Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề văn lớp 8- sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi bồi dưỡng (29)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.65 KB, 8 trang )

Đề 1
I. LÝ THUYẾT: (3đ)
Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu”.
Câu 2: Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau.
“ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (2)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ! (4)
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan
hệ giữa “ học” và “ hành”.
ĐÁP ÁN
I. LÝ THUYẾT: (3đ)
Câu 1:( 1 điểm)
- Ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu”: là thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề bằng
hình ảnh, gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp lợi dụng
xương máu, tính mạng của hàng chục triệu người dân ở các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi
nghĩa.
Câu 2:( 2 điểm)
(1) Câu trần thuật – Hành động kể
(2) Câu nghi vấn – Hành động hỏi
(3) Câu trần thuật – Hành động kể
(4) Câu phủ định – Hành động phủ định bác bỏ
II. TỰ LUẬN: (7đ)
1. Mở bài. (1 điểm)
- Giới thiệu văn bản Bàn luận về phép học và tác giả Nguyễn Thiếp
- Nêu khái quát mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”.
2. Thân bài. ( 5 điểm)
- Làm rõ vấn đề “học “ là gì?
- Làm rõ vấn đề “ hành” là gì?
- Làm rõ mối quan hệ giữ “ học” và “ hành”


- Làm rõ tác dụng của việc “ học” và “ hành”.
- Vận dụng vào việc học của bản thân em ngày nay.
3. Kết bài.( 1 điểm)
Khẳng định giá trị của mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”.
Bài văn cần có bố cục rõ ràng, luận điểm đúng, sắp xếp hệ thống ,
văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ lôgíc, trình bày sạch đẹp.

Đ ề 2
I. TIẾNG VIỆT: (2.0 điểm).
Câu 1: (1 điểm).
Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Cho ví dụ
Câu 2: (0,5 điểm)
Đặt một câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân
vật văn học.
Câu 3 :(0,5 điểm)
Khi tham gia lượt lời trong hội thoại, em cần chú ý điều gì ?
II. VĂN BẢN: (3.0 điểm).
Câu 4: (1điểm)
Chép thuộc lòng phần phiên âm bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh.
Câu 5: (2 điểm)
Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như
thế nào qua văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc ?
III. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm).
Câu 6 : Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần
phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không
lành mạnh….
ĐÁP ÁN ĐỀ A
I. TIẾNG VIỆT: (2 điểm).
Câu 1 (1đ) : Trình bày đúng, đủ hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn (0,5đ)
Cho ví dụ đúng (0,5đ)

Câu 2: (0,5đ).
Đặt đúng câu nghi vấn bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học (0,5đ)
Câu 3 : (0,5đ) :Tránh nói tranh lượt lời hoặc chêm vào lời người khác.
II. VĂN BẢN: (2.0 điểm).
Câu 4 (1đ): Hs chép đúng bài thơ “Vọng nguyệt” (1đ)
Câu 5: (2 điểm).
a/ Trước chiến tranh xảy ra : họ bị coi là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An nam mít bẩn
thỉu” , chỉ biết kéo xe, ăn đòn,…
b/ Khi chiến tranh xảy ra : họ được tâng bốc, được tặng cho những danh hiệu cao quí và trở thành
vật hi sinh.
c/ Số phận thảm thương của người dân thuộc địa được miêu tả :
-Đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống của mình mà đánh
đổi lấy những vinh dự hão huyền.
-Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích của bọn cầm quyền.
-Nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí cũng chịu bệnh tật, chết đau đớn.
III. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm).
A/ Mở bài : (0,5đ)
-Trong tình hình hội nhập hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu những cái tốt còn có những cái xấu, những
tệ nạn xã hội.
-Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
B/ Thân bài (4đ)
1/ Tệ nạn xã hội là gì ?
2/ Vì sao phải nói “không” với các tệ nạn xã hội ?
-Nó là mối nguy trước mắt : bị lôi kéo, rủ rê  tò mò thử  nghiện ngập.
-Nó còn là hiểm họa lâu dài : không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà nó còn gây hậu quả
nghiêm trọng cho gia đình, người thân, xã hội. Để thỏa cơn nghiện người ta có thể làm mọi thứ : trộm cắp,
giết người, phạm pháp….
3/ Phân tích vài tác hại của các tệ nạn xã hội :
-Ma túy : chất gây say, gây nghiện, con nghiện dùng các hình thức hút, chích,… Trong thời
gian tiêm chích cơ thể bị suy nhược vì những căn bệnh thông thường do mất kháng thể  có nguy cơ lây

truyền AIDS.
-Cờ bạc : trò chơi đỏ đen, may rủi  mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp,…
-Xem văn hóa phẩm đồi trụy : bị tiêm nhiễm bởi những hành vi không lành mạnh.
C/ Kết bài : (0,5đ)
-Rút ra bài học tu dưỡng : tránh xa thói hư tật xấu, tệ nan xã hội.
-Cần xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống tích cực, lành mạnh.
*Biểu điểm :
-Điểm 4 – 5 : Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, không sai
lỗi chính tả, diễn đạt (Mắc một vài lỗi nhỏ)
-Điểm 2,5 – 3,5 : Diễn đạt khá so với yêu cầu trên.
-Điểm 1,5 – 2,0 : Hiểu đề, diễn đạt yếu, nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
-Điểm 0 : Không làm bài

Đề 3
Câu 1: (1đ) Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau:
a/ Bao giờ anh đi Hà Nội ?
b/ Anh đi Hà Nội bao giờ ?
Câu 2: (1đ) Trong bài thơ ngắm trăng Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ? Hai câu thơ đầu em
thấy bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời ?
Câu 3: (1đ) Hành động nói là gì ? Hãy nêu các kiểu hành động nói thường gặp .
Câu 4: (2đ) Trong bài chiếu dời đô Thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nơi đóng đô? Tại
sao kết thúc bài chiếu Lý Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi , cách kết thúc như vậy có tác dụng
gì ?
Câu 5 (5đ) Thuyết minh một danh lam thắng cảnh ở quê hương em .
III. Hướng dẫn chấm :
Câu 1: (1đ) Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa :
- Hình thức : khác về trật tự từ
- Ý nghĩa :
a. Hỏi về thời điểm của hành động diễn ra ở tương lai .
b. Hỏi về thời điểm hành động diễn ra ở quá khứ .

Câu 2: (1đ) Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đang là tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ . Hai câu
thơ dầu cho thấy Bác có tâm trạng bối rối, xốn xang khao khát được thưởng thức trăng một cách trọn
vẹn

tình yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên của Bác
Câu 3 : (1đ) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằ mục đích nhất định . Các kiểu
hành động nói thường gặp là hỏi , trình bày ( báo tin , kể , tả , nêu ý kiến, dự đoán ) điều khiển ( cầu
khiến , đe dọa , thách thức , hứa hẹn , bộc lộ cảm xúc )
Câu 4: ( 2đ) Tác giả chọn Thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô vì:
- Về vị thế địa lý : :Là nơi trung tâm đất trời , mở ra bốn hướng , có sông núi đất rộng bằng phẳng ,
cao , thoáng tránh lụt lội , chật chội .
- Về vị thế chính trị văn hóa : Là đầu mối giao lưu , chốn tụ hội của bốn phương đất nước , mảnh đất
hưng thịnh , muôn vật phong phú tốt tươi .
Kết thúc bài chiếu Lý Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi vì cách kết thúc như vậy mang
tính chất đối thoại , trao đổi tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân .
Câu 5:(5đ)
-Mở bài : 0,5đ Vị trí ý nghĩa văn hóa ,lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước .
- Thân bài : (4đ) ; Vị trí địa lý , quá trinh hình thành , phát triển , định hình , tu tạo trong quá trình lịch
sử đến nay
+ Cấu trúc qui mô .
+ Sơ lược thành tích .
+ Hiện vật trưng bày .
+ Phong tục lễ hội .
- Kết bài (0,5đ) Thái độ tình cảm của em đối với danh lam thắng cảnh

Đề 4
Câu 1: (3 điểm):
a. Chép theo trí nhớ khổ thơ cuối trong bài thơ “ Quê hương”.
b. Tác giả của bài thơ trên là ai?
c. Bài thơ đó thuộc thể loại nào?

d. Câu: “ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” có tác dụng gì?
Câu 2: ( 3 điểm ) : Viết bản tường trình về một sự việc đã xảy ra liên quan đến em ( Lưu ý: không điền họ và
tên thật)
Câu 3: ( 4 điểm): Đọc thơ Bác, ta thấy nổi bật lên một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm và một tư thế ung
dung tự tại. Qua các bài thơ Tức cảnh Pắc bó, Ngắm trăng và Đi đường, em hãy chứng minh.
CÂU Nội dung ĐIỂM
Câu 1 3.0 điểm
a. Chép đúng đủ
a. Bài thơ của Tế Hanh
b. Bài thơ thuộc thể thơ mới( 8 chữ)
d. – Đó là câu cảm thán `
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thể hiện lỗi nhớ làng quê biển đó chính là
mùi nồng nàn đặc trưng của quê hương lao động, cái hương vị riêng đầy
quyến rũ đối với người con vô cùng yên qúy quê hương mình. …
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.25 điểm
0.75 điểm
Câu 2 3.0 điểm
- Viết đúng thể thức mở đầu của văn bản tường trình:
- Nội dung tường trình: thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên
nhân, hậu quả, ai chịu trách nhiệm…
- Thể thức kết thúc bản tường trình.
0.5 điểm
2.0 điểm
0.5 điểm
Câu 3 4.0 điểm
* Mở bài: giới thiệu vấn đề
* Thân bài:

- Thơ Bác thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm:
+ Niềm vui thích được sống giữa thiên nhiên : Tức cảnh Pắc bó
+ Rung động mãnh liệt trước một vầng trăng đẹp : Ngắm trăng
+ Tâm hồn rộng mở trước vẻ đẹp của núi non : Đi đường
- Thơ Bác thể hiện một tư thế ung dung tự tại:
+ Coi thương khó khăn gian khổ, lấy gian khổ làm vui : Tức cảnh Pắc bó
+ Bất chấp hoàn cảnh ngục tù, thả hồn với vầng trăng : Ngắm trăng
+ Tinh thần vượt khó, làm chủ hoàn cảnh: Đi đường
* Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân
0.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
0.5 điểm

Đề 5
Ñeà:
Câu 1: (3 điểm)
Nhớ và chép thuộc lòng nội dung đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” của tác giả Nguyễn Trãi .
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc
trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Câu 2: (2 điểm)
- Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Đặt một câu trần thuật dùng để chúc mừng hoặc cam đoan.
Câu 3: (5 điểm)
Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Thương người như thể thương thân”, lại có câu: “Lá lành
đùm lá rách”. Bằng những dẫn chứng trong cuộc sống hoặc trong văn học, em hãy chứng minh rằng: nhân ta
từ xưa đến nay vẫn làm theo những lời khuyên đầy nghĩa tình ấy.
ĐÁP ÁN ĐỀ HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010- 2011
Câu 1: Trình bày được các nội dung như sau:
- Học sinh nhớ và chép lại đầy đủ, chính xác nội dung đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” ( đạt 1,5 điểm).

- Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi
nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng
sự thật hiển nhiên. (0,5 điểm)
+ Bài Sông núi nước Nam: ý thức dân tộc tổ quốc chủ yếu dựa trên cơ sở lãnh thổ và chủ quyền.
(0,5 điểm)
+ Bài Nước Đại Việt ta: Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn dựa trên cơ sở là một quốc gia
có nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử,… (0,5 điểm)
Câu 2 :
° Về đặc điểm hình thức: (0,5 điểm)
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán;
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm
than hoặc dấu chấm lửng.
° Về chức năng, câu trần thuật dùng để: (0,5 điểm)
- Kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…
- Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình
cảm, cảm xúc,…(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
° Đặt một câu trần thuật dùng để chúc mừng hoặc cam đoan: (0,5 điểm)
- Chúc mừng: Mình xin chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
- Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.
Câu 3 :
• Hình thức:
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. (0,25 điểm).
- Bố cục hợp lí, lời văn mạch lạc, trong sáng. (0,25 điểm).
- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.( 0,25 điểm).
• Nội dung:
- Mở bài: ( 0,75 điểm).
+ Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt nam.
+ Giới thiệu hai câu tục ngữ.
+ Nêu luận điểm khái quát: Nhân dân từ xưa đến nay vẫn luôn thương yêu giúp đỡ nhau, nhất là những lúc
khó khăn hoạn nạn.

- Thân bài: ( 3 điểm).
+ Xưa kia, trong cuộc sống lầm than, khi đất nước ta còn trong tay thực dân Pháp và bè lũ
tay sai, cuộc sống của những người dân nghèo rất cực khổ, nhưng họ vẫn luôn nhường cơm sẻ áo cho nhau:
(0,25 điểm).
Ví dụ trong văn học:
 Bà lão láng giềng cạnh gia đình chị Dậu miếng ăn chẳng đủ vẫn giúp chị bát gạo nấu
cháo (tác phẩm Tắt đèn). (0,5 điểm).
 Ông giáo nghèo, vợ con cũng đói, nhưng thường xuyên an ủi, vẫn thỉnh thoảng giúp lão
Hạc (tác phẩm lão Hạc). (0,5 điểm).
+ Ngày nay, đất nước ta đã thoát ách nô lệ, nhưng khó khăn không phải đã hết, nhất là nhân
dân ở những vùng bị thên tai hoành hành, sự đùm bọc thương yêu giữa mọi người với nhau ngày càng nhiều:
(0,25 điểm).
 Cả nước hướng tới miền Trung, miền nam, Miền núi,…cứu giúp đồng bào miền lũ lụt
(dẫn vài con số cụ thể) (0,5 điểm).
 Những mái ấm tình thương, lớp học tình thương, những món quà tết Nguyên đán, tết Trung thu,… cho
các em bé đang lang than cơ nhỡ (dẫn một vài con số cụ thể). (0,5 điểm).
 Những món quà nhân ngày khai giảng hoặc kết thúc năm học, những suất học bổng cho các em học sinh
nghèo chăm học (dẫn một vài con số cụ thể). (0,5 điểm).
 Trong giáo dục có quỹ khuyến học và nhiều phong trào giúp bạn nghèo vượt khó ( liên hệ các hoạt động
cụ thể ở trường, lớp em đang học). (0,5 điểm).
- Kết bài: ( 0,5 điểm).
 Lời khuyên từ những câu tục ngữ trên mãi mãi có giá trị trong cuộc sống, trong rèn luyện nhân cách con
người. (0,25 điểm).
 Cảm nghĩ của em về những việc làm giàu nghĩa tình ở đời mà em biết. (0,25 điểm).

Đề 6
Câu 1 (1 điểm) :
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “Khi con tu hú ” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu thơ ấy.
b/…Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ
công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái

công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng
hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
Câu 2 (1 điểm) :
1/ Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
(Hồ Chí Minh)
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Hịch tướng sĩ)
2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)
Câu 3 (3 điểm) :
Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong các
câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
(Tế Hanh, Quê Hương)
Câu 4 (5 điểm) :
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn
dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”.
Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác? (Có kết hợp yếu tố biểu cảm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
a/ Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. Cho biết nội dung của hai câu
thơ ấy.
- Học sinh chép đúng hai câu cuối (0,25 điểm)

Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
+ Sai, thiếu 2 từ, lỗi chính tả không có điểm .
-Nội dung hai câu thơ: Tâm trạng ngột ngạt, uất ức của người tù cách mạng (0,25điểm)
b/ …Đùng một cái, họ( những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là” chiến sĩ bảo
vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả bằng một cái giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái
công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng
hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
Đoạn trích trên cho em biết điều gì ?
* Đoạn trích cho ta thấy số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi
nghĩa. (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm )
1. Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì?
a/Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
(Hồ Chí Minh)
* Hành động nói: Trình bày ( 0.25đ).
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
( Hịch tướng sĩ)
* Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0,25đ).
2/ Chỉ ra việc lựa chọn trật tự từ trong ví dụ sau và cho biết việc lựa chọn ấy nhằm mục đích gì?
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
(Tố Hữu, Lên Tây Bắc)
* Chỉ ra sự lựa chọn trật tự từ: “Rất đẹp” được đưa lên đầu câu (0,25 điểm)
* Việc lựa chọn trật tự từ trong hai câu thơ nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh. (0,25 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 8-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người ngư dân trong
các câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
( Tế Hanh – Quê Hương)
- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu (2 điểm):
- Đoạn văn đúng số câu (0,5 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ 0,25
điểm. Thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm.
- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (0,5 điểm)
- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm).
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm
Câu 4: (5 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ
thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”.
Em hiểu như thế nào lời dạy của Bác? ( Có kết hợp yêu tố biểu cảm)
A.Yêu cầu:
- Học sinh biết làm một bài nghị luận giải thích có kết hợp yếu tố biểu cảm.
- Giải thích được vấn đề và nêu được suy nghĩ hành động của bản thân.
- Bài làm phải đủ 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Việc học tập của học sinh đối với tương lai của
đất nước.
* Thân bài: Giải thích vấn đề
+ Tại sao tương lai tươi sáng của dân tộc lại phụ thuộc vào một phần lớn ở công học tập của học
sinh?
+ Nhận thức và hành động của bản thân.
(Các lý lẽ và dẫn chứng để giải thích vấn đề phải chính xác, phù hợp và thuyết phục. Diễn đạt
mạch lạc , rõ ràng, dễ hiểu. Biết kết hợp yếu tố biểu cảm khi cần thiết)
* Kết bài: Khẳng định vấn đề- liên hệ .
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp.

4-4,5 Bài làm khá tốt. Giải thích, lập luận khá tốt vấn đề, có kết hợp yếu tố
biểu cảm. Có liên hệ khá. Diễn đạt khá tốt. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi
chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3-3,5 Bài làm khá. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có kết hợp yếu tố biểu cảm. Có
liên hệ bản thân. Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng chính xác.
Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Giải thích được vấn đề. Có liên hệ bản thân. Lập luận
đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Diễn đạt lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi
chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng

Đ ê 7

×