Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 132 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP VIỆN
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI CÁC TỪ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG ANH
(TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)
Mã số đề tài: V2014-28
Chủ nhiệm đề tài: TS. HỒ NGỌC TRUNG
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
2
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. TS. Hồ Ngọc Trung – Chủ nhiệm đề tài
2. TS. Hoàng Tuyết Minh
3
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Phần mở đầu
1
Chương 1: Cơ sở lý luận
4
1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
4
1.2 Giới thiệu về sự chuyển nghĩa của từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
5
1.3 Các phương thức tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
12
1.4 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh và tiếng Việt
17


1.4.1 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh
17
1.4.2 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Việt
25
1.5 Lí thuyết cơ thể
28
Chương 2: Khảo sát hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Anh
33
2.1 Phần đầu (the head)
33
2.2 Phần thân (torso)
40
2.3 Phần tứ chi (arms and legs) và một số bộ phận khác
47
Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các từ được tạo ra
trong quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người
trong tiếng Anh và phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng
Việt
61
3.1 Đặc điểm ngữ pháp
61
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa
64
3.3 Phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt
74
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học tiếng
Anh tại Viện Đại học Mở Hà Nội
80
4.1 Khảo sát lỗi sinh viên thường mắc phải khi dịch các từ được tạo ra

từ quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Anh
80
4.1.1 Giới thiệu đối tượng khảo sát
80
4.1.2 Kết quả khảo sát
82
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các từ được tạo ra từ
quá trình chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng
Anh
86
Kết luận và kiến nghị
91
Tài liệu tham khảo
94
Phụ lục
98
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐTL: chuyển đổi từ loại
BPCTN: bộ phận cơ thể người
ĐVHT: đơn vị học trình
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện tượng cụ thể hóa nghĩa
7
Bảng 1.2: Hiện tượng khái quát hóa nghĩa
8
Bảng 1.3: Bảng tên gọi bộ phận cơ thể người thông dụng và theo khoa
học

30
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp hướng chuyển loại (nhìn từ góc độ ngữ nghĩa)
73
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chuyển đổi từ loại (CĐTL) là một trong các phương thức tạo từ phổ
biến trong ngôn ngữ nói chung, và trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng.
Trong tiếng Anh, hiện tượng CĐTL các từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN)
khá phổ biến, là nguồn bổ sung từ mới đáng kể vào kho từ vựng. Nhìn từ góc
độ ngữ nghĩa học, quá trình CĐTL của bất kì một cá thể từ nào cũng sẽ dẫn
đến sự thay đổi nghĩa ban đầu của từ ở cả phương diện ngữ pháp lẫn từ vựng.
Theo quan sát của người viết, hiện nay chưa có bất kì một nghiên cứu có tính
hệ thống nào về mối quan hệ giữa nghĩa ban đầu của các từ chỉ BPCTN trong
tiếng Anh với các nghĩa mới được hình thành do việc CĐTL tạo nên, cũng
như hệ thống các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Về mặt lý
luận, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ các hướng chuyển đổi nghĩa
của quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh. Còn về mặt ứng
dụng của đề tài, chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ giúp người Việt
Nam học tiếng Anh nói chung và sinh viên học tiếng Anh (cả chuyên lẫn
không chuyên ngữ) tại Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng hiểu được tính hệ
thống của hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh và các hình
thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, nhờ vậy sẽ tránh được các lỗi
chuyển di tiêu cực.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu một cách có hệ thống đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của
các từ được tạo ra trong quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh,
xác định quy luật về hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, đồng

7
thời giúp người học nâng cao khả năng sử dụng các từ được tạo ra từ quá trình
CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh và các hình thức diễn đạt tương
đương trong tiếng Việt.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát các các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh có chuyển đổi từ loại.
- Nghiên cứu các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ được tạo ra từ
quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh nhằm xác định các
hướng chuyển đổi nghĩa của quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong
tiếng Anh.
- Phát hiện các phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của
các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ BPCTN trong tiếng
Anh.
- Khảo sát và tìm ra các lỗi sinh viên Khoa tiếng Anh thường mắc phải
trong quá trình sử dụng các từ được tạo ra từ quá trình CĐTL các từ chỉ
BPCTN trong tiếng Anh, cũng như trong quá trình sử dụng các hình
thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt.
3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1 Phương pháp tiếp cận
Xuất phát từ hệ thống từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh, đề tài khảo sát
các từ có hiện tượng CĐTL về phương diện nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng
trên nền tảng cứ liệu thu thập từ từ điển Anh – Anh – Việt, các văn bản văn
học và tin tức, nhằm xác định các hướng chuyển đổi từ loại, các hướng
chuyển đổi nghĩa và khái quát hóa các hình thức diễn đạt tương đương trong
tiếng Việt.
8
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính: phân tích thành tố
nghĩa, miêu tả và so sánh, với sự hỗ trợ của thủ pháp thống kê và phân tích
lỗi.

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa (componential analysis): Các từ
được tạo ra qua hiện tượng chuyển loại từ chỉ BPCTN sẽ xác lập nên một
trường nghĩa (semantic field). Chúng tôi hi vọng việc sử dụng phương pháp
phân tích thành tố nghĩa sẽ giúp phát hiện ra được các nét nghĩa chung và
riêng giữa các từ trong cùng trường nghĩa, từ đó xác định được các hướng
chuyển nghĩa chính.
Phương pháp miêu tả (descriptive method): Sử dụng phương pháp miêu
tả sẽ giúp làm rõ các đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các từ được tạo ra
qua quá trình chuyển đổi từ loại, cũng như các hình thức diễn đạt tương
đương trong tiếng Việt.
Phương pháp so sánh (comparative method): Phương pháp so sánh
được vận dụng nhằm liên hệ đến từ chỉ BPCTN tương ứng trong tiếng Việt và
các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các trường hợp
chuyển loại từ trong tiếng Anh, trên cơ sở đó tìm ra các hướng chuyển dịch
chính trong tiếng Việt.
9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lược sử vấn đề nghiên cứu
Hiện tượng CĐTL (hay hiện tượng chuyển loại) là một phương thức tạo
từ tuy không mới trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng vì đây là một
phương thức có tính phổ quát và góp phần quan trọng trong việc tạo ra từ mới
trên nền chất liệu ngôn ngữ có tính hữu hạn nên hiện tượng này được nhiều
nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa học
trong và ngoài nước quan tâm đến. Trong năm 2013 chúng tôi có hướng dẫn
học viên cao học Nguyễn Thị Ngân Trâm (K1 – Viện Đại học Mở Hà Nội)
thực hiện đề tài Coversion of English words denoting human body parts and
the Vietnamese equivalents. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, quy mô
nghiên cứu và cả năng lực nghiên cứu của tác giả mà đề tài này tồn tại ba hạn
chế chính: (i) Đề tài chỉ mới khảo sát 09 từ chỉ BPCTN (head, nose, eye, face,
brain, shoulder, stomach, arm, leg) do vậy kết quả nghiên cứu chỉ mới có tính

giới thiệu, chưa thể mang tính hệ thống, (ii) Đề tài chưa nghiên cứu đến mối
quan hệ giữa các nghĩa phái sinh trong cùng một từ với các trường hợp
chuyển nghĩa trong quá trình chuyển loại từ, và (iii) Đề tài chỉ mới dừng lại ở
mô tả nghĩa, chưa sử dụng đến phương pháp phân tích thành tố nghĩa để xác
định các hướng chuyển nghĩa.
Ngoài công trình này ra, điểm qua các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan đến hiện tượng chuyển đổi từ loại, ví dụ như Hồ Lê
(2003); Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998); Lê
Biên (1995); Hoang Tat Truong (1993), Dang Tran Cuong (2001); Plag
I.(2002); Sanders G. (1988); Antrushina G.B., Afanasyeva O.V., Morozov
N.N. (1985); Meltser G.M., Grinberg L.E., Kuznets M.D., Kumacheva
A.V.(1960); chúng tôi nhận thấy hiện tượng này được đề cập đến ở một trong
hai góc độ: (i) với tư cách là một trong những phương thức tạo từ, hoặc (ii)
10
với tư cách là một hiện tượng có liên quan đến quá trình chuyển đổi nghĩa từ.
Tuy nhiên có hai vấn đề nổi bật có thể nhận thấy được từ các công trình
nghiên cứu đó là:
1. Việc nghiên cứu hiện tượng CĐTL chỉ mới dừng lại ở mức đại
cương, thuộc một phần của công trình nghiên cứu tổng quan về từ vựng – ngữ
nghĩa. Phương thức tạo từ này cho đến nay chưa được nghiên cứu chuyên sâu
trong một công trình khoa học cụ thể.
2. Ở một phạm vi hẹp hơn, hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN chỉ
được nhắc đến qua một số ví dụ liên quan đến hiện tượng CĐTL hay hiện
tượng chuyển nghĩa, chứ chưa có bất kỳ một nghiên cứu có tính hệ thống,
chuyên sâu nào.
Xuất phát từ lí do trên, nhóm tác giả dự định đi sâu tìm hiểu một cách
có hệ thống đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa và các phương thức diễn đạt
tương đương trong tiếng Việt của một góc tuy nhỏ, nhưng phổ biến của hiện
tượng CĐTL trong tiếng Anh: hiện tượng CĐTL các từ chỉ BPCTN.
1.2 Giới thiệu về sự chuyển nghĩa của từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Như chúng ta đã biết vạn vật trong vũ trụ không ngừng biến đổi. Nếu
xét ở một góc độ thu nhỏ hơn, mọi thay đổi trong một xã hội cũng tuân theo
quy luật đó. Đó có thể là những thay đổi về thể chế chính trị, hệ tư tưởng,
những thay đổi ở góc độ văn hóa: như quan niệm về ứng xử, định kiến đối với
một phạm trù xã hội nào đó, hay đó là những thay đổi liên quan đến quy luật
đào thải và thay thế, điều này có thể thấy rõ nhất qua các phát minh phục vụ
cho con người… Một thực tế là tất cả những thay đổi vừa nêu đều được phản
ảnh trong ngôn ngữ vì xét cho cùng một trong những vai trò của ngôn ngữ là
phản ảnh những đổi thay trong xã hội.
Chúng ta cũng biết rằng một trong những đặc trưng của ngôn ngữ chính
là tính tiết kiệm. Hãy lấy tiếng Anh là ví dụ, nếu không có tính tiết kiệm thì
11
làm thế nào mà với 26 chữ cái, hay với một số lượng hữu hạn âm vị (thậm chí
cả âm tố) ngôn ngữ này lại có thể gánh nổi trọng trách giúp con người diễn
đạt được những thay đổi không ngừng trong vũ trụ?
Hiện tượng chuyển nghĩa – hay thay đổi nghĩa (semantic change) của
từ là một trong những minh chứng rõ nét cho tính tiết kiệm của ngôn ngữ.
Trên nền nghĩa ban đầu của từ, nghĩa mới được hình thành để phục vụ cho
một nhu cầu giao tiếp nào đó của con người. Qua đó chúng ta hạn chế phải
sản sinh thêm các từ mới. Chính nhờ có đặc điểm như vậy mà hiện tượng
chuyển đổi nghĩa là một hiện tượng có tính phổ quát trong ngôn ngữ, và cũng
đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Cho đến nay, bên
cạnh các công trình nguyên cứu về quá trình chuyển nghĩa của các từ cụ thể
trong tiếng Anh và trong tiếng Việt dựa trên thành quả nghiên cứu của các
nhà từ nguyên học (etymologists), các nhà ngôn ngữ học Anh – Việt cũng chú
trọng đến hệ thống hóa các xu hướng chuyển nghĩa của từ vựng trong hai
ngôn ngữ. Trong phần dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số xu hướng
chuyển nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Theo tác giả Greeraerts D. (2010: 26 – 41), trong ngôn ngữ có hai cơ
chế chuyển nghĩa chính, đó là semasiological (thuộc về ngữ nghĩa học) và

onomasiological (thuộc về danh xưng học). Sự khác biệt giữa hai cơ chế này
thể hiện ở chỗ trong khi ở ngữ nghĩa học nghĩa mới được hình thành trong từ
đã có sẵn, thì ở danh xưng học sự thay đổi nghĩa sẽ dẫn đến việc hình thành từ
mới, cho dù khái niệm đã được từ vựng hóa trước đó. Nói một cách khác, cơ
chế ngữ nghĩa học cung cấp nghĩa mới cho các từ có sẵn, còn cơ chế danh
xưng học thì lại phủ lên nghĩa mới một lớp vỏ từ vựng chưa có trong kho tàng
từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể. Trong phạm vi cơ chế ngữ nghĩa học,
Greeraerts D. (2010: 26-27) và Nguyen Hoa (2004: 103-105) đều giống nhau
khi cho rằng nghĩa của từ thay đổi ở hai phương diện: nghĩa biểu niệm / nghĩa
định danh (denotational, referential meaning) và nghĩa biểu cảm
12
(connotational meaning). Sự thay đổi nghĩa biểu niệm tiếp tục được phân ra
thành hai loại: thay đổi tương xứng (analogical) – tức nghĩa biến đổi theo
hướng dựa trên sao chép cấu trúc ngữ nghĩa của từ liên quan, và sự thay đổi
bất tương xứng (non-analogical) – quá trình chuyển nghĩa không phụ thuộc
vào cấu trúc ngữ nghĩa của từ liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả Greeraerts D.
(2010) nêu ra bốn xu hướng chuyển đổi nghĩa chính trong ngôn ngữ nói
chung, và trong tiếng Anh nói riêng như sau:
(i) Thay đổi nghĩa biểu niệm bất tương xứng
Xu hướng thay đổi nghĩa biểu niệm bất tương xứng được thể hiện qua
hiện tượng cụ thể hóa nghĩa (specialization), khái quát hóa nghĩa
(generalization), hoán dụ (metonymy) và ẩn dụ (metaphor). Đối với hiện
tượng cụ thể hóa nghĩa, từ hình thành nghĩa mới có nội hàm hẹp hơn so với
nghĩa cũ, ví dụ:
Bảng 1.1: Hiện tượng cụ thể hóa nghĩa
Từ
Nghĩa cũ
Nghĩa mới
Phạm vi cụ thể
hóa nghĩa

child (n)
đứa bé
bé gái
giới tính
corn (n)
hạt
hạt lúa mì (Anh), hạt lúa
mạch (Scotland), hạt
ngô (Mĩ)
chủng loại
queen (n)
vợ
vợ vua, hoàng hậu
tầng lớp
starve (v)
chết
chết đói
nguyên nhân
Đối với hiện tượng khái quát hóa nghĩa thì ngược lại, nghĩa mới được hình
thành có phạm vi biểu đạt rộng hơn so với nghĩa cũ.
13
Bảng 1.2: Hiện tượng khái quát hóa nghĩa
Từ
Nghĩa cũ
Nghĩa mới
Phạm vi khái
quát hóa nghĩa
moon
mặt trăng
vệ tinh

đối tượng di
chuyển
pipe
ống sáo
ống / vật hình ống
hình dáng
fly
bay bằng cánh
di chuyển trong không
trung
phương thức di
chuyển
camp
trại lính
trại
đối tượng sử dụng
Với hiện tượng hoán dụ, nghĩa mới được hình thành trong mối quan hệ có
tính tương cận với nghĩa cũ (contiguity), ví dụ từ bottle có thể chỉ đến cái chai,
cái lọ (nghĩa ban đầu), nhưng cũng có thể chỉ đến chất lỏng chứa trong chai
(nghĩa mới) (quan hệ giữa vật chứa và vật được chứa), hay table có thể là cái
bàn (nghĩa ban đầu), nhưng cũng có thể là người ngồi tại bàn (nghĩa phái
sinh) (quan hệ giữa vị trí và người ở vị trí đó). Trong khi đó với hiện tượng ẩn
dụ quá trình chuyển nghĩa lại dựa trên sự giống nhau giữa nghĩa mới so với
nghĩa ban đầu của từ. Ví dụ cho sự thay đổi nghĩa qua hiện tượng ẩn dụ có thể
thấy ở từ fox khi nghĩa của từ này chuyển từ con vật con cáo sang nghĩa chỉ
thuộc tính gắn liền với con vật đó (ma manh, xảo quyệt).
Có thể thấy điểm chung của các hiện tượng vừa nêu trên là sự thay đổi
tập trung vào nghĩa biểu niệm hay nghĩa định danh, không có sự sao chép cấu
trúc ngữ nghĩa của từ liên quan.
(ii) Thay đổi nghĩa biểu cảm

Theo Greeraerts D. (2010: 28), nghĩa biểu cảm của từ có thể thay đổi
theo hai hướng: trở nên tiêu cực hơn (pejorative change – hiện tượng suy
thoái nghĩa), hoặc trở nên tích cực hơn (ameliorative change – hiện tượng
thăng hoa nghĩa). Theo hướng thứ nhất, suy thoái nghĩa, nghĩa mới thường có
màu sắc kém tích cực hơn, hoặc tiêu cực hơn so với nghĩa ban đầu. Ví dụ như
14
từ silly trước đây mang nghĩa ngây thơ, đáng thương, thì giờ đây nghĩa của từ
này là ngờ nghệch, khờ dại, tức có sắc thái tiêu cực hơn. Theo hướng thứ hai,
thăng hoa nghĩa, nghĩa mới của từ trở nên tích cực hơn, hay kém tiêu cực hơn
so với nghĩa ban đầu. Ví dụ cho trường hợp này là từ knight trước đây mang
nghĩa người hầu nam, thì giờ đây từ này lại có nghĩa hiệp sĩ với sắc thái tích
cực hơn.
Xu hướng chuyển nghĩa (i) và (ii) cũng được đề cập đến trong công
trình nghiên cứu của Nguyen Hoa (2004) và Dang Tran Cuong (2001). Riêng
đối với trường hợp thay đổi nghĩa biểu cảm, hai tác giả Nguyen Hoa (2004)
và Dang Tran Cuong (2001) sử dụng thuật ngữ ‘degradation of meaning’ thay
cho ‘pejorative change’, và ‘elevation of meaning’ thay cho ‘ameliorative
change’.
(iii) Thay đổi nghĩa tương xứng
Tác giả Greeraerts D. (2010: 29-30) cho rằng xu hướng thay đổi nghĩa
tương xứng (analogical changes) có thể xảy ra giữa hai ngôn ngữ hoặc trong
phạm vi một ngôn ngữ. Quá trình thay đổi nghĩa tương xứng xảy ra giữa hai
ngôn ngữ còn gọi là hiện tượng sao phỏng nghĩa (semantic calque) – hay vay
mượn nghĩa (semantic borrowing): khi một từ x ở ngôn ngữ A sao phỏng
nghĩa đen / nghĩa cơ bản của từ y ở ngôn ngữ B thì thường có xu hướng ‘vay’
luôn các nghĩa bóng / nghĩa phái sinh của từ y. Ví dụ, từ angelos trong tiếng
Hi Lạp ban đầu chỉ có nghĩa sứ giả, nhưng sau phái sinh thêm nghĩa thiên sứ
do sao phỏng cấu trúc ngữ nghĩa của từ đa nghĩa ml’k trong ngôn ngữ Hebrew
vốn cũng mang nghĩa sứ giả và thiên sứ.
Trong phạm vi một ngôn ngữ xu hướng thay đổi nghĩa tương xứng

thường xảy ra giữa các từ trong cùng một trường từ vựng. Ví dụ trong tiếng
Hà Lan, khi từ zwart (màu đen) phái sinh nghĩa bất hợp pháp / không chính
đáng, thì những từ khác trong trường từ vựng chỉ màu sắc ở ngôn ngữ này
cũng phái sinh ý nghĩa tương tự. Hay trong tiếng Anh khi từ catch (nắm, bắt)
15
mang thêm nghĩa hiểu thì các từ trong cùng trường từ vựng như grasp, get
cũng phái sinh nét nghĩa như vậy (Nguyen Hoa, 2004: 103).
(iv) Thay đổi nghĩa theo cơ chế danh xưng học
So với cơ chế chuyển nghĩa ngữ nghĩa học, có chế chuyển nghĩa danh
xưng học có tính toàn diện hơn, xuất phát từ thực tế là việc mở rộng phạm vi
nghĩa của từ đã có sẵn cũng chỉ là một trong những cơ chế chính dẫn đến
những thay đổi theo hướng danh xưng học (Greeraerts D., 2010: 30). Trong
tiếng Anh sự thay đổi nghĩa gắn liền với sự hình thành từ mới thường xảy ra
theo các hướng: sử dụng các phương thức tạo từ trên cơ sở biến đổi hình thái
từ, ví dụ như sử dụng phụ tố (teacher…), ghép từ (classroom); chuyển đổi
hình thức âm của từ đã có sẵn, ví dụ như rút ngắn từ (sis – sister), trộn từ
(brunch – breakfast và lunch); vay mượn từ các ngôn ngữ khác; hình thành có
tính bất chợt, ví dụ như trên cơ sở mô phỏng âm thanh hay theo tên thương
hiệu (Kodak); mở rộng nghĩa của từ đã có sẵn.
Như đã đề cập trước đó, hiện tượng chuyển nghĩa là một hiện tượng
ngôn ngữ có tính phổ quát, do vậy hiện tượng này cũng rất phổ biến trong
tiếng Việt. Điểm qua các công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học nổi
tiếng như: Lê Biên (1995), Đỗ Hữu Châu (1997), Hoàng Văn Hành, Hà
Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Nguyễn Thiện Giáp (1998), Bùi
Minh Toán (1999), Hồ Lê (2003), Lê Quang Thiêm (2008), chúng tôi nhận
thấy các tác giả vừa nêu ít nhiều đều có đề cập đến hiện tượng chuyển nghĩa
trong tiếng Việt. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1998: 159-171), nghĩa của
từ tiếng Việt thay đổi theo các hướng: mở rộng (ví dụ: đẹp (về hình thức) –
đẹp (hình thức, tình cảm, tin thần, quan hệ)), thu hẹp (ví dụ: mùi (giác quan) –
mùi (hôi, thối)), chuyển đổi tên gọi (qua hiện tượng ẩn dụ và hoán dụ), xấu

nghĩa (ví dụ: phản động (phản ứng ngược lại) – phản động (ngược lại với
chính nghĩa)), đẹp nghĩa (ví dụ: thành tích (tiêu cực hoặc tích cực) – thành
tích (tích cực)).
16
Về cơ bản, nếu đánh giá dựa trên so sánh công trình của tác giả Nguyễn
Thiện Giáp (1998) và công trình của tác giả Greeraerts D. (2010), chúng tôi
nhận thấy nghĩa của từ tiếng Việt cũng thay đổi theo các hướng tương đối
giống với từ tiếng Anh. Tuy nhiên nếu như tác giả Greeraerts D. (2010) không
thừa nhận ngoa dụ (hyperbole), uyển ngữ (euphomesim), nói giảm (litotes) là
các hướng chuyển nghĩa của từ tiếng Anh, thì tác giả Nguyễn Thiện Giáp
(1998) lại xem các phép tu từ này là những hiện tượng chuyển nghĩa trong
tiếng Việt.
Đến đây câu hỏi đặt ra là: vậy sự thay đổi nghĩa ở hiện tượng chuyển
loại trong tiếng Anh theo xu hướng chuyển đổi nào? Theo chúng tôi đây là
một câu hỏi không dễ trả lời vì nếu dựa trên phân loại của Greeraerts D.
(2010) thì hiện tượng chuyển loại vừa theo xu hướng danh xưng học, vừa theo
xu hướng ngữ nghĩa học bởi hai lý do. Thứ nhất, xét về bản chất, hiện tượng
chuyển loại là một trong những phương thức tạo từ trong tiếng Anh, tức nó có
vai trò từ vựng hóa các ý nghĩa mới do quá trình thay đổi nghĩa tạo nên. Tuy
nhiên, không giống với các quá trình tạo từ khác, hiện tượng chuyển loại sử
dụng lại tên gọi cũ cho khái niệm mới với một chức năng ngữ pháp khác với
chức năng của từ cũ. Nếu nhìn nhận theo hướng này thì hiện tượng chuyển
loại theo xu hướng chuyển đổi nghĩa danh xưng học. Thứ hai, hiện tượng
chuyển loại là phương thức tạo từ duy nhất tạo nên nghĩa mới trên cơ sở sự
thay đổi của nghĩa cũ. Giữa nghĩa mới và nghĩa cũ luôn tồn tại một một mối
liên hệ gần gũi (ví dụ như head - đầu và to head - đi đầu) như thường thấy ở
hiện tượng hoán dụ (xu hướng thay đổi nghĩa biểu niệm bất tương xứng). Bởi
vậy sự thay đổi nghĩa ở hiện tượng chuyển loại cũng có thể xem như thuộc về
cơ chế ngữ nghĩa học. Xuất phát từ thực tế đó, trong đề tài này chúng tôi xem
sự thay đổi nghĩa ở hiện tượng chuyển loại như là sự giao thoa giữa hai cơ chế

chuyển nghĩa ngữ nghĩa học và danh xưng học. Trong phần 1.4 chúng tôi sẽ
trình bày sâu hơn về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt.
17
1.3 Các phương thức tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
Hiện tượng thay đổi nghĩa của từ (semantic change) mà chúng tôi vừa
đề cập ở phần 1.3 có một mối quan hệ mật thiết với các phương thức hình
thành từ mới. Chính sự thay đổi nghĩa đã dẫn đến nhu cầu hình thành các tên
gọi mới có hình thức trùng (hiện tượng chuyển loại) hoặc khác so với từ cũ.
Trong tiếng Anh từ được hình thành theo nhiều phương thức khác nhau. Điểm
qua các công trình nghiên cứu có đề cập đến các phương thức tạo từ, như
Meltser G.M. (1960), Antrushina G.B., Afanasyeva O.V., Morozov N.N.
(1985), Plag I. (2002), Grinberg L.E., Kuznets M.D., Kumacheva A.V. (1960),
Hoang Tat Truong (1993), Dang Trang Cuong (2001),… chúng tôi nhận thấy
từ tiếng Anh chủ yếu được hình thành từ các phương thức tạo từ sau:
i) Phương thức sử dụng phụ tố (affixation): đây là phương thức thêm
phụ tố (tiền tố - prefix, trung tố - infix hoặc hậu tố - suffix) vào hình vị gốc.
Do hiện tượng tạo từ bằng trung tố không phổ biến, và thường kết hợp với
phương thức ghép từ (ví dụ: goodstrain, fisherman, statesman), nên khi nói
đến phương thức tạo từ bằng phụ tố ta thường nói đến phương thức tạo từ
bằng tiền tố - prefixation (ví dụ: antiwar, disconnect, unlock…) và bằng hậu
tố - suffixation (ví dụ: careful, hopeless, student…). Trong khi phương thức
tạo từ bằng tiền tố thường chỉ dẫn đến thay đổi về nghĩa từ vựng, thì phương
thức tạo từ bằng hậu tố tạo nên từ mới có nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp
khác với gốc ban đầu.
ii) Phương thức ghép từ (composition / compounding): Giống với
phương thức tạo từ bằng phụ tố, phương thức ghép từ là một phương thức tạo
từ rất phổ biến, sản sinh ra một số lượng lớn từ cho tiếng Anh (productive).
Từ được tạo theo phương thức này có thể có hơn hai hình vị gốc, tuy nhiên
phần lớn từ ghép trong tiếng Anh là từ có hai hình vị gốc – hay hai thành phần,
trong đó thành phần bên phải (determinatum) thường mang nghĩa chung hơn

so với thành phần bên trái (determinant), ví dụ: schoolkeeper, classmate,
18
blackboard. Vai trò giữa hai thành phần này là không bình đẳng, tuân thủ theo
quy luật “right-hand head rule” (Williams 1981: 248), tức thành phần bên
phải giữ vai trò trung tâm chính, cung cấp các thông tin về từ loại (ví dụ:
handwash), danh từ đếm được hay không đếm được (beer bottle), danh từ số
ít hay số nhiều (firefighters), giống đực hay giống cái (head waitress),… Từ
ghép trong tiếng Anh được phân loại theo các hướng như sau:
- Phân loại theo nghĩa: từ ghép có nghĩa thành ngữ (idiomatic – không đoán
được nghĩa từ hình thức, ví dụ: bluebottle, greenhouse, lipservice,…) và từ
ghép không có nghĩa thành ngữ (non-idiomatic – nghĩa đoán được từ hình
thức, ví dụ: spaceman, airmail, nightflight)
Phân loại theo mối quan hệ giữa hai thành tố: từ ghép đẳng lập (coordinative
– hai thành tố độc lập về cấu trúc và ngữ nghĩa, ví dụ: Anglo-Saxon, willy-
nilly, fifty-fifty,…) và từ ghép chính phụ (subordinative – một thành tố chính,
một thành tố phụ, ví dụ: book-keeper, space-ship, to bottle-feed,…)
- Phân loại theo từ loại: danh từ ghép (sunbeam, maidservant, looking-
glass,…), động từ ghép (outgrow, over-flow, black-list,…), tính từ ghép
(threadbare, airtight, bloodthirsty,…), trạng từ ghép (whole-heartedly, self-
confidently, there-in,…), giới từ ghép (into, onto,…), đại từ ghép (somebody,
anyone,…).
- Phân loại theo cách ghép (compositional types): từ ghép không sử dụng
thành tố nối (heartache, heart-beat(v), heart-break,…), từ ghép có sử dụng
thành tố nối (electromotive, speedometer, handicraft,…), từ ghép được hình
thành từ các ngữ (phương tiện cú pháp: merry-go-round, cash-and-carry, up-
to-date,…), từ ghép được tạo ra dựa trên phương tiện cú pháp và hình thái
(long-legged, kind-hearted, teenager,…).
iii) Phương thức chuyển đổi từ loại (conversion): Đây là phương thức
tạo từ tương đối đặc biệt: từ mới và từ cũ không khác nhau về hình thức. Sự
19

khác biệt chủ yếu tập trung vào ngữ nghĩa và chức năng của từ. Chúng tôi sẽ
đi sâu phân tích các đặc trưng của phương thức tạo từ này ở mục 1.4.
iv) Phương thức rút ngắn từ (shortening / contraction): Từ mới được tạo
ra theo phương thức này thường có sắc thái ít trang trọng hơn và phổ biến
trong ngôn ngữ nói. Nhìn chung, có hai hướng rút ngắn từ trong tiếng Anh:
rút ngắn một nhóm từ bằng cách sử dụng các chữ cái đầu (acronyms, ví dụ:
MP, BBC, UN,…), và rút gọn trong phạm vi một từ (clipping, ví dụ: ad,
phone, flu,…)
v) Phương thức trộn từ (blending): Sự kết hợp giữa một phần của các từ
(thường là phần đầu của từ thứ nhất và phần đuôi của từ thứ hai) cũng là một
trong những phương thức tạo từ trong tiếng Anh, ví dụ: brunch (breakfast +
lunch), motel (motor + hotel), smog (smoke + fog),… Phương thức trộn từ
cũng có thể xem như là một cách rút ngắn từ (shortening)
vi) Phương thức láy âm (reduplication): Theo phương thức này, từ mới
được tạo ra bằng cách lặp lại một gốc từ, có thể có hoặc không có biến đổi âm.
Ở các từ như: hush-hush, pooh-pooh, blah-blah hoàn toàn không có hiện
tượng thay đổi âm, nhưng với các từ như chit-chat, walkie-talkie, riff-raff gốc
được lặp lại cùng với sự thay đổi hoặc nguyên âm, hoặc phụ âm, hoặc cả hai.
Ranh giới giữa phương thức láy âm và phương thức ghép từ nhiều khi cũng
không rõ nét. Trong một số công trình nghiên cứu phương thức láy âm được
xem như là một trong những hướng ghép từ.
vii) Phương thức phỏng âm (sound imitation / onomatopoeia): Từ được
tạo ra trên cơ sở mô phỏng âm thanh của con người, con vật, hành động, hiện
tượng thiên nhiên,…. Đó có thể là sự giống nhau giữa cấu trúc âm thanh của
từ với âm thanh của sự vật mô phỏng, ví dụ như: meow, croak,
whisper,…nhưng cũng có thể là sự liên tưởng giữa âm thanh của từ với tính
chất của hành động. Ví dụ âm thanh của các động từ glance, glide, slide, slip
có tính lướt nhẹ giống như nghĩa của các động từ này. Hay âm của động từ
20
rush, dash, flash ngắn gọn, đầy sức mạnh tương ứng với hành động lao, vụt

chạy.
viii) Phương thức chuyển đổi âm và trọng âm (sound and stress
interchange): Thay đổi âm của từ cũ (nguyên âm, phụ âm) và dịch chuyển vị
trí trọng âm cũng là những cách tạo từ phổ biến trong tiếng Anh. So với từ cũ,
từ mới thường có sự khác biệt về chức năng (do khác về từ loại) và ngữ nghĩa,
bên cạnh sự khác biệt hiển nhiên về cấu trúc âm thanh. Ví dụ:
- Thay đổi nguyên âm: food – feed, abide – abode, strike – stroke
- Thay đổi phụ âm: believe – belief, advise – advice, prove – proof
- Thay đổi nguyên âm và phụ âm: life – live, bathe – bath
- Dịch chuyển trọng âm: ‘export (n)

to ex’port (v), ‘conduct (n)

to
con’duct (v), ‘accent (n)

ac’cent (v)
ix) Phương thức tạo từ lùi (back-formation / reversion): Phương thức
tạo từ này ít phổ biến hơn, được xem là đối lập với phương thức sử dụng phụ
tố. Đúng như tên gọi, từ mới được tạo thành trên cơ sở bỏ đi một phụ tố (thật
hoặc giả định), ví dụ: beggar

to beg, burglar

to burgle, cobbler

to
cobble. Cơ sở để nhận diện từ được tạo ra theo phương thức phụ tố hay theo
phương thức tạo từ lùi là dựa trên việc xác định được từ nào có trước, từ nào
có sau, và do vậy phụ thuộc rất nhiều vào kết quả nghiên cứu của các nhà từ

nguyên học (etymologists).
Một điều đáng lưu ý không ít từ tiếng Anh được tạo ra trên cơ sở tích
hợp nhiều phương thức tạo từ, ví dụ: strong (adj)

strength (n) (chuyển đổi
âm và phụ tố), democrat

democracy (chuyển đổi âm, phụ tố và dịch
chuyển trọng âm), popular (adj)

pop (n) (rút ngắn từ và chuyển đổi từ loại).
Tóm lại, trên cơ sở mô tả đặc điểm của từng phương thức chúng tôi
phân các phương thức tạo từ trong tiếng Anh ra thành ba nhóm như sau: nhóm
phái sinh có liên quan đến phụ tố (phương thức i và ix), nhóm phái sinh
không sử dụng phụ tố (các phương thức iii, iv, v, vi, vii và viii), nhóm từ ghép
21
(phương thức ix). Hiện tượng chuyển loại thuộc nhóm phương thức tạo từ
không sử dụng đến phụ tố.
Khác với tiếng Anh – một ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt là một ngôn
ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái. Hơn nữa, trong khi trong tiếng Anh
hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất thì trong tiếng Việt từ lại là “đơn vị nhỏ
nhất có nghĩa”, và “mỗi từ là một âm tiết” (Nguyễn Thiện Giáp, 1998: 68). Từ
sự khác biệt về mặt cấu tạo từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh, có thể hình dung
từ tiếng Việt sẽ có những phương thức tạo từ không hoàn toàn giống với tiếng
Anh.
Theo Đỗ Hữu Châu (1997: 133) trong tiếng Việt chỉ có ba phương thức
tạo từ, đó là “từ hóa hình vị”, “ghép” và “láy”. Phương thức từ hóa hình vị là
“phương thức tạo từ tác động vào bản thân một hình vị làm cho nó có những
đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm
bớt gì cả vào hình thức của nó. Những từ như: nhà, xe, áo, người, phanh, mì

chính, lốp (xe đạp) là những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị nhà, xe, áo,
người, phanh, mì chính, v.v…” (dẫn theo Nguyễn Đức Tồn đăng trên
Kết quả của phương thức từ hóa hình vị là các từ
đơn. Mặc dù cũng có những ý kiến về gộp hai phương thức ghép và láy vào
thành một – gọi chung là từ kép (Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, 1963),
nhưng về cơ bản các nhà Việt ngữ học đều tách biệt hai phương thức tạo từ
này.
Phương thức láy cấu tạo nên các từ phức theo cách tạo ra hình vị láy từ
hình vị cơ sở (Đỗ Hữu Châu, 1997: 151). Theo Hoàng Văn Hành, Hà Quang
Năng, Nguyễn Văn Khang (1998: 75-101), từ láy tiếng Việt được phân loại
theo (a) số lượng âm tiết trong từ láy và (b) theo sự đồng hóa hay khác biệt
trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ
âm tạo nên. Theo hướng (a) trong tiếng Việt có các kiểu từ láy hai tiếng
(chiếm đa số, ví dụ: đo đỏ, phơi phới, hơn hớn,…), từ láy ba tiếng (ví dụ: cỏn
22
còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt,…) và từ láy bốn tiếng (ví dụ: trùng
trùng điệp điệp, ù ù cạc cạc, mơ mơ màng màng, …. Còn theo hướng (b) có từ
láy hoàn toàn (láy toàn bộ, ví dụ: lù lù, ầm ầm, đùng đùng,…) và từ láy bộ
phận (ví dụ: tung tăng, ngô nghê, bỏm bẻm,…).
Phương thức ghép được xem là phương thức tạo từ có tính phổ biến
hơn cả, tạo nên “phần nửa tổng số vốn từ vựng hiện có trong tiếng Việt hiện
đại” (Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, 1998: 116).
Cũng giống với tiếng Anh, trong tiếng Việt có nhiều hướng phân loại từ ghép.
Nếu nhìn từ góc độ ngữ pháp từ ghép tiếng Việt được chia thành từ ghép đẳng
lập và từ ghép chính phụ, còn nếu phân loại dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa,
từ ghép được chia thành từ ghép đẳng nghĩa (từ ghép hợp nghĩa / từ ghép hội
nghĩa / từ ghép phối nghĩa) và từ ghép phụ nghĩa (hay từ ghép phân nghĩa, từ
ghép bổ nghĩa) (Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang,
1998: 135).
Trên cơ sở phân loại như vậy, có thể khẳng định hiện tượng chuyển loại

trong tiếng Việt thuộc về phương thức từ hóa hình vị - một phương thức tạo
từ đơn.
1.4 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.4.1 Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Anh
Như đã đề cập ở mục 1.3, hiện tượng CĐTL là một phương thức tạo từ
rất phổ biến trong tiếng Anh. Ngoài thuật ngữ ‘conversion’ ra, hiện tượng
chuyển loại còn được biết đến với tên gọi ‘functional change’, ‘zero
derivation’, ‘affixless derivation’ hay ‘non-affixational derivation’. Việc
phương thức tạo từ này có nhiều tên gọi khác nhau cho thấy các nhà nghiên
cứu có những quan điểm không đồng nhất về hiện tượng chuyển loại trong
tiếng Anh, đồng thời nói lên tính chất phức tạp của hiện tượng này.
23
Theo Plag I. (2002: 134-145), có ba vấn đề gây tranh cãi đối với hiện
tượng CĐTL trong tiếng Anh, đó là: (i) làm thế nào để biết được từ nào là từ
gốc, từ nào là từ chuyển loại, (ii) nên xem đó là hiện tượng chuyển loại
(conversion) hay là hiện tượng tạo từ sử dụng phụ tố zero (zero-affixation), và
(iii) hiện tượng chuyển loại thuộc lĩnh vực cú pháp (syntactical) hay hình thái
học (morphological).
Liên quan đến vấn đề (i), Plag I. (2002) cho rằng có 4 cách để xác định
từ gốc và từ chuyển loại:
Thứ nhất, vì từ chuyển loại (converted word) cũng giống như từ phái
sinh (derived word) thường có nghĩa phức tạp hơn từ gốc, được định nghĩa
dựa trên từ gốc (so sánh: politeness = the state of being polite, và to bottle =
to fill into a bottle), nên từ nào có nghĩa phức tạp hơn, phụ thuộc vào nghĩa
của từ còn lại sẽ là từ chuyển loại, do vậy từ còn lại sẽ là từ gốc. Trong trường
hợp động từ và danh từ bottle vừa nêu, rõ ràng động từ bottle là từ chuyển
loại từ danh từ vì để có thể đóng chai (to bottle) đòi hỏi phải có chai (bottle)
trước đã. Tất nhiên ngoài dựa vào nghĩa ra, việc xác định từ chuyển loại hay
từ gốc còn có thể căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của từ. Từ nào có
trước trong từ vựng sẽ là từ gốc, còn từ nào xuất hiện sau sẽ là từ chuyển loại.

Tuy nhiên trong từ điển việc mô tả từ nhiều khi cũng dễ gây nhầm lẫn về thứ
tự. Ví dụ danh từ moan (tiếng kêu than) được miêu tả trong từ điển Oxford là
“the act of moaning” (hành động kêu than), dễ dẫn đến ngộ nhận rằng động từ
moan là từ gốc, còn danh từ là từ chuyển loại, trong khi thực tế hoàn toàn
ngược lại: danh từ moan xuất hiện đầu tiên vào năm 1225, còn động từ moan
được hình thành từ hiện tượng chuyển loại vào thế kỷ 16.
Thứ hai, có thể xác định từ gốc hay từ chuyển loại dựa trên đặc điểm
hình thái của từ. Trong tiếng Anh có một số động từ không tuân theo quy tắc
biến hình thông thường khi sử dụng ở hình thức quá khứ và quá khứ phân từ
(-ed). Các động từ này chủ yếu là từ gốc, có số lượng hữu hạn, được giới
24
thiệu trong bảng động từ bất quy tắc mà người học Anh cần biết. Bởi vậy, các
động từ được tạo sau này từ hiện tượng chuyển loại sẽ không thuộc nhóm
động từ bất quy tắc. Như vậy, có thể nhận thấy sự khác biệt về mặt hình thái
giữa động từ gốc và động từ chuyển loại: trong khi động từ gốc có thể biến
hình theo quy tắc hoặc bất quy tắc thì các động từ chuyển loại luôn theo đúng
quy tắc. Dựa trên nhận xét như vậy, có hai điểm cần lưu ý như sau:
- Cùng một danh từ, nhưng có hai động từ trùng hình thức (homonymous), ví
dụ:
ring (n): to ring, ringed, ringed
to ring, rang, rung
động từ theo quy tắc được xem là động từ chuyển loại của danh từ.
- Trong một cặp danh từ - động từ có cùng hình thức, nếu một trong hai từ
biến hình theo quy tắc, từ còn lại không theo quy tắc, thì từ theo quy tắc được
xem là từ chuyển loại của từ bất quy tắc. Trong ví dụ dưới đây:
a drink – to drink, drank, drunk
a shake – to shake, shook, shaken
a sleep – to sleep, slept, slept
các danh từ được hình thành từ các động từ qua quá trình chuyển loại.
Thứ ba, thuộc tính ngữ âm của từ cũng có thể sử dụng làm cơ sở phân

biệt giữa từ gốc và từ chuyển loại (đối với từ có hai âm tiết trở lên). Một điều
đáng lưu ý là quá trình CĐTL thường dẫn đến sự dịch chuyển vị trí trọng âm
(stress), ví dụ:
‘export (n)

to ex’port (v)
‘conduct (n)

to con’duct (v)
‘accent (n)

ac’cent (v)
‘conflict (n)

to con’flict (v)
‘contest (n)

to con’test (v)
‘contract (n)

to con’tract
25
Ở các ví dụ trên, từ gốc là danh từ, có trọng âm ở vị trí âm tiết thứ nhất,
nhưng khi chuyển loại sang động từ thì trọng âm dịch chuyển vị trí sang âm
tiết thứ hai. Mặc dầu sự dịch chuyển trọng âm trong quá trình chuyển loại
không phải lúc nào cũng xảy ra (ví dụ như ở từ đơn tiết), và cũng không hoàn
toàn là một chỉ số có độ tin cậy cao trong việc xác định hiện tượng chuyển
loại, nhưng nó cũng có thể sử dụng có tính hỗ trợ cho các tiêu chí phân biệt
khác.
Thứ tư, từ gốc và từ chuyển loại có sự khác biệt về tần xuất sử dụng.

Theo Plag I. (2002: 139), so với từ gốc, từ chuyển loại thường có tần xuất sử
dụng thấp hơn do có nghĩa phức tạp hơn, trong khi nội hàm nghĩa lại hẹp hơn,
và do vậy không thể sử dụng trong nhiều bối cảnh như với trường hợp của từ
gốc. Cứ làm phép so sánh giữa từ gốc bottle (cái chai) và từ chuyển loại to
bottle (đóng chai) chúng ta sẽ thấy rất rõ sự khác biệt đó.
Trên đây chúng tôi vừa đề cập bốn tiêu chí phân biệt từ gốc – từ chuyển
loại theo quan điểm của tác giả Plag I. (2002). Trong đề tài nghiên cứu này
quá trình nhận diện các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh có hiện tượng chuyển
loại chủ yếu sẽ được dựa trên tiêu chí thứ nhất.
Liên quan đến vấn đề (ii): nên xem đó là hiện tượng chuyển loại
(conversion) hay là hiện tượng tạo từ sử dụng phụ tố zero (zero-affixation).
Trước tiên, sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này nằm ở chỗ: tên gọi hiện tượng
chuyển loại là sự thừa nhận một phương thức tạo từ riêng biệt không có sử
dụng đến phụ tố, còn tên gọi hiện tượng tạo từ sử dụng phụ tố zero thuộc về
phương thức tạo từ bằng phụ tố (affixational). Sanders (1988: 160-161) cho
rằng để chứng minh hiện tượng chuyển loại thực chất là phương thức tạo từ
bằng phụ tố zero thì phải chứng minh được bên cạnh phụ tố zero còn có phụ
tố không-zero diễn đạt ý nghĩa và chức năng tương tự phụ tố zero. Tuy nhiên
điều này hoàn toàn là không khả thi khi các hậu tố tạo động từ (như -ate, -ify,
-ize, -en, …), danh từ (như -ation, -al, -ing, -ment, -dom, -hood, -ness, -

×