Tải bản đầy đủ (.doc) (311 trang)

Tổng hợp 50 đề thi Đại Học Môn Văn(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 311 trang )

SỞ GD- ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT A NGHĨA
HƯNG
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Anh/ Chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Câu 2 (3.0 điểm):
Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về câu danh ngôn sau:
Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn.
(Danh ngôn Nam Phi- dẫn theo Quà tặng cuộc sống- NXB Thanh
niên, 2006)
II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
…………………………….
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB
Giáo dục, 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một
tình huống truyện khá đặc biệt. Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ điều đó.
(Vợ nhặt- Kim Lân, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai, NXB


Giáo dục, 2008)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích
gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh:
…………………
SỞ GD- ĐT HÀ NỘI
THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
THÁNG 06/2014
Môn NGỮ VĂN: Khối C, D.
Thời gian làm bài: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ
thường hay kể
Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
(Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.114)
a) Những cụm từ in nghiêng trong đoạn thơ trên thể hiện đặc sắc
nghệ thuật gì ?
b) Đặc sắc nghệ thuật ấy có ý nghĩa như thế nào ?
Câu II (3,0 điểm) Lắng nghe màu dân tộc
Tháng 6 – 2012, dự án truyền thông mang tên “Tôi xê dịch”
của nhóm bạn trẻ Hà Nội ra mắt. Người sáng lập là Nguyễn Thu Hà,
cô gái Hà Nội sinh năm 1991. Đó là một dự án phi lợi nhuận với
mục đích tìm hiểu sâu về văn hóa dân tộc. “Tôi xê dịch” đã tổ chức
nhiều chuyên đề thông qua một số chương trình tiêu biểu như:

“Tham quan Hoàng thành Thăng Long và tìm hiểu văn hóa Hà
Nội”, “Trò chơi dân gian Việt Nam”, “Cầu Long Biên”, “Màu dân
tộc” ( Tìm hiểu làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh )…Dự án tổ chức
những tour tìm hiểu về văn hóa dân tộc, nghệ thuật dân gian Việt
Nam để không chỉ thấy cái tôi nhỏ bé của mình trong đời sống, mà
còn phải tìm thấy màu dân tộc trong nếp sống của giới trẻ…(Lược
trích báo Tuổi trẻ ngày 23/5/2014)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày
suy nghĩ của mình về những thông tin trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
thường gắn với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và với
truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Qua Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Đoạn trích trong sách Ngữ văn
12 ) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Từ ấy – chiếc cầu nối thơ Mới và thơ ca cách mạng.

Hết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
ÔN THI ĐẠI HỌC - LẦN 3-
2013
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):

Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu
thế kỷ XX đến
1945? Nhà văn nào được xem là người mở đầu cho tiểu thuyết lãng
mạn, tiểu thuyết
hiện thực thời kỳ này?
Câu 2 (3.0 điểm):
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về
ý kiến sau:
Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm.
(Dẫn theo George Matthew Adams, Không gì là không thể,
NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009, tr. 118)
II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài
thơ Tràng giang
của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Ngữ văn 11, Tập
hai, NXB Giáo dục).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Nguyễn Khải từng viết: Nói cho cùng, để sống được hàng ngày
tất nhiên phải
nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh,
có cốt cách nhất
định phải dựa vào những giá trị bền vững. (Dẫn theo Ngữ
văn 12 Nâng cao, Tập hai, Nxb Giáo dục 2008, tr. 83).
Theo anh/chị, nhân vật bà Hiền (Nguyễn Khải – Một người Hà
Nội) có thể hiện
những giá trị bền vững không? Nếu có, hãy phân tích
Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích
gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh:
…………………
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi
quốc ngữ
đầu thế kỷ XX đến 1945. Hai nhà văn mở
đầu cho tiểu
thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này.
2.0
1 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết văn xuôi
quốc ngữ
đầu thế kỷ XX đến 1945:
- Giai đoạn trước 1930, tiểu thuyết văn xuôi
quốc ngữ xuất
hiện chưa nhiều. Thành tựu chủ yếu là sáng
tác của Hồ Biểu
Chánh. Tác phẩm của ông mô phỏng cốt truyện của
tiếu thuyết
1.5
phương Tây nhưng đã được Việt hóa bằng hiện
thực cuộc
sống, con người Nam Bộ và biểu đạt bằng thứ ngôn
ngữ bình
dân mang đậm chất Nam Bộ.
- Đầu những năm 30, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời
với những
tiểu thuyết xuất sắc của Khái Hưng, Nhất Linh.

Tiểu thuyết đã
có một diện mạo mới, hiện đại hơn (lối kể
chuyện; kết cấu;
khám phá thế giới nội tâm nhân vật; ngôn ngữ…)
- Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực (Ngô
Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…)
đưa cuộc cách
tân tiểu thuyết lên một bước mới (tái hiện bức tranh
hiện thực
có tầm khái quát lớn; xây dựng được những
nhân vật điển
hình; sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng,
nhất là ngôn
ngữ đời thường…)
2 Nhà văn mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn, tiểu
thuyết hiện
0.5
thực:
- Người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn: Hoàng
Ngọc Phách.
- Người mở đầu cho tiểu thuyết hiện thực: Hồ Biểu
Chánh.
2 Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai
lầm
3.0
1 Giải thích ý kiến
- Sai lầm là trái với yêu cầu khách quan, hoặc lẽ
phải, dẫn đến
những kết quả không như mong muốn. Sai

lầm là một phần
của cuộc sống.
- Nói sai lầm lớn nhất của con người là sợ mắc sai
lầm là bởi,
cuộc sống không có ai toàn diện đến mức
không phạm sai
lầm. Dù có sợ sai lầm, thì sai lầm vẫn đến với con
người.
1.0
2 Bàn luận ý kiến
- Là một phần của cuộc sống, sai lầm có thể đến
với con người
trong mọi hoàn cảnh, với những mức độ khác nhau.
Bởi thế,
thái độ cần có của con người không phải là sợ sai
lầm mà phải đối mặt với sai lầm, có cách ứng xử
1.5
phù hợp trước mỗi sai
lầm.
- Trước mỗi sai lầm, cách nhìn, ý chí, kinh
nghiệm sống, tri
thức giúp con người có những cách ứng xử khác
nhau. Sợ sai
lầm sẽ khiến cho con người rụt rè, thui chột ý chí,
không dám
hành động để có thành công. Điều có ý nghĩa
là từ sai lầm,
mỗi người biết rút ra cho mình bài học bổ
ích, kinh nghiệm
quý giá để có được những thành công trong cuộc

sống.
3 Liên hệ thực tế và bài học nhận thức hành động
- Phân tích, liên hệ với thực tế đời sống với hai thái
độ ứng xử
trước sai lầm (sợ hãi sai lầm và hậu quả
của nó; chấp nhận,
biết rút ra bài học để có thành công)
- Có ý thức tích lũy tri thức, kinh nghiệm, rèn
luyện bản lĩnh
sống để có cách ứng xử phù hợp trước mỗi sai lầm
trong cuộc
sống.
0.5
3.a Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng
giang
của Huy Cận và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
5.0
1 Nỗi buồn trong Tràng giang
a/ Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà
thơ xuất
sắc nhất của phong trào Thơ mới. Trước Cách
mạng tháng
Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận
là tập Lửa
thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính,
tài năng, phong
cách thơ Huy Cận.
- Tràng giang được in trong tập Lửa thiêng, và
được xem là

bài thơ hay nhất của Huy Cận trước Cách mạng.
Cảm xúc bài
thơ được khơi gợi từ một buổi chiều nhà thơ đứng
trước sông
Hồng mênh mang sóng nước.
b/Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn
trong Tràng
giang
- Nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ nhoi của con
2.0
người trước
đất trời, sông nước mênh mông (Sóng gợn
tràng giang buồn
điệp điệp), sự chia lìa, nổi trôi bất định (thuyền về
nước lại sầu
trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng…)
- Thiên nhiên tĩnh lặng, hoang sơ thiếu vắng
sự sống con
người, một thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng
(không chuyến
đò ngang; không cầu gợi chút niềm thân mật; Lặng
lẽ bờ xanh
tiếp bãi vàng…).
- Nỗi buồn của người xa quê, đau đáu một nỗi niềm
da diết
nhớ quê hương (Lòng quê dợn dợn vời con nước/
Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà)
2 Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ
a/Vài nét về tác giả tác phẩm

- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những
nhà thơ có
sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ
mới. Thơ ông
luôn thể hiện một tình yêu đớn đau hướng về
2.0
cuộc đời trần
thế.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên gọi Ở đây
thôn Vĩ
Dạ) được viết năm 1938, in trong tập Thơ điên
(về sau đổi
thành Đau thương). Bài thơ được gợi cảm
hứng từ mối tình
đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái
Huế, ở thôn Vĩ
Dạ.
b. Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong
Đây thôn
Vĩ Dạ
- Nỗi buồn nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của
một con
người ý thức được cảnh ngộ của mình (Sao anh
không về chơi
thôn Vĩ?). Cảnh sắc, con người Vĩ Dạ đẹp, ấm áp
càng gợi nỗi
buồn tiếc nuối.
- Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, thấm đượm nỗi
buồn chia lìa,
tan tác (Gió theo lối gió, mây đường mây/

Dòng nước buồn
thiu, hoa bắp lay…), mờ ảo, chập chờn tỉnh, mộng
(Thuyền ai
đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp
tối nay?). Đó là
một thiên nhiên chứa đầy tâm trạng của nhà thơ.
- Nỗi buồn đớn đau, tuyệt vọng của một tâm
hồn thiết tha
yêu cuộc sống, con người và ý thức được sự bất lực
của mình
(Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có
đậm đà?
3 Đánh giá chung
- Buồn là một đặc điểm nổi bật, phổ biến của Thơ
mới, mang
đến cho Thơ mới một vẻ đẹp riêng. Cảnh sắc thiên
nhiên, tâm
trạng con người đều nhuốm nỗi buồn. Nó được
bắt nguồn từ
cái tôi cô đơn, bế tắc của một thế hệ nhà thơ trước
Cách mạng.
- Đều thể hiện một cảm xúc buồn, song Huy Cận
trong Tràng
giang, Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ lại
có những sắc
thái, những cách thể hiện riêng. (Cái buồn điệp
1.0
điệp của Huy
Cận bắt nguồn từ sự ý thức về nỗi cô đơn, nhỏ
nhoi, bất định

của kiếp người trong cái vô cùng vô tận của đất
trời; còn Hàn
Mặc Tử lại là một nỗi buồn – đau thương của
một tâm hồn
khát yêu, khát sống, bị bệnh tật đọa đày, cách
biệt với cuộc
đời).
3.b Nhân vật bà Hiền (Nguyễn Khải - Một người
Hà Nội) với
việc thể hiện những giá trị bền vững.
1 Về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Khải (1930 – 2008) là một trong
những nhà văn
hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng Tám
1945. Ông là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời
sự, có khả
năng phát hiện vấn đề nhanh nhạy, phân tích tâm lý
sắc sảo.
- Truyện ngắn Một người Hà Nội được
Nguyễn Khải viết
vào đầu năm 1990 (in trong tập Hà Nội trong mắt
0.5
tôi, 1995).
Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải ở giai
đoạn sáng
tác gắn với công cuộc đổi mới của đất nước.
2 Vài nét về nhân vật bà Hiền
- Bà Hiền là nhân vật trung tâm của tác phẩm, xuất
hiện ngay

từ đầu và xuyên suốt tác phẩm. Diễn biến cốt
truyện, tình tiết
của tác phẩm đều xoay quanh nhân vật bà Hiền.
- Bà Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội,
sống gắn bó
với Hà Nội, chứng kiến bao đổi thay của Hà
Nội qua nhiều
giai đoạn. Với một bộ mặt rất tư sản, một
cách sống rất tư
sản, nhưng lại không bóc lột bà là người bản
lĩnh, khôn
ngoan, thức thời, có đầu óc thực tế, thích ứng
nhanh với mọi
đổi thay của cuộc sống, nhưng vẫn giữ được
những giá trị
bền vững.
0,5
1.0
3 Những giá trị bền vững ở nhân vật bà Hiền
- Sống nề nếp, tinh tế, lịch lãm, luôn có ý thức về
mình (một
phòng khách bao nhiêu năm vẫn giữ được sự lịch
lãm, ấm áp;
tết đến xuân về lau chùi kỹ càng từng đồ vật; mặc
lịch sự áo
măng tô, cổ lông, đi dày nhung đính hạt cườm; hơn
hai mươi
năm sau vẫn giữ nếp sống ấy của người Hà
Nội: lược giắt
trâm cài hoa hột lấp lánh bước ra chào khách…)

- Biết trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần của
người
Hà Nội (coi trọng đời sống tinh thần, tổ chức
những cuộc gặp
gỡ bạn bè định kỳ tại nhà; cách bài trí phòng ăn
lịch lãm; sửa
cho con cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa,
cách múc canh,
cách nói chuyện trong bữa ăn với ý thức người
Hà Nội cách
đi đứng nói năng phải chuẩn, không sống tùy
tiện, buông
tuồng…)
3.0
- Sống có nhân cách, bản lĩnh, giàu lòng tự trọng,
khiêm tốn
và rộng lượng (trong công việc đã tính là
làm, đã làm là
không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ;
sống không
để bị cám dỗ; luôn dạy con biết tự trọng, biết xấu
hổ, tôn trọng
sự lựa chọn của con vào bộ đội, không để con
sống bám vào
sự hi sinh của bạn bè…)
4 Đánh giá chung
- Nhân vật bà Hiền là một thành công, thể hiện tài
năng, cá
tính sáng tạo Nguyễn Khải trong việc khắc họa
nhân vật luận

đề.
- Những giá trị được lưu giữ ở nhân vật bà Hiền
cũng chính
là những giá trị văn hóa bền vững mà mỗi người
cần phải gìn
giữ, trước hết là những người Hà Nội.
0.5
Lưu ý:
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng
phải đảm
bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên.
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể
hiện
khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM 2014 LẦN 3
THPT CHUYÊN ĐH VINH
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời.
Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường, …, truyện
thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng … còn lưu truyền
nhiều thiên bất hủ. Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời
phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại, trước
cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn
học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần
như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết
sức nhanh chóng. Với các thể bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu
thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với nhiều nền văn
xuôi hiện đại của thế giới.
a) Hãy cho biết, đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Căn

cứ vào đâu để nhận biết điều ấy?
b) Tóm tắt nội dung của đoạn văn bằng một câu ngắn gọn.
Câu II (3,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ
của mình về hiện trạng: nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử
và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân
tộc.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu
III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2013, trang 22)
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2013, trang 44)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm):
Ở truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, bên cạnh
Huấn Cao có quản ngục; trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích
kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), bên cạnh Vũ Như Tô có
Đan Thiềm. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa mối quan hệ
giữa các cặp nhân vật đó?

Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C,D NĂM
2014 LẦN 3
THPT CHUYÊN ĐH VINH
I. Đọc hiểu
a Đoạn văn trong đề thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Căn cứ
để nhận biết:
- Nội dung của đoạn nói về thể loại của văn học Việt Nam qua các
thời kì - một vấn
đề thuộc văn học sử.
- Trong đoạn, có các khái niệm, các thuật ngữ khoa học được sử
dụng: "thể loại văn
học", "sử thi", "truyện thơ dân gian", "ca dao", "dân ca", "thơ cổ
điển", "bút kí",
"tùy bút", "truyện ngắn", "tiểu thuyết"
b Có thể tóm tắt đoạn văn bằng câu: Vấn đề thể loại của nền văn học
Việt Nam.
Lưu ý: Câu tóm tắt đoạn văn, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều
cách khác nhau,
miễn là nói đúng ý trọng tâm.
II. Suy nghĩ về hiện trạng học sinh không thích học môn Lịch sử
1. Nêu hiện trạng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít
hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là
điều có thật và là một thực tế đau lòng. Hiện trạng này không thể
không thấy, không thể không suy nghĩ:
+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe
tin môn này
không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).
+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi
tự chọn; ít học

sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014).
Hằng năm, kết
quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại
học) thấp một
cách bất thường.
+ Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi
trên truyền
hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi.
+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi
bật được lấy
tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị.
2 Nguyên nhân:
+ Phía nhà trường: chương trình, sách giáo khoa Lịch sử khô cứng,
không hấp dẫn;
thầy, cô dạy không có phương pháp và thiếu nhiệt tình, không truyền
được niềm
đam mê lịch sử cho học sinh.
+ Phía các kênh tuyên truyền: nặng về cung cấp thông tin một chiều
hoặc chưa lưu ý
đến hiệu quả xấu của việc cho chiếu quá nhiều phim cổ trang của
Trung Quốc.
+ Phía cá nhân học sinh: bị thu hút quá mạnh vào những trò giải trí
hấp dẫn quanh
mình, bị chi phối của quan niệm thực dụng về việc học và việc chọn
nghề sau này,
quá ít đọc các sách, các tài liệu về lịch sử.
3 Ứng xử, hành động của bản thân trước hiện trạng nêu trên:
- Phải nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của kiến thức lịch sử.
- Phải tích lũy kiến thức lịch sử một cách nghiêm túc hơn, tìm thấy
hứng thú ở những câu chuyện nói về truyền thống hào hùng của cha

ông.
- Phải nuôi dưỡng không ngừng lòng tự hào dân tộc.
III.a Cảm nhận đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) và đoạn thơ
trong Từ ấy (Tố
Hữu)
1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và các đoạn trích
- Xuân Diệu là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới 1932 -
1945. Vội vàng
(1938) được xem là tuyên ngôn về cách sống của của Xuân Diệu.
Đoạn thơ này
thuộc phần đầu của bài thơ.
- Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ cách mạng. Từ ấy (1938) là
bài thơ tiêu
biểu cho tư tưởng và cảm hứng sáng tạo của Tố Hữu trước 1945 (tên
bài thơ được
chọn làm tên tập thơ đầu tiên của ông). Phần trích ở đây là khổ đầu
của bài thơ.
2 Cảm nhận về đoạn thơ trong Vội vàng
- Đoạn thơ thể hiện niềm yêu đời, vui sống của một tâm hồn trẻ
trung, không chỉ thế,
còn có màu sắc của một lời kêu gọi: hãy tận hưởng những hương sắc
của cuộc đời.
- Thiên nhiên, cuộc đời trong con mắt của nhân vật trữ tình thật đẹp,
thật tươi, thật
trẻ, như một bữa tiệc lớn bày ra trước mắt chúng ta.
- Cũng theo cảm nhận của nhân vật trữ tình, thiên nhiên và cuộc đời
thấm đẫm
hương vị của tình yêu, nói cách khác, nhờ tình yêu mà trở nên vô
cùng quyến rũ.
- Đoạn thơ, cũng như cả bài thơ có giọng điệu hào hứng, say mê,

được biểu hiện
qua sự lặp lại liên tục của cụm từ này đây, của từ của như giục giã ý
thức chiếm hữu,
sở hữu. Những hình ảnh ong bướm, hoa, đồng nội xanh rì, cành tơ
phơ phất, yến
anh nằm trong một trường nghĩa chung, góp phần nhấn mạnh vẻ tơ
non, quyến rũ
của thiên nhiên, của cuộc đời, khiến cho trái tim tuổi trẻ không thể
không đắm mình
trong khúc tình si.
3 Cảm nhận đoạn thơ trong Từ ấy
- Đoạn thơ thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của một thanh niên giàu
nhiệt huyết
khi bắt gặp chân lý cuộc đời, khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn.
- Đối với nhân vật trữ tình, cuộc gặp gỡ với lý tưởng thực sự là mốc
thời gian đặc
biệt, không thể quên.
- Theo sự thổ lộ của nhân vật trữ tình, tâm hồn anh đã có sự biến đổi
sâu sắc khi
được ánh sáng của lý tưởng chiếu rọi.
- Đoạn thơ có thật nhiều hình ảnh, chi tiết tươi tắn, chói rực, đầy kích
thích: nắng hạ,
mặt trời chân lý, vường hoa lá, hương, tiếng chim. Những từ gây cảm
giác mạnh
hoặc diễn tả sự tác động đột ngột được tung ra đầy hiệu quả: bừng,
chói, đậm, rộn.
Có thể khẳng định, sự vận động vô hình của tâm hồn đã được hình
tượng hóa một
cách hết sức thuyết phục.
4 Nhìn chung về hai đoạn thơ:

- Hai đoạn thơ thể hiện chân thực tiếng lòng của hai con người cùng
thế hệ và sống
cùng thời, tất cả đều yêu đời, gắn bó với cuộc sống, đều tràn đầy tình
cảm lãng
mạn, đều biết diễn tả niềm hưng phấn của mình một cách cụ thể, giàu
hình ảnh,
gây được ấn tượng mạnh mẽ.
- Trong khi Xuân Diệu bộc lộ tâm sự của một cái tôi vô tư trước cuộc
đời thì Tố Hữu
lại muốn bày tỏ một thái độ chính trị đối với xã hội. Sự khác biệt này
có liên quan
tới cách tham dự khác nhau của các nhà thơ vào đời sống.
III.b Về hai cặp nhân vật trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và
Vĩnh biệt Cửu
Trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)
1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và hai cặp nhân
vật
- Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều là những nhà văn tài năng
và có những
sáng tác thành công trước 1945.
- Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô của Nguyễn Huy
Tưởng là hai tác
phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, đánh
dấu thành tựu
chín muồi của hai thể loại truyện ngắn và kịch. Ở hai tác phẩm, các
cặp nhân vật
Huấn Cao - Quản ngục và Vũ Như Tô - Đan Thiềm gây được ấn
tượng sâu đậm. Có
thể xem đó là những cặp tri kỷ hiếm có giữa cuộc đời.
2 Mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục làm sáng tỏ các vấn đề:

- Trong Chữ người tử tù, giữa Huấn Cao và Quản ngục tồn tại một
mối quan hệ éo
le: hai người thuộc hai phía đối lập nhau trong quan hệ xã hội, lại ở
hai tình thế trái
ngược, bỗng dưng gặp nhau nơi ngục thất, sau những nghi kỵ ban
đầu đã trở thành
những kẻ tâm giao.
- Sức hấp dẫn và khả năng cảm hóa của cái đẹp (cũng là sự chiến
thắng của cái đẹp).
- Thiên lương trong sáng và khí phách của Huấn Cao - người nghệ sĩ
dũng cảm
đương đầu với bạo quyền; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của
Quản ngục -
người từng trót đặt mình vào chỗ nhem nhuốc, xô bồ.
- Trong các tiêu chuẩn đánh giá con người, tiêu chuẩn biết yêu cái
đẹp, yêu cái khí
phách có một ý nghĩa đặc biệt (một người đam mê chữ và biết tiếc kẻ
có tài như
Quản ngục không thể là người xấu).
3 Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm làm sáng tỏ các vấn
đề:
- Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm
cũng tồn tại một
mối quan hệ khác thường: khác nhau về hoàn cảnh sống, về công
việc nhưng họ đã
gặp nhau ở mối quan tâm chung, liên quan đến việc xây dựng Cửu
Trùng đài, lại
cùng gặp một kết cục bi đát.
- Tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ không xử lý hài hòa mối
quan hệ giữa khát

vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh.
- Niềm đam mê tự nhiên nhưng khó hiểu của người nghệ sĩ trước con
mắt người đời
(Vũ Như Tô không biết gì đến xung quanh, tâm trí chỉ nghĩ về Cửu
Trùng đài - sự
giục giã, lo lắng của Đan Thiềm cho thấy điều đó).
- Nhu cầu được chia sẻ và đồng cảm ở người nghệ sĩ chỉ biết dấn
thân vì cái đẹp
(một người như Vũ Như Tô rất cần được thấu hiểu và đánh giá đúng
đắn, rất cần có
một tấm lòng như của Đan Thiềm).
4 Những nét tương đồng và khác biệt
- Không hẹn mà gặp, hai tác phẩm có chung những trăn trở về cái
đẹp, về nghệ
thuật, về tài năng và số phận của người nghệ sĩ, về mối quan hệ giữa
người nghệ sĩ
có thiên chức sáng tạo ra cái đẹp và người biết thưởng thức, quí trọng
cái đẹp.
- Các nhân vật được nói tới ở hai tác phẩm đều có những nét riêng về
vị thế xã hội,
về giới tính, về tính cách. Mặt khác, hai tác phẩm khắc họa hai cặp
nhân vật thuộc các thể loại khác nhau: Chữ người tử tù là truyện
ngắn lãng mạn, Vũ Như Tô là kịch lịch sử. Hơn nữa, cặp nhân vật
Huấn Cao - Quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác
phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô - Đan Thiềm ở đây chỉ
được biết đến qua đoạn trích cuối tác phẩm. Nếu đọc toàn bộ vở kịch
ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn.
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN LÊ QUÝ
ĐÔN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN
KHỐI C, D
ĐỢT 2
Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Trình bày ngắn gọn những nét chính trong quan điểm nghệ thuật
của Nam Cao.
Câu 2 (3.0 điểm):

×