Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÁC LOẠI CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.94 KB, 18 trang )

PHẦN I : CÁC LOẠI CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN
A. CHI PHÍ
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu khái niệm “chi phí”, đó là các hao phí về
nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói
một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải
trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm
mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất,kinh
doanh. Các chi phí rất đa dạng và việc phân biệt các loại chi phí là cần thiết
và hữu ích đối với nhà quản lý.
1. Chi phí cơ hội :(Opportunity cost)
-Là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án
khác. Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn.
Ví dụ : Giả sử bạn đang sở hữu một toà nhà mà bạn sử dụng làm cửa
hàng bán lẻ. Nếu cách sử dụng tốt nhất kế tiếp với toà nhà là cho ai đó thuê,
chi phí cơ hội của việc sử dụng toà nhà đã dùng cho việc kinh doanh của bạn
là tiền thuê mà bạn có thể nhận được. Nếu cách sử dụng kế tiếp tốt nhất cho
toà nhà là bán nó cho ai đó, chi phí cơ hội hàng năm của việc sử dụng toà
nhà cho việc kinh doanh của bản thân bạn là lợi tức mà bạn có thể nhận
được (ví dụ, nếu lãi suất là 10% và toà nhà có giá trị 100000 đôla), bạn từ bỏ
10000 đôla lãi suất hàng năm do giữ toà nhà, giả sử là giá trị toà nhà vẫn
không thay đổi trong năm - giảm giá hoặc tăng giá sẽ được tính vào nếu giá
trị toà nhà thay đổi theo thời gian.)
-Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó
còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi
nhuận khác…
VD : Nếu bạn đi xem một bộ phim, chi phí cơ hội bao gồm không chỉ
chi phí của vé xem phim và đi lại mà còn chi phí thời gian cần để xem bộ
phim.
-Chi phí cơ hội là khái niệm không tồn tại trong sổ sách kế toán, nhưng nhà
kinh doanh luôn luôn phải cân nhắc trước khi đi đến việc lựa chọn một quyết
định cụ thể. Trên thực tế, CPCH là một loại chi phí của sự lựa chọn; chi phí


này nảy sinh vì có hành vi lựa chọn. Khái niệm CPCH rất quan trọng, nó có
tác dụng trọng yếu đối với sự phân tích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực. Tính khan hiếm của nguồn lực là một sự thực không thể phủ nhận. Bất
kì một loại nguồn lực nào đều có thể có nhiều cách sử dụng. Đưa nguồn lực
vào một loại sử dụng nào đó phải đồng thời vứt bỏ những sự lựa chọn khác.
Muốn cho nguồn lực khan hiếm được sử dụng có hiệu quả nhất thì phải sử
dụng nó để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội tốt nhất, và có thể làm cho sản
lượng đạt được mức sản xuất hàng hoá lớn nhất.
Khái niệm “chi phí cơ hội” không chỉ được sử dụng cho việc lựa chọn sản
xuất, mà còn thích hợp với sự lựa chọn tiêu dùng, không chỉ thích hợp với
hành vi kinh tế mà thích hợp với cả hành vi phi kinh tế.
2. Chi phí tài nguyên :
-Là chi phí các nguồn lực thường tính bằng hiện vật để sản xuất ra sản phẩm.
VD : Một hãng sản xuất muốn sản xuất ra quần áo thì phải có mặt bằng, nhà
xưởng, máy may, nguyên vật liệu, lao động…Người nông dân muốn sản xuất
ra sản phẩm phải có đất, nước, cây non giống, phân bón, thuốc phòng trừ
dịch bệnh, máy móc thiết bị lao động.. Muốn vận hành máy móc thì phải có
xăng dầu và điện…Chi phí về xăng dầu và điện tính bằng hiện vật gọi là chi
phí tài nguyên. Từ chi phí này đòi hỏi các hãng, các nhà sản xuất kinh doanh
phải có sự lựa chọn, phải có kế hoạch vật tư kỹ thuật và cơ chế quản lý, điều
hành khoa học và phù hợp.
3. Chi phí tính toán và chi phí kinh tế :
-Các chi phí tính toán là các chi phí thực chi bằng tiền để sản xuất ra sản
phẩm không tính đến các chi phí cơ hội của các đầu vào đã sử dụng trong quá
trình sản xuất.
VD : Một cửa hàng may quần áo, khi hạch toán chỉ tính các khoản mục chi
phí : tiền thuê cửa hàng, tiền thuê máy khâu, chi phí nguyên vật liệu, chi phí
tiền công cho nhân viên làm việc, chi phí điện, tiền thuế …Tổng cộng các
chi phí trên là chi phí tài chính.
-Chi phí kinh tế là toàn bộ các chi phí bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm

gồm chi phí tính toán và chi phi cơ hội. Do đó, chi phí kinh tế lớn hơn chi
phí cơ hội một khoảng đúng bằng chi phí cơ hội của các tài nguyên thuộc sở
hữu của hãng.
4. Các chi phí ngắn hạn :
-Là chi phí trong khoảng thời gian mà trong đó, số lượng hoặc chất lượng
của một vài yếu tố sản xuất không thể thay đổi được. VD : quy mô nhà máy,
công nghệ, máy móc thiết bị, nhà xưởng…là không thể thay đổi được trong
ngắn hạn.
-Tổng chi phí : chi phí của tất cả các yếu tố sản xuất để sản xuất ra một sản
lượng nhất định. Trong thời gian ngắn, TCP gồm: chi phí bất biến - tức các
chi phí không thay đổi theo sản lượng (cg. chi phí gián tiếp) và chi phí khả
biến - tức các chi phí thay đổi trực tiếp theo sản lượng (cg. chi phí trực tiếp).
Trong thời gian ngắn, sản lượng chỉ có thể được thay đổi bằng điều chỉnh
các yếu tố đầu vào khả biến. Do vậy, việc bổ sung vào TCP để tăng sản
lượng là yêu cầu của chi phí đầu vào khả biến bổ sung. Đường TCP trong
thời gian ngắn có hình dạng chữ S, vì ở mức sản lượng thấp, chi phí khả biến
tăng chậm (do ảnh hưởng của việc tăng dần lợi tức theo yếu tố đầu vào khả
biến), còn ở mức sản lượng cao thì chi phí khả biến tăng nhanh hơn (do ảnh
hưởng của việc giảm dần lợi tức theo yếu tố đầu vào khả biến).
-Chi phí cố định : chi phí ngắn hạn không thay đổi theo khối lượng hoạt
động kinh doanh hay theo sản phẩm làm ra. Nếu sản phẩm được sản xuất
ra tăng lên thì CPCĐ trung bình tính cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm
xuống. Những chi phí thuộc CPCĐ là chi phí khấu hao máy móc, thiết bị
lớn, tiền lương của bộ máy gián tiếp trong biên chế của nhà máy, tiền trả
lãi, tiền thuê (chuyên gia, kho tàng, nhà đất hay máy móc) và các chi phí
bảo hiểm.
-Chi phí biến đổi : là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất
hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí
biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi
phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì

tổng chi phí cố định không đổi. Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao
hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tất cả
những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các khoản chi phí cố định và tạo
ra lợi nhuận. Trong trường hợp không thể định giá cao hơn, ví dụ như nếu
muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm tới giá cả thì có thể
đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là phải bằng chi phí
biến đổi.
Ví dụ : một doanh nghiệp sản xuất xà phòng có chi phí biến đổi là 6.000
đồng / gói và tổng chi phí cố định là 400.000.000đ mỗi năm. Nếu mỗi năm
doanh nghiệp bán được 160.000 gói xà phòng thì mỗi gói xà phòng bán ra
cần ít nhất là 2.500đ. (400.000.000đ/160.000) để góp phần bù đắp chi phí cố
định nếu không muốn thua lỗ.
Với thông tin trên đây về cơ cấu chi phí, có thể tính được kết quả tại các
mức giá khác nhau như sau:
• Nếu doanh nghiệp bán xà phòng với giá thấp hơn 6.000đ/gói (chi phí
biến đổi của mỗi gói), thì sẽ bị lỗ trên mỗi gói bán ra và không thể bù
đắp được chi phí cố định.
• Bán 160.000 gói với mức giá 6.000đ/gói, công ty sẽ bị lỗ
400.000.000đ mỗi năm và không thể bù đắp được chi phí cố định.
• Nếu doanh nghiệp bán với giá 8.500đ thì sẽ đạt tới điểm hòa vốn tại
mức doanh số bán 160.000 gói được bán ra, (8.500đ - 6.000đ=
2.500đ) x 160.000 = 400.000.000đ = chi phí cố định).
• Bán xà phòng với giá 10.000đ, doanh nghiệp sẽ có lời khi bán được
80.000 gói, (10.000đ - 6.000đ = 4.000đ) x 160.000 = 640.000.000đ
(cao hơn 240.000.000đ so với chi phí cố định).
• Nếu bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 80.000 gói, thì lợi nhuận sẽ cao
hơn hoặc thấp hơn tương ứng.
-Chi phí cận biên : chi phí tăng thêm cho việc sản xuất thêm một đơn vị
sản lượng. Giả định sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm
đơn nhất thì CPCB bằng lượng tăng của tổng chi phí (ΔTC) chia cho

lượng tăng của sản lượng (ΔQ). Nếu sản lượng từ Q
0
tăng lên thành Q
1
,
tổng chi phí từ TC
0
tăng lên thành TC
1
thì lượng tăng sản lượng là ΔQ =
Q
1
– Q
0
, tổng chi phí tăng thành ΔTC = TC
1
– TC
0
. CPCB biểu thị thành :
MC = ΔTC/ΔQ = ΔVC/ ΔQ
VD :
Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80
TC 150
0
250
0
340
0
4300 5100 6100 7300 8600 10100
MC - 100 90 90 80 100 120 130 150

Đường CPCB thường có dạng chữ U trên đồ thị:
-Các chi phí bình quân :
+ Tổng chi phí bình quân : là chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm.
ATC = TC/Q
+ Chi phí cố định bình quân : là chi phí cố định tính trên đơn vị sản phẩm.
AFC = FC/Q
+ Chi phí biến đổi bình quân : là chi phí biến đổi tính trên đơn vị sản
phẩm.
AVC = VC/Q
• Ta suy ra : ATC = AFC + AVC
5. Các chi phí dài hạn :
- Chi phí trung bình dài hạn : là tổng chi phí dài hạn tính trên đơn vị sản
phẩm.
LAC = LTC/Q
-Chi phí cận biên dài hạn : là thay đổi trong tổng chi phí dài hạn chia cho
thay đổi trong số lượng sản phẩm.
LMC = ΔLTC/ΔQ = LTC’
B. DOANH THU
là luồng tiền được của hãng sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Trong kinh học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản
lượng.
- Doanh thu bình quân : là doanh thu tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
AR = TR/Q = PQ/Q = p
- Doanh thu cận biên : là sự thay đổi của tổng doanh thu khi sản xuất hoặc
bán thêm 1 đơn vị sản phẩm.
MR = ΔTR/ΔQ
C. LỢI NHUẬN
trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau
khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội;
là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế

toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa
định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta
chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như
trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi

×