SỞ GD& ĐT TÂY NINH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 (I)
TRƯỜNG THPT TÂY NINH MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian
giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để
gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
(“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD
2013)
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?
c. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó?
Câu 2 (3.0 điểm)
“Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”
(“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
Câu 3 (5.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD) là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp
thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Từ hình tượng nhân vật Tnú, anh/ chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh
niên trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014 – 2015 (I)
Câ
u
Ý Nội dung Điểm
1 Đọc đoạn văn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam và thực hiện các yêu cầu
2.0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của HS, đòi hỏi
HS phải huy động kiến thức đọc hiểu một văn bản văn học thuộc
thẻ loại tự sự để làm bài
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích,
chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của HS có thể phong
phú nhưng cần nhận ra được phương thức biểu đạt, nội dung
chủ yếu của đoạn trích, giá trị nghệ thuật và tác dụng của nó
trong việc thể hiện nội dung đoạn trích
Yêu cầu cụ thể
a. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự
sự, miêu tả
0.5
b. Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố
huyện lúc chiều tàn
0.5
c. - Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa
cháy”; “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
- Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của
khung cảnh thiên nhiên ở miền quê báo hiệu một ngày tàn và tạo
chất thơ cho tác phẩm
0.5
0.5
2 Suy nghĩ từ ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt chớ không
thể bị đánh bại” (“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê)
3.0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của HS,
đòi hỏi HS phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ
năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của
mình để làm bài.
- HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có
lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình
nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc; phù hợp với
chuẩn mực xã hội và luật pháp quốc tế.
Yêu cầu cụ thể
1. Nêu được vấn đề nghị luận 0.25
2.a - Giải thích ý kiến
- “Con người có thể bị huỷ diệt” vì trong cuộc sống, để tồn tại,
để khẳng định mình thì con người phải chinh phục, khám phá
cuộc sống. Nhưng con người luôn phải đối đầu với khó khăn, thử
thách; với cái ác, cái xấu,… con người có thể sẽ gặp nhiều mất
mát, tổn thương, hi sinh,…
- “Con người không thể bị đánh bại” chỉ khi con người có niềm
tin vào bản thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua
nghịch cảnh, vượt qua khó khăn thử thách.
* Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con
người trong cuộc sống
0.75
b. Bàn luận 1.5
- Con người sẽ chiến thắng được bản thân khi con người sống có
ước mơ, hoài bão, lí tưởng và khi ước mơ đã thành hiện thực thì
phải không ngừng biết có những ước mơ khác và chinh phục nó.
- Tuy nhiên, có ước mơ, hoài bão, … là chưa đủ, mà con người
còn phải có niềm tin vào bản thân, có ý chí, nghị lực phi thường
để vượt qua chông gai, thử thách trong cuộc đời.
- Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những con người đang tự
“huỷ diệt” mình (trong đó có rất nhiều bạn trẻ) khi sống không
có ước mơ, hoài bão, khát vọng. Họ chấp nhận cho cái xấu, cái
ác chế ngự,…
c. - Bài học nhận thức và hành động: Để đạt được thành công trong
cuộc sống, con người phải có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo, nhẫn nại,
kiên trì, có niềm tin và nghị lực vượt qua thử thách.
0.5
3 Làm sáng tỏ ý kiến: “Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng
xà nu” của Nguyễn Trung Thành là hình tượng tiêu biểu cho
vẻ đẹp thanh niên Việt Nam thời kì chống Mĩ”; suy nghĩ gì về
trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay
5.0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của HS,
đòi hỏi HS phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận
văn học; kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn
chương để làm bài. Từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã
hội
- HS có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau
nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn
bản
Yêu cầu cụ thể
3.1 - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề 0.5
3.2 Nhân vật Tnú là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên
Việt Nam thời kì chống Mĩ
2.75
a. Chứng minh ý kiến
- Nêu những nét khái quát về cảnh ngộ của Tnú
- Đặc điểm tính cách:
+ Tnú là người có tinh thần gan dạ, dũng cảm,
+ Tnú gắn bó, trung thành với cách mạng, có tính kỉ luật cao
+ Tnú là người giàu tính cảm yêu thương
- Nghệ thuật kể chuyện mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn: cuộc đời anh hùng Tnú được tái hiện qua lời kể
của già làng; xây dựng thành công nhân vật điển hình, ngòi bút tả
cảnh và khắc họa tâm lí nhân vật tự nhiên, sống động, …
* Số phận, tính cách của Tnú tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên
cũng như thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ làm sáng
ngời chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng là con đường sống duy nhất và
để bảo vệ những gì thiêng liêng nhất.
0.25
1.5
0.5
0.5
b. Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ Tổ
quốc
1.25
- Thanh niên là lực lượng nòng cốt góp phần vào sự phát triển,
ổn định đất nước
- Thanh niên phải ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện tri thức,
0.25
0.25
đác đức để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước
- Trong tình hình bảo vệ độc lập, chủ quyền như hiện nay thì
thanh niên cần phải bình tĩnh, sáng suốt, biết suy xét trong mọi
tình huống và phải cống hiến hết sức mình khi Tổ quốc kêu gọi
0.75
c. Đánh giá khái quát vấn đề 0.5
* Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với
từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất
thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải
được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết
không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có
căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung,
sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và
chính tả.