhân
tố đánh giá chất lượng đào tạo trường đại học Kinh tế - Đà
Nẵng
69
Bảng 3.8 Bảng các hệ số hồi quy trong mô hình đánh giá chất lượng
đào tạo trường đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên
72










DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ 40
Hình 3.2 Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos 47
Hình 3.3 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ 48
Hình 3.4 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của các quốc gia
châu Âu
49
Hình 3.5 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF 53
Hình 3.6 Mô hình chỉ số hài lòng của sinh viên với dịch vụ đào tạo

sau đại học ở Canada
54
Hình 3.7 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo sau đại học
ở Ấn Độ
60
Hình 3.8 Hình biểu diễn sai lệch giữa cảm nhận và kì vọng 62
Hình 3.9 Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo khoa Dược trường
đại học Vigrina Commonwealth, Hoa kì
63
Hình 3.10 Biểu đồ giá trị TB các nhân tố đánh giá chất lượng đào
tạo trường đại học Vigrina Commonwealth Hoa Kì từ
năm 1999-2002
64
Hình 3.11 Mô hình đánh giá chất lượng đào tạo tại trường đại học
Kinh tế - Đà Nẵng
68
Hình 3.12 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng đào tạo
trường đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên
71
Hình 3.13 Mô hình nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo trường
đại học An Giang
74





1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược sĩ có vai trò quan trọng và đa dạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ
việc nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc đến việc phân phối và tư vấn thuốc cho
bệnh nhân. Hiện nay, ngành Dược vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi mà
dược sĩ ngày càng tham gia nhiều vào quá trình dõi bệnh nhân, thảo luận ý kiến với
các thành viên khác của nhóm Y tế để đưa ra quyết định về việc sử dụng và quản lý
thuốc trên bệnh nhân. Để có được một nguồn nhân lực phong phú, dồi dào với trình
độ chuyên môn và khả năng thực hành sâu rộng, giống như các ngành khác, ngành
Dược không chỉ dừng lại ở bậc đại học mà còn có hệ thống đào tạo sau đại học với
các mức độ khác nhau trên thế giới [20], [27].
Đào tạo sau đại học là mức độ đào tạo cao nhất với nhiệm vụ là đào tạo và lựa
chọn ra những học viên có khả năng sáng tạo trong nghiên cứu cũng như thực hành
chuyên môn ở trình độ cao. Cùng với sự phát triển của hệ thống đào tạo sau đại học,
ngành Dược đã cung cấp một số lượng đáng kể những nhà khoa học dược phẩm,
đóng góp vào sự phát triển chung trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên
toàn thế giới. Và việc mở rộng về đào tạo sau đại học đã khiến cho chất lượng của
nó trở thành tâm điểm chú ý của các cấp, các ngành đào tạo [19],[42].
Theo Rodney Arambewela và John Hall trong một nghiên cứu về “Mô hình
đo lường sự hài lòng của sinh viên” thì nhu cầu toàn cầu đối với giáo dục đại học
ước đạt gần 100 triệu vào năm 2000, tăng hơn gấp đôi mức năm 1990 (theo
UNESCO, 1998). Năm 1999 và 2004, số lượng sinh viên du học trên thế giới tăng
tới 1,75 và 2,5 triệu, phản ánh sự mở rộng nhanh chóng của nền giáo dục đại học
trên toàn thế giới trong đó chủ yếu là 7 nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản,
New Zealand chiếm 68%. Sự cạnh tranh này đòi hỏi các trường đại học phải nâng
cao chất lượng đào tạo để thu hút lượng sinh viên tham gia. Những trường không
thực hiện đầy đủ nhu cầu và mong muốn cho sinh viên của họ sẽ gặp bất lợi khi
cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, đánh giá chất lượng đào tạo đóng một vai trò
quan trọng bởi thông qua việc thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên các nhà cung

2


cấp dịch vụ đào tạo sẽ nhận ra được các yếu tố cần được cải thiện để thỏa mãn nhu
cầu về chất lượng của sinh viên [23],[38 ].
Nhằm tìm hiểu về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược và việc ứng
dụng các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ để đánh giá chất lượng dịch vụ đào
tạo, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Tổng quan về mô hình đánh giá chất lượng đào
tạo và hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược” với hai mục tiêu :
1. Tổng quan về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược.
2. Tổng quan về các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo.















3

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược
Với nội dung này, tài liệu được chúng tôi thu thập được chủ yếu dựa trên các

nguồn sau:
 Từ điển Wikipedia tiếng anh.
 Thông tin về các học vị sau đại học của ngành Dược với các từ khóa tìm
kiếm như “Doctor of Pharmacy”, “Master of Pharmacy” , “Bachelor of
Pharmacy” và “Doctor of Philosophy of Pharmacy”.
 Danh sách các trường ở các nước trên thế giới có đào tạo sau đại học về
ngành Dược với từ khóa “List of Pharmacy Schools ”.
 Website
 Chương trình đào tạo sau đại học của những trường đại học đào tạo về
Dược theo danh sách đã tìm kiếm ở trên.
 Website về các chương trình du học ngành Dược trên thế giới cho sinh
viên Ấn Độ và Nam Á: />states-courses
 Báo và tạp chí :
 Tạp chí giáo dục Dược phẩm Hoa Kì (American Journal of
Pharmaceutical Education) với từ khóa tìm kiếm “Postgraduate Training
of Pharmaceutical” hoặc “Overview system Pharmaceutical Education”.
 Tạp chí Dược học Việt Nam.
 Cơ sở dữ liệu của Thư viện Y Khoa Hoa Kì (MEDLINE) với các từ khóa tìm
kiếm tương tự “Postgraduate Training of Pharmaceutical” hoặc “Overview
system Pharmaceutical Education”.
 Sau đó chúng tôi tiếp tục tìm kiếm mở rộng các tài liệu trên danh mục tham
khảo của tất cả các tài liệu trên.

4

1.2.1. Tổng quan về các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo
Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các tài liệu
có liên quan đến cơ sở hình thành lý luận về chất lượng dịch vụ, dịch vụ đào tạo và
các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo. Tiếp theo đó các nghiên cứu trong
nước và ngoài nước đã được tìm kiếm như là bằng chứng cho việc ứng dụng các mô

hình trong đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của ngành Dược. Thông tin và các
nghiên cứu thu thập được từ một số nguồn sau:
 Tiếng Việt:
 Sách, báo tham khảo trong chuyên ngành Kinh tế như Quản lý chất
lượng trong các tổ chức (NXB Lao động xã hội), Nguyên lý
Marketing (NXB Đại học Quốc Gia - Thành phố Hồ Chí Minh).
 Các luận văn, luận án, báo cáo khoa học chuyên ngành Quản lý giáo
dục, Đảm bảo chất lượng với các từ khóa tìm kiếm: “Mô hình đánh
giá chất lượng dịch vụ đào tạo ngành Dược”, “Đánh giá sự hài lòng
của sinh viên với dịch vụ đào tạo”.
 Danh mục tham khảo của các tài liệu trên.
 Tiếng Anh:
 Tạp chí Tiếp thị (Journal of Marketing), Tạp chí Kinh doanh và Quản
lý châu Âu (European Journal of Business and Management), Tạp chí
giáo dục Dược phẩm Hoa Kì (American Journal of Pharmaceutical
Education) với các từ khóa tìm kiếm: “Evalue Service Quality of
Education” hoặc “Level of student satisfaction with train service”.
 Cơ sở dữ liệu của Thư viện Y Khoa Hoa Kì (MEDLINE) với các từ
khóa tìm kiếm tương tự như trên “Evalue Service Quality of
Pharmaceutical Education” hoặc “Level of student satisfaction with
train service”.



5

1.2. Sàng lọc tài liệu
 Thông tin thu thập được trong mục 1.1.1 qua các website phải liên quan tới
hệ thống đào tạo sau đại học của ngành Dược bao gồm các mức độ đào tạo,
thời gian đào tạo, lĩnh vực đào tạo và yêu cầu đối tượng đào tạo, thời gian

tìm kiếm từ 2001-2013. Các nghiên cứu tìm thấy được đánh giá qua các chỉ
tiêu :
Bảng 1. 1. Biểu mẫu sàng lọc các nghiên cứu về hệ thống
đào tạo sau đại học ngành Dược

STT

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
CÓ KHÔNG
1 Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu giáo
dục ngành Dược


3 Nghiên cứu có thể lấy được toàn văn
bản

2 Có đề cập tới các trình độ đào tạo sau
đại học của ngành Dược


Qua kết quả sàng lọc, có tất cả 6 nghiên cứu được đưa vào khóa luận trong
phần mục tiêu thứ nhất.
 Các tài liệu thu thập được trong mục 1.2.1 với mục đích là tìm kiếm những
nghiên cứu đã ứng dụng các mô hình được đề xuất để đánh giá chất lượng
dịch vụ đào tạo ngành Dược trong thời gian từ năm 2001-2013. Tuy nhiên
các nghiên cứu về đánh giá chất lượng đào tạo ngành Dược cả trong nước và
ngoài nước vẫn còn rất ít nên chúng tôi mở rộng phạm vi tìm kiếm với các
chỉ tiêu sau:



6

Bảng 1. 2. Biểu mẫu sàng lọc các nghiên cứu về mô hình đánh giá
chất lượng đào tạo

STT

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
CÓ KHÔNG

1 Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ trong
lĩnh vực đào tạo

2. Nghiên cứu có thể lấy được toàn văn bản


3 Nghiên cứu có áp dụng các mô hình
đánh giá chất lượng được đề xuất trong
khóa luận

4 Nghiên cứu có đánh giá mức độ hài lòng
(thỏa mãn) của khách hàng
(sinh viên)

5 Nghiên cứu có đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố thuộc chất lượng
đào tạo lên sự hài lòng của khách hàng
(sinh viên)



Qua kết quả sàng lọc có 4 nghiên cứu trong nước và 4 nghiên cứu nước ngoài
được đưa vào khóa luận để xem xét việc ứng dụng các mô hình vào đánh giá chất
lượng đào tạo. Trong đó có duy nhất một nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo
ngành Dược.






7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỦA NGÀNH DƯỢC
2.1. Châu Âu
2.1.1. Khái quát chung
Cùng với sự thành lập liên minh châu Âu EU, có sự thành lập hệ thống
“LMD” (Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ) - hệ thống chung của các quốc gia thuộc Liên
minh Châu Âu trong đào tạo đại học và sau đại học. Trong ngành Y tế ở Pháp, năm
đầu tiên là chung cho tất cả 4 lĩnh vực Nha khoa, Sản khoa, Y, Dược .Vào cuối
năm đầu tiên, sinh viên sẽ tham dự một kì thi. Sau khi qua được sẽ bắt đầu lựa chọn
chuyên ngành trong năm thứ hai , trước khi định hướng chuyên ngành đầy đủ trong
năm thứ ba. Hai năm bằng Thạc sĩ (M1, M2, hoặc năm 4 và 5) phần lớn sẽ liên quan
đến công việc và vị trí thực tế. Học vị Tiến sĩ kéo dài từ 3 đến 5 năm sau năm thứ
năm, tùy thuộc vào các chuyên ngành được lựa chọn. Tại Anh, năm 1997 bằng
MPharm đã thay thế bằng BPharm khi chiều dài khóa học tăng từ 3 năm lên đến 4
năm và kèm theo một năm đào tạo trước khi đăng kí hành nghề dược sĩ. Ba năm đầu
chương trình giảng dạy tương đương với mức độ cử nhân, năm thứ 4 tương đương
với mức độ Thạc sĩ trong hệ thống LMD. Việc tạo ra hệ thống LMD trong Y tế giúp
sinh viên có thể chuyển vào các khóa học LMD khác nếu họ muốn, tạo điều kiện

thuận lợi trong quá trình du học và thiết lập tương đương về đào tạo với các nước
khác trong Liên minh châu Âu [32],[34],[48].
Về cơ bản, hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược ở các nước Châu Âu đều
bao gồm đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tùy vào lựa chọn định hướng của sinh viên theo
đuổi chuyên ngành nào đó để phục vụ mục đích nghề nghiệp hoặc nghiên cứu. Một
Thạc sĩ khoa học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành sẽ trang bị các kiến thức chuyên sâu
phục vụ cho nghề nghiệp sau này. Một Thạc sĩ nghiên cứu sẽ dẫn đến công việc
giảng dạy, nghiên cứu hay làm tiền đề để chuẩn bị cho mức độ cao hơn là Tiến sĩ.
Đào tạo Tiến sĩ chủ yếu dựa trên công trình nghiên cứu. Các lĩnh vực nghiên cứu
trong ngành Dược thường là ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu và phát

8

triển thuốc mới, nghiên cứu cấu trúc chức năng của các đại phân tử, dược lý, hóa
sinh, công nghệ sinh học dược phẩm…Học viên muốn có bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ
đều phải hoàn thành và bảo vệ luận án.
Chương trình đào tạo sau đại học ngành Dược ở châu Âu không chỉ dành riêng
cho sinh viên tại các trường Dược mà còn mở rộng với sinh viên các ngành khác
liên quan tới Dược như hóa học, sinh học, công nghệ sinh học…Sinh viên ngành
khác sau khi đạt được mức độ Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ trong lĩnh vực nào đó của ngành
Dược chỉ được phép tham gia nghiên cứu, giảng dạy chứ không được hành nghề
như Dược sĩ. Chính bởi vậy mà một MPharm hoặc Doctor of Pharmacy (PharmD)
có thể hành nghề như là một dược sĩ, còn một MSc, MRes, PhD trong ngành Dược
chưa chắc đã được phép hành nghề như là một dược sĩ.
Ngoài ra, sau khi đạt được bằng cấp hành nghề trong ngành Dược, ví dụ như ở
Pháp là bằng PharmD, ở Anh là bằng MPharm thì để đăng kí hành nghề như là một
dược sĩ (dược sĩ cộng đồng, dược sĩ bệnh viện, dược sĩ trong ngành dược phẩm sinh
học…) phải trải qua một thời gian đào tạo trước đăng kí “pre-registration ” hay còn
gọi là đào tạo dược sĩ nội trú.
2.1.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại một số nước Châu Âu

2.1.2.1. Anh, xứ Wale và Bắc Ailen
 Đào tạo Thạc sĩ khoa học
 Thời gian đào tạo: 12 tháng.
 Chương trình đào tạo:
 Phần lớn là tham dự giờ giảng của các giáo sư trong 2 học kì và một
dự án nghiên cứu.
 Nội dung đào tạo bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới
ngành Dược : Dược lâm sàng; Thực hành và chính sách thuốc quốc tế;
Phân phối thuốc; Phát minh và phát triển thuốc mới; Quản lý dược
phẩm; Mô hình và mô phỏng dược lực học, dược động học; Đào tạo

9

nâng cao trong ngành công nghiệp dược phẩm; Dược lâm sàng và các
dịch vụ y tế Dược [66],[77].
 Đối tượng đào tạo :
 Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược hoặc các ngành liên quan như hóa học,
sinh học phân tử, hóa sinh, công nghệ gen, công nghệ sinh học, y học…
tối thiểu là mức độ khá (4 – 4,5/5) trở lên từ một trường đại học được
công nhận bởi Hội đồng Dược phẩm Anh.
 Sinh viên nước ngoài :
 Bằng tốt nghiệp đại học tối thiểu mức độ khá hoặc bằng cấp tương
đương.
 Ngôn ngữ tiếng anh : IELTS ít nhất là 6.0 (với tối thiểu là 5.5 cho mỗi
phần) hoặc 87 TOEFL IBT (không ít hơn 21 nghe, 22 trong bài đọc,
23 trong nói và 21 trong viết) [63],[64].
 Đào tạo Thạc sĩ nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu : 12 tháng toàn thời gian.
 Chương trình nghiên cứu:
 Bao gồm giảng dạy và nghiên cứu. Trong đó nội dung giảng dạy chủ yếu

là đào tạo kĩ năng nghiên cứu.
 Gồm 2 nhóm nghiên cứu chính là khoa học dược phẩm, sử dụng thuốc và
thực hành Dược [78].
 Đối tượng nghiên cứu:
 Học viên tốt nghiệp trong ngành Dược hoặc các ngành liên quan như hóa
học, sinh học phân tử, hóa sinh, công nghệ gen, công nghệ sinh học, y
học… tối thiểu là mức độ khá trở lên từ trường đại học được công nhận
bởi Hội đồng Dược phẩm Anh.
 Sinh viên nước ngoài:
 Học viên có bằng tốt nghiệp đại học tối thiểu mức độ khá hoặc bằng
cấp tương đương.

10

 Chứng nhận ngôn ngữ tiếng anh: IELTS ít nhất là 6.0 (với tối thiểu là
5.5 cho mỗi phần) hoặc 87 TOEFL IBT (không ít hơn 21 nghe, 22
trong bài đọc, 23 trong nói và 21 trong viết) [64],[78].
 Đào tạo Tiến sĩ
 Thời gian nghiên cứu: 36 – 48 tháng.
 Nội dung nghiên cứu:
 Nghiên cứu sinh hoàn toàn làm nghiên cứu mà không có "coursework" –
các môn học, họ sẽ phải tham gia vào một trong các nhóm nghiên cứu
trong phạm vi trường học.
 Nội dung nghiên cứu:
 Tập trung vào việc nghiên cứu cấu trúc phân tử thuốc; tìm ra các loại
thuốc mới; phát triển, sử dụng thuốc và đẩy mạnh công tác chăm sóc
sức khỏe.
 Gồm 2 nhóm nghiên cứu chính là: khoa học dược phẩm, sử dụng
thuốc và thực hành Dược.
 Đối tượng nghiên cứu:

 Học viên tốt nghiệp trong ngành Dược hoặc các ngành liên quan như hóa
học, sinh học phân tử, hóa sinh, công nghệ gen, công nghệ sinh học, y
học… tối thiểu là mức độ khá trở lên từ một trường đại học được công
nhận bởi Hội đồng Dược phẩm Anh.
 Sinh viên nước ngoài:
 Bằng tốt nghiệp đại học tối thiểu mức độ khá trở lên (4.0/5.0) hoặc
bằng cấp tương đương.
 Chứng nhận ngôn ngữ tiếng anh: IELTS ít nhất là 6.0 (tối thiểu là 5.5
cho mỗi phần) hoặc 87 TOEFL IBT (không dưới 21 điểm phần nghe,
22 phần đọc, 23 phần nói và 21 phần viết) [62],[65].
2.1.2.2. Pháp
 Đào tạo Thạc sĩ : gồm Thạc sĩ nghiên cứu và Thạc sĩ chuyên ngành.

11

 Thời gian đào tạo: 2 năm chia làm 4 học kì thành Thạc sĩ 1- M1 và Thạc sĩ 2-
M2.
 Nội dung đào tạo:
 Thạc sĩ nghiên cứu
 Bao gồm các lĩnh vực: miễn dịch và bệnh học truyền nhiễm, sinh lý
bệnh, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng, hóa sinh, cấu trúc
chức năng của các đại phân tử…
 M1 gồm 2 học kì đào tạo các môn học chuẩn bị cho chuyên môn của từng
lĩnh vực nghiên cứu.
 M2: học kì 3 đào tạo kiến thức cốt lõi cho lĩnh vực nghiên cứu. Học kì 4
là thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
 Thạc sĩ chuyên ngành:
 Bao gồm: dịch tễ dược học, phát triển công nghiệp dược và sản xuất công
nghiệp dược, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm Y Tế, tổ chức
quản lý dịch vụ y tế…

 M1 : các môn học cốt lõi chuẩn bị cho chuyên ngành.
 M2 : các bài học lý thuyết kèm thực hành về chuyên ngành. Bắt buộc
thực tập 6 tháng [72],[85].
 Đối tượng đào tạo :
 Sinh viên từ các chương trình giảng dạy về Dược phẩm hoặc các nghiên
cứu khác dẫn đến sự nghiệp trong y tế (y tế, nha khoa, thú y) người có
trình độ trong Liên minh châu Âu ban hành hoặc xác nhận với ít nhất là
giáo dục phổ thông ở Pháp.
 Sinh viên đang theo học năm đầu tiên của bằng Thạc sĩ hoặc kỹ sư trong
các lĩnh vực phù hợp ( Khoa học kỹ thuật, Sinh học và Hóa học) tại Pháp
hoặc ở một nước thành viên của Liên minh châu Âu.
 Sinh viên ngoài liên minh châu Âu sẽ được học M1 hoặc M2 tùy theo
bằng cấp có được tương đương với mức độ nào [72],[85].


12

 Đào tạo Tiến sĩ
 Thời gian nghiên cứu : 3 năm nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm.
 Nội dung nghiên cứu:
 Bao gồm các lĩnh vực: Miễn dịch và bệnh học truyền nhiễm, Sinh lý
bệnh, Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng, Hóa sinh, Cấu
trúc chức năng của các đại phân tử…
 Đối tượng nghiên cứu :
 Học viên đang nắm giữ bằng Thạc sĩ nghiên cứu ( M1-M2) hoặc các
bằng cấp tương đương như Thạc sĩ khoa học công nghệ , Thạc sĩ Y tế
có liên quan tới lĩnh vực đăng kí nghiên cứu [86].
 Đào tạo Dược sĩ chuyên ngành
Hay còn gọi là chương trình đào tạo cấp Chứng chỉ tốt nghiệp chuyên ngành
“Diplome d’Etudes Spe´cialise´es” (DES). Sau khi kết thúc năm thứ 5 trong chương

trình đào tạo PharmD học viên sẽ có hai lựa chọn là thực tập thêm một năm rồi đi
vào hành nghề trong cộng đồng Dược, công nghiệp Dược hoặc đăng kí vào chương
trình “internat” thực tập 4 năm để có DES. Sau khi hoàn thành chương trình này,
học viên vừa có thể hành nghề trong cộng đồng dược, công nghiệp dược lại vừa có
thể tham gia vào công tác dược bệnh viện, các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe, các
ngành liên quan đến dược phẩm sinh học [27],[34].
 Thời gian đào tạo : 4 năm kể từ sau năm thứ 5 đi thực tập tại bệnh viện của
trường đại học.
 Nội dung đào tạo:
 Bắt đầu từ năm thứ 6, sinh viên sẽ được đào tạo theo 4 chuyên ngành:
 Dược phẩm sinh học
 Dược bệnh viện
 Công nghiệp và y sinh học dược phẩm
 Chuyên ngành dược phẩm [34],[85].
 Đối tượng đào tạo :
 Dành cho tất cả những sinh viên đang theo học chương trình Doctor of
Pharmacy và đã vượt qua kì thi “ internat” ở năm thứ 5 [34].

13


Ở Anh, bằng cấp để hành nghề Dược là MPharm tương ứng với 3 năm cử
nhân và 1 năm Thạc sĩ trong hệ thống LMD. Đây là chương trình đào tạo ngắn nhất
khi mà ở các nước khác trong liên minh châu Âu thường là 5-6 năm [32]. Vì vậy
các chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ sau này thường yêu cầu ứng viên phải
hoàn thành mức độ MPharm. Ngoài ra sinh viên có bằng cử nhân trong các ngành
có liên quan về Dược như Hóa học, Vật lý, Sinh học, Hóa Sinh…đều có thể tham
gia vào chương trình này. Yêu cầu tuyển sinh cho cả hai chương trình là như nhau,
sinh viên có thể đăng kí luôn vào chương trình đào tạo Tiến sĩ mà không cần phải
qua chương trình đào tạo Thạc sĩ.

Còn ở Pháp, chương trình đào tạo ngành Dược mức độ đại học khá dài và
phức tạp. Để hành nghề như là dược sĩ, sinh viên phải hoàn thành chương trình
PharmD trong vòng 6 – 9 năm. Bởi vậy mức độ Thạc sĩ hay Tiến sẽ được cung cấp
song song với chương trình PharmD. Như vậy tại Pháp, một người có thể có bằng
Thạc sĩ, Tiến sĩ rồi mới hoàn thành mức độ PharmD để đăng kí hành nghề dược sĩ.
Muốn học lên Tiến sĩ học viên phải có được bằng Thạc sĩ. Học viên từ năm thứ 2
của ngành Dược hoặc những ngành liên quan tới Y tế, tức là đã vượt qua kì thi cuối
năm đầu tiên chung cho 4 lĩnh vực Y, Dược, Nha khoa, Sản khoa đều có thể tham
gia. Hơn thế nữa, học viên đã hoàn thành M1 ở các ngành khác cũng có thể theo
học các chương trình này nếu họ muốn đi sâu vào tìm hiểu một lĩnh vực nào đó về
Dược có liên quan tới chuyên ngành của họ. Hoàn thành chương trình PharmD 6
năm, dược sĩ chỉ được hành nghề trong cộng đồng Dược và công nghiệp Dược.
Muốn được hành nghề trong bệnh viện, các lĩnh vực liên quan tới sinh học dược
phẩm thì các học viên phải trải qua 4 năm đào tạo nội trú lấy bằng tốt nghiệp
chuyên ngành.




14

2.2. Bắc Mỹ
2.2.1. Khái quát chung
Có sự thay đổi đồng nhất giữa các nước Bắc Mỹ trong hệ thống đào tạo đại
học ngành Dược. Đó là chuyển sang chương trình đào tạo “PharmD” thay cho
chương trình đào tạo cử nhân Dược trước đây. Đặc biệt là ở Mỹ và Canada có rất
nhiều điểm tương đồng về hệ thống đào tạo ngành Dược [30].
Năm 2004 là năm lớp cử nhân cuối cùng tại Mỹ tốt nghiệp và ở Mỹ không còn
đào tạo cử nhân về Dược nữa. Với lực lượng giảng dạy hùng mạnh và cơ sở đào tạo
lâm sàng rộng khắp, nước Mỹ chọn lấy PharmD là bằng cấp để hành nghề đối với

ngành Dược trong khi các nước khác chỉ đủ khả năng lấy BPharm. Sinh viên muốn
theo học chương trình PharmD phải hoàn thành 2 năm dự bị đại học. Nhiều sinh
viên có bằng cử nhân trước khi vào học, và một số trường như Đại học Bang Ohio
yêu cầu bằng cử nhân trước khi trúng tuyển vào chương trình PharmD 4 năm [49].
Ở Canada trong năm 2007, tại tỉnh Quebec, đại học Montreal đã quyết định
loại bỏ bằng Cử nhân khoa học Dược phẩm và chuyển sang đào tạo Doctor of
Pharmacy - PharmD như là bằng cấp hành nghề trong ngành Dược. Trường Dược
thứ hai ở Quebec, trường đại học Laval, cũng chuyển sang đào tạo dược sĩ theo
chương trình PharmD trong năm 2009 [27],[43]. Trong tương lai, mức độ PharmD
sẽ là một tiêu chuẩn đầu tiên để hành nghề Dược ở Canada. Tuy nhiên thời gian của
sự thay đổi này vẫn chưa rõ ràng mặc dù Hiệp Hội Dược phầm ở Canada đã đặt ra
mục tiêu này vào năm 2020. Hiện nay ở Canada ngoài Québec, bằng cấp hành nghề
trong lĩnh vực Dược vẫn là Cử nhân khoa học Dược phẩm [30].
Trong năm 2013, trường Đại học Alberta đào tạo PharmD và
một BPharm được yêu cầu nhập học. Mức độ PharmD cũng được cung cấp như là 1
chương trình đào tạo sau đại học ở Đại học British Columbia và Đại học Toronto
gần giống như chương trình đào tạo PharmD ở Mỹ [49]. Học viên muốn theo học
chương trình PharmD ngoài yêu cầu riêng của mỗi trường thì đều phải vượt qua một
bài thi kiểm tra đầu vào của các trường đại học ở nước đó. Chẳng hạn như ở Mỹ là
kì thi PCAT, ở Canada là PBEC.

15

Bên cạnh chương trình PharmD, còn có chương trình đào tạo Thạc sĩ , Tiến
sĩ. Sinh viên có thể đăng kí học Thạc sĩ, Tiến sĩ song song với chương trình PharmD
hoặc sau khi đã hoàn thành PharmD. Trong năm 2006 - 2007, có 70 trường cao
đẳng và đại học về Dược ở Mỹ cấp bằng Thạc sĩ khoa học hoặc Tiến sĩ sau khi
hoàn thành một PharmD. Các chương trình này thiết kế cho những người muốn đi
sâu vào nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng. Các lĩnh vực
nghiên cứu sau đại học bao gồm dược phẩm và hóa học dược phẩm (đặc tính vật lý,

hóa học của thuốc và dạng bào chế), Dược học (tác dụng của thuốc trên cơ thể), và
quản lý Dược. Nhiều Thạc sĩ và Tiến sĩ sau này sẽ tham gia nghiên cứu cho một
công ty dược hoặc giảng dạy tại một trường đại học [19],[60].
Chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ở đây cũng được mở rộng cho sinh
viên các ngành liên quan có cơ hội đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về một lĩnh vực
nào đó của ngành Dược. Thường thì Thạc sĩ nghiên cứu và Tiến sĩ bao giờ cũng
tiến hành nghiên cứu của mình ở các lĩnh vực như nhau. Để theo học chương trình
Tiến sĩ, nhất thiết phải có bằng Thạc sĩ. Và tất cả các chương trình đào tạo sau đại
học đều yêu cầu sinh viên phải hoàn thành và bảo vệ luận án.
2.2.2. Hệ thống đào tạo sau đại học ngành Dược tại một số nước Bắc Mỹ
2.2.2.1. Hoa Kì
 Đào tạo Doctor of Pharmacy
 Thời gian đào tạo:
 4 năm đối với những ứng viên đã có bằng cử nhân trong ngành Dược (từ
trước năm 2004) hoặc 1 ngành có liên quan tới dược như hóa học, sinh
học, công nghệ sinh học…
 Với những sinh viên chưa có bằng cử nhân hoặc có bằng cử nhân ở
những ngành không liên quan tới Dược (kinh tế, kỹ sư, xây dựng) cũng là
4 năm nhưng phải học 2 năm dự bị [50],[52].
 Nội dung đào tạo:
 Năm 1 và năm 2 mở rộng thêm các kiến thức cơ bản về sinh học, hóa
học, vật lí, khoa học cơ bản và các môn học chuyên sâu về dược.

16

 Năm thứ 3 sinh viên bắt đầu theo học những khóa học định hướng lâm
sàng để chuẩn bị cho việc áp dụng các kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn về
Dược tại các cơ sở thực hành vào năm thứ 4 [50],[52].
 Đối tượng đào tạo:
 Học viên có điểm GAP là 3.0 trong 4 năm cử nhân hoặc 2 năm dự bị

trước đó và đã hoàn thành một số các môn học.
 Vượt qua bài thi tuyển sinh PCAT.
 Khả năng ngôn ngữ tiếng anh với sinh viên nước ngoài: TOEFL 550 trên
giấy, 213 trên máy tính và 80 trên internet với điểm số tối thiểu cho mỗi
phần là 18 và IELTS 6.5 [47],[50],[52].
 Đào tạo Thạc sĩ khoa học – MSc
 Thời gian đào tạo: 22- 24 tháng.
 Nội dung đào tạo:
 Hầu hết các chương trình dựa trên ứng dụng khoa học cơ bản để phát
minh thuốc, các chất hóa học; tìm hiểu cơ chế hoạt động, sự trao đổi chất,
và thiết kế dạng liều phù hợp.
 Tập trung vào các lĩnh vực: sinh học dược phẩm, hóa học dược phẩm,
thuốc có nguồn gốc tự nhiên, dược phẩm, dược lực học, dược động học,
dược lý, độc chất học, quản lý về ngành Dược…[80].
 Đối tượng đào tạo:
 Các ứng viên phải có bằng cử nhân bốn năm từ một trường đại học trong
khu vực hoặc một trường đại học được công nhận về các ngành liên quan
tới dược, và GPA của 60 – 90 tín chỉ là 3.0.
 Tuy nhiên một số trường còn yêu cầu ứng viên đăng kí phải có bằng
PharmD và kết quả GRE (tối thiểu là 1000).Ví dụ như học Thạc sĩ khoa
học về Dược lâm sàng tại Đại học Florida, Hoa Kỳ.
 Tiếng anh với sinh viên nước ngoài: TOEFL 550 trên giấy, 213 trên máy
tính và 80 trên internet với điểm tối thiểu mỗi phần là 18 và IELTS 6.5.

×