Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 chọn lọc số 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.65 KB, 5 trang )

SỞ GD-ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1
Trường THPT Ba Đình Môn: Lịch sử - Lớp 10 Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1(7.0 điểm): Về Ấn Độ thời phong kiến:
a. So sánh sự giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều
Mô Gôn ?
b. Văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Đông Nam Á như thế nào?
Câu 2 (3.0 điểm):
Các vương quốc cổ Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?
Câu 3: (4.0 điểm)
Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới
thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở
Trung Quốc?
Câu 4: (6.0 điểm)
Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu biểu hiện
quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu?
Hết
Học sinh không sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm

SỞ GD-ĐT THANH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG LẦN1
TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH Môn: Lịch sử - lớp 10 Năm học 2010 - 2011
Câu Nội dung cần đạt
Điểm

1
(7.0
)
- Giống nhau : Cả hai Vương triều đều do kẻ thù bên ngoài vào xâm lược
dựng lên
- Khác nhau :
1.0


3.0
Vương triều Đê – Li Vương triều MôGôn
Chính
sách
thống trị
- Truyền bá áp đặt đạo Hồi
- Tự dành cho mình quyền
ưu tiên chiếm ruộng đất , địa
vị trong bộ máy cai trị .
- Thi hành chính sách mềm
mỏng , song xuất hiện sự
phân biệt tôn giáo mâu
thuẫn xã hội tăng
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo ,
bình đẳng tôn giáo , xây
dựng khối hoà hợp dân tộc .
- Đo lại ruộng để định thuế
hợp lý , hạn chế bóc lột
Văn hoá

- Văn hoá Hồi giáo du nhâp
vào
- Kiến trúc mang dấu ấn Hồi
giáo ( kinh đô Đê – Li trở
thành thành phố lớn nhất thế
giới thời bấy giờ)
- Khuyến khích hoạt động
sáng tạo văn hoá , nghệ thuật
 văn hoá phát triển với
những công trình kiến trúc

đặc sắc ( lăng mộ Ta giơ Ma
han )
Vị trí : - Bước đầu tạo sự giao lưu
văn hoá Đông – Tây .
- Đạo Hồi được truyền bá
đến một số nước trong khu
vực ĐNA
- Đây là giai đoạn xã hội Ân
Độ ổn định và phát triển ,
văn hoá có nhiều thành tựu,
đất nước thịng vượng
- Các quốc gia Đông Nam á đã tiếp thu văn hoá ấn Độ và trên cơ sở đó
sáng tạo ra nền văn hoá của dân tộc Biểu hiện:
+Tôn giáo: đạo Phật, Hindu
+Chữ viết: Từ chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng
+Văn học:
+Kiến trúc:
3.0

2
(3.0
)
Cơ sở hình thành
+ Điều kiện tự nhiên: Thuận lợi cho việc sinh sống và cư trú của con
người
+ Khoảng những thế kỷ đầu công nguyên cư dân đã biết sử dụng đồ sắt
+ Kinh tế: Trồng lúa là chính ngoài ra còn làm gốm, dệt vải chăn
nuôi buôn bán (Óc eo )
+ Văn hoá: Ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ
-> Các vương quốc cổ hình thành khoảng thế kỉ I - VII

3.0
3
(4.0
)
- Các vua triều Minh đó thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, phát
triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đó xuất hiện ở TQ,
biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn
quy mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm
thuê là “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức”.
- Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện
nhiều và mở rộng, tập trung đụng dân cư, sầm uất như Nam Kinh,B.Kinh.
- Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực
tăng. Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quý tộc vẫn gia
tăng.Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình
thức bao mua).
- Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do
bị kìm hãm bởi :
Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu
thế.Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến. như những chính
sách thống trị lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính
sách “áp bức dân tộc” , chính sách “bế quan toả cảng”…
4
(6.0
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Từ TK III, Đế quốc Rôma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong (thể
hiện trên các lĩnh vực KT, CT, XH) .
- Cuộc xâm lược của người Giecmanh đẩy nhanh quá trình tan rã của của
chế độ chiếm nô Rôma.
- Năm 476, Người Giecmanh tiêu diệt ĐQ Rôma, chấm dứt chế độ công xã

thị tộc, xưng vua, phong tước vị cao thấp cho những người dưới quyền, chế
3.0
độ phong kiến ra đời.
b. Biểu hiện của quan hệ sản xuất phong kiến:
- Là quan hệ sản xuất lãnh chúa- nông nô.
- Đây thực chất là quan hệ bóc lột được thiết lập trên cơ sở chế độ sở hữu
tư nhân về ruộng đất của lãnh chúa đối với nông nô.
- Hình thức búc lột chủ yếu của lãnh chúa đối với nông nô là địa tô, ngoài
ra nông nô cũng phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới
xin, thuế thừa kế tài sản…, và chịu nhiều nghĩa vụ phong kiến.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa, họ sản xuất ra mọi
của cải vật chất nuôi sống xã hội, nhưng họ bị búc lột nặng nề và bị đối xử
tàn nhẫn.
3.0

×