Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu giải pháp cải tạo, giải pháp phát triển mới hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo chiến lược tập trung hoá tài khoản và hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 149 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




Nguyễn Văn Luân



NGHIÊN CỨU
GIẢI PHÁP CẢI TẠO, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỚI
“HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG”
THEO CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG HOÁ TÀI KHOẢN
VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG.


Ngành: Công nghệ thông tin.
Mã số: 1.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS: Trịnh Nhật Tiến.







Hà nội-2006.
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU. 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 12
1.1. CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG HOÁ TÀI KHOẢN VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NH.12
1.1.1. Thực trạng hệ thống thanh toán của các Ngân hàng Việt Nam 12
1.1.1.1. Mô hình tổ chức Hệ thống Ngân hàng của Việt Nam[8]. 12
1.1.1.2. Thực trạng những hệ thống thông tin trong các NHVN[8]. 14
1.1.1.3. Chiến lược tập trung hoá tài khoản Ngân hàng[8]. 16
1.1.2. Hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam[8] 18
1.1.2.1. Đổi mới công nghệ Ngân hàng. 18
1.1.2.2. Tập trung xây dựng hệ thống thanh toán cốt lõi[4] 19
1.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HT “TTĐT LIÊN NGÂN HÀNG” HIỆN TẠI. 21
1.2.1. Giới thiệu “Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng”[4] 21
1.2.1.1. Mục tiêu của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng 21
1.2.1.2. Quá trình xây dựng hệ thống. 21
1.2.1.3. Mô hình nghiệp vụ chung của hệ thống. 22
1.2.1.4. Các thành phần của hệ thống 24
1.2.2. Nhược điểm của “Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng” 36
1.3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CN 3 LỚP BEA TUXEDO CHO HT IBPS. 46

1.3.1. Tính năng của công nghệ ba lớp Tuxedo[18,19,20] 46
1.3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ 3 lớp Tuxedo BEA 46
1.3.1.2. Đặc tính kỹ thuật chính của BEA Tuxedo. 52
1.3.1.3. Ứng dụng của BEA Tuxedo trên thế giới 62
1.3.1.4. Đánh giá khả năng sử dụng BEA Tuxedo cho giải pháp xây dựng IBPS.63
2
CHƯƠNG 2. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG IBPS 64
2.1. GIẢI PHÁP CẢI TẠO HT THANH TOÁN IBPS HIỆN THỜI. 64
2.1.1. Yêu cầu cho giải pháp cải tạo hệ thống IBPS. 64
2.1.1.1. Giữ nguyên hệ thống IBPS hiện tại[4] 64
2.1.1.2. Mở rộng vai trò của PPC thành PPC khu vực[4] 65
2.1.1.3. Nâng cao năng lực hệ thống IBPS 65
2.1.2. Giải pháp cải tạo hệ thống IBPS. 67
2.1.2.1. Mô hình giải pháp 67
2.1.2.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống nâng cấp 72
2.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỚI HỆ THỐNG IBPS. 78
2.2.1. Yêu cầu cho giải pháp phát triển mới hệ thống IBPS 78
2.2.1.1. Yêu cầu về mục tiêu đặt ra cho hệ thống IBPS. 78
2.2.1.2. Yêu cầu về chức năng nhiệm vụ của IBPS. 78
2.2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của IBPS mới 79
2.2.2. Giải pháp phát triển mới hệ thống IBPS 87
2.2.2.1. Quan điểm xây dựng giải pháp. 87
2.2.2.2. Mô hình hệ thống 88
2.2.2.3. Đặc tính kỹ thuật các thành phần trong hệ thống 95
2.3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐI ƯU TRONG HAI GIẢI PHÁP TRÊN. 115
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn giải pháp 115
2.3.2. Bảng kết quả đánh giá giải pháp. 116
2.3.3. Kết luận lựa chọn giải pháp tối ưu. 116
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ PHỎNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN IBPS. 117
3.1. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG MÔ PHỎNG GIẢI PHÁP 117

3.1.1. Hạn chế do qui mô của giải pháp lớn 117
3.1.2. Hạn chế hạ tầng, thiết bị. 117
3.1.3. Hệ thống mô phỏng cái gì của giải pháp? 117
3.2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU CHO HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 119
3
3.2.1. Khảo sát hệ thống. 119
3.2.1.1. Thu thập hồ sơ, giấy tờ liên quan. 119
3.2.1.2. Thông tin tổng hợp của quá trình khảo sát. 119
3.2.2. Xác định yêu cầu hệ thống phần mềm. 125
3.2.2.1. Yêu cầu tổng thể hệ thống 125
3.2.3. Phân tích yêu cầu 130
3.2.3.1. Mô tả chi tiết hệ thống theo vùng địa lí 130
3.2.3.2. Mô tả chi tiết tiến trình. 131
3.2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu vật lí. 132
3.2.3.4. Mô hình thực thể-mối quan hệ (E-R) 133
3.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG MÔ PHỎNG 134
3.3.1. Quan điểm thiết kế hệ thống mô phỏng. 134
3.3.2. Thiết kế Hệ thống Logic. 135
3.3.2.1. Đặc tả logic từng tiến trình 135
3.3.2.2. Mô hình dữ liệu quan hệ. 137
3.3.2.3. Từ điển dữ liệu. 137
3.4. THỰC HIỆN HỆ THỐNG MÔ PHỎNG. 138
3.4.1. Phần mềm trung tâm tại IBPC. 138
3.4.1.1. Cơ sở dữ liệu vật lí 138
3.4.1.2. Cấu hình cài đặt phần mềm trung tâm IBPC 139
3.4.1.3. Mã nguồn hệ thống IBPC 140
3.4.2. Chương trình máy trạm CI-TAD 142
3.4.3. Kết quả đạt được của hệ thống mô phỏng. 143
KẾT LUẬN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 147

Danh mục công trình của tác giả. 147
Tiếng Việt 147
Tiếng Anh 147
4
LỜI CAM ĐOAN.
Tôi luôn tâm niệm với bản thân rằng “Mình phải luôn luôn học tập và nghiên
cứu để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nhằm mục đích trở thành con
người hữu ích cho xã hội, cho đất nước”. Chính vì vậy, tôi đã theo đuổi khoá học
sau đại học cũng như lựa chọn và thực hiện luận văn này. Tôi tự tin và tự hào khi
khẳng định rằng kết quả mình có được trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

trường cũng như trong luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình là kết quả của một quá
trình học tập, công tác, nghiên cứu và thực hiện hoàn toàn nghiêm túc, trung thực
của bản thân!
Trong luận văn, tôi có tham khảo đến một số tài liệu của một số tác giả khác.
Chúng được liệt kê tại phần Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về
nội dung và sự trung thực trong luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình!
Học viên, Nguyễn Văn Luân.
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Mô hình phân cấp hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 13
Hình 2. Mô hình nghiệp vụ, tổ chức của hệ thống IBPS 23
Hình 3. Sơ đồ xử lí lệnh thanh toán giá trị cao 26
Hình 4. Bảng vai trò các trung tâm thanh toán trong hệ thống IBPS 30
Hình 5. Mô hình phần mềm ứng dụng của IBPS 31
Hình 6. Mô hình phần cứng và mạng truyền thông 32
Hình 7. Các mối đe doạ đối với an ninh, an toàn IBPS. 44
Hình 8. Sơ đồ phát triển của sản phẩm Tuxedo 46

Hình 9. Mô hình ứng dụng 3 lớp của Tuxedo 47
Hình 10. Mô hình kiến trúc tổng thể của BEA Tuxedo 49
Hình 11. Mô hình hệ thống thông tin được phát triển trên BEA Tuxedo 52
Hình 12. Ứng dụng được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ theo chuân ATMI, CORBA 53
Hình 13. Mô hình API của ATMI cho phát triển ứng dụng trên C, C++, COBOL 53
Hình 14. Mô hình môi trường phát triển CORBA của Tuxedo 54
Hình 15. Quản lí giao dịch của Tuxedo 55
Hình 16. Quản lí giao dịch phân tán. 55
Hình 17. Phương thức xử lí truyền thông theo sự kiện. 56
Hình 18. Khung tích hợp cho các thành phần an toàn, bảo mật. 56
Hình 19. Mô hình hàng đợi thông điệp 57
Hình 20. Lời gọi hàm truyền thông điệp 57
Hình 21. Hàng đợi xử lí thông điệp 58
Hình 22. Sơ đồ truyền dữ liệu có định tuyến 58
Hình 23. Nền tảng ứng dụng của BEA Tuxedo 59
Hình 24. Sơ đồ cân bằng tải của BEA Tuxedo. 59
Hình 25. Kết nối và tích hợp môi trường Web 60
Hình 26. Thích ứng với Mainframe. 60
Hình 27. Công cụ quản trị hệ thống 61
Hình 28. Bảng mô tả lĩnh vực, đối tác và khách hàng sử dụng Tuxedo 62
Hình 29. Bảng tổng kết hệ thống xây dựng trên BEA Tuxedo. 63
Hình 30. Mô hình tổng thể hệ thống IBPS được nâng cấp 68
Hình 31. Mô hình phần mềm ứng dụng IBPS 70
Hình 32. Mô hình phần cứng, mạng viễn thông 72
Hình 33. Mô hình an ninh, an toàn, bảo mật cho IBPS nâng cấp 73
Hình 34. Mô hình hệ tổng thể hệ thống IBPS mới. 88
Hình 35. Mô hình hệ thống phần mềm ứng dụng IBPS. 90
Hình 36. Mô hình cấu thành IBPC của IBPS mới. 90
Hình 37. Mô hình phần cứng, mạng, truyền thông của IBPS 92
Hình 38. Mô hình an ninh, bảo mật cho hệ thống IBPS 95

Hình 39. Cấu trúc phần mềm ứng dụng IBPC 101
Hình 40. Mô hình cài đặt phần mềm IBPS trên máy chủ vật lí 102
Hình 41. Mô hình mạng và phần cứng của hệ thống IBPS mới 106
Hình 42. Mô hình mạng, thiết bị mạng tại IBPC. 109
Hình 43. Mô hình an ninh, bảo mật cho hệ thống 111
Hình 44. Bảng đánh giá giải pháp đưa ra 116
Hình 45. Bảng tổng hợp công việc 121
Hình 46. Bảng tổng hợp hồ sơ, tài liệu. 123
Hình 47. Bảng tổng hợp dữ liệu từ điển 124
Hình 48. Mô hình hệ thống mô phỏng theo phân vùng địa lí 125
Hình 49. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống. 126
Hình 50. Biểu đồ phân rã chức năng tại IBPC 126
Hình 51. Biểu đồ phân rã chức năng tại CI-TAD. 127
Hình 52. Bảng danh sách thực thể dữ liệu 127
Hình 53. Ma trận thực thể chức năng tại IBPC. 128
Hình 54. Ma trận thực thể chức năng tại CI-TAD 129
6
Hình 55. Bảng mô tả chi tiết tiến trình tại IBPC 131
Hình 56. Bảng mô tả chi tiết tiến trình tại CI-TAD 132
Hình 57. Biểu đồ luồng dữ liệu vật lí mức 0 của chương trình CI-TAD 132
Hình 58. Biểu đồ luồng dữ liệu vật lí mức 0 của hệ thống IBPC. 133
Hình 59. Mô hình E-R. 133
Hình 60. Bảng đặc tả tiến trình cho biểu đồ Hình 57 tại IBPC 135
Hình 61. Bảng đặc tả tiến trình cho biểu đồ Hình 56 chương trình CI-TAD 136
Hình 62. Mô hình dữ liệu quan hệ 137
Hình 63. Bảng từ điển thuộc tính dữ liệu 137
Hình 64. Giao diện đăng nhập chương trình CI-TAD 142
Hình 65. Giao diện chương trình CI-TAD chính. 142
Hình 66. Giao diện chương trình chức năng tra cứu dữ liệu 142
Hình 67. Giao diện chương trình chức năng lập lệnh thanh toán HV đi 143


7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU.

TT Ký hiệu Chú giải cho ký hiệu sử dụng
1 IBPS Inter Bank Payment System
2 NPSC National Processing and Settlement Center
3 PPC Provincial Payment Center
4 SAP Settlement Account Process
5 HV Hight Value
6 LV Low Value
7 LV-Switching Low Value Switching
8 EIS-G Extend Information System - Gateway
9 TAD Terminal Access Device
11 OP-TAD Operation - TAD
12 CI-TAD Credit Institution - TAD
13 SAP-Manager Settlement Account Process - Manager
14 SBV State Bank of Vietnam
15 SBV-Branch Branch of SBV
16 CI-HO Creait Institution Head Offfice
17 CI-Branch Branch of CI
18 PKI Public Key Infrastructure
19 OC Office Centre
20 SBG SBV-Branch-GateWay
21 IBPC Inter Bank Payment Center
22 NHNN Ngân hàng Nhà nước
23 NHTM Ngân hàng thương mại
24 HTTT Hệ thống thanh toán
25 TTĐT Thanh toán điện tử
26 NH Ngân hàng

27 HT Hệ thống
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn.
Sau 20 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu và
những khởi sắc nhất định trong công cuộc phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt nam
dựa trên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Ngân
hàng là một ngành huyết mạch cho nền kinh tế. Sức mạnh của ngành Ngân hàng có
vai trò quyết định đến sự ổn định, phát triển và s
ự phồn vinh của nền kinh tế đất
nước.
Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung phi thị trường chuyển sang nền kinh tế
thị trường, mọi ngành đều cần sự cải cách và chuyển đổi mạnh mẽ. Ngành Ngân
hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là lí do mà từ năm 2001, Ngân
hàng Nhà nước cùng với các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng thương mại nhà
nước đã xây dựng đề
án cơ cấu lại với mục tiêu xây dựng một hệ thống Ngân hàng
mạnh với sức cạnh tranh cao, trong đó các Ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Các giải pháp của đề án tập trung vào ba trụ cột chính là nâng cao sức
mạnh tài chính (xử lý nợ, tăng vốn tự có), nâng cao trình độ quản lý và trình độ
công nghệ.
Nâng cao trình độ công nghệ ở đây tập trung vào việc thực hiện thành công
chiến lược t
ập trung hoá tài khoản và hiện đại hoá, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng
dựa trên thành quả của công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin. Cụ thể là
việc xây dựng các hệ thống thông tin tác nghiệp mạnh như các hệ thống thanh toán
tập trung, hệ thống thẻ hay các dịch vụ Ngân hàng mới như Internet banking…
Trong đó, hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng (Inter Bank Payment
System – IBPS) là một hệ thống thanh toán có vị trí trung tâm, trụ cột và quan trọng
nhất củ

a hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hệ thống này được tiến hành lập dự án và
thực hiện từ những năm cuối thập kỷ 90 trước đây và chính thức được đưa vào vận
hành từ năm 2003 với chi phí cho hoàn thiện và vận hành hệ thống hơn chục triệu
USD.
9
Sau 2 năm hoạt động chính thức, IBPS đã kết nối 55 tổ chức tín dụng, hơn
200 chi nhánh, mỗi ngày thực hiện gần 20 ngàn giao dịch, giá trị giao dịch cả ngàn
tỷ đồng. Tuy nhiên, IBPS đã có vòng đời gần chục năm kể từ khi đặt nền móng
khảo sát và thực hiện cho đến ngày nay. Bản thân IBPS đã thể hiện những mặt hạn
chế của mình. Hạn chế này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau: do hạn ch
ế lịch sử,
do hạn chế kỹ thuật, do sự tiến bộ quá nhanh của công nghệ trên thế giới và một
nguyên nhân đáng mừng khác là sự phát triển và tăng trưởng không ngừng của nền
kinh tế đất nước đã đẩy nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống Ngân hàng cao hơn.
Những hạn chế và sự thay đổi trên đã làm cho hệ thống thanh toán IBPS hiện tại bị
quá tải và cần được nâng c
ấp. Do đó, giai đoạn 2 – giai đoạn hiện đại hoá hệ thống
thanh toán này cần được tiến hành cấp thiết hơn bao giờ.
2. Mục đích của luận văn.
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khoa học cho
giai đoạn hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trong đó, luận
văn đưa ra và đánh giá khách quan về 2 giải pháp cụ thể: Giải pháp nâng cấp hệ
thống thanh toán IBPS hiện thời và Giải pháp phát triển mới hệ thống IBPS. Từ
đây, luận văn có kết luận về giải pháp nào đảm bả
o tối ưu nguồn lực đầu tư cũng
như hiệu quả của hệ thống sau khi hoàn thành hiện đại hoá.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống thanh toán quốc gia “Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng” của ngân hàng Việt nam.
4. Phạm vi nghiên cứu.

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ mô hình hệ thống
ngân hàng VN, quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng, những ưu nhược điểm của hệ thống thanh toán liên ngân hàng tại thời
điểm hiện tại và những yêu cầu đòi hỏi nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống trong thời
gian tới.
10
Từ đây, luận văn kiến nghị hai giải pháp tổng thể khác nhau cho việc nâng cấp
và hiện đại hoá hệ thống. Trong đó, luận văn tập trung vào giải pháp phát triển mới
hệ thống IBPS theo mô hình tập trung hoá (không sử dụng mô hình phân cấp như
cũ) là chính. Để thuyết phục tính thực tế của mình, luận văn có tiến hành xây dựng
hệ thống mô phỏng cho giải pháp phát triển mới hệ thống IBPS
đã được đưa ra. Hệ
thống mô phỏng tuy đưa ra với phạm vi hạn chế hơn về mọi mặt so với giải pháp
tổng thể nhưng cũng là một minh chứng thuyết phục cho tính hiện thực của giải
pháp đưa ra của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ta
nghiên cứu từ quá trình hình thành, phát triển, hiện trạng và xu thế phát triển của
đối tượng cũng như mọi yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng. Từ kết quả trên, ta tiến
hành phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho
việc giải quyết những vấn đề
của đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, luận văn kết hợp giữa mô hình nghiên cứu lí thuyết và ứng
dụng minh hoạ để kiểm chứng. Nói chính xác hơn là từ những nghiên cứu lí thuyết
và giải pháp lí thuyết, ta xây dựng hệ thống ứng dụng cụ thể nhằm kiểm chứng và
đánh giá thực tế của giải pháp đưa ra.

Ta cũng sử dụng các phương pháp kiểm tra, kiểm chứng trên các môi trường
giả lập gần giống như thực tế, dựa trên các kịch bản chi tiết để đánh giá về chất
lượng của hệ thống mô phỏng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Luận văn không chỉ nghiên cứu một cách khoa học, tổng thể các khía cạnh
của đối tượng từ đó đưa ra được các giải pháp cho việc hiện đại hoá hệ thống IBPS
trong giai đoạn mới mà còn xây dựng hệ thống mô phỏng cho giải pháp đưa ra để
minh chứng tính thực tiễn của giải pháp. Như vậy, luận văn đã đạt được ý nghĩa
khoa học và khẳng định tính th
ực tiễn của mình. Nó đóng góp một phần quan trọng
trong việc nghiên cứu và lựa chọn giải pháp hiện đại hoá cho hệ thống IBPS trong
tương lai.
11
7. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1. Tổng quan (51 trang).
Chương 2. Kiến nghị giải pháp về hệ thống thanh toán điện tử liên NH (52 trang).
Chương 3. Xây dựng hệ thống mô phỏng giải pháp phát triển mới IBPS (26 trang).


12
Chương 1. TỔNG QUAN.
Chương 1 như một phần lí luận quan trọng của cả luận văn. Nó lí giải và
chứng minh những căn nguyên, những lập luận khoa học cho mục đích của đề tài.
Hay nói cách khác, chương 1 là tiền đề khẳng định cho con đường đi của đề tài là
khoa học, giải quyết được đúng yêu cầu của thực tế, đúng nguồn gốc sự việc.
Đặc biệt với mộ
t hệ thống thông tin lớn bậc nhất trong ngành tài chính Ngân
hàng thì việc đưa ra những bằng chứng khoa học thuyết phục cho giải pháp có ảnh
hưởng lớn trong thực tế. Chúng ta nghiên cứu từng phần của chương để thấy được
bức tranh tổng thể của đề tài, thấy được yêu cầu cấp bách mà đề tài cần giải quyết,
cũng như thấy được sự thuyết phục khoa học mà
đề tài sẽ đáp ứng.

1.1. CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG HOÁ TÀI KHOẢN VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NH.
1.1.1. Thực trạng hệ thống thanh toán của các Ngân hàng Việt Nam.
1.1.1.1. Mô hình tổ chức Hệ thống Ngân hàng của Việt Nam[8].
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra đời năm 1951. Trong suốt giai đoạn từ năm
1951 đến năm 1986, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một cơ quan duy nhất vừa
thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động Ngân hàng vừa thực hiện kinh doanh, phát
hành tiền tệ. Hệ thống Ngân hàng nhà nước thời kỳ này được tổ chức theo một
mạng lưới các chi nhánh trên phạm vi gần 41 tỉnh thành và khoảng 600 chi nhánh
cấp huyện. Bên cạnh m
ạng lưới của Ngân hàng nhà nước là các Ngân hàng chuyên
doanh như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư Việt Nam và Quĩ
tiết kiệm xã hội chủ nghĩa hoạt động dưới hình thức bảo trợ của nhà nước.
Sau đại hội Đảng VI, Đảng và Nhà Nước ta chủ trương đường lối đổi mới, mở
cửa và cải cách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội ch

nghĩa. Đây là một bước đi mới cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Từ đây, hệ
thống Ngân hàng Việt Nam cũng có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước.
13
Năm 1990, thực hiện pháp lệnh Ngân hàng, chúng ta xây dựng hệ thống Ngân
hàng Việt Nam gồm 2 cấp: cấp 1: Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức
năng quản lí nhà nước về hoạt động Ngân hàng, ra chính sách tiền tệ, phát hành
tiền; cấp 2: Các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và các dịch vụ Ngân hàng. Tại thời điểm này, số lượng các Ngân hàng thương
mại và tổ chứ
c tín dụng có rất ít gồm: 4 Ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngân
hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

















Hình 1. Mô hình phân cấp hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Hiện nay, địa giới hành chính của nước ta gồm 64 tỉnh thành và hơn 500
huyện thị. Tương ứng với số lượng này là hàng ngàn các chi nhánh Ngân hàng các
cấp khác nhau. Cụ thể như sau:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có 64 chi nhánh tại 64 tỉnh trên cả nước. Có
trên tám mươi tổ chức tín dụng trong cả nước, bao gồm 5 Ngân hàng thương mại
nhà nước, 12 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 4 Ngân hàng liên doanh,
34 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng nhà nước Việt Nam
(Ngân hàng TW và các chi nhánh NHNN)
Thực hiện vai trò quản lí NN, giám sát, ra
chính sách chung về tiền tệ, Ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng: Ngân hàng
thương mại nhà nước, Ngân hàng cổ
phần, liên doanh, nước ngoài tại Việt

Nam
Giữ vai trò kinh doanh, cung cấp các dịch
vụ Ngân hàng tới khách hàng.
14
Mỗi Ngân hàng thương mại có hội sở chính và các chi nhánh của mình trên
khắp các tỉnh thành, huyện thị. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam có số lượng các chi nhánh lên tới hàng ngàn với cấp xã phường. Hai Ngân
hàng đầu tư và ngoại thương đã mở các chi nhánh tại một số nước trên thế giới.
Với mô hình tổ chức của hệ thống Ngân hàng Việt Nam như trên, các hệ
thống thông tin nghiệp vụ trong các cấp Ngân hàng khác nhau cũng khác nhau,
mang những đặc tr
ưng riêng cho từng nghiệp vụ mà Ngân hàng của mình đảm nhận.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các hệ thống này tiếp sau đây.
1.1.1.2. Thực trạng những hệ thống thông tin trong các NHVN[
8].
1.1.1.2.1. Hệ thống thông tin tại các Ngân hàng thương mại.
Vai trò của các NHTM và các tổ chức tín dụng là thực hiện kinh doanh tiền tệ
và các dịch vụ Ngân hàng khác, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đến khách hàng.
Do đó, nghiệp vụ của các ngân NHTM và các tổ chức tín dụng tập trung vào việc
quản lí khách hàng, dịch vụ cho vay, huy động vốn, thanh toán thẻ…Các nghiệp vụ
này liên quan đến bài toán bán lẻ, hay các dịch vụ Ngân hàng nhỏ lẻ đến các khách
hàng.
Những nghiệp vụ trên của các NHTM và các tổ chức tín dụng chủ yếu t
ập
trung vào hệ thống thông tin kế toán Ngân hàng, liên quan đến bài toán bán lẻ. Do
nghiệp vụ của bài toàn này phức tạp và gồm nhiều dịch vụ khác nhau cung cấp cho
khách hàng nên các hệ thống thông tin ở đây cũng rất phức tạp.
Hiện tại, có 4 tiểu dự án hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng được Ngân
hàng thế giới tài trợ cho 4 Ngân hàng thương mại nhà nước lớn như NH Ngoại
thương, NH Đầu tư và phát triển, NH Công thương, NH Nông nghiệ

p để xây dựng
các hệ thống kế toán bán lẻ tập trung. Hệ thống này cho phép theo dõi toàn bộ các
hoạt động các nghiệp vụ của các NHTM này được tiến hành tập trung tại trung tâm,
quyết toán đối chiếu cuối ngày, nâng cao nâng lực quản lí, giám sát, thanh toán của
các NHTM, mở rộng thêm nhiều dịch vụ Ngân hàng dựa trên tài khoản khách hàng.
Đây thực sự là những hệ thống cốt lõi của các NHTM.
15
Tuy nhiên, hệ thống này đang được xây dựng và thực hiện trong giai đoạn đầu
của quá trình hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng. Việc tăng trưởng không ngừng
các dịch vụ Ngân hàng hiện đại dẫn đến tăng số lượng giao dịch khách hàng, các
NHTM này đang tiến hành thực hiện nâng cấp, nhằm hoàn thành các hệ thống này
hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, những NHTM nhỏ lẻ khác hiện chưa có đ
iều kiện xây dựng và
phát triển các hệ thống tập trung như vậy. Họ vẫn sử dụng các hệ thống thanh toán
và kế toán khách hàng đơn lẻ, phân tán tại các đơn vị chi nhánh. Điều này làm cản
trở năng lực hoạt động của các Ngân hàng.
1.1.1.2.2. Hệ thống thông tin tại Ngân hàng Nhà nước VN.
Với vị trí và vai trò là Ngân hàng trung ương của mình, NH Nhà nước Việt
Nam có thực hiện một số nghiệp vụ như quản lí và giám sát các hoạt động của
NHTM, thực hiện vai trò đầu mối thanh toán cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt
Nam hay thực hiện chính sách tiền tệ Ngân hàng. Do đó, các hệ thống thông tin của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng nhằm đáp ứng các nghiệp vụ này.
Các hệ thống thông tin tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam bao gồm: Hệ
thống
thanh toán liên Ngân hàng (thực hiện đầu mối thanh toán giữa tất cả các NHTM),
các hệ thống thanh tra giám sát hoạt động các NHTM, hệ thống báo cáo thống kê,
hệ thống thông tin khách hàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, hệ thống quản lí
nợ ,….
Tất cả các hệ thống trên đã được xây dựng và đưa vào ứng dụng trong những

năm gần đây. Chúng đã có những đóng góp lớn giúp tăng cường chất lượng dị
ch vụ
Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự phát triển
nền kinh tế Việt Nam.
Trong hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, các giao dịch giữa các
NHTM đã được thực hiện thành công trong thời gian nhanh nhất từ trước tới giờ (t
<10s), lưu lượng thanh toán hàng ngày trong toàn hệ thống là hơn 10000 giao dịch.
16
Hệ thống này giúp tăng khả năng huy động và quay vòng vốn cho các NHTM,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, các hệ thống thông tin trên đã có những yêu cầu nâng cấp trước tốc
độ tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế dẫn đến tăng cao yêu cầu thanh toán,
quản lí, giám sát các hoạt động Ngân hàng cũng như nhu cầu mở rộng các nghiệp
vụ Ngân hàng và việc phối hợp phát huy hiệu quả và vai trò của các hệ thống thông
tin nghiệp vụ này.
1.1.1.3. Chiến lược tập trung hoá tài khoản Ngân hàng[
8].
1.1.1.3.1. Mục đích của việc tập trung hoá tài khoản.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập và hợp tác.
Quá trình hội nhập đòi hỏi mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực không ngừng để tăng
cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Một trong những nỗ lực đó là phải
đẩy mạnh việc hiện đại hoá công nghệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thương
trường. Ngành Ngân hàng cũng không phả
i là một ngoại lệ, chính vì lẽ đó việc thực
hiện thành công công cuộc hiện đại hoá trong ngành Ngân hàng chính là nhiệm vụ
cấp bách hiện nay.
Quá trình hiện đại hoá Ngân hàng bao gồm: hiện đại hoá các nghiệp vụ, tăng
cường các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhờ đầu từ công nghệ để tăng cao sức cạnh
tranh đã được đặt ra.
Trong những yêu cầu trên, việc tập trung hoá tài khoản thanh toán là một

trong nhữ
ng xu hướng phát triển tất yếu để hiện đại hoá Hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Một trong những tồn tại của hệ thống tài khoản thanh toán của Việt Nam hiện
nay là sự phân tán tài khoản khách hàng tại nhiều chi nhánh. Sự phân tán này sẽ
chia nhỏ vốn tiền gửi dẫn đến hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
và quản lý của nhà nước, gây khó khăn trong việc điều chuyển vốn thừa, thi
ếu giữa
các chi nhánh cũng như mở rộng các dịch vụ hiện đại để thu hút khách hàng.
Trong khi đó, hệ thống tài khoản thanh toán tập trung đem lại lợi ích cho toàn
bộ nền kinh tế, bao gồm các khách hàng và cả hệ thống Ngân hàng.
17
Cùng một lúc, khách hàng có thể tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ Ngân
hàng hiện đại tại nhiều địa điểm khác nhau, rút ngắn thời gian và giảm chi phí giao
dịch với Ngân hàng.
Do đó, các Ngân hàng có thể xoá bỏ tình trạng khan hiếm tiền mặt giả tạo và
nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhờ được tăng cường khả năng tích tụ và tập trung
vốn. Hệ thống tài khoản đượ
c tập trung hoá còn giúp các Ngân hàng đẩy nhanh tốc
độ thanh toán, giảm chi phí điều chuyển vốn nội bộ và nâng cao năng lực quản lý
nhà nước của Ngân hàng nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ.
Như vậy, nhu cầu tập trung hoá tài khoản thanh toán trong hệ thống Ngân
hàng nhà nước Việt Nam là một trong những vấn đề then chốt thúc đẩy sự phát triển
của hệ thống Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá.
1.1.1.3.2. Chiến lược tập trung hoá tài khoản Ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu tập trung hoá tài khoản thanh toán của các Ngân hàng,
Ngân hàng nhà nước cần phải giải quyết được 4 yếu tố cơ bản: Giải pháp công nghệ
với một hệ thống mạng lưới hiện đại; Hệ thống cơ sở hạ tầng pháp lý hoàn chỉnh;
Nguồn nhân lực CNTT đủ trình độ vận hành và khai thác hệ thống; Công tác tuyên
truyền và nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Trong các hệ thống thanh toán hi

ện nay, Hệ thống thanh toán liên Ngân hàng
là một mô hình tập trung hoá tài khoản hiệu quả. Đây là một dự án công nghệ thông
tin lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng do Ngân hàng Thế giới
(WB) tài trợ với tổng số vốn đầu tư là 10 triệu USD. Chính thức vận hành từ ngày
2/5/2002 đến nay, hệ thống đã có trên 60 thành viên với 200 đơn vị tham gia thanh
toán, tập trung tại 5 thành phố kinh tế lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Cần Thơ
. Sau một năm vận hành, hệ thống đã thực hiện được gần 1 triệu giao
dịch với tổng giá trị 600.000 tỷ đồng một cách an toàn.
Bên cạnh dự án thanh toán liên Ngân hàng, còn có 6 tiểu dự án của các
NHTM trong phạm vi dự án ''Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán'' của
WB cùng có chung mục tiêu là xây dựng HTTT, kế toán nội bộ hiện đại, hiệu quả.
18
Để đạt được mục tiêu này, các NHTM đều ứng dụng công nghệ mới để xây
dựng một hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng tự động hoá ở mức cao trên cơ
sở tập trung hoá tài khoản.
Việc xây dựng thành công các hệ thống thanh toán trong phạm vi dự án “Hiện
đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” tại Ngân hàng nhà nước và các NHTM
cùng với quá trình tập trung hoá tài khoản đã đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, nền kinh tế Vi
ệt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ nên tốc độ lưu
chuyển các nguồn vốn, nhu cầu thanh toán ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, nhu
cầu đưa thêm các dịch vụ Ngân hàng mới, hiện đại vào sử dụng đòi hỏi phải nhanh
chóng nâng cao năng lực và hoàn thiện các hệ thống thanh toán đã có.
1.1.2. Hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam[8].
Trên từng bước đường phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hiện đại
hoá hoạt động Ngân hàng là một trong 4 nội dung chủ yếu. Theo đó, đổi mới công
nghệ Ngân hàng phải tập trung vào 3 nội dung cơ bản: Có giải pháp tích cực và đầu
tư thích hợp trong việc phát triển nhân lực khoa học công nghệ Ngân hàng, cần phải
có kế hoạch lâu dài mới có đủ lực lượng làm chủ được công nghệ ngày càng hiện

đại; Ph
ải xây dựng hạ tầng cơ sở CNTT Ngân hàng đủ mạnh, phục vụ tốt nhất cho
sự phát triển kinh tế đất nước và đủ năng lực hội nhập với khu vực và thế giới;
Từng bước xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo lợi ích quốc gia, đồng thời tuân
thủ các chuẩn khu vực, đặc biệt là các văn bản pháp lý trong thương mại đi
ện tử,
đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động Ngân hàng liên quan tới CNTT.
1.1.2.1. Đổi mới công nghệ Ngân hàng.
Đổi mới Công nghệ Ngân hàng không chỉ đơn thuần là quá trình tin học hoá
các hoạt động Ngân hàng. Quá trình đổi mới này là sự biến đổi tổng thể từ tin học
hoá các nghiệp vụ Ngân hàng đến biến đổi và mở rộng dịch vụ Ngân hàng mới, sao
cho phù hợp với công nghệ mới và sự thay đổi và hoàn thiện cơ sở
pháp lý.
19
Đổi mới công nghệ Ngân hàng là quá trình ứng dụng những công nghệ mới
nhất của khoa học kỹ thuật vào hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là những ứng dụng
của tin học và viễn thông.
Quá trình đổi mới công nghệ đã thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng
biến đổi mạnh mẽ về: không gian, thời gian và hình thức vật chất. Nhờ ứng dụng
những thành tựu của công nghệ tin h
ọc và truyền thông, không gian hoạt động các
Ngân hàng có thể trải dài khắp phạm vi của đất nước hay trong phạm vi quốc tế,
thời gian không hạn chế 24/24*365 trong năm, hình thức vật chất cũng biến đổi
theo từ sở hữu hữu hình ( tiền tệ, séc, vật thế chấp) sang sở hữu vô hình (tiền tệ điện
tử: là những số liệu chứng minh giá trị sở hữu). Quá trình này làm thay đổi các
nghi
ệp vụ hiện tại cho phù hợp với những ứng dụng mới. Đồng thời với nó là việc
đưa ra khung pháp lí để điều chỉnh chặt chẽ mọi khía cạnh của hình thức hoạt động
mới này. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho vận hành các hệ thống mới cũng cần
được đào tạo, nâng cao nhằm vận hành an toàn hiệu quả hệ thống mới hiện đại.

Khi đổi mới công nghệ Ngân hàng mạnh mẽ và toàn diện, thanh toán không
sử dụng tiền mặt sẽ chiếm tỉ trong lớn. Mọi thanh toán được thực hiện nhanh chóng,
tiện lợi sẽ mang lại một động lực lớn cho nền kinh tế. Đồng thời với những kết quả
trên, dịch vụ Ngân hàng cũng sẽ đa dạng về số lượng và tăng cao về chất lượng.
Bên cạnh d
ịch vụ Ngân hàng đơn giản và truyền thống đã tồn tại như tín dụng là
hàng loạt các dịch vụ thanh toán, uỷ quyền,…mới sẽ ra đời.
Đổi mới công nghệ Ngân hàng sẽ đem đến cho hệ thống Ngân hàng một bộ
mặt mới, một năng lực mới cho quá trình phát triển kinh tế đất nước thời kỳ đổi
mới, hội nhập và hợp tác.
1.1.2.2. Tập trung xây dựng hệ
thống thanh toán cốt lõi[4].
Giải pháp tích cực và đầu tư thích hợp nhất cho việc phát triển nguồn lực khoa
học công nghệ Ngân hàng là việc xây dựng các hệ thống thanh toán cốt lõi. Các hệ
thống thanh toán cốt lõi này sẽ trở thành xương sống cho các nghiệp vụ hiện đại của
Ngân hàng, là chủ chốt cho việc thực hiện thành công tập trung hoá tài khoản.
20
Một trong những hệ thống cốt lõi nhất của hệ thống Ngân hàng Việt Nam là
Hệ thống “Thanh toán điện tử liên Ngân hàng”. Trong vai trò trung tâm của hoạt
động thanh toán giữa các NHTM, Ngân hàng nhà nước với hệ thống “Thanh toán
điện tử liên Ngân hàng” sẽ trở thành hệ thống thanh toán xương sống cho hoạt động
thanh toán của nền kinh tế đất nước, giúp luân chuyển nguồn vốn của nền kinh tế
hiệu quả nhất. H
ệ thống này giúp tất cả các NHTM, các tổ chức tín dụng thực hiện
các hoạt động thanh toán bù trừ cho nhau. Từ đây, phần lớn giá trị thanh toán của
nền kinh tế dựa trên tài khoản sẽ được thực hiện, các hoạt động trong lĩnh vực tài
chính như huy động vốn từ các nguồn như thị trường chứng khoán cũng được thực
hiện qua hệ thống này.
Xét về khía cạnh các nguồn l
ực, Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng

là một hệ thống lớn cả về phạm vi, đối tượng tham gia, giá trị thanh toán…Xây
dựng hệ thống này thực sự là một thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho
Ngân hàng nhà nước phát triển nguồn lực công nghệ nội tại của mình. Thách thức
không chỉ về nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ, con người mà cả
về nghiệp vụ
và khung pháp lí.
Khi xây dựng thành công hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng, xương
sống của hệ thống thanh toán Việt Nam sẽ được xây dựng thành công, đảm bảo cho
mọi hoạt động thanh toán không tiền mặt sẽ được thực hiện mạnh mẽ hơn. Đây là
nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng thành
công.
21
1.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HT “TTĐT LIÊN NGÂN HÀNG” HIỆN TẠI.
1.2.1. Giới thiệu “Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng”[4].
1.2.1.1. Mục tiêu của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
Xuất phát từ cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển và hiện đại hoá Ngân hàng
Việt Nam, hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng được đặt ra với những mục
tiêu chính sau đây:
1. Giúp Ngân hàng nhà nước quản lí tốt hơn các khoản thanh toán thông qua
việc quản lí tập trung tài khoản thanh toán.
2. Giúp các tổ chức tín dụng tăng cường vốn khả dụng thông qua vi
ệc tập
trung tài khoản.
3. Tăng tốc độ luân chuyển, lưu thông tiền tệ, giảm sự trôi nổi phân tán các
nguồn vốn.
4. Đảm bảo độ bù trừ, quyết toán có độ chính xác, an toàn cao.
5. Cải tiến việc quản lí các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước thông
qua việc nắm bắt được thông tin về kịp thời về tình hình thanh toán trên thị trường
liên Ngân hàng, cũng như việc đưa ra chính sách nhanh và đúng.
Với 5 mục tiêu trên, IBPS đượ

c đặt ra như một đòn bẩy, một hệ thống xương
sống cho các hoạt động thanh toán của Việt Nam. Nó có tác dụng tích cực đến sự
phát triển của nền kinh kế Việt Nam.
1.2.1.2. Quá trình xây dựng hệ thống.
Như đã trình bầy ở trên, hệ thống thanh toán liên Ngân hàng của Việt nam
được xây dựng theo chiến lược hiện đại hoá Ngân hàng và tập trung hoá tài khoản
thanh toán. Hệ thống này được nghiên cứu và tiến hàng xây dự
ng từ những năm
1995 cho đến năm 2001. Kinh phí cho xây dựng dự án do World bank tài trợ và tổ
hợp Hyundai IT là nhà thầu trúng thầu dự án này.
22
Hệ thống được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và mô hình hệ thống thanh
toán quốc gia của Hàn quốc nhưng đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực
tế của Việt Nam.
Đến đầu năm 2001, hệ thống được đưa vào vận hành thử nghiệm. Đến ngày
2/5/2002 sau hơn 1 năm thử nghiệm, hệ thống đã chính thức được đưa vào giao dịch
trong thị trường thanh toán liên Ngân hàng với giao dịch giá tr
ị cao.
1.2.1.3. Mô hình nghiệp vụ chung của hệ thống.
Hệ thống thanh toán liên Ngân hàng IBPS (Inter Bank Payment System) có
phạm vi trải dài qua ba miền đất nước với 6 trung tâm thanh toán cấp quốc gia và
cấp tỉnh. Chúng bao gồm 1 trung tâm thanh toán quốc gia NPSC (National
Processing Setlement Center) đặt tại Cục CNTH Ngân hàng 64 - Nguyễn Chí Thanh
Hà nội, 5 trung tâm thanh toán tỉnh PPC (Province Payment Center) đặt tại 5 tỉnh
thành phố trọng điểm kinh tế là Hà nội, Hải Phòng, Đà nẵng, Cần thơ, Hồ Chí Minh
và 1 trung tâm giao dịch OC- PPC (Office Center-PPC) là Sở giao dịch của Ngân
hàng nhà nước
đặt tại Ngân hàng nhà nước 49 Lý Thái Tổ, Hà nội.
Trung tâm thanh toán tỉnh PPC đóng vai trò là đầu mối thanh toán cho tỉnh
thành trọng điểm kinh tế. Nhiệm vụ của trung tâm là tạo cổng kết nối cho các chi

nhánh NHTM, Ngân hàng nhà nước ở tỉnh kết nối với hệ thống thanh toán, thực
hiện bù trừ các giao dịch giá trị thấp trong nội tỉnh và chuyển tiếp các giao dịch giá
trị cao lên trung tâm thanh toán quốc gia để xử lí và hạch toán tức thời vào tài khoản
duy nhất của mỗi Ngân hàng mở tại sở giao dịch. Cuối ngày, tiến hành quyết toán
nội tỉnh và đối chiếu thanh toán nội tỉnh trong ngày.
Trung tâm thanh toán quốc gia NPSC có vai trò trung tâm trong việc xử lí các
giao dịch tức thời, bù trừ các giao dịch giá trị thấp liên tỉnh giữa các Ngân hàng và
thực hiện quyết toán cuối ngày. Có thể nói, vai trò của trung tâm thanh toán quốc
gia NPSC là vận hành, kiểm sát, điều khiển toàn bộ hệ thống thanh toán IBPS.
23
Trung tâm giao dịch tại sở giao dịch OC-PPC đóng vai trò là 1 trung tâm
trong việc quản lí các tài khoản duy nhất của các Ngân hàng, cấp phát, bổ xung vốn
và hạn mức thanh toán của các Ngân hàng trong hệ thống thanh toán. OC-PPC làm
đầu mối cho hệ thống thanh toán kết nối với các hệ thống thanh toán khác tồn tại
trong hệ thống Ngân hàng như hệ thống kế toán giao dịch, chuyển tiền điện tử, hệ
thống bù trừ điện tử cũ,…
Trung tâm này cũng đóng vai trò là trung tâm thanh toán tỉnh cho các hội sở
chính, chi nhánh của NHTM tại Hà nội kết nối và thực hiện thanh toán, kiểm tra số
dư tài khoản,…trong hệ thống IBPS.

Hình 2. Mô hình nghiệp vụ, tổ chức của hệ thống IBPS.
Hạ tầng mạng truyền thông mà hệ thống sử dụng chính là đường X25. Bên
cạnh đó các mạng khác như TCP/IP cũng được hệ thống hỗ trợ.
Hai Phong

Da Nang


Ho Chi Minh City
Can Tho


X.25
Network






OC
PPC
HANOI
PPC
DA NANG
PPC
CAN THO
PPC
HO CHI MINH
PPC
HAI PHONG
PPC
NPSC
Backup-NPSC

HA NOI
24
1.2.1.4. Các thành phần của hệ thống.
1.2.1.4.1. Khái niệm chung.
Trong luận văn có sử dụng một số các thuật ngữ nghiệp vụ ngân hàng với ý
nghĩa sau đây:

Thanh toán giá trị cao HV (High Value): lệnh thanh toán thực hiện trong hệ
thống theo thời gian thực.
Thanh toán giá trị thấp LV (Low Value): lệnh thanh toán thực hiện theo lô
có giá trị thấp dưới 500.000.000 VNĐ.
Kết quả bù trừ giấy (Paper Clearing): đây là kết quả của hệ thống bù trừ
thủ công, được thực hiện t
ại chi nhánh NHNN tỉnh chưa có hệ thống bù trừ điện tử
hoặc hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Vấn tin tài khoản (Inquiry Account): nghiệp vụ nhằm kiểm tra số dư tài
khoản trong hệ thống thanh toán IBPS.
Tra soát lệnh thanh toán (checksum instruction): nghiệp vụ tiến hành kiểm
tra thông tin, tình trạng của một lệnh thanh toán trong hệ thống.
Hoàn chuyển lệnh thanh toán (refund instruction): nghiệp vụ trả lại một
lệnh thanh toán thự
c hiện sai.
Thực hoá (netting): nghiệp vụ bù trừ các khoản thanh toán của các bên tham
gia trong hệ thống.
Hạn mức thanh toán: hạn mức số lượng tiền vốn thanh toán của mỗi hệ
thống ngân hàng được cấp khi tham gia vào hệ thống thanh toán.
Thấu chi: hạn mức tiền tối đa mà mỗi hệ thống ngân hàng được vay tạm thời
cho các giao dịch ngoài hạn mức thanh toán.

×