Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.18 KB, 21 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều phải dựa trên một hệ thống các nguồn
lực trong đó vốn là nguồn lực không thể thay thế. Vốn ở đây bao gồm tiền tệ, vật tư, kỹ
thuật, tri thức, khoa học. Trong cơ chế thị trường với các quan hệ kinh tế được tiền tệ
hoá thì tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất.
Vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp huy động vốn cho sự nghiệp Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong các nguồn huy động
vốn cơ bản là từ dân cư được thực hiện bởi các Ngân hàng thương mại.
Là một Ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, vấn đề Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) hết sức quan tâm là làm thế nào để huy động
tối đa nguồn vốn trong dân cư nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước.
Vì vậy sau 3 tháng thực tập tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Ba
Đình (Vietcombank Ba Đình), kết hợp với lý luận được học tại Học viện Ngân hàng,
bản thân thấy sáng tỏ thêm nhiều vấn đề nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số
giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Ba Đình”.
2. Mục đích của chuyên đề.
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa
lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn.
- Khẳng định vai trò của nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Đánh giá thực trạng nghiệp vụ huy động vốn (chủ yếu là bằng VND) tại chi
nhánh Vietcombank Ba Đình.
- Nghiên cứu giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi
nhánh
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
1


Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
* Đối tượng: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến
việc huy động vốn trong dân cư tại chi nhánh Vietcombank Ba Đình.
* Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh…để đánh giá, phân tích các thông
tin, số liệu có liên quan đến việc huy động vốn tại chi nhánh.
4. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các bảng biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:
• Chương 1: Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Với Hoạt Động Kinh Doanh Của
NHTM Trong Nền Kinh Tế Thị Trường.
• Chương 2: Thực Trạng Huy Động Vốn Trong Dân Cư Của Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Ba Đình.
• Chương 3: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Huy Động Vốn Tại Chi Nhánh
NHTM CP Ngoại Thương Ba Đình.
Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế, sự hiểu biết chưa sâu nên
nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Song với nguyện vọng em
muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình giúp Vietcombank Ba Đình nói riêng và của
ngân hàng nói chung ngày càng mở rộng thu hút nhiều nguồn vốn trong dân cư hơn. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ
nhân viên Vietcombank Ba Đình để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1.1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Khái niệm NHTM.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và đối với từng cộng đồng dân cư nói riêng. Có thể định nghĩa Ngân hàng theo
nhiều cách tiếp cận khác nhau, qua chức năng, qua các nghiệp vụ hoặc qua vai trò mà
ngân hàng thực hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên các yếu tố trên luôn không ngừng
thay đổi. Trong thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính đang cố gắng cung cấp các dịch vụ
của Ngân hàng, và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh cũng như đáp ứng được xu thế
phát triển chung của thế giới, các Ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch
vụ của mình như bất động sản, môi giới chứng khoán và tham gia hoạt động bảo
hiểm…Cách tiếp cận thận trọng nhất là định nghĩa Ngân Hàng trên phương diện những
loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì
tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.”
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng dễ dàng nhận thấy các NHTM
có chung một tính chất, đó là: Việc huy động tiền gửi (không kì hạn và có kỳ hạn) để sử
dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính
Ngân hàng.
1.1.2. Chức năng của NHTM.
Đặc trưng của Ngân hàng được thể hiện rõ nhất ở loại hình NHTM thông qua 3
chức năng sau:
• Chức năng làm thủ quỹ xã hội.
Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của công chúng, các doanh
nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút tiền và
chi tiền của họ. Chức năng này xuất phát từ nhu cầu muốn bảo đảm an toàn cho tài sản
và mong muốn tích lũy giá trị của công chúng và các doanh nghiệp trong xã hội.
• Chức năng trung gian thanh toán.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng như trích TKTG của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập
vào TKTG của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức năng
thủ quỹ cho xã hội. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thi, chi trên tài khoản tiền
gửi của khách hàng là tiền đề để ngân hàng thực hiện vai trò trung gian thanh toán.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế.
• Chức năng là trung gian tín dụng.
Ngân hàng làm trung gian tín dụng khi nó là “cầu nối” giữa người có vốn dư
thừa và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm
thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay rồi đem cho vay
đối với nền kinh tế. Với chức năng này Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay,
vừa đóng vai trò là người cho vay. Chức năng trung gian tín dụng xuất phát từ đặc điểm
tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội. Thông qua chức năng này,
NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ là người gửi tiền, Ngân
hàng, người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế.
Như vậy, các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ
nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất tạo cơ sở cho
việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng thủ
quỹ và chức năng trung gian thanh toán lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng mở
rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.
1.1.3. Vai trò của NHTM.
Có thể khẳng định Ngân hàng là “mạch máu” quan trọng của nền kinh tế, không
thể có một nền kinh tế mạnh mà hệ thống Ngân hàng lại yếu kém. Ngược lại, một nền
kinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệ thống Ngân hàng vững
mạnh.
Vai trò của Ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất: NHTM là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế.

NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Xuất
phát từ một trung gian tài chính, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn nhàn rỗi và
tạm thời của mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Thông qua
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp vụ tín dụng, NHTM cung cấp vốn cho hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn
kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Như vậy, với khả năng cung ứng vốn, NHTM đã trở
thành một trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ
phải đối mặt với một môi trường năng động và có sự cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn
tại và phát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ công nhân và trình độ quản lý doanh
nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính để
thỏa mãn các yêu cầu trên, do vậy buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng sẽ giúp doanh
nghiệp có đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu tối đa của thị trường trên nhiều phương diện:
giá cả, chất lượng. chủng loại, thời gian, địa điểm…NHTM sẽ là cầu nối giữa doanh
nghiệp và thị trường gần hơn cả về không gian và thời gian.
Thứ ba: NHTM góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, doanh ngiệp vay vốn và ngân hàng đều phải
quán triệt nguyên tắc tín dụng. Việc cho vay vốn của Ngân hàng được thực hiện theo 3
nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tiền vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
- Việc đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và của
NHTW.
Việc tuân thủ theo các nguyên tắc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán kinh

tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí và tăng khả năng sinh lời…Đó chính là
ngân hàng đã góp phần quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
Thứ tư: NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của
NHTW.
Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW chỉ được thực thi
có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực của các NHTM. Từ việc chấp hành quy chế dự
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến vệc nâng cao hiệu quả đầu
tư.
NHTM góp phần ổn định giá cả khi có hiện tượng lạm phát xảy ra. Để kiềm chế
lạm phát, Ngân hàng sẽ thực hiện những biện pháp cấp bách bằng cách ngừng phát
hàng tiền vào lưu thông và tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Biện
pháp này đã thu hút được một lượng tiền khá lớn từ lưu thông vào ngân hàng, góp phần
làm giảm cơn sốt lạm phát.
Thứ năm: NHTM là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay thì vai trò này ngày càng
ngày được thể hiện một cách rõ rệt hơn, áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc
gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lơn về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài
chính. Thông qua các loại hình dịch vụ khác nhau của hệ thống NHTM như: thanh toán
quốc tế, nghiệp vụ ngoại hối, cho vay ủy thác đầu tư,… đã giúp cho luồng vào, ra một
cách hợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế. Đây là một
trong những điều kiện tiên quyết cho tiến cho tiến trình hội nhập kinh tế ở mỗi quốc gia
trên thế giới.
1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM.
1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được,
dùng để cho vay, đầu tư hoặc để thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.

Về thực chất, thì nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân
tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu
để thực hiện các mục đích khác nhau gửi vào ngân hàng. Và như vậy ngân hàng đã thực
hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanh quá trình
luân chuyển vốn, phục vụ kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển.
1.2.2. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
 Vốn tự có
• Vốn điều lệ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Là số vốn lớn hơn hoặc bằng số vốn pháp định (vốn tối thiểu để thành lập một
ngân hàng), được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với Ngân hàng Quốc
doanh thì nguồn vốn này do Nhà nước cung cấp. Nếu là Ngân hàng cổ phần thì nguồn
vốn được hình thành từ sự đóng góp từ các cổ đông.
• Vốn tích luỹ (quỹ dự trữ)
Là số vốn do ngân hàng tạo ra từ kết quả kinh doanh tổng hợp và các hoạt động
của ngân hàng. Theo pháp lệnh của Ngân hàng và dự thảo luật Ngân hàng thì mọi Ngân
hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam đều phải thành lập quỹ dự trữ sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Theo quy định của Nhà nước, hàng năm ngân
hàng phải trích 5% trên lợi nhuận ròng để lập quỹ này. Quỹ được lập cho đến khi bằng
50% vốn điều lệ tại thời điểm trích lập quỹ.
- Quỹ dự trữ đặc biệt: Là bộ phận quỹ dùng để dự phòng bù đắp cho các rủi ro
trong quá trình hoạt động, được trích lập hàng năm bằng 10% lợi nhuận ròng. Quỹ này
được trích lập cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ thực có tại thời điểm trích lập quỹ.
Ngoài ra vốn tích luỹ còn bao gồm: lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do
đánh giá lại tài sản, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
 Vốn huy động
Vốn huy động là phương tiện tiền tệ do các ngân hàng quản lý và huy động từ

chức năng và nghiệp vụ nhận tiền gửi của các đối tượng giao dịch với ngân hàng. Vốn
huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn ngân
hàng (khoảng 70-80%). Tuy nhiên các NHTM không được phép huy động quá 20 lần
vốn tự có.
Nguồn vốn huy động của một NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: qua việc mở tài khoản thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không
kỳ hạn, huy động thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, huy động từ các tổ chức
kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư...
 Vốn vay
Vốn vay là nguồn vốn được hình thành bởi mối quan hệ giữa các tổ chức tín
dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHNN thể hiện ở các hình thức sau:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vay các NHTM: Đó là khoản vốn vay giữa các NHTM trên thị trường liên
ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng với nhau.
- Vay NHNN: Các NHTM vay vốn của NHNN thông qua các hình thức như: vay
bổ sung vốn tín dụng ngắn hạn; thực hiện tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ
có giá trị chưa đến hạn thanh toán của NHTM, vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các
NHTM...
 Vốn trong thanh toán
Vốn trong thanh toán là vốn do Ngân hàng tạo lập được khi thực hiện làm trung
gian thanh toán cho nền kinh tế. Quá trình thanh toán giữa các doanh nghiệp, các cá
nhân đã hình thành các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời.
 Vốn khác
Ngoài những nguồn vốn nêu trên, Ngân hàng còn có thể nhận được những nguồn
vốn khác như: vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư và các nguồn vốn khác trong quá trình
hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, ta có thể kết luận rằng nguồn vốn của Ngân

hàng chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn huy động trong quá trình tập trung một bộ
phận tiền tệ của khu vực dân cư, của các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này là nền tảng cơ
bản nhất để Ngân hàng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Do đó Ngân hàng cần có những
biện pháp thích hợp để huy động được nhiều nhất, đặc biệt từ khu vực dân cư, với chi
phí bỏ ra là thấp nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
1.2.3. Một số nội dung về huy động vốn trong dân cư.
1.2.3.1. Vai trò của vốn huy động từ dân cư đối với hoạt động kinh doanh của
NHTM.
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng thì nguồn vốn nói
chung và nguồn gửi tiền nói riêng không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang
tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Vì vậy việc quan
tâm, chăm lo công tác huy động vốn để khơi tăng tạo thêm ngày càng nhiều nguồn gửi
tiền làm cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Ngọc Phương - Lớp NHB_CĐ22
8

×