Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 chọn lọc số 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.33 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - Lớp 10
(ngày thi: 04/01/2013)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang

Câu 1: (2,5 điểm)
Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong
lãnh địa như thế nào?
Câu 2: (4 điểm)
Vương quốc CamPuchia được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về
sự phát triển thịnh đạt của vương quốc Cam pu chia?
Câu 3: (3,5 điểm)
Lập bảng So sánh những điểm khác nhau giữa các quốc gia cổ đại Phương
Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây về: Điều kiện tự nhiên, Thời gian hình
thành, trình độ kĩ thuật, quy mô quốc gia, đặc điểm kinh tế , chính trị và xã hội?
…………………………Hết…………………………
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GD$ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - Lớp 10
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đáp án có 02 trang
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC


Câu Đáp án Điểm
1 Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa? Đời sống của lãnh chúa và nông nô
trong lãnh địa như thế nào?
2,5
a/ Miêu tả lãnh địa của lãnh chúa:
-Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu
phần.
0,5
-Đất của lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại…
có hào sâu, tường cao tạo thành những pháo đài kiên cố.
0,5
-Đất khẩu phần lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và nộp tô thuế. 0,5
b/ Đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa:
+Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa, sống cơ cực, lệ thuộc
vào lãnh chúa, nhận ruộng đất của lãnh chúa canh tác và phải nộp tô thuế
cùng nhiều nghĩa vụ khác.
0,5
+Lãnh chúa sống sung sướng, nhàn rỗi, xa hoa nhờ vào bóc lột sức lao
động của nông nô.
0,5
2 a, Quá trình hình thành vương quốc Campuchia:
- Ở CamPuchia tộc người đa số là người khơ me, địa bàn sinh sống chủ
yếu trên cao nguyên Cò Rạt.
0,5
- TK VI, vương quốc của người Khơ me hình thành, họ tự gọi là Cam pu
chia.
0,5
- Thời kì phát triển của Cam pu chia kéo dài từ thế kỉ thứ IX – TK XV,
còn gọi là thời kì Ăng co.
0,5

b, Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, người ta đào
nhiều hồ, kênh máng để trữ và điều phối nước tưới.
0,25
+ Ngư nghiệp: Đánh bắt cá ở Biển Hồ. 0,25
+ TCN: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và
chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
0,25
- Về văn hóa, kiến trúc:
+Chữ viết: sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn. (0.25đ)
0,25
+Văn học dân gian, văn học viết hình thành và phát triển. (0.25đ) 0,25
+Kiến trúc: xây dựng nhiều công trình, tiêu biểu nhất là ĂngcoVat và
Ăngco Thom. (0.25đ)
0,25
+Tôn giáo: tiếp thu Hinđu giáo và Phật giáo. (0.25đ) 0,25
- Về chính trị: Các vua Cam pu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra
bên ngoài. Trong các thế kỉ X – XII, Cam pu chia trở thành một trong
những nước mạnh và ham chiến trận nhất ĐNA.
0,5
- Từ TK XIII, Cam pu chia bắt đầu suy yếu do vương quốc Thái tấn công
xâm lược, rất nhiều lần họ phải bỏ kinh đô về miền Nam nhưng vẫn
không yên cho đến khi bị Pháp xâm lược (1863).
0,25
Câu 3 (3,5 điểm):
Nội dung Các quốc gia cổ đại
Phương Đông
Các quốc gia cổ đại
Phương Tây

Điều kiện tự
nhiên
(0,5 điểm)
Nằm ở lưu vực các dòng sông
lớn: Đất đai màu mỡ phì nhiêu,
khí hậu ấm nóng theo mùa, mưa
đều đặn….
Nằm ở bờ Bắc của Địa Trung Hải:
Có nhiều đảo và bán đảo, phần lớn
là núi và cao nguyên nên đất khô
và rắn nhưng giao thông đường
biển thuận lợi…
Thời gian hình
thành
(0,5 điểm)
Ra đời sớm khoảng thiên niên kỉ
thứ IV – III TCN.
Ra đời muộn khoảng thiên niên kỉ
thứ I TCN.
Trình độ kĩ thuật
(0,5 điểm)
Cư dân bắt đầu biết sử dụng
công cụ bằng đồng thau.
Cư dân đã biết sử dụng công cụ sắt.
Quy mô quốc gia
(0,5 điểm)
Rộng lớn. Nhỏ ( Thị quốc).
Đặc điểm kinh tế
(0,5 điểm)
- Nông nghiệp là nền kinh tế chủ

yếu, chú trọng thủy lợi hàng đầu.
- Thủ công và thương nghiệp
kém phát triển .
- Thủ công nghiệp và thương
nghiệp phát triển mạnh.
- Nông nghiệp kém phát triển, thiếu
lương thực.
Chính trị
(0,5 điểm)
Chế độ chuyên chế cổ đại: Đứng
đầu là một ông vua chuyên
chế…
Chế độ dân chủ cổ đại ( Dân chủ
chủ nô): Đứng đầu thị quốc là một
Hội đồng do dân bầu cử, nhiệm kì
1 năm…
Xã hội
(0,5 điểm)
- Gồm quý tộc, nông dân công
xã và nô lệ.
- Gồm chủ nô, bình dân và nô lệ.
- Nô lệ chiếm đa số, là lực lượng
- Nông dân công xã chiếm đa số,
là lực lượng sản xuất chủ yếu
của xã hội.
sản xuất chủ yếu của xã hội.
………………………………… HẾT……………………………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - Lớp 11
(ngày thi: 04/01/2013)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang

Câu 1: (6 điểm)
Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917?
Trình bày diễn biến khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga? Phân tích
vai trò của Lê nin trong và sau cuộc cách mạng này?
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày sự thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội và nêu những
tiến bộ, hạn chế, vai trò của tổ chức này?
Câu 3: ( 2 điểm)
Lập bảng so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới, cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nội dung sau: Nhiệm vụ, giai cấp
lãnh đạo, động lực cách mạng, xu hướng phát triển?
…………………………Hết…………………………
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đáp án có 02trang
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
SỞ GD$ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Lịch sử - Lớp 10
Câu Đáp án Điểm

1
.
a, Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm
1917:
- Cách mạng DCTS tháng Hai năm 1917: Trước cách mạng nước Nga là
nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng, kinh tế bị kìm hãm,
công nông nghiệp lạc hậu, đời sống của người dân Nga thấp nhất Châu
Âu. Vì thế cần có cuộc cách mạng DCTS để xóa đi sự cản trở phong
kiến, mở đường cho nước Nga phát triển.
0,5
- CMXHCN tháng Mười năm 1917: Sau khi cách mạng tháng Hai năm
1917 thắng lợi, hình thành hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ
tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính,
đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau, trong khi đó chính phủ
lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến mà còn câu kết với
quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức. Do vậy, muốn giải
phóng mọi sự cản trở nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản
lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước vô Sản tiến lên xây dựng
CNXH.
0,5
b,Trình bày diễn biến khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười
Nga?
- Tháng Mười không khí cách mạng lên đến cao độ, Lê nin bí mật từ
Phần Lan về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
0,5
- Đêm 24/10(6/11/1917) cuộc cách mạng bùng nổ, quân cách mạng
chiếm vào vị trí then chốt và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu
của chính phủ tư sản.
0,5
- Đêm 25/10( 7/11/1917) các đơn vị cận vệ đỏ tấn công cung điện Mùa

Đông bắt giữ toàn bộ chính phủ tư sản. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtơrôgrát
thắng lợi.
0,5
- Đến tháng 11/1918 cách mạng thắng lợi khắp nước Nga. 0,5
C, Phân tích vai trò của Lê nin trong và sau cuộc cách mạng này?
- Hiện tượng hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng
Hai năm 1917 thể hiện sự bế tắc về phương hướng phát triển của cách
mạng . Với luận cương tháng Tư của Lê nin đã quyết định chuyển từ
cách mạng DCTS sang CMXHCN.
0,5
- Do sự kiện đàn áp đẫm máu tháng 7/1917, Lê nin nhận ra điều kiện đấu
tranh hòa bình không còn nữa, vì thế tại Đại hội lần thứ VI của Đảng
Bôn Sê Vích Lê nin xác định: “ Phải lật đổ chính quyền tư sản bằng con
đường bạo lực vũ trang”.
0,5
- Đầu tháng Mười năm 1917, Lê nin từ Phần Lan về nước trực tiếp chỉ
đạo cuộc khởi nghĩa ở Pê tơ rô grat đêm 24 rạng 25/10/1917 thắng lợi.
0,5
- Sau khi giành được chính quyền với nhiệm vụ người cao nhất trong
chính quyền Xô Viết Lê nin ban hành sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh
ruộng đất nhằm thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân Nga. Lê nin ban
0,5
hành nhiều chính sách xóa bỏ mọi tàn tích của phong kiến, thực hiện
quyền tự do dân chủ, thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền và tổ
quốc XHCN.
- Để huy động lực lượng toàn dân tộc chiến đấu chống thù trong giặc
ngoài, Lê nin thực hiện chính sách cộng sản thời chiến. Nhờ vào chính
sách táo bạo và đúng đắn này mà mọi âm mưu của kẻ thù trong và ngoài
nước bị đập tan, chính quyền Xô Viết non trẻ được bảo vệ và đứng vững.
0,5

- Năm 1921, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp , Lê nin
đề xướng chính sách kinh tế mới chuyển nền kinh tế Nga sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
0,5
2 - Sự thành lập:
+ Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh nhưng bị thực
dân và triểu đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép, kìm hãm. Dựa vào
cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân., giai cấp tư sản Trung Quốc
bắt đầu tập hợp lực lượng thành lập các tổ chức chính trị của mình, tiến
hành cách mạng theo khuynh hướng DCTS mà đại diện ưu tú là Tôn
Trung Sơn.
0,25
+ Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến
của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Tôn Trung Sơn Từ
Châu Âu về Nhật Bản thống nhất lực lượng thành một chính đảng .
0,25
- 8/1905 “ Trung Quốc đồng minh hội” – Chính đảng của giai cấp tư sản
ra đời.
0,25
- Tiến bộ:
+ Là chính đảng của trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà
Thanh, một số đại biểu công nhân, nông dân. Nhìn chung đây là một
chính đảng cách mạng đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản Trung
Quốc, tập hợp được nhiều hội viên trong nước, là tổ chức thống nhất
toàn quốc, cơ cấu lãnh đạo thống nhất ( Tôn Trung Sơn được bầu làm đại
tổng thống và có cương lĩnh chính trị rõ ràng).
0,25
+ Về đường lối, nhiệm vụ cách mạng được để ra trong cương lĩnh dựa
trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là : Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Qua đó Đồng minh hội đã xác định

được nhiệm vụ cách mạng là: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung
Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất.
0,25
- Hạn chế:
+ Chưa xác định đúng kẻ thù và nhiệm vụ lớn của cách mạng Trung
Quốc là chống đế quốc mà chỉ chĩa mũi nhọn vào cuộc đấu tranh chống
triều đình Mãn Thanh.
0,25
+ Chưa nhận thức đúng vai trò và khả năng của giai cấp công nông ở
Trung Quốc nên chưa tập hợp đông đảo họ trong cuộc đấu tranh.
0,25
- Vai trò: Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, phong trào cách mạng
Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung sơn và
nhiều nhà hoạt động cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho
0,25
một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Câu 2: Lập bảng so sánh( 2 điểm)
Nội dung so sánh CMDCTS Kiểu

CMDCTS Kiểu
mới
CMXHCN
Nhiệm vụ Đánh đổ chế độ
phong kiến, xóa
bỏ tàn tích phong
kiến, thực hiện
dân chủ, mở
đường cho CNTB
phát triển.
Đánh đổ chế độ

phong kiến, xóa
bỏ tàn tích phong
kiến, thực hiện
dân chủ
Lật đổ nền thống
trị của giai cấp tư
sản, xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Giai cấp lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản Giai cấp vô sản
Động lực cách
mạng
Tư sản và nông
dân.
Liên minh công
nông.
Liên minh công
nông.
Xu thế phát triển Xây dựng CNTB Tiến lên làm
CMXHCN, xây
dựng CNXH.
Xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

×