SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
Đề chính thức
(Đề thi gồm có 2 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM 2008
MÔN : SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/11/2008
CÂU 1:( 2,0 điểm)
So sánh sự khác nhau về đặc điểm sinh học của virút và vi khuẩn.
CÂU 2: ( 2,5 điểm)
a. Tế bào bạch cầu sản xuất ra các phân tử protein và xuất khẩu ra ngoài tế bào.
Em hãy nêu con đường vận chuyển phân tử protein đó từ nơi nó được sản xuất tới màng
sinh chất của tế bào bạch huyết và giải thích.
b. Tại sao nhòp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều so với nhòp tim người
trưởng thành?
CÂU 3: ( 2,0 điểm)
a. Xinap là gì? Nêu các thành phần cấu tạo của xinap hóa học.
b. Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào?
CÂU 4: ( 1,0 điểm)
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24
a. Tính số lượng nhiễm sắc thể có thể có trong các thể tứ bội, thể ba nhiễm, thể
không nhiễm kép của loài trên.
b. Trình bày cơ chế phát sinh của thể ba nhiễm.
CÂU 5: ( 1,5 điểm)
a. Vì sao Menđen cho rằng các cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà
lan di truyền độc lập với nhau?
b. Không lập sơ đồ lai hãy xác đònh tỷ lệ kiểu hình giống mẹ và tỷ lệ kiểu gen
giống bố được tạo thành trong phép lai ♂ AaBbdd × ♀ aaBbDd.
CÂU 6: ( 2,0 điểm)
So sánh pha sáng và pha tối của quang hợp ở cây xanh.
CÂU 7: ( 2,5 điểm)
Nêu đặc điểm chung, đặc điểm riêng của hai kiểu gen AaBb và
ab
AB
(chỉ xét
trường hợp liên kết không hoàn toàn). Cho biết các gen nêu trên nằm trên nhiễm sắc
thể thường, mỗi gen quy đònh một tính trạng và di truyền trội hoàn toàn.
CÂU 8: ( 2,0 điểm)
Số liên kết hydro giữa hai mạch đơn của một phân tử ADN bằng 8.10
5
, phân tử
ADN này có số cặp nucleotit loại G-X nhiều gấp hai lần số cặp A-T.
a. Hãy xác đònh số lượng nucleotit từng loại trên phân tử ADN đó.
b. Một đoạn phân tử ADN trên (gen B) thực hiện phiên mã, có số nucleotit loại
T và X đều bằng
200
1
số nucleotit của hai loại tương ứng trên ADN. Mạch một của gen
B có 240 A và 400 G. Khi gen này thực hiện phiên mã đã lấy của môi trường 1040 U.
Hãy tính số ribonucleotit mỗi loại của mARN phiên mã từ gen trên.
CÂU 9: ( 2,5 điểm)
Bộ nhiễm sắc thể của mèo 2n= 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng
bằng 320. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các nhiễm
sắc thể đơn trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ
tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử .
a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ một tế
bào sinh dục sơ khai đực và từ một tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi loại tế bào phải
trải qua mấy đợt nguyên phân?
b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
c. Số nhiễm sắc thể đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào
sinh dục sơ khai cái để tạo trứng là bao nhiêu?
CÂU 10: ( 2,0 điểm)
a. Nêu xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
b. Trong một huyện có 400000 dân, nếu thống kê được có 160 người bò bạch
tạng (bệnh do gen a trên nhiễm sắc thể thường).
- Giả sử quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số của alen a là
bao nhiêu?
- Số người mang kiểu gen dò hợp Aa là bao nhiêu?
- Xác suất để hai vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bòï bạch
tạng trong quần thể này là bao nhiêu?
Hết
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:……………………Phòng thi:…………
Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM ĐỒNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM 2008
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN : SINH
HỌC
CÂU 1:( 2,0 điểm) Mỗi ý đúng và có ý so sánh mới cho 0,25 điểm
Virut Vi khuẩn
- Chưa có cấu tạo tế bào. Cơ thể chỉ
gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.
- Mỗi loài chỉ chứa một trong hai loại
axít nuclêic: ADN hoặc ARN.
- Sống dò dưỡng bắt buộc trong tế bào
vật chủ.
- Sinh sản phải nhờ hệ gen và các bào
quan của tế bào chủ
- Có cấu tạo tế bào, gồm màng, chất nguyên
sinh, nhân.
-Có cả hai loại axít nuclêic: ADN và ARN.
- Có nhiều hình thức sống khác nhau: tự
dưỡng bằng quang tổng hợp hay hoá tổng
hợp; dò dưỡng theo kiểu hoại sinh, ký sinh
hay cộng sinh.
- Sinh sản chỉ dựa vào hệ gen của chính
mình.
CÂU 2: ( 2,5 điểm)
a. - Con đường vận chuyển: Lưới nội chất có hạt Thể Gôngi Màng sinh
chất. ( 0,5 điểm)
- Giải thích: (Mỗi dấu + 0,25 điểm)
+ Các ribôxôm gắn ở hai mặt ngoài lưới nội chất có hạt, có chức năng tổng hợp
prôtêin.
+ Lưới nội chất có hạt hình thành túi mang để vận chuyển prôtêin tới thể Gôngi
+ Thể Gôngi thu nhận và hoàn chỉnh về mặt hoá học đối với phân tử prôtêin
cần tổng hợp, hình thành túi mang mới để vận chuyển tới màng sinh chất và xuất khẩu
ra khỏi tế bào.
b. Nhòp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều so với nhòp tim người trưởng
thành vì:
- Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ Tỷ lệ S/V lớn mất nhiều nhiệt
chuyển hoá nhanh nhu cầu trao đổi chất cao nhòp tim cao. ( 0,5 điểm)
- Thành tim mỏng, áp lực yếu mỗi lần co bóp tống máu ít tim đập nhanh.
( 0,25 điểm)
- Cơ thể đang trong giai đoạn đang sinh trưởng và phát triển Trao đổi chất
mạnh tăng lượng máu đến các cơ quan tim đập nhanh. ( 0,5 điểm)
CÂU 3: ( 2,0 điểm)
a. Mỗi dấu - 0, 5 điểm
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào
thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…)
- Xináp hoá học gồm: màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xinap. Chuỳ
xináp có các bóng xináp chứa chất trung gian hoá học.
b. Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn:
- Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xinap và làm Ca
2+
đi vào trong chuỳ
xináp( 0,25 điểm).
- Ca
2+
làm cho các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và
vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau (0, 5 điểm) .
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện
thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động( xung thần kinh) hình thành lan truyền
đi tiếp (0,25 điểm) .
CÂU 4: ( 1,0 điểm)
a. (đúng 3 ý: 0, 5 điểm ; đúng 2 ý: 0, 25 điểm; đúng 1 ý: 0 điểm)
Thể tứ bội 4n = 48
Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 25
Thể không nhiễm kép: 2n – 2 -2 = 20
b. Trình bày cơ chế phát sinh của thể ba nhiễm (mỗi dấu - 0,25 điểm)
- Trong giảm phân 1 cặp nhiễm sắc thể không phân ly tạo giao tử n + 1 và giao
tử n-1
- Trong thụ tinh giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử 2n + 1
CÂU 5: ( 1,5 điểm)
a. Vì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F
2
bằng tích xác suất của các tính trạng
hợp thành nó (0, 5 điểm) .
b. ( 1,0 điểm) Mỗi dấu + 0,25 điểm
- Xác đònh tỷ lệ kiểu hình giống mẹ:
+ Cặp Aa x aa tạo kiểu hình giống mẹ aa với xác xuất 1/2
Cặp Bb x Bb tạo kiểu hình giống mẹ B - với xác xuất 3/4
Cặp dd x Dd tạo kiểu hình giống mẹ D - với xác xuất 1/2
+ Xác suất xuất hiện kiểu hình giống mẹ aaB-D- = 1/2 x 3/4 x 1/2 = 3/16
- Xác đònh tỷ lệ kiểu gen giống bố:
+ Cặp Aa x aa tạo kiểu gen giống bố Aa với xác xuất 1/2
Cặp Bb x Bb tạo kiểu gen giống bố Bb với xác xuất 1/2
Cặp dd x Dd tạo kiểu gen giống bố dd với xác xuất 1/2
+ Xác suất xuất hiện kiểu gen giống bố AaBbdd = 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
CÂU 6: ( 2,0 điểm)
- Giống nhau: (Mỗi dấu + 0.25 điểm)
+ Đều xảy ra trong lục lạp của tế bào.
+ Đều gồm hàng loạt các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử đi kèm nhau.
- Khác nhau: ( Mỗi ý đúng và có ý so sánh mới cho 0.125 điểm, riêng ý thứ 5
ở mỗi cột 0.25 điểm)
PHA SÁNG PHA TỐI
- Xảy ra trong grana (0.125 điểm).
- Xảy ra trước và cần ánh sáng (0.125
- Xảy ra trong stroma (0.125 điểm).
- Xảy ra sau và không cần ánh sáng (0.125
điểm).
- Nguyên liệu đầu vào: ánh sáng,H
2
O
(0.125 điểm).
- Sản phẩm đầu ra: NADPH, ATP (0.125
điểm).
- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học trong NADPH và ATP
(0.25 điểm).
điểm) .
- Nguyên liệu đầu vào: ATP, NADPH,
CO
2
(0.125 điểm).
- Sản phẩm đầu ra: Glucô và các chất hữu
cơ khác (0.125 điểm).
- Chuyển hoá năng lượng hoá học trong
NADPH và ATP thành năng lượng hóa
học trong glucô và các chất hữu cơ khác
(0.25 điểm).
CÂU 7: ( 2,5 điểm)
- Đặc điểm chung: (Mỗi dấu + 0.125 điểm)
+ Đều gồm 2 cặp gen alen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
+ Mỗi cặp gen alen quy đònh một tính trạng và đều chòu sự chi phối của quy luật
trội lặn hoàn toàn.
+ Mỗi cặp gen alen đều ở trạng thái dò hợp tử (Aa và Bb)
+ Khi giảm phân đều tạo tối đa 4 loại giao tử, khi thụ tinh đều tạo tối đa 16 kiểu
tổ hợp giao tử với 4 kiểu hình.
- Đặc điểm riêng: (Mỗi dấu + 0.25 điểm)
* Ở kiểu gen AaBb:
+ 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau, phân
ly độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng
nhau (AB = Ab = aB = ab)
+ Sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng do 2 cặp gen này chi phối tuân theo
quy luật phân ly độc lập.
Lai thuận nghòch cho kết quả như nhau.
+ Phép lai phân tích (AaBb × aabb) cho thế hệ lai có 4 kiểu gen tương ứng 4
kiểu hình với tỷ lệ 1:1:1:1.
+ Phép tạp giao (AaBb × AaBb) cho thế hệ lai có 9 kiểu gen với tỷ lệ
1:2:1:2:4:2:1:2:1 tương ứng 4 kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1.
* Ở kiểu gen
ab
AB
(chỉ xét trường hợp liên kết không hoàn toàn)
+ 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng, phân ly
cùng nhau trong giảm phân, nhưng do hiện tượng hoán vò gen nên cũng tạo ra 4 loại
giao tử với tỷ lệ không bằng nhau: 2 loại giao tử liên kết AB = ab = x (>25%)
2 loại giao tử hoán vò Ab = aB = y (<25%)
+ Sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng do 2 cặp gen này chi phối tuân theo
quy luật hoán vò gen.
Lai thuận nghòch có thể cho kết quả không như nhau tuỳ loài .
+ Phép lai phân tích (
ab
AB
×
ab
ab
) cho thế hệ lai có 4 kiểu gen tương ứng 4 kiểu
hình với tỷ lệ x:x:y:y.
+ Phép tạp giao (
ab
AB
×
ab
AB
) cho thế hệ lai có 10 kiểu gen và 4 kiểu hình nhưng
với tỷ lệ rất khác nhau tuỳ thuộc tần số hoán vò gen và sự hoán vò xảy ra chỉ một bên
hay cả hai bên cơ thể bố mẹ.
CÂU 8: ( 2,0 điểm) Mỗi dấu – 0.25 điểm
a. ( 0,5 điểm)
- Gọi x là số cặp A-T 2x là số cặp G-X
2x + 3 ×2x = 8. 10
5
x = 10
5
cặp nucleotit
- Số nucleotit từng loại của ADN A
ADN
= T
ADN
= 10
5
G
ADN
= X
ADN
= 2. 10
5
b. ( 1,5 điểm)
Số nucleotit từng loại của gen B
- A
B
= T
B
=
ADN
T.
200
1
= 500
- G
B
= X
B
=
ADN
X.
200
1
= 1000
Số nucleotit từng loại trên mỗi mạch của gen B
- A
1
= T
2
= 240
T
1
= A
2
= A
B
– A
1
= 260
- G
1
= X
2
= 400
X
1
= G
2
= G
B
– G
1
= 600
- rU
MT
= 1040 là bội số của 260 = A
2
mạch 2 là mạch gốc
- Số nucleotit từng loại của mARN phiên mã từ gen trên:
rA = T
2
= 240 rG = X
2
= 400
rU = A
2
= 260 rX = G
2
= 600
CÂU 9: ( 2,5 điểm) Mỗi dấu – 0.25 điểm
a. ( 1,25 điểm)
- Gọi x là số tế bào sinh tinh số tinh trùng: 4x
Gọi y là số tế bào sinh trứng số trứng: y
- (19 × 4x) –(19 × y) = 18240 4x – y = 960 (1)
- x + y = 320 (2)
Từ (1) và (2) x = 256, y = 64
- x = 256 = 2
8
tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân 8 đợt.
- y = 64= 2
6
tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 đợt.
b. ( 0,75 điểm)
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng
- Số tinh trùng tham gia thụ tinh: 256 × 4 = 1024
- Số hợp tử tạo thành: 64 số tinh trùng thụ tinh là 64
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: (64 × 100%):1024 = 6.25%
c. ( 0,5 điểm)
- Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp = số nhiễm sắc thể trong các trứng và
các thể đònh hướng – số nhiễm sắc thể trong một tế bào sinh dục sơ khai cái.
- Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp = 4 × 64 ×19 – 38 = 4826
( Học sinh có thể giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
CÂU 10: ( 2,0 điểm)
a. Xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
- Quần thể tự phối:Qua các thế hệ tự phối tần số kiểu gen dò hợp giảm dần, tần
số kiểu gen đồng hợp tăng dần cấu trúc di truyền của quần thể dần phân thành các
dòng thuần có kiểu gen khác nhau (0.5 điểm).
- Quần thể giao phối:Cấu trúc di truyền của quần thể đạt trạng thái cân bằng sẽ
duy trì ổn đònh qua các thế hệ trong các điều kiện nghiệm đúng của đònh luật Hacđi-
Vanbec (0.5 điểm).
b. ( 1,0 điểm) Mỗi dấu – 0.25 điểm
- Tỉ lệ người bò bệnh aa = q
2
=
400000
160
= 0.0004 q (a) = 0.02
-Tần số alen A: p(A) = 0,98 Số người mang gen dò hợp Aa = 2pq × 400000 =
15680
-Tần số xuất hiện người vợ da bình thường dò hợp Aa =
pqp
pq
2
2
2
+
= 0.0392
Tần số xuất hiện người chồngï da bình thường dò hợp Aa =
pqp
pq
2
2
2
+
= 0.0392
Tần số xuất hiện người con bạch tạng là
4
1
- Xác suất để hai vợ chồng da bình thường sinh con bạch tạng trong quần thể là:
0.0392 × 0.0392 ×
4
1
= 0.00038
Hết