SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH TỈNH
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “hoa đong đưa” trong đoạn thơ sau?
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến, Quang Dũng, SKG Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 1,
NXB GD 2008)
Câu 2 (6,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến cho rằng: Một hành động thiết thực hơn ngàn
mơ ước hão huyền.
Câu 3 (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường là
những con người tài hoa, nghệ sĩ.
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
và nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Hết
Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh: ……………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI
QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc
vận dụng Đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể
không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Yêu cầu Điểm
1 Cách hiểu về hình ảnh “hoa đong đưa” trong bài thơ
Tây tiến của Quang Dũng
4,0 điểm
- Thí sinh có thể hiểu theo nhiều cách khác: thứ nhất,
đây là hình ảnh thực, một nét duyên của thiên nhiên miền
Tây; thứ hai, "hoa đong đưa" là hình ảnh ẩn dụ chỉ dáng
người trên thuyền độc mộc, Tuy nhiên dù hiểu theo cách
nào cũng cần chỉ ra được nét đẹp của "hoa" và tâm hồn
lãng mạn của người lính.
- Lập luận chặt chẽ thể hiện được quan điểm riêng bằng lý
lẽ thuyết phục. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc, thể hiện
được năng lực thẩm bình tinh tế.
2,0 điểm
2,0 điểm
2 6,0 điểm
Giải thích:
- Từ ngữ, khái niệm: mơ ước hão huyền, hành động thiết
thực.
- Cách nói có sự đối lập gay gắt giữa cái tối thiểu "một" và
"ngàn" bộc lộ rõ khuynh hướng của ý kiến.
=> Câu nói đề cao hành động thiết thực phê phán ước mơ
viển vông.
1,0 điểm
Bình luận:
* Đúng là sống phải có những hành động thiết thực:
- Hành động thiết thực để biến ước mơ thành những công
3,5 điểm
2
ĐỀ CHÍNH THỨC
trình, những sản phẩm cụ thể phục vụ cho lợi ích thiết thực
của con người. Bằng những hành động cụ thể con người
mới tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần để tạo nên
một cuộc sống ngày càng hạnh phúc, sung sướng, văn
minh. Con người từng ngày thay đổi tích lũy kinh nghiệm
sống, trở nên từng trải hơn, bản lĩnh hơn, vững vàng trước
những thử thách.
- Thiếu hành động thì mơ ước chỉ là xuông, không bao giờ
trở thành hiện thực, ý tưởng mãi chỉ là lý thuyết viển vông.
(dẫn chứng).
* Tuy nhiên, ước mơ cũng có tầm quan trọng:
- Thiếu ước mơ thì hành động sẽ mất phương hướng và
động lực. Biết hành động mà không biết mơ ước thì dễ
thành người thực dụng, thiển cận.
- Mơ ước tạo nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp chúng
ta đạp bằng mọi trở ngại, nỗ lực phấn đấu. Ước mơ cao
đẹp khiến con người có những hành động cao đẹp và thế
giới tâm hồn trở nên phong phú hơn, con người yêu cuộc
sống, tin vào tương lai.
=> Vì thế không được coi nhẹ vế nào.
Liên hệ bài học:
- Phê phán những người chỉ ước mơ mà không có những
hành động thiết thực.
- Bài học cho bản thân:
1,5 điểm
Câu 3 10,0 điểm
I. Khái quát:
* Giới thiệu về tác giả và hai tác phẩm
* Giải thích ý kiến:
- Tài hoa là một phẩm chất cao quý của con người. Con
người tài hoa luôn có những hành động được nâng lên tầm
sáng tạo, tinh tế, điêu luyện.
- Ý kiến trên đã khẳng định được một đặc điểm tiêu biểu
phổ biến trong cảm hứng và cách xây dựng hình tượng
nhân vật của Nguyễn Tuân. Xuất phát từ quan niệm mở
rộng về con người nghệ sĩ và phẩm chất nghệ sĩ, Nguyễn
Tuân thường khám phá và miêu tả con người ở phương
diện tài hoa nghệ sĩ. Cách khám phá và miêu tả đó đã thể
hiện quan niệm thẩm mĩ độc đáo, giàu giá trị nhân văn
trong sáng tác của Nguyễn Tuân.
* Cảm nhận chung về hai nhân vật:
- Đều là nhân vật trung tâm.
1,5 điểm
3
- Đều được tiếp cận ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
II. Phân tích phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ ở hai nhân vật
Huấn Cao và Người lái đò sông Đà
6,5 điểm
a. Nhân vật Huấn Cao: nổi bật là khí phách hiên ngang,
tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của Huấn Cao:
+ Thể hiện ở tài viết chữ (chữ đẹp lắm, nét vuông tươi tắn;
chữ Huấn Cao là vật báu trên đời; ) Tài viết chữ của
Huấn Cao nổi tiếng khắp cả vùng.
+ Nét tài hoa gắn liền với chất nghệ sĩ, nhạy cảm với cái
đẹp trong cuộc sống (phát hiện và trân trọng thiên lương
của quản ngục); hướng con người tìm về cái đẹp, sống với
cái đẹp (khuyên quản ngục tìm về quê nhà để giữ lấy thiên
lương); ý thức về cái tài của mình (cả đời mới hai bộ tứ
bình và một bức trung đường cho ba người bạn); kêu bạc;
khinh miệt cái tầm thường (không vì vàng bạc hay quyền
thế mà cho chữ)
b. Nhân vật Người lái đò: Ở người lái đò sông Đà có sự
thống nhất hài hòa giữa sự mộc mạc, giản dị và phẩm chất
tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của người lái đò sông Đà được thể
hiện trong cuộc chiến đấu sống còn với thác nước sông Đà,
"kẻ thù số một" của con người. Đối mặt với đá, thác sông
Đà, người lái đò đã hiện lên như một anh hùng chiến trận,
một "tay lái tài hoa". Ông thuộc hết binh pháp của thần
sông thần núi, vượt qua ba lớp trung vi thạch trận của sông
Đà với đủ binh hùng tướng mạnh
- Ở người lái đò sông Đà, ẩn đằng sau sự mộc mạc, bình
dị, can trường, quả cảm, tài hoa là một tâm hồn nghệ sĩ.
Nó thể hiện ở phong thái ung dung (vượt qua thác ghềnh,
trời yên sông lặng, ung dung ngồi đốt lửa, nướng ống cơm
lam, bàn nhiều về các loại cá trên sông và tuyệt nhiên
không bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu với thác
nước sông Đà; với người lái đò, dường như "không có gì
hồi hộp đáng nhớ".
Đánh giá:
- Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp (cái
đẹp trong thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa ).
Kiểu nhân vật tài hoa, nghệ sĩ như Huấn Cao, Người lái đò
sông Đà được ra đời từ cảm hứng sáng tạo ấy.
- Đều là những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ, song nếu Huấn Cao
là con người trong "vang bóng một thời" kiêu bạc với đời thì
Người lái đò sông Đà là con người lao động trong công cuộc
xây dựng đất nước. Gần gũi, giản dị, mộc mạc. Đó là sự thay
đổi trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.
2,0 điểm
4
Hết
5