Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tổng quan về khu vực Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.94 KB, 34 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước Ấn Độ là đất nước sở hữu một nền văn hóa lớn và đặc sắc
của tòan nhân lọai, nó có một sức ảnh hưởng lớn không những trong khu
vực mà còn cả thế giới. Đông Nam Á là nơi tiếp thu được khá nhiều nét đặc
sắc từ nền văn hóa Ấn Độ, bên cạnh những nét đặc trưng truyền thống Ấn độ
người dân Đông Nam Á tiếp thu và chọn lọc thành những nét văn hóa riêng
của khu vực.
PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo, chữ viết- văn học, nghệ thuật kiến
trúc, lễ hội và ẩm thực Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á.
BỐ CỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔNG NAM Á
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
2.1. Tôn giáo
2.1.1.Ấn Độ giáo
2.1.2. Phật giáo
2.2.Chữ viết – Văn học
2.3.Nghệ thuật kiến trúc
2.3.1. Borobudur
2.3.2. Ăngkor Wat
2.3.3. Mỹ Sơn
2.3.4. Những kiến trúc xây dựng gạch tiêu biểu
2.4.Lễ hội
2.5.Ẩm thực
1
2.6. Kết luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan về khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở
phía Nam Trung Quốc,phía Đông Ấn Độ và phía bắc Úc, rộng 4.494.047


km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm
năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn
1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và
động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai
nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông
Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo
nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo
thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực
có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đưởng hàng hải nối liền giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối
giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí
đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió"
hay “ngã tư đường”.
Đông Nam Á là khu vục văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc
riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời
trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc,
văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo.
2
Ngay từ thời xa xưa, khu vực Đông Nam Á đã được những tài liệu cổ
của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và A-rập nhắc tới như một vùng riêng
biệt, khác hẳn những đặc trưng văn hóa của họ. Người Trung Quốc xưa gọi
Đông Nam Á là Nam Phương (còn con người ở đây thì được họ gọi là những
người Biển Nam) hay Côn Lôn, còn người Ấn Độ thì gọi khu vực này là
"Vùng đất vàng"... Và, do có vị trí "ngã tư đường" nên ngay từ thời cổ, Đông
Nam Á trở thành một trong những vùng phát triển thương nghiệp quốc tế.
Đối với các thương nhân thời cổ, Đông Nam Á không chỉ như một vùng đầy

bí hiểm, nhiều vàng, hương liệu và những sản phẩm kỳ lạ khác, mà còn là
nơi sinh sống của những người đi biển thành thạo và can đảm.
Các nhà khoa học đã chứng minh, ngay ở thời kỳ cổ đại, các tộc người
ở Đông Nam Á đã có một nền văn minh của riêng mình chứ không còn là
những con người nguyên thủy mông muội.
Với một nền văn minh lúa nước rất riêng biệt và rất đặc trưng, vào
khoảng đầu công nguyên, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt hình thành các
quốc gia cổ đại với những quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng các quốc gia cổ
đại ở Đông Nam Á thời kỳ này đều có nhiều nét đặc trưng văn hóa, xã hội và
chính trị tương đồng. Nét chung nhất và nổi bật nhất đối với lịch sử chính trị
cũng như đời sống văn hóa - xã hội của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á
trong suốt 15 thế kỷ sau Công nguyên (từ thế kỷ I đến thế kỷ XV) là những
ảnh hưởng to lớn của văn hóa Ấn Độ, nhà nước được tổ chức theo mô hình
của các quốc gia Ấn Độ (thông qua những quy định về chính trị và các bộ
luật của Ấn Độ), tôn giáo của Ấn Độ (hoặc Bà La Môn giáo hoặc Phật giáo)
trở thành những tôn giáo chính thống của nhà nước, chữ viết Ấn Độ trở
thành thánh tự hoặc trở thành mẫu hình cho các chữ nôm địa phương, các
đền thờ được làm theo những mô hình của Ấn Độ và để thờ các vị thần có
nguồn gốc Ấn Độ, những vũ điệu và những bài thánh ca của Ấn Độ được
3
mọi người hát múa, những tác phẩm văn học Ấn Độ cổ đại nổi tiếng như
Ramayana và Mahabharata được mọi người dân ưa thích và truyền tụng
trong dân gian... Chính vì thế, rất nhanh chóng, các yếu tố văn hóa, chính trị,
xã hội của Ấn Độ đã ảnh hưởng rất sâu sắc gần như đến tất cả mọi khía cạnh
đời sống văn hóa, xã hội và chính trị của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.
Cho nên khi đến đây, các nhà du thám, những nhà buôn, những nhà truyền
giáo và cả những đội quân xâm lược thực dân của phương Tây đều coi Đông
Nam Á là vùng Đông Ấn hay ngoại Ấn Độ và trong suốt một thời gian dài
các nhà khoa học đã gọi các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á là các quốc gia
"Ấn Độ hóa".

CHƯƠNG II: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam
Á:
2.1.Tôn giáo:
2.1.1: Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo đã được truyền bá sang Đông Nam Á vào đầu công
nguyên và đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các nhà nước
sớm ở khu vực này. Các thủ lĩnh, thị tộc trong khu vực tiếp nhận mô hình tổ
chức vương quyền, tổ chức xã hội của Ấn Độ giáo đem ứng dụng trong lãnh
địa của mình. Dân chúng cũng dễ dàng chấp nhận những vị thần thiên nhiên
của Ấn Độ giáo với tâm niệm được ban phát ấm no và có một cuộc sống
sung túc đầy đủ.
Vào những buổi đầu các thầy Bà La Môn của Ấn Độ giáo và những
người đứng đầu các thị tộc đã đóng một vai trò rất lớn trong việc thể chế hóa
tín ngưỡng và tổ chức nhà nước, xã hội ở khu vực Đông Nam Á, nhiều tu sỹ
Bà La Môn khi sang Đông Nam Á đã nhanh chóng trở thành các thầy tư tế
hoàng gia ở nhiều tiểu quốc Đông Nam Á. Trước hết để biết ơn cho sự ưu
đãi đó, các thầy Bà La Môn đã ban phước lành cho các vua bản địa trở thành
4
dòng dõi của các triều đại mặt trăng, mặt trời bên Ấn Độ hoặc dòng dõi của
những bậc thánh hiền có liên quan đến các thần. điều đó có thể thấy rõ trên
bia ký Mỹ Sơn ở quốc gia Champa cổ: “Kundina, vị Bà La Môn vĩ đại nhất
đã cắm xuống đây ngọn lao mà thầy đã nhận từ As vathaman con của
Drona” ( một anh hùng trong sử thi Mahabharata ) để đánh dấu kinh đô được
dựng lên. Các thầy Bà La Môn đã tiến hành nghi thức Ấn Độ giáo để tôn
phong các nhà vua bản địa, dựng lên các tượng thần, sửa lại các điều phán
bảo của các thần linh theo mẫu Ấn Độ giáo và giúp các vua trị vì dựng lên
một cung đình theo kiểu Ấn.
Thần trời nguyên thủy của bản địa Ấn Độ giáo hóa thành Siva. Hình
tượng thần mặt trời ở Phù Nam được ghi chép trong Lương thư có hai mặt
bốn tay hoặc bốn mặt tám tay, ôm đứa bé, con chim động vật 4 chân và

người và người ta nhận định rằng có lẽ đây là tượng Siva.
Ở nhiều nơi trên Đông Nam Á, nhất là vùng hải đảo, dân chúng có tục
trồng cột đá ở mộ người chết để làm nơi trú ngụ cho linh hồn tổ tiên. Khi Ấn
Độ giáo vào, các trụ đá đó biến thành Linga, nơi hiện xuống của Siva. Người
Java phân biệt linh hồn tổ tiên thành hai loại: Pitara và Pirata. Pitara là linh
hồn đã được giải thoát khỏi thân xác; còn Pirata là linh hồn chưa được giải
thoát nghĩa là chưa được hỏa thiêu hoàn toàn. Tục hỏa thiêu vốn có từ rất lâu
của Ấn độ giáo và được tiến hành với nhiều nghi thức; người chết được đem
chôn sau một năm mới đem hỏa táng, lúc dó linh hồn mới được giải
thoát(pitara). Cho nên nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á cho rằng
tục hỏa thiêu là chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo khi vào Đông
Nam Á đã được tiếp thu và bản địa hóa cho phù hợp với điều kiện của mình
trên cơ sở sẵn có của mình. Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của Ấn Độ
giáo vào xã hội Đông Nam Á là đã giúp cho người bản địa thể chế hóa, quy
5
tắc hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị của mình, đặc biệt là về mặt
tinh thần, tâm linh.
( trong thời gian chưa giải thoát (Pirata) phải thực hành đủ 26 lễ tiết
và thường xuyên vào 2 tuần trăng non trăng rằm phải dâng lễ vật. đáng lưu ý
là trong các lễ tiết, có lễ dâng đèn (Puraka) vào ngày đầu để soi sáng cho
linh hồn người chết trên đường chuyển hóa sang pitara và dâng bó cỏ (Kusa)
làm nơi trú ngụ cho linh hồn khi còn ở trần thế.)
(Khái niệm Pitara, là linh hồn được giải thoát để tiến lên đồng nhất
với thần, vốn là đã có từ xa xưa ở Ấn Độ (TK. 7 T.CN) đã được người Java
tiếp thu để cầu mong cho người chết được an lạc. Lễ dâng đèn ở Ấn Độ là lễ
dâng lửa (honsa). Lễ dâng cỏ bó ở Ấn Độ là lễ dâng hoa (puspa). Tất cả các
lễ tiết trên ở Ấn Độ là nhằm thần thánh hóa cho linh hồn người chết. người
Java đã ứng dụng nó vào lễ tang của mình cũng nhằm mục đích đó, như nghi
lễ thần thánh hóa nhà vua ( đồng nhất với thần) phổ biến ở Đông Nam Á
dưới ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

2.1.1. Phật Giáo:
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm
trọng về mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn
được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri
thức, có khả năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp
Ksatriya (Sát Đế lợi) (vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm
gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao động vất
vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính những
lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc
và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi
6
quyền tự do, bình đẳng. Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ
của Phật giáo đã xuất hiện. “Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu
tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ
thực tế của nhân dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt
ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người. Nó công khai chống
lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ uy quyền
thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người”.
Vào lúc Phật viên tịch ở tuổi 80, Phật giáo đã bắt rễ sâu trong dân
chúng và trở thành một lực lượng tinh thần hữu hiệu ở Ấn Độ. Sức mạnh đó
kéo dài hàng ngàn năm. Khi Ấn Độ giáo được cải tổ lại, giành lại được dân
chúng thì ảnh hưởng của Phật giáo ở Ấn Độ bấy giờ bắt đầu giảm xuống.
Song bấy giờ các tín đồ bắt đầu chuyển đạo pháp ra bên ngoài: Sri Lanca,
Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật Bản sang cả
Ai cập, và nhiều địa phương khác ở Địa Trung Hải.
Từ thời Asoka, cụ thể là sau lần kiết tập lần thứ ba ở Pataliputra (242
T.CN), Phật giáo đã được truyền bá khắp Ấn Độ và quanh Ấn độ dưới dạng
giáo lý ban đầu và được có định ở Sri Lanca. Trải qua một thời gian dài sau
đó lan truyền ra các nước ở khu vực Đông Nam Á với tên gọi là Theravada,
đã chinh phục được Ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo ở nhiều nước Đông

Nam Á, các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình lập quốc đều muốn tạo
dựng cho mình cuộc sống – một xã hội văn minh tố đẹp hơn. Vì vậy, đạo
Phật là sợi dây liên kết hữu hiệu con người lại với nhau vì một mục đích cao
cả chung.
Phật giáo vào Đông Nam á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia
trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và
ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào
Đông Nam á quãng những thế kỷ I-II đầu công nguyên. Với đặc điểm là dễ
7
thích nghi với các môi trường khác nhau mà nó xâm nhập vào và có khả
năng tự điểu chỉnh cho thích hợp với điều kiện mới. đó là biểu hiện của sự
bao dung đặc thù của đạo Phật và nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm thức con
người các quốc gia Đông Nam Á theo phật giáo.
Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung
tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh).
Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ II.
Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa
Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực
thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo
Đại thừa.
- Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu
thừa có mặt quãng thế kỷ I sau công nguyên.
Ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, chậm hơn, quãng thế kỷ VII và
chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV...
Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là
quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.
Phật giáo sở dĩ vào Đông Nam á cắm rễ sâu chắc trong xã hội, lại có
ảnh hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã
phải bản địa hoá, đã biết hoà đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã

biết dung nạp các yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác. Có thể nói, những
học thuyết có tính chất tư biện, các tín điều khô khan, các suy tư huyền bí đã
phần nào bị rơi rụng, giản lược đi để hoà quyện vào nó các tín ngưỡng dân
gian bản địa chất phác và đơn giản. Một trong những đặc điểm nổi bật của
Phật giáo ở Đông Nam á là tính chất đơn giản tượng trưng của nghi lễ. Khác
với nghi lễ trong chùa chiền Bắc tông thường linh thiêng, ồn ào, trọng tâm
8
của người xuất gia đến chùa chiền ở Nam tông là sự hoà quyện giữa Đạo và
Đời, sự nỗ lực của con người không phải là lễ bái mà là toạ thiền, suy tư về
nguyên lý của Phật.
Phật giáo giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần
của người dân Đông Nam á. ở một số nước như Lào, Thái, Myanma... người
ta đều khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp nhất định vào việc xây
dựng một nền văn hoá thống nhất, trong nền văn hoá dân tộc đều mang màu
sắc Phật giáo, Phật giáo gắn liền với Tổ quốc và Dân tộc.
Nhìn chung, Phật giáo ở Đông Nam á nằm trong một phức hợp văn
hoá tôn giáo vừa khá đa dạng vừa hoà hợp vào nhau. Trong đó những tín
ngưỡng dân gian chất phác tràn ngập vào trong kinh kệ thiêng liêng đến mức
có thể che lấp hoặc giảm nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý. Phật
giáo cũng không tồn tại một cách thuần khiết bởi nó thấm đượm những yếu
tố của tín ngưỡng bản địa và tàn dư văn hoá của các tôn giáo vào trước nó.
Sự đan xen hoà hợp dung nạp giữa của yếu tố văn hoá và tôn giáo trên đây
đã tạo nên một gương mặt đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam á. Cũng chính
vì vậy Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tôn giáo chính và có vai trò
hết sức to lớn trong đời sống văn hoá, xã hội Đông Nam á.
2.2. Chữ viết- văn học:
Tiếng Sanskrit đã đóng một vai trò chuyển tải quan trọng của Ấn Độ
giáo vào Đông Nam Á. Rồi từ đó người bản địa đã phát triển lên thành muôn
vàn biểu hiện độc đáo, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật như tháp – tượng
Champa, khu đền Angco… Ấn Độ giáo đã được gieo xuống một vùng phì

nhiêu màu mỡ và đã đâm chồi nảy lộc, kết quả muôn hương muôn vị.
9
Khác với văn học các khu vực khác, văn học Đông Nam Á được “hòa
tan” trong văn hóa, đan xen và “liên kết” với các loại hình nghệ thuật khác
để thể hiện cảm xúc, tình cảm , tư tưởng của con người và xã hội. Đông
Nam Á nằm giữa hai nền văn hóa lâu đời là Ấn Độ và Trung Quốc cho nên
trong một chừng mực nào đó văn học trong dòng chảy văn hóa Đông Nam Á
sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ văn học - văn hóa Ấn Độ và Trung
Quốc.
Điểm nổi bậc của văn hóa Đông Nam Á là sự phát triển xa xưa của
nền văn minh nông nghiệp lúa nước. đây là nền tản, là cơ sở quy định sự
phát triển văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, cơ cấu xã hội và đời sống tâm
linh, tư duy triết lý của con người Đông Nam Á trong suốt quá trình vận
động của xã hội Đông Nam Á từ xưa cho đến nay, trên cơ sở đó văn học dân
gian nảy nở và phát triển. văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn
học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hóa bản địa trước
khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng các nền văn hóa lớn từ bên ngoài.
Từ đầu công nguyên cho đến nay, Đông Nam Á là nơi tiếp xúc và
chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập,
Ba Tư, Tây Âu. Người Ấn Độ đã thâm nhập vào Đông Nam Á, đem tới đây
các tôn giáo và các loại hình văn hóa Ấn Độ, trong đó có văn học. các dân
tộc Đông Nam Á đã tiếp thu một cách đầy sáng tạo các cốt cách đề tài, các
phong cách nghệ thuật Ấn Độ và nhào luyện cùng với vốn văn hóa của mình
rồi tạo nên những công trình kiến trúc đồ sộ như Borobudu, Angkor Vát,
những áng văn học đậm đà tính chất dân gian lấy từ Jataka, Panchatantra,
Ramayana, Mahabharata… những tác phẩm văn học cổ đại Ấn Độ khi vào
Đông Nam Á gặp ngay đời sống dân gian vô cùng sống động ở vùng này
nên chúng được dân gian hóa, được tái sinh trong dân gian, chúng làm giàu
thêm cho kho tàng văn học vùng này. Có thể thấy các tác phẩm văn học Ấn
10

Độ bằng con đường truyền miệng đã được dân gian hóa chính vì vậy mà các
tác phẩm văn học Ấn Độ biến dạng đi mỗi nơi một khác chỉ còn lại cái gốc
của Ấn Độ. Những tác phẩm ra đời ở các nước Đông Nam Á có gốc từ Ấn
Độ trở thành sản phẩm mang tính bản địa. con đường bản địa hóa văn học
Ấn Độ còn thông qua diễn xướng dân gian, thông qua sân khấu chuyên
nghiệp ở các nước Đông Nam Á.
Nền văn minh nông nghiệp cùng với sự phát triển của văn học dân
gian đã làm cho văn học thành văn của Đông Nam Á ra đời muộn. từ thế kỷ
I đến thế kỷ X các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết, trong khi đó Ấn Độ
giáo và Phật giáo du nhập phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali,
Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo
mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ
sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ,
Trung Quốc sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu chữ đó để
sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng
trong các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á. Thời kỳ đầu của văn học thành
văn ( thế kỷ X – XIV )tiếng Pali, Sanskrit, Hán đóng vai trò ngôn ngữ văn
học:
Thí dụ: văn học thế kỷ VII – XIII ở Mã Lai – Indonesia lấy Sanskrit
làm ngôn ngữ thơ ca trong khi đó tiếng Mã Lai cổ, tiếng Java chỉ dùng trong
công việc hành chính, trong sinh hoạt.
Văn học viết thế kỷ XIII – XVIII nói chung là văn học cung đình và ít
nhiều nó vẫn còn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Riêng
Malaysia, Indonesia thời gian này văn học chịu ảnh hưởng của văn hóa Java
và văn hóa hồi giáo của Ả Rập – Ba Tư. Còn Philippin chịu ảnh hưởng của
văn học châu Âu.
11
Trong các quốc gia ở Đông Nam Á chỉ có Việt Nam là chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc do hoàn cảnh lịch sử quy định. Còn
hầu hết các quốc gia khác đều chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ.

Ở quần đảo Indonesia, Malaysia văn học cổ đại Ấn Độ đã du nhập vào
đây từ rất sớm các tác phẩm sử thi Ramayana, Mahabharata thịnh hành và
ngày càng lan rộng khắp quần đảo suốt thời kỳ cổ trung đại thông qua loại
hình rối bóng Wayang.
Ở Campuchia và Champa văn hóa Ấn Độ vào tiểu khu vực này sớm
và văn học Campuchia tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ - Bà La Môn, từ thế kỷ
XIV trở đi văn học Ấn Độ và Phật giáo chiếm ưu thế. Tiêu biểu cho nền văn
học Campuchia là tác phẩm Riêmkê (IX – XIV) mang nhiều dấu ấn thời đại,
đây là tác phẩm đầu tiên đặt ra vấn đề về thân phận người phụ nữ trong văn
học Campuchia với hình tượng nhân vật Xêđa tượng trưng cho người phụ nữ
Campuchia chung thủy, hết lòng yêu thương chồng con, cùng chồng gánh
vác những việc khó khăn, không bị tình yêu, của cải, sức mạnh, quyền lực
cám dỗ. Tuy lấy đề tài từ sử thi Ramayana và Ramayana thì thần linh hóa
các nhân vật nhưng Riêmkê lại khác, họ đã kéo các nhân vật có nguồn gốc
thần linh lại gần cuộc sống bình thường của người dân Campuchia bằng
cách đưa tính nhân bản vào các nhân vật này: ghen tuông, mù quáng, cố
chấp…đưa ra một kết cục bi thảm. nó diễn tả hậu quả của những sai lầm của
con người và có tác dụng răn đe những người xem, người đọc. Ngoài ảnh
hưởng của Ấn Độ văn học Campuchia còn tiếp thu một số ảnh hưởng của
văn học Java, Mã lai.
Ở Myanmar, Thái Lan, Lào cũng chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ
song tiểu khu vực này tiếp nhận muộn hơn và nhiều khi tiếp nhận thông qua
một quốc gia khác có nền văn học trở thành trung gian cho sự giao lưu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với một nền văn học khác, chẳng hạn như văn
12
học lào chịu ảnh hưởng Ấn Độ thường được thông qua Thái Lan hoặc
Khmer.
2.3. Nghệ thuật kiến trúc:
Cùng với văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ cũng có ảnh hưởng rất
lớn tại Đông Nam Á như: tôn giáo,lễ hội,ẩm thực,... bên cạnh đó nghệ thuật

kiến trúc là mảnh có sự ảnh hưởng rất nhiều từ Ấn độ. Sự ảnh hưởng này
được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo,có thể nói hầu hết
các công trình ở Đông Nam Á không làm theo kiến trúc,thì cũng là để thờ
một vị thần nào đó của Ấn Độ. Các mô típ điêu khắc,trang trí kiến trúc,chủ
đề của các mảng phù điêu...nó được thể hiện nơi các công trình:
Borubudur,Ăngkor Wat,Pagan... Tuy nhiên không thể nói các công trình
kiến trúc Đông Nam Á đều sao chép hoàn toàn của kiến trúc Ấn Độ, nhưng
kiến trúc Ấn Độ đã được đồng hóa và biến thành tài sản riêng của Đông
Nam Á. Nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng người Nga thề kỷ XIX –
P.I.Busleev nói: “Tính dân tộc của mỗi dân tộc là một tương lai vĩ đại đã
định sẵn cho họ rồi, thì bằng một sức mạnh đặc biệt, nó có thể đồng hóa tất
cả những gì bên ngoài vào thành sở hữu của chính mình”.
2.3.1. Ăngkor Wat:
Của báu đặc sắc nhất trong kiến trúc Ấn Độ giáo trên thế giới lại
không ở tại quốc gia ra đời đạo này, mà ở Campuchia. Đền Angkor ngự trị
13

×