SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi gồm 02 trang
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC: 2013 – 2014 . Môn Hoá Học
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hóa)
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 25 tháng 06 năm 2013
Câu I: (3,0 điểm)
1. Tìm 8 chất rắn khác nhau mà khi cho 8 chất đó tác dụng với dung dịch HCl thì có 8 chất khí khác nhau
thoát ra. Viết phương trình hoá học minh họa.
2. Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 20
0
C một thể tích nước hoà
tan 2,5 lần thể tích khí A.
a. Viết phương trình hoá học điều chế A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b. Viết phương trình hoá học khi cho A tác dụng với từng dung dịch chất sau: Fe, dung dich FeSO
4
, dung
dịch NaOH (loãng nguội), dung dịch KI
3. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế CO
2
từ CaCO
3
và dung dịch HCl, khí CO
2
thu được bị lẫn một ít
khí hiđroclorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp hóa học để thu được khí CO
2
tinh khiết. Viết các
phương trình hóa học xảy ra.
Câu II: (3,0 điểm)
1. Viết công thức cấu tạo của các chất có cùng công thức phân tử C
4
H
10
O.
2. Từ etyl axetat, các chất vô cơ và điều kiện thích hợp viết các phương trình hoá học điều chế polietylen.
3. Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A B
Trong đó: B
→
men
C + G; A là hợp chất hữu cơ; F là bari sunfat.
4. Có các chất sau: CH
4
, C
2
H
4
, C
2
H
2,
CH
3
COOH, C
2
H
5
OH. Hãy lập một dãy chuyển hóa biểu diễn mối
quan hệ giữa các chất trên (gồm 04 phương trình hoá học và đảm bảo các chất trên chuyển hoá liên tục
nhưng không lặp lại chất đã dùng). Viết các phương trình hóa học minh hoạ theo sơ đồ lập được.
Câu III: (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam muối sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau
phản ứng đem hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch H
2
SO
4
36,75% thu được dung dịch X. Nồng độ
phần trăm của muối trong dung dịch X là 41,67%, làm lạnh X thì thu được 5,62 gam muối rắn Y tách ra
và còn lại dung dịch muối có nồng độ 32,64%. Tìm công thức của muối rắn Y.
2. X là dung dịch Al
2
(SO
4
)
3
, Y là dung dịch Ba(OH)
2
. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y
thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa.
Tính nồng độ mol/l của chất tan trong dung dịch X, Y.
Trang 1
+X, xt
men
C
G
D
H
E
I
F
F
+ Y
1
+ Y
2
+ Z
1
+ Z
2
+ T
1
+ T
2
Câu IV: (2,0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal (CH
3
CH
2
CH=O), rượu (ancol) Z (CH
2
= CHCH
2
OH). Đốt 1
mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO
2
(đo ở đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y
có
Y
X
d
= 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br
2
0,2M. Tính V.
Biết hợp chất R−CH=O có các phản ứng:
R−CH=O + H
2
→
0
,tNi
R−CH
2
OH
R−CH=O + H
2
O + Br
2
→
R−COOH + 2HBr
2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở Y; một rượu (ancol)
no, đơn chức, mạch hở Z và este T tạo bởi axit Y và ancol Z, thu được 0,185 mol CO
2
và 0,2 mol H
2
O.
Cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol NaOH thu được b gam ancol. Đốt cháy hoàn toàn b
gam ancol trên thu được 0,125 mol CO
2
và 0,15 mol H
2
O. Tìm công thức phân tử Y, Z. Tính a. Biết các
phản ứng có hiệu suất 100%.
Cho:
H=1; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52;
Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Sr=88; Ag =108; Sn=119; Ba=137; Pb =207.
Ghi chú: - Giám thị không giải thích gì thêm
- Thí sinh không được dùng bất kỳ tài liệu nào.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2:
Trang 2