SỞ GD & ĐT BẮC NINH
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Đề 22 Th ờ i gian làm bài: 180 phút
I. Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích: Việt Bắc – Tố Hữu; SGK 12, Tập 1, trang 110)
1. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác giả Tố Hữu và hoàn
cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc (1,0đ).
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,5).
3. Đoạn thơ trên được gieo vần gì? (0,5).
4. Nhận xét về cách kết cấu trong đoạn thơ. Cho biết cách kết cấu ấy có gì gần gũi với
ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm
trong đoạn thơ? (1,0).
5. Nhận xét về cách sử dụng hai đại từ “mình”, “ta” trong đoạn thơ. Phân tích tác dụng
của việc sử dụng hai đại từ ấy? (1,0).
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Han tơn, nhà bác học Đacuyn nói
về kinh nghiệm thành công của mình như sau:
“ Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận
được bằng cách tự học”
Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày những suy
nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu 2 (4,0điểm)
Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
Anh/chị hiểu nhận xét trên như thế nào? Chứng minh qua những câu thơ được trích ở
trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần Đọc – hiểu
1. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác giả Tố Hữu và hoàn
cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Yêu cầu HS viết được một đoạn văn hoàn chỉnh với hai nội dung: Giới thiệu khái quát
về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc.
- Giới thiệu vị trí của Tố Hữu đối với nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đặc điểm nổi
bật trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu (0,5
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 10/1954 trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa
cách mạng Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, trong buổi chia tay đầy xúc động Tố Hữu đã
viết bài thơ này. (0,5)
2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: Khung cảnh chia tay đầy nhớ thương lưu
luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi.(0,5đ)
3. Đoạn thơ trên được gieo vần gì? (0,5đ)
- Đoạn thơ gieo vần chân, vần lưng.
4. Nhận xét về cách kết cấu trong đoạn thơ. Cho biết cách kết cấu ấy có gì gần gũi với
ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm
trong đoạn thơ?(0,5đ)
- Đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp giữa hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình” vốn rất
quen thuộc trong ca dao thể hiện tình cảm lứa đôi. Trong đoạn thơ lại thể hiện tình
cảm của người ở lại là đồng bào chiến khu Việt Bắc, người ra đi là những người cán
bộ kháng chiến từng gắn bó với quê hương cách mạng mười mấy năm trời. (0,5)
- Hình thức này đã tạo nên sự hô ứng đồng vọng khiến cảm xúc như được nhân lên da
diết, khắc khoải hơn. Những ân tình cách mạng được thể hiện như tâm trạng nhớ
thương, lưu luyến, gắn bó thủy chung trong tình yêu đôi lứa. (0,5)
5. Nhận xét về cách sử dụng hai đại từ “mình”, “ta” trong đoạn thơ. Phân tích tác dụng
của việc sử dụng hai đại từ ấy? 0,5đ)
- Trong đoạn thơ hai đại từ “mình”, “ta” được Tố Hữu sử dụng rất sáng tạo chuyển
hóa cho nhau khi là người ở lại, lúc lại là người ra đi và thậm chí có lúc vừa chỉ người
ở lại - chủ thể, vừa chỉ người ra đi - đối tượng: “Mình đi mình có nhớ mình” (0,5).
- Tác dụng:
+ Lời thơ theo đó mà trở nên thiết tha, ngọt ngào vừa diến tả chiều sâu nỗi niềm người
ở lại vừa nhắc nhở người ra đi đừng bao giờ quên nghĩa tình của quá khứ (0,25)
+ Sử dụng hai đại từ này như một thủ pháp nghệ thuật thể hiện tính dân tộc sâu đậm
cho đoạn thơ (0,25)
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu1( 3,0đ)
Mở bài : Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
Thân bài: (2,5 điểm)
* Giaỉ thích câu nói của Đácuyn : Chân lý về sự tự học giúp người ta làm
những điều có ý nghĩa. Tự học là thực chất của sự học, tích cực chủ động đế
với kiến thức, là tìm kiếm tri thức ngoài sách vở nhà trường…
*Bàn luận ( phân tích, chứng minh, bình luận ):
- Con người biết tự học là con người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng
góp cho cuộc sống, vì :
+ Có hoài bão, có mục đích ta mới có phương hướng để tự học,tìm tòi, biết
học có phương pháp ( d/c)
+ Có hoài bão con người mới có kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua
khó khăn (d/c)
( Đác uyn : việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông)
-Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế
nhà trường: xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học, rèn luyện thói
quen tự học, chuẩn bị tinh thần tự học, tận dụng các điều kiện để tự học (sách,
báo, internet…)
- Kết bài : (0,25 điểm)
- Đánh giá , nhận xét vấn đề: phát biểu của Đácuyn là một kinh nghiệm quý
báu
- Rút bài học và liên hệ bản thân : chúng ta phải biết tự học để thành tài, lập
nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nướ
Câu 2 (4,0đ)
Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”.
Anh/chị hiểu nhận xét trên như thế nào? Chứng minh qua những câu thơ được trích ở
trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng làm bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học.
- Bố cục bài viết rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ. Dùng từ, diễn đạt chuẩn xác.
- Chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có nhiều cách làm khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung sau:
Nội dung cần đạt Điểm
a. Mở bài:0,25đ
- Giới thiệu khái quát tác giả, bài thơ, dẫn nhận định.
b. Thân bài:3,5đ
* Giải thích câu nói của Xuân Diệu
- Thơ chính trị: Ít quan tâm đến cuộc sống và tâm tình riêng tư của cá nhân mà thường
đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân, quan hệ tới vận
mệnh sống còn của dân tộc, đất nước. Thơ chính trị thường khô khan, rất biến thành
lời kêu gọi, hô hào, tuyên truyền, cổ vũ.
- Nhưng với Tố Hữu những vấn đề chính trị đã được chuyển hóa thành những vấn đề
của tình cảm, tất cả đều đậm chất trữ tình, đó là lời nhắn nhủ, trò chuyện, lời tâm sự
chan chứa niềm tin yêu với đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới cảm nghĩ của
người đọc.
-> Lời nhận định của Xuân Diệu đánh giá rất cao chất trữ tình, chính trị trong thơ Tố
Hữu – một trong những yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
- 20 câu thơ đầu thể hiện rõ chất trữ tình, chính trị trong thơ của Tố Hữu.
* Chứng minh:
- Sự kiện lịch sử có tính chất chính trị: tháng 10/1954 trung ương Đảng và Chính phủ
rời căn căn cứ địa cách mạng về thủ đô Hà Nội.
- Sự kiện này tưởng chừng như khô khan trái lại thấm đẫm tình cảm nhớ thương lưu
luyến giữa kẻ ở, người đi.
+ Hình thức đối đáp “mình”, “ta”, kết hợp với thể thơ lục bát tạo nên giọng điệu ngọt
ngào, tha thiết.
+ Là khúc hát chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa kẻ ở, người đi
Người ở lại: nhớ thương, tha thiết (dẫn chứng, phân tích)
Người ra đi: bịn rịn, nhớ thương, không nỡ chia xa (dẫn chứng, phân tích)
* Đánh giá
- Chất trữ tình đưa người đọc vào thế giới của tình cảm nhớ thương, hoài niệm.
- Tạo nên âm điệu ngọt ngào, tha thiết cho đoạn thơ, thể hiện được tính dân tộc đậm
đà.
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của Tố Hữu.
c. Kết luận:0,25đ
- Khái quát lại những vấn đề đã nêu